intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đến hội nghị, xin đừng đưa tin hội nghị!

Chia sẻ: Hai Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

79
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chỉ từ sáng đến chiều của ngày 21/4, tôi vấp phải mấy tin liền: "Hội thảo Tư tưởng của Lênin về xây dựng đảng cầm quyền", "Hội thảo về giá trị lịch sử và hiện thực của Đại thắng 1975", "Hội thảo quốc tế về Việt Nam tại Nga", "Hội thảo VN với sự nghiệp thống nhất, đổi mới và hội nhập" và "Hội thảo Việt Nam-Xinhgapo chia sẻ kinh nghiệm phát triển giáo dục."

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đến hội nghị, xin đừng đưa tin hội nghị!

  1. Đến hội nghị, xin đừng đưa tin hội nghị! Chỉ từ sáng đến chiều của ngày 21/4, tôi vấp phải mấy tin liền: "Hội thảo Tư tưởng của Lênin về xây dựng đảng cầm quyền", "Hội thảo về giá trị lịch sử và hiện thực của Đại thắng 1975", "Hội thảo quốc tế về Việt Nam tại Nga", "Hội thảo VN với sự nghiệp thống nhất, đổi mới và hội nhập" và "Hội thảo Việt Nam-Xinhgapo chia sẻ kinh nghiệm phát triển giáo dục." (Vừa liệt kê thì lại có thêm tin về mấy cái hội thảo nữa, tôi không dám nêu thêm).
  2. Có tin ngắn, có tin dài nhưng cách viết thì đều giống nhau: Mở đầu là nói ngày này tháng nọ, tại đâu, nhân dịp thế này thế kia đã diễn ra cuộc hội thảo với tên gọi ABC. Rồi tham dự hội thảo là bao nhiêu người, gồm những thành phần gì, đến từ những nơi nào, có đại biểu nước ngoài hay không. Có thể thứ tự các đoạn khác nhau tí chút, ý tứ khác nhau tí chút, nhưng thế nào cũng có ông này khai mạc nêu lên ý nghĩa và lý do, mấy chục cái tham luận đã nêu bật vấn đề DEF và cuối cùng một vị quan chức tổng kết khẳng định thành công của hiện tại và hy vọng vào tương lai. Cứ cho là một biên tập viên cứng sẽ lộn lên lộn xuống những cái tin theo phong cách cũ rích kể trên để chắt lọc ra một cái tạm gọi là lead, với phần nội dung tiếp theo được cắt gọt cho gọn gàng,
  3. rồi các cái tít cũng được đánh bóng cho có nội dung hơn một chút chứ không thi nhau hội thảo X, hội thảo Y nữa, thì cái tin vẫn cứ chán như thường. Thực ra hội thảo, hội nghị dù ở Việt Nam hay ở nước ngoài thì nội dung bao giờ chẳng buồn tẻ cơ chứ. Vài chục, thậm chí vài trăm vị đáng kính tóc bạc, tóc đen hay không tóc, có kính hay không có kính, bàn luận về đủ những vấn đề mà đa số độc giả không hiểu hoặc không quan tâm lắm. Vậy thì hà cớ gì các nhà báo cứ phải làm một bài tường thuật! Có những hội thảo, hội nghị mà chỉ việc nó diễn ra đã có ý nghĩa - nhưng loại này hiếm lắm. Để có bài viết hay, thủ thuật ở đây là hãy đến hội nghị nhưng đừng đưa tin về hội nghị, hãy chọn ra một vấn đề hoặc một trọng
  4. tâm tại hội nghị đó, như thể túm được một đầu dây rồi kéo ra và tiếp tục phát triển. Tất nhiên, trong câu chuyện cần phải đề cập đến hội nghị vừa xảy ra để tin có tính thời sự. Xin có một số lời "khuyến nghị" như sau để có những câu chuyện thú vị hơn là một bài tường thuật: 1. Trước khi diễn ra hội nghị, hội thảo nên xác định một trọng tâm cho bài viết của mình. Trọng tâm này có thể thay đổi trong trường hợp có diễn biến quan trọng đột xuất tại hội nghị - nhưng ít khi điều này xảy ra. Có thể trao đổi với sếp, đồng nghiệp hoặc chuyên gia thuộc lĩnh vực đó xem bản thân mình nên chọn chủ đề gì. (Xin dẫn ví dụ: Tại Hội nghị APEC ở Thượng Hải, khi tất cả các phóng viên lao vào nói chuyện thương mại to tát dù biết là hội
  5. nghị chẳng làm thay đổi được gì cho thương mại thế giới thì một đồng nghiệp là Peter Starr nói chuyện kinh doanh... ốc sên. Ngày hôm sau, câu chuyện của ông này được đăng trên tất cả các báo). Nếu phóng viên "cao thủ" hơn thì dự một hội nghị có thể viết vài bài khác nhau. 2. Tiến hành nghiên cứu về trọng tâm mà mình đã chọn thông qua các tài liệu liên quan trong thư viện, trên Internet hoặc các bài báo trước đây. Việc này cũng sẽ giúp phóng viên hiểu trước về diễn biến của vấn đề, thậm chí các biệt ngữ, thuật ngữ, giúp cho việc theo dõi hội nghị sau đó dễ dàng hơn. Và tất nhiên là có thể tìm hiểu thêm nhiều thống tin lý thú, chứ người đang còn i tờ về một vấn đề thì chỉ nghe nói chuyện đã mệt.
  6. 3. Nếu đã tiến hành công tác nghiên cứu kỹ càng về một chủ đề thì có thể bắt đầu viết bài ngay tại hội nghị đó, chớ để về đến văn phòng mới viết. Làm ngay như vậy thì câu chuyện có cảm xúc hơn, hấp dẫn hơn, và quan trọng là nếu thấy cần thông tin thì có thể hỏi ngay. 4. Khi đã chuẩn bị kỹ càng cho một chủ đề và có thể viết ngay thì mục đích tới hội thảo, hội nghị chỉ là để có đôi lời phát biểu của một vài nhân vật nào đó liên quan. Cần tranh thủ sự giúp đỡ của các trợ lý hoặc nhân viên phụ trách đối ngoại của các quan chức/nhà doanh nghiệp lớn/nhà kinh tế để tiếp cận họ. 5. Cần phải có những câu trích dẫn hay. Câu trả lời hay nhất là chứa đựng xúc cảm của con người hoặc liên quan đến con
  7. người. Các con số chỉ là dữ liệu, có thể đặt vào phần khác trong bài chứ không nên đưa vào lời nói. Và những câu phát biểu chung chung đầy tính ngoại giao thì đương nhiên chẳng có giá trị tin tức gì. 6. Nên đến sớm trước giờ khai mạc và nán lại một chút khi kết thúc để... thu thập danh thiếp của những nhân vật quan trọng hoặc tranh thủ phỏng vấn ngoài lề (tốt nhất là khi xung quanh không có phóng viên của các báo khác). 7. Một thủ thuật nhỏ: Nếu là cuộc tọa đàm hay một cuộc họp với một loạt quan chức/diễn giả ngồi trên bàn chủ tịch thì hãy vẽ hình và gán cho mỗi người một chữ viết tắt để khi họ nói có thể tốc ký nhanh.
  8. 8. Một thủ thuật nhỏ nữa: Hãy cố viết lead mà không đề cập đến hội nghị./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2