Đi tìm mô hình quản trị công ty theo kiểu Việt Nam
lượt xem 53
download
Điểm mấu chốt nhất của "quản trị công ty" là tạo ra được một Hội đồng quản trị có đủ “tầm” để chỉ đạo và kiểm soát công ty. Theo thông lệ quốc tế, Hội đồng quản trị là một cơ quan có quyền lực cao nhất của doanh nghiệp - nơi vạch ra những chiến lược và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đi tìm mô hình quản trị công ty theo kiểu Việt Nam
- Đi tìm mô hình quản trị công ty theo kiểu Việt Nam Điểm mấu chốt nhất của "quản trị công ty" là tạo ra được một Hội đồng quản trị có đủ “tầm” để chỉ đạo và kiểm soát công ty. Theo thông lệ quốc tế, Hội đồng quản trị là một cơ quan có quyền lực cao nhất của doanh nghiệp - nơi vạch ra những chiến lược và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, một công ty có nhiều đối tượng hưởng lợi và những đối tượng này được phân chia thành các nhóm có lợi ích xung đột với nhau. "Quản trị công ty" là việc cân bằng các ảnh hưởng đó một cách tối ưu cho công ty nhằm phát huy được tính hiệu quả, công khai, minh bạch, góp phần bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn và cải thiện sức cạnh tranh cho chính bản thân doanh nghiệp. Tuy nhiên, khái niệm
- "quản trị công ty" ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tương đối mới, nhiều người thường nhầm lẫm “quản trị công ty” và “quản lý”! Điểm mấu chốt nhất của "quản trị công ty" là, tạo ra được một hội đồng quản trị (HĐQT) có đủ “tầm” để chỉ đạo và kiểm soát công ty. Theo thông lệ quốc tế, HĐQT là một cơ quan có quyền lực cao nhất của doanh nghiệp - nơi vạch ra những chiến lược và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. GS. Martin Hilb, Giám đốc điều hành Viện quản lý nhân sự và lãnh đạo (Trường đại học St. Gallent, Thuỵ Sỹ), cho rằng: “Điều kiện tiên quyết đầu tiên của văn hoá quản lý được đặc trưng bởi những phê bình mang tính xây dựng và lòng tin vào sự lựa chọn một HĐQT mẫu mực và đa năng; Thứ hai, HĐQT bao gồm những người có vai trò hình mẫu cho cả cổ đông và các bên có lợi ích liên quan”. Đây quả là một vấn đề mới mẻ đối với Việt . Những điểm yếu
- kém trong "quản trị công ty" hiện nay * Hướng dẫn về “quản trị công ty” của hầu hết các nước đều đề xuất “một phương thức tiếp cận cho mọi hoàn cảnh” mà điều này rất nguy hiểm. Điều này có thể hỗ trợ quản trị tốt, nhưng không đảm bảo rằng, quản trị một công ty sẽ là hoàn hảo; * Thiếu những định
- hướng chiến lược trong nhiều hoạt động của ban lãnh đạo; * Lựa chọn, thẩm định, xác định mức lương thưởng và phát triển ban lãnh đạo thường thiếu sự liên kết và tính chuyên nghiệp; * Thiếu kiến thức chuyên sâu trong kiểm toán, quản lý rủi ro, giao tiếp và đánh giá ở cấp quản lý.
- (GS. Martin Hilb, TS. Nguyễn Thế Thọ, Trưởng ban Quản lý Giám đốc điều hành phát hành (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) Viện quản lý nhân cho biết: “Các công ty của Việt chưa quen sự và lãnh đạo, với nguyên tắc "quản trị công ty" theo thông Trường đại học St. lệ quốc tế. Bản thân các cổ đông hầu hết Gallent, Thuỵ Sỹ). cũng chưa nhận thức được những lợi ích của "quản trị công ty” trong việc giúp HĐQT kiểm soát công ty được tốt hơn”. Ông Lê Công ích, Phó tổng giám đốc Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng (Vinaconex), nói: “Hiện nay, cơ cấu HĐQT ra làm sao, tiêu chuẩn, chức năng như thế nào, chúng ta cũng chưa rõ, bởi còn quá nhiều thành viên vào HĐQT là do nhiều nhân tố khác chứ không phải nhân tố “quản trị công ty” tốt”. Theo TS. Lê Đăng Doanh, doanh nghiệp Nhà nước hiện có đầy đủ các thể chế cần thiết cho “quản trị công ty” như: HĐQT, giám đốc điều hành, ban kiểm soát, đại hội công nhân viên chức, công đoàn. Về lý thuyết, “quản trị công ty” tại các doanh nghiệp Nhà
- nước phải vận hành rất tốt. Thế nhưng, thực tế lại không phải vậy. Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, công bố lần đầu vào ngày 17/8/2006, đã tiết lộ những yếu kém trầm trọng và có tính hệ thống tại hầu hết các Tổng công ty Nhà nước như: hiệu quả kinh doanh thấp hoặc thua lỗ, công tác quản lý kinh tế, tài chính và kế toán còn nhiều tồn tại... Ông Lê Công ích phân tích: “Qua các báo cáo kinh tế vừa rồi, tôi thấy rất rõ hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp Nhà nước kém lắm. Rất nhiều doanh nghiệp, nếu tính một cách sòng phẳng ra thì có lẽ đã phá sản rồi, nhưng mình cứ níu kéo lại thôi”. Đối với doanh nghiệp tư nhân, tình hình cũng không mấy khả quan. Đến thời điểm này, cách “quản trị công ty” theo kiểu “công ty gia đình” hay theo “thuận tiện” vẫn đang là mô hình chiếm tỷ trọng lớn trong các doanh nghiệp tư nhân của Việt . Đây cũng được coi là mô hình phù hợp với tâm lý và thói quen kinh doanh của người Việt . Thế nhưng, chính tập tục và thói quen này của các doanh nghiệp Việt Nam lại gây ra những khó khăn khó lường khi tiếp cận với các nguyên tắc về quản trị cấp cao của Tổ chức
- Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cũng như các nguyên tắc quản trị từ các nước kinh tế phát triển. Vấn đề đặt ra, tại sao “quản trị công ty” của các doanh nghiệp Việt lại kém? Có 3 nguyên nhân chính có thể lý giải điều này: Thứ nhất, chúng ta vẫn chưa bắt nhịp kịp với những thông lệ tốt nhất trong quản trị công ty. Mặc dù Luật Doanh nghiệp đã có hiệu lực từ 1/7/2006, trong đó, quy định khá rõ về quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế, nhưng đến nay, do chưa có Nghị định hướng dẫn, nên các doanh nghiệp chưa có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện; Thứ hai, môi trường kinh tế và môi trường pháp lý chưa được đồng bộ, thông thoáng để có thể “quản trị công ty” tốt. Thực tế, 58% công ty tư nhân cho rằng chịu tác động trực tiếp hoặc ảnh hưởng xấu từ các vấn đề liên quan do “quản trị công ty” tồi của chính doanh nghiệp mình, hoặc các doanh nghiệp khác mang lại. Thế nhưng, có tới 36% công ty lại cho rằng, Ban giám sát chỉ tồn tại trên giấy tờ do pháp luật quy định! Thứ ba, nguồn nhân lực của chúng ta chưa đáp ứng yêu cầu
- “quản trị công ty”. Sự hiểu biết về “quản trị công ty” trong kinh doanh, trong xã hội Việt còn rất mới mẻ, rất hạn chế. Nhiều giám đốc và thành viên HĐQT của doanh nghiệp, cán bộ trong các cơ quan quản lý Nhà nước, đều chưa được đào tạo có hệ thống những kiến thức và kỹ năng về “quản trị công ty”. Bên cạnh đó, vai trò và trách nhiệm của người chủ sở hữu, HĐQT, ban kiểm soát và ban giám đốc chưa có sự tách bạch rõ ràng về trách nhiệm. Trách nhiệm không rõ ràng đồng nghĩa với sự chồng chéo giữa HĐQT và ban giám đốc doanh nghiệp. Một khi hiện tượng này xẩy ra, thì có nghĩa là tính minh bạch của những thông tin, quyết định của ban giám đốc công ty với cổ đông của doanh nghiệp là không rõ ràng. Điều này vô hình chung đã tạo ra lỗ hổng lớn trong cách thức quản lý doanh nghiệp. TS. Lê Đăng Doanh cho biết: “Hiện nay, quản lý cấp trên vẫn giao chỉ tiêu, kế hoạch cho doanh nghiệp. Cách tốt nhất của ban quản lý doanh nghiệp là không có ý kiến gì khác đối với lại cấp trên, còn nếu không thực hiện được thì đấy là do thị trường, hoặc những quy định khác. Cho nên, động lực để “quản trị công ty” tốt, cũng
- như chế tài để giảm những vi phạm còn... thiếu!”. Với xu thế “quản trị công ty” mới, các doanh nghiệp Việt đang chịu sức ép phải cấu trúc lại, phải thu hút thêm những nguồn lực mới, năng lực chuyên môn mới vào hệ thống của mình. Nhưng, quan hệ giữa HĐQT với các cổ đông, cũng như các bên liên quan chỉ thành công khi hệ thống “quản trị công ty” được lành mạnh và minh bạch. Trên thực tế, cũng không có một mô thức “quản trị công ty” chuẩn, bất di bất dịch. Vì thế, theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc áp dụng các quy tắc, các thông lệ quốc tế trong điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp Việt Nam là một yêu cầu phải tiến tới. Ý kiến chuyên gia và doanh nghiệp ** TS. Vũ Bằng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước: Tăng cường quản trị công ty để tạo sự lành mạnh và hiệu quả
- "Quản trị công ty” có một vai trò hết sức là quan trọng, đặc biệt, sau khủng hoảng ở châu á, người ta thấy rằng, phải tăng cường “quản trị công ty” nhằm thực hiện một số mục tiêu: Thứ nhất, tăng tính hiệu quả của quản trị doanh nghiệp; Thứ hai, giảm thiểu rủi ro; Thứ ba, bảo vệ được cổ đông thiểu số và tăng tính minh bạch trong doanh nghiệp. “Quản trị công ty” tốt, làm cho hoạt động của doanh nghiệp minh bạch và hiệu quả, đặc biệt, khi bảo vệ được lợi ích của cổ đông, thì nó tạo được lòng tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, qua đó, thu hút được nguồn vốn và tạo tiền đề cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững hơn. Cho nên, “quản trị công ty” gắn liền với cải cách về công bố thông tin là hai mục tiêu rất quan trọng cần phải đẩy mạnh trong thời gian tới. Tôi cho rằng, trong quá trình cải cách “quản trị công
- ty”, làm sao chúng ta không chỉ cải cách “quản trị công ty” với các doanh nghiệp niêm yết, mà phải chuyển dần sang “quản trị công ty” đối với cả công ty chứng khoán và khối doanh nghiệp bên ngoài thị trường. Khi nâng được tính quản trị và minh bạch đối với khối doanh nghiệp bên ngoài thị trường - doanh nghiệp chưa niêm yết - thì nó góp phần tăng cường hiệu quả của toàn bộ khối doanh nghiệp của nền kinh tế và giảm thiểu sự khác biệt giữa doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp bên ngoài. Từ đó, doanh nghiệp bên ngoài không còn ngại ngần với “quản trị công ty” và họ sẵn lòng vào niêm yết nhiều hơn. Xuất phát từ lý do đó, tôi đánh giá rất cao Luật Doanh nghiệp đã bắt đầu đưa nguyên tắc “quản trị công ty” vào và áp dụng điều lệ mẫu đối với công ty niêm yết. Cho nên, ngay khối doanh nghiệp đã có nhu cầu về quản trị công ty được nâng lên. Mặt
- khác, đối với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, chúng tôi cũng muốn tăng cường “quản trị công ty” ở các doanh nghiệp niêm yết và công ty chứng khoán cao hơn các doanh nghiệp bên ngoài và yêu cầu công ty đại chúng cũng phải như vậy. Đấy là bước đi quan trọng để tạo sự lành mạnh và hiệu quả trong khối doanh nghiệp ở Việt . ** Ông Đỗ Viết Ngoạn, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt : Trách nhiệm tập thể thì không thể tạo ra quyết định tốt Hiện nay, khả năng của HĐQT giám sát ban điều hành thông qua một uỷ ban giám sát, hay thông qua đơn vị kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp, là vấn đề rất yếu kém, thậm chí, HĐQT chưa làm được việc đó. Trong khi đó, lại giao cho HĐQT rất nhiều việc tham gia tác nghiệp hàng ngày. Thành thử nó dẫn
- tới sự chồng chéo giữa HĐQT và ban điều hành, việc không phân định rõ trách nhiệm, mà dường như trách nhiệm mang tính chất tập thể nhiều hơn trách nhiệm cá nhân. Chừng nào còn cơ chế trách nhiệm tập thể thì không thể nào tạo ra một hệ thống quyết định tốt và năng lực cạnh tranh tốt của doanh nghiệp. Bà Trần Thị Kim Hương, Trưởng ban kiểm soát, Uỷ viên Hội đồng quản trị, Tổng công ty Thương mại Hà Nội: Văn bản dưới luật về quản trị công ty đang còn... thiếu! Những văn bản dưới luật về “quản trị công ty” đang còn thiếu và một phần nữa cũng chưa được chuẩn hoá theo đúng thông lệ quốc tế, cho nên, trong quá trình hoạt động cũng không tránh khỏi có những cái
- không được ăn khớp. Ví dụ, các văn bản quy định về trách nhiệm, quyền hạn của HĐQT; các quy định quy định về hoạt động của ban điều hành; những chế độ báo cáo thông tin của ban điều hành, của các bộ phận chức năng với HĐQT… nhìn chung, trong thực tế còn chưa được trùng khớp!./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đi tìm ý tưởng kinh doanh
2 p | 1083 | 251
-
Định nghĩa mô hình kinh doanh
5 p | 419 | 124
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Chuyên đề 8 - ĐH Kinh tế Quốc dân
49 p | 237 | 46
-
Thực trạng mô hình nhượng quyền ở Việt Nam
12 p | 181 | 35
-
Đi tìm cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ
6 p | 208 | 32
-
Đi tìm mô hình kinh doanh trên internet
5 p | 110 | 17
-
Các thuật ngữ thường dùng trong SEO web.
27 p | 99 | 13
-
Kinh doanh trên internet – đi tìm mô hình phù hợp
4 p | 111 | 11
-
Doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến chiến lược quản trị
3 p | 110 | 10
-
Nâng cấp hệ thống quản trị: “Tiến hóa” không phải “đại phẫu”
6 p | 70 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn