intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐẸP ĐỂ BAY CAO HAY LÀ CÂU CHUYỆN VỀ 20 NĂM PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ XUÂT BẢN MỸ THUẬT

Chia sẻ: Sadad Adasdsad | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

104
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phóng viên (PV): Anh Quang Việt có suy nghĩ gì về lý do ra đời của Nhà xuất bản Mỹ thuật? Quang Việt (QV): Người ta có thể nhận thức về mọi hiện tượng xuất hiện trong đời sống nghệ thuật từ nhu cầu và bản chất của nghệ thuật. Trên thực tế, nền mỹ thuật Việt Nam luôn luôn gắn bó với dân tộc trên từng bước đi. Và mối liên hệ này càng bộc lộ rõ trên những bước đi lớn - những bước đi để dân tộc “chuyển mình”....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐẸP ĐỂ BAY CAO HAY LÀ CÂU CHUYỆN VỀ 20 NĂM PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ XUÂT BẢN MỸ THUẬT

  1. ĐẸP ĐỂ BAY CAO HAY LÀ CÂU CHUYỆN VỀ 20 NĂM PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ XUÂT BẢN MỸ THUẬT
  2. Phóng viên (PV): Anh Quang Việt có suy nghĩ gì về lý do ra đời của Nhà xuất bản Mỹ thuật? Quang Việt (QV): Người ta có thể nhận thức về mọi hiện tượng xuất hiện trong đời sống nghệ thuật từ nhu cầu và bản chất của nghệ thuật. Trên thực tế, nền mỹ thuật Việt Nam luôn luôn gắn bó với dân tộc trên từng bước đi. Và mối liên hệ này càng bộc lộ rõ trên những bước đi lớn - những bước đi để dân tộc “chuyển mình”.
  3. Nếu căn cứ vào đây - thì sự ra đời của Tạp chí Mỹ thuật cũng như của Nhà xuất bản Mỹ thuật - là hoàn toàn có thể giải thích được. PV: Tại sao lại là “của Tạp chí Mỹ thuật cũng như của Nhà xuất bản Mỹ thuật”? QV: Nhân thể, cũng xin làm rõ thêm cho câu trả lời trước. 1977, tức là chỉ hai năm sau ngày “hòa bình - thống nhất”, Tạp chí Mỹ thuật - cơ quan ngôn luận của Hội Mỹ thuật Việt Nam - ra số đầu tiên, mà nếu tôi nhớ không nhầm thì in tại Sài Gòn ấn quán chứ không phải tại một nhà in ở Hà Nội. Rồi đến 1987, tức là chỉ có một năm sau thời điểm Đảng phát động công cuộc “đổi mới” - công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Nhà xuất bản Mỹ thuật cũng đã ra đời. Theo cách nào đó, Tạp chí Mỹ thuật có thể hiểu như là một “tiền đề” quan trọng cho sự ra đời của Nhà xuất bản Mỹ thuật. PV: Tại đây, anh có thể nhắc lại về chức năng, nhiệm vụ của Nhà xuất bản Mỹ thuật được không? QV: Nói theo thông thường thì Nhà xuất bản Mỹ thuật là “cơ quan hành chính sự nghiệp có chức năng xuất bản, v.v...”
  4. Nhưng nếu nói một cách bóng bẩy hơn - thì chính sự ra đời của Nhà xuất bản Mỹ thuật đã đánh dấu lại một lần nữa Hội Mỹ thuật Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ của mình được ghi trong điều lệ - bằng cách thúc đẩy nền sáng tác, nghiên cứu, phê bình, giáo dục, tuyên truyền và quảng bá mỹ thuật thông qua xuất bản phẩm. Tất nhiên, chủ trương sáng suốt ấy của Hội Mỹ thuật Việt Nam chỉ được chứng tỏ sau một quá trình nhiều năm tồn tại và phát triển của Nhà xuất bản Mỹ thuật - mà cho đến nay - nó vẫn “đinh ninh” là Nhà xuất bản duy nhất của cả nước hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực mà nó mang tên. ở ta hình như khác với ở Trung Quốc là một đất nước có rất nhiều nhà xuất bản “mỹ thuật”. PV: Như thế có thể hiểu là anh đang đề cập đến một sự “độc quyền” nào đấy? QV: Phải hiểu hai tiếng “độc quyền” này như thế nào một khi anh không có khả năng giữ được nó? PV: Và những ai là người đã “giữ” được? QV: Trong cuốn “50 năm Hội Mỹ thuật Việt Nam”, phần viết về Nhà xuất bản Mỹ thuật có nêu: giai đoạn đầu (1987-1992) Nhà xuất bản có 9 người... và hiện có 14 người.
  5. Nhưng, trên thực tế, nếu chỉ tính từ 1992 - thì số người thực sự làm chuyên môn “xuất bản” chưa bao giờ vượt quá 3. PV: Có gì lạ ở con số 3 đó? QV: Tôi nghe nói, riêng ở nhà xuất bản mỹ thuật của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, con số biên tập viên đã là trên 60. Năm 2002, khi đoàn công tác của Hội Mỹ thuật Việt Nam qua thăm, thoạt đầu họ (những người làm xuất bản ở Quảng Tây ấy) đã tỏ ra vô cùng ngạc nhiên trước những ấn phẩm mỹ thuật của Việt Nam. Và rồi họ còn ngạc nhiên hơn nữa khi được biết thêm thông tin về hệ thống nhân sự của xuất bản mỹ thuật Việt Nam. PV: Anh có thể nêu tên vài người tiêu biểu chứ? QV: Theo đánh giá của tôi, nói đến Nhà xuất bản Mỹ thuật thì không thể không nhắc đến các họa sĩ và nhà nghiên cứu: Đặng Đức Sinh, Nguyễn Quân, Hoàng Công Luận, Nguyễn Hùng, Trương Hạnh, Trần Tuy, Cồ Thanh Đam. Họa sĩ Đặng Đức Sinh là vị giám đốc đầu tiên, đồng thời ông cũng là người thiết kế “emblème” của Nhà xuất bản. Nhà nghiên cứu Thái Bá Vân, Trần Thức, Nguyễn Quân và họa sĩ Hoàng Công Luận, với tư cách tác giả biên soạn, đã đóng góp cho Nhà xuất bản những cuốn sách ở thời kỳ đầu tiên...
  6. Đặc biệt, vị giám đốc lâu năm nhất (từ 1990 - 2006) - họa sĩ Trương Hạnh - trên thực tế, là người đã có công đầu tạo nên diện mạo căn bản của Nhà xuất bản Mỹ thuật hôm nay. Về cộng tác viên, cần nhắc đến các họa sĩ và nhà nghiên cứu mà nếu như không có sự đóng góp của họ thì hôm nay cũng chẳng có gì mấy để chúng ta trao đổi. Đó là các tác giả : Quang Phòng, Lê Thanh Đức, Trần Duy, Thái Bá Vân, Nguyễn Trân, Trần Thức, Chu Quang Trứ, Phan Ngọc Khuê, Trần Thức, Phan Cẩm Thượng, Lương Xuân Đoàn... Nhà xuất bản cũng đã nhận được sự ủng hộ cả về mặt “đường lối” lẫn “chuyên môn” từ các vị tổng thư ký, chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam: Dương Viên, Vũ Giáng Hương, Trần Khánh Chương; các vị chủ tịch Hội đồng nghệ thuật: Trần Lưu Hậu, Kim Bạch, Huy Oánh, Lê Huy Tiếp... Tôi vẫn còn nhớ trong thời gian biên tập cuốn:”50 năm tranh tượng về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng”, 1994, có lần chính họa sĩ Trần Lưu Hậu đã bảo tôi lục tìm ảnh chụp một tác phẩm của ai đó để ông xem lại, sau khi nó đã bị rớt ở mấy vòng tuyển đầu. Ông nói với tôi mà như đang chìm trong ký ức: “Màu hơi dở, nhưng không khí thì có thể chấp nhận”. Và nhờ sự can thiệp của ông, tác phẩm ấy đã được chọn in.
  7. PV: Và những cuốn sách thành công nhất? QV: Nếu kê ra thành tích - thì tại các cuộc thi sách đẹp toàn quốc, trong suốt gần 10 năm đầu tiên kể từ khi có giải, Nhà xuất bản Mỹ thuật có thể ví như một “Tyson” trên võ đài. Trên thực tế, Nhà xuất bản Mỹ thuật đã đi đầu trong thể loại sách “album” hoặc sách tuyển tập có tính lý luận; đi đầu cả về sách song ngữ (Việt - Pháp, Việt - Anh) hoặc tam ngữ (Việt- Pháp-Anh) - và cho đến nay phong độ ấy vẫn chưa hề giảm sút. Tôi lấy làm lạ cho một số cách hiểu nào đấy về ý nghĩa của hai chữ “sách đẹp”. Evtouchenko hình như đã từng nói: sự phân chia hình thức - nội dung chỉ là cái vớ vẩn của bà già lôgíc. Và cũng thật vớ vẩn nếu người ta “trao”, hoặc bị hiểu là đã “trao” danh hiệu “đẹp” cho một cuốn sách chỉ vì nó “đẹp” thuần túy trên phương diện hình thức. PV: Như vậy, vô hình trung, anh đã...? QV: Đúng, cho dù có hơi chủ quan, song tôi dám khẳng định: hầu hết những cuốn sách “đẹp” của Nhà xuất bản Mỹ thuật đều là những cuốn sách “hay”. Thậm chí, đã có những cuốn chiếm được những vị trí vững vàng ở cả trong và ngoài nước: “Các họa sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương”, “Mỹ thuật hiện
  8. đại Việt Nam”, “Mỹ thuật Thủ đô Hà Nội thế kỷ 20”, “Điêu khắc cổ Việt Nam”, “Đồ họa cổ Việt Nam”, “Gốm Việt Nam”, “Mỹ thuật của người Việt”, v.v... Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quân: sách của Nhà xuất bản Mỹ thuật đã có mặt tại nhiều thư viện lớn trên thế giới, nhất là ở Mỹ; hoặc trên một số website có tầm ảnh hưởng mạnh về truyền thống, v.v... PV: Thế sao có người kêu: quan điểm biên tập của Nhà xuất bản Mỹ thuật còn hẹp hòi, ngại cái “mới”? QV: Riêng tôi thì lại toàn nghe những ý kiến trái ngược hẳn thế. Cần nhấn mạnh: cái có thể có giá trị ngoài “thương trường” chưa chắc đã có giá trị trong “xuất bản” với tính chất của một hoạt động thẩm định có tính khuynh hướng rõ rệt. Và đó âu cũng là quy luật chung thôi. Chưa nói một số tác giả quá “trịch thượng” - họ không muốn “đứng” với bất cứ ai, kể cả đứng cùng Nguyễn Sáng hoặc Nguyễn Gia Trí... Bởi vậy, có “sót” số này thì cũng chẳng có gì đáng “xót” cả. Riêng về mảng mỹ thuật mà nay gọi là “đương đại”, Nhà xuất bản Mỹ thuật đã có phương án giới thiệu trong một số cuốn sách chuyên đề sắp tới.
  9. PV: Tương lai của sự nghiệp xuất bản mỹ thuật, theo anh? QV: Nhà xuất bản Mỹ thuật đã có 20 năm đồng hành với nền mỹ thuật Việt Nam. Lực lượng công tác của Nhà xuất bản trước nay mặc dầu mỏng về số lượng, như đã nói - nhưng mục tiêu phát triển thì không thay đổi. Cái thiếu lớn nhất hiện nay, cũng giống như ở nhiều lĩnh vực khác, là những con người của tương lai, thậm chí là tương lai rất gần - “đủ yêu, đủ chí, đủ tài” để phấn đấu cho sự hưng thịnh của cái nghề không kém phần cao quý này. Nghĩ về công việc làm sách mỹ thuật, tôi cứ nghĩ đến một câu nói của Marcel Dassault - nhà thiết kế máy bay nổi tiếng người Pháp - mà theo ông: “Phải đẹp thì mới bay cao được”. Và cuối cùng, tôi thấy cần phải nhắc lại rằng: không nên và không bao giờ nên hiểu từ “đẹp” ở bất cứ một nghĩa đơn lẻ nào.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2