intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dị vật hốc mắt xuyên sọ não ‐ nhân 7 trường hợp

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

46
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công trình nghiên cứu được tiến hành để đánh giá đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị dị vật hốc mắt xuyên sọ não (DVHMXS). Nghiên cứu hồi cứu mô tả. Từ tháng 1/2012 đến tháng 06/2014 có 7 trường hợp dị vật hốc mắt xuyên sọ được chẩn đoán, điều trị và theo dõi tại khoa Ngoại thần kinh BV Chợ Rẫy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dị vật hốc mắt xuyên sọ não ‐ nhân 7 trường hợp

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br />  <br /> <br /> DỊ VẬT HỐC MẮT XUYÊN SỌ NÃO ‐ NHÂN 7 TRƯỜNG HỢP <br /> Trần Thiện Khiêm*, Trần Minh Huy**,Phan thị Diễm Kiều*, Tô Huỳnh Minh Tâm*, Huỳnh Lê Phương* <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị dị vật hốc mắt xuyên sọ não <br /> (DVHMXS). <br /> Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả. Từ tháng 1/2012 đến tháng 06/2014 có 7 trường hợp dị vật hốc <br /> mắt xuyên sọ được chẩn đoán, điều trị và theo dõi tại khoa Ngoại thần kinh BV Chợ Rẫy.  <br /> Kết quả: Tuổi trung bình của 7 bệnh nhân nam là 25,3 tuổi (18 ‐36). Tất cả bệnh nhân đều có vết thương <br /> vùng mắt. Triệu chứng lâm sàng gồm: đau đầu (7 trường hợp), giảm thị lực 5 trường hợp, liệt III 3 trường hợp, <br /> hội chứng đỉnh hốc mắt có 1 trường hợp và yếu nửa người 1 trường hợp. Tất cả trường hợp đều được chụp CT <br /> scan não, 4 trường hợp được chụp MRI cho trường hợp dị vật gỗ. Vị trí xuyên hốc mắt gồm 4 trường hợp qua <br /> khe ổ mắt trên, lỗ ống thị giác 3 trường hợp và trần hốc mắt 1 trường hợp. Dị vật được lấy ra là 5 chiếc đũa và 3 <br /> thanh gỗ. Không có trường hợp nào tử vong. Không có biến chứng máu tụ phải mổ lại, nhiễm trùng hoặc rò dịch <br /> não tủy sau mổ. 1 bệnh nhân hồi phục tốt sau mổ, thương tật vừa (4) và 2 thương tật nặng. <br /> Kết  luận:  DVHMXS  là  thương  tổn  hiếm  gặp,  lâm  sàng  cần  khám  kỹ  vùng  mắt,  có  thể  thấy  được  hoặc <br /> không thấy dị vật. CT tái tạo mạch máu não và MRI là phương tiện hữu ích cho chẩn đoán nhất là dị vật gỗ. <br /> Điều trị phải có sự phối hợp giữa chuyên khoa mắt và ngoại thần kinh đôi khi tai mũi họng hay hàm mặt. Phẫu <br /> thuật rút dị vật luôn luôn phải thực hiện tại phòng mổ và đường mở sọ tùy vào đường đi của dị vật, dị vật nên <br /> được rút ra theo đường từ ngoài mắt. <br /> Từ khóa: Chấn thương hốc mắt xuyên sọ não, tổn thương xuyên hốc mắt, dị vật hốc mắt.  <br /> <br /> ABSTRACT <br /> TRANSORBITAL CRANIOCEREBRAL PENETRATING INJURY BY FOREIGN BODY,  <br /> REPORT OF 7 CASES <br /> Tran Thien Khiem, Tran Minh Huy, Huynh Le Phuong <br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 285 – 291 <br /> Objective:  To  evaluate  the  clinical  feature,  radiology  and  results  of  surgical  treatment  of  transorbital <br /> penetrating intracranial injury (TPICI) by foreign body. <br /> Methods: Retrospective and cases series, 7 patients with TPICI who was undertaken to assess for diagnosis, <br /> treat ment and follow up at the Neurosurgery department of ChoRay Hospital from 1/2012 to 06/2014.  <br /> Results:  Mean  age  of  the  7  male  patients  was  25.3  years  (ranging  18‐36  years).  All  patients  had  orbital <br /> wound. Clinical features consisted of: headache (7 cases), visual decrease (5), oculomotor palsy (3), orbital apex <br /> syndrome (1), hemiparesis (1). 100% patients were obtained head CT scan, MRI was indicated in 4 patients who <br /> have wooden froreign body. Objects penetrate the superior orbital fissure (4 cases), the optic canal (3) and the roof <br /> of the orbital (1). foreign bodies were removed with 5 of chopsticks and 3 cases of wooden froreign bodies. No one <br /> died  in  this  study.  There  were  not  any  preoperative  hematoma,  infections,  or  CFS  leakage.  1  patient  had  good <br /> recovery outcome, moderate disability was 5 cases and heavy disability (2). <br /> Conclusions: TPICI are uncommon lesions. The patient should have the carefully clinical examination. CT <br /> brain  angiography  scanning  and  brain  magnetic  resonance  imaging  is  useful.  The  treatment  should  do  as  a <br /> * Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy <br /> Tác giả liên lạc: Th.S, BS Trần Thiện Khiêm,  <br /> <br /> Bệnh Lý Sọ Não <br /> <br /> ** Khoa ngoại thần kinh, Đại học Y Dược TPHCM  <br /> ĐT: 0989299759,  <br /> Email: Thienkhiembvcr@Gmail.com <br /> <br /> 285<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> collaborative effort between of the neurosurgery, ophthalmology, otolaryngology, and maxillofacial surgery teams. <br /> Removal  of  the  foreign  body  should  perform  at  operating  room.  The  surgical  approaches  depend  on  the  path <br /> penetrating of foreign body.  <br /> Key words: Transorbital craniocerebral penetrating injury, transorbital penetrating trauma, orbital foreign <br /> body.  <br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> Dị  vật  hốc  mắt  xuyên  sọ  (DVHMXS)  là <br /> thương tổn hiếm gặp chiếm khoảng 0,4% trong <br /> bệnh  lý  chấn  thương  sọ  não(3),  nhưng  nó  chiếm <br /> khoảng ¼ các trường hợp tổn thương xuyên sọ ở <br /> người  lớn  và  ½  ở  trẻ  em(9).  Do  đặc  điểm  giải <br /> phẫu  hốc  mắt  có  dạng  hình  tháp  tứ  giác,  có <br /> những  khe  hở  thông  vào  nội  sọ.  Dị  vật  thường <br /> xuyên  sọ  qua  trần  ổ  mắt  do  xương  mỏng  làm <br /> thương tổn thùy trán, thứ hai là dị vật xuyên vào <br /> khe  ổ  mắt  trên,  có  thể  thương  tổn  thành  ngoài <br /> xoang  hang,  thùy  thái  dương,  xương  bướm  và <br /> thân não, thứ ba là vị trí hiếm hơn có thể xuyên <br /> qua  ống  thị  giác  vào  vùng  trên  yên,  có  thể  tổn <br /> thương  thần  kinh  thị  và  động  mạch  cảnh.  Hậu <br /> quả của những thương tổn này thường gây ra tử <br /> vong và thương tật cao. <br /> DVHMXS  thường  là  các  thương  tổn  phức <br /> tạp, đòi hỏi cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị <br /> riêng biệt, do đó đã được một số tác giả trên thế <br /> giới quan tâm nghiên cứu và báo cáo(3,6,9).  <br /> Trong  nước  có  rất  ít  nghiên  cứu  về <br /> DVHMXS. Năm 2012, Chúng tôi (H.LP) đã báo <br /> cáo  một  trường  hợp  dị  vật  gỗ  xuyên  hốc  mắt <br /> biến  chứng  áp  xe  não(5).  Bệnh  viện  Chợ  Rẫy  là <br /> nơi tiếp nhận và điều trị bệnh với số lượng lớn, <br /> các chấn thương phức tạp. Tuy nhiên chẩn đoán <br /> và xử trí loại bệnh lý này còn là một thách thức. <br /> Chúng tôi báo cáo một số trường hợp DVHMXS, <br /> qua đó nhận định đặc điểm lâm sàng hình ảnh <br /> học  và  chẩn  đoán  cũng  như  đánh  giá  kết  quả <br /> điều trị.  <br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> Đối tượng nghiên cứu <br /> Các trường hợp DVHMXS được phẫu thuật <br /> tại BV Chợ Rẫy từ tháng 01/2012‐ 06/2014. <br /> <br /> 286<br /> <br /> Thiết kế nghiên cứu <br /> Hồi cứu mô tả hàng loạt ca  <br /> <br /> Kỹ thuật chọn mẫu <br /> Chọn mẫu thuận tiện <br /> <br /> Cách thức tiến hành <br /> Thu thập các dữ liệu dịch tễ, lâm sàng và cận <br /> lâm sàng,  kết  quả  phẫu  thuật  với  mẫu  bệnh án <br /> được thiết kế sẵn cho 7 bệnh nhân DVHMXS. <br /> <br /> KẾT QUẢ  <br /> Trong  thời  gian  2,5  năm,  có  7  trường  hợp <br /> DVHMXS  được  phẫu  thuật.  Tất  cả  đều  là  nam <br /> giới, tuổi từ 18 đến 36, trung bình là 25,3 tuổi. Lý <br /> do nhập viện thường găp nhất là dị vật đâm vào <br /> mắt (6/7 trường hợp), 1 trường hợp đau đầu và <br /> sốt, các đặc điểm lâm sàng của DVHMXS được <br /> trình bày trong bảng 1,2,3.  <br /> Bảng 1: Thời gian bệnh sử <br /> Thời gian khởi bệnh đến nhập viện<br /> < 1 ngày<br /> 1-3 ngày<br /> > 3 ngày<br /> <br /> Số bệnh nhân (n=<br /> 7)<br /> 4<br /> 2<br /> 1<br /> <br /> Bảng 2: Mắt bị tổn thương <br /> Mắt bị tổn thương<br /> Mắt trái<br /> Mắt phải<br /> Cả 2 mắt<br /> <br /> Số bệnh nhân (n= 7)<br /> 3<br /> 2<br /> 2<br /> <br /> Bảng 3: Đặc điểm lâm sàng <br /> Triệu chứng lâm sàng<br /> Vết thương vùng mắt<br /> Giảm thị lực<br /> Liệt dây III<br /> Đau đầu<br /> Yếu nửa người<br /> Hội chứng đỉnh hốc mắt<br /> Dấu màng não<br /> <br /> Số lượng<br /> 7<br /> 5<br /> 3<br /> 7<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> Tình  trạng  tri  giác  của  bệnh  nhân  lúc  nhập <br /> viện được đánh giá bằng thang điểm Glasgow, 6 <br /> <br /> Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br />  <br /> trường hợp Glasgow 14‐ 15 điểm, 1 bệnh nhân lơ <br /> mơ GCS 12 điểm. Nguyên nhân tổn thương hầu <br /> hết  là  tai  nạn  sinh  hoạt  (5/7  trường  hợp),  1 <br /> trường hợp tai nạn lao động và 1 do tai nạn giao <br /> thông.  <br /> Có 4 bệnh nhân được chụp vừa CT và MRI <br /> não,  CT  tái  tạo  mạch  máu  não  được  thực  hiện <br /> cho  3  trường  hợp  nghi  ngờ  tổn  thương  mạch <br /> máu não và 1 MRA. Kết quả cho thấy không có <br /> thương tổn mạch máu lớn trong sọ. Các thương <br /> tổn đi kèm với dị vật gồm 1 trường hợp máu tụ <br /> trong não, 5 trường hơp giập não kèm với xuất <br /> huyết dưới nhện, 1 áp xe não. Các đặc điểm hình <br /> ảnh của dị vật được trình bày trong bảng 4. <br /> Bảng 4. Đặc điểm hình ảnh học của dị vật <br /> ĐẶC ĐIỂM<br /> Dị vật cản quang<br /> Có<br /> Không<br /> Vị trí xuyên hốc mắt<br /> Trần hốc mắt<br /> Khe ổ mắt trên<br /> Lỗ ống thị giác<br /> Vị trí đỉnh dị vật<br /> Cạnh xoang hang<br /> Thùy trán<br /> Thái dương đính đối bên<br /> Thùy chẩm<br /> Nhân bèo đối bên<br /> Cuống não<br /> Góc cầu tiểu não<br /> <br /> SỐ BN<br /> 4<br /> 3<br /> 1<br /> 4<br /> 3<br /> 2<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> Tất  cả  các  trường  hợp  đều  có  dùng  kháng <br /> sinh  trước  mổ  và  duy  trì  sau  mổ.  Kháng  sinh <br /> thường được chọn là Vancomycin phối hợp với <br /> Cephalosphorin  thế  hệ  3  có  hoặc  không  có <br /> Metronidazol.  Có  3/7  bệnh  nhân  được  dùng <br /> corticoid  trước  trong  và  sau  mổ,  2  trường  hơp <br /> dùng  Solumedrol,  1  trường  hợp  dùng <br /> Dexamethasone.  2  trường  hợp  có  hội  chẩn  với <br /> chuyên  khoa  Tai  Mũi  Họng,  4  trường  hợp  mổ <br /> phối  hợp  với  chuyên  khoa  mắt  để  lấy  dị  vật. <br /> Đường mổ được thực hiện nhiều nhất là đường <br /> trán  2  bên  (4  trường  hợp),  2  đường  trán  thái <br /> dương và 1 qua trần hốc mắt. 8 dị vật được lấy <br /> ra gồm 5 chiếc đũa, 2 thanh gỗ tre và 1 thanh gỗ <br /> khác…  Không  có  tử  vong.  Kết  quả  được  đánh <br /> <br /> Bệnh Lý Sọ Não <br /> <br /> giá  vào  thời  điểm  ra  viện  dựa  vào  thang  điểm <br /> GOS cho thấy 1 bệnh nhân hồi phục tốt, 4 bệnh <br /> nhân tàn tật vừa và 2 tàn tật nặng, các thương tật <br /> sau mổ được trình bày trong bảng 5. <br /> Bảng 5. Thương tật sau mổ <br /> Thương tật<br /> Giảm thị lực 1 mắt<br /> Mù 2 mắt<br /> Liệt dây III<br /> Liệt vận nhãn hoàn toàn<br /> Múc nội nhãn<br /> Yếu nửa người<br /> <br /> Số BN<br /> 3<br /> 2<br /> 2<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> BÁO CÁO CA <br /> Trường hợp 1 <br /> Bệnh  nhân  nam  36  tuổi  là  công  nhân  làm <br /> việc tại xưởng gỗ, khi đang cưa gỗ thì bị mãnh <br /> gỗ  văng  trúng  vào  mắt  bên  phải.  Sau  tai  nạn <br /> bệnh  nhân  được  chuyển  ngay  đến  Bệnh  viện <br /> Chợ  Rẫy  trong  tình  trạng  tỉnh,  các  dấu  hiệu <br /> sinh tồn ổn định. Khám lâm sàng cho thấy mắt <br /> phải có mãnh gỗ xuyên thấu gây vỡ nhãn cầu <br /> và  mất  thị  lực  ở  cả  2  mắt,  không  có  dấu  hiệu <br /> thần  kinh  khu  trú.  Bệnh  nhân  được  chụp  CT <br /> scan  sọ  não  tại  cấp  cứu,  cho  thấy  có  1  dị  vật <br /> không  cản  quang  xuyên  từ  mắt  phải  qua <br /> xương  sàng  vào  đỉnh  hốc  mắt  trái  tận  cùng  ở <br /> nhu  mô  não  thái  dương  trái,  kèm  với  máu  tụ <br /> trong  não  trán  trái,  xuất  huyết  dưới  nhện  và <br /> quanh thân não (Hình 1A). Không thấy có tổn <br /> thương  hệ  mạch  máu  lớn  trong  sọ  trên  hình <br /> ảnh  CT  tái  tạo  3D  mạch  máu  não  (Hình  1C). <br /> Bệnh  nhân  được  tiến  hành  hội  chẩn  giữa  3 <br /> chuyên  khoa  Ngoại  thần  kinh,  Mắt,  Tai  Mũi <br /> Họng. Kháng sinh dự phòng được sử dụng và <br /> bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu phối hợp <br /> múc  nội  nhãn  mắt  phải,  và  mở  sọ  trán  2  bên <br /> lấy dị vật, máu tụ và giải áp trán 2 bên. Dị vật <br /> là  thanh  gỗ  dài  khoảng  8cm.  Sau  mổ  bệnh <br /> nhân  tỉnh  với  mắt  phải  múc  nội  nhãn  và  mắt <br /> trái  mù,  không  biến  chứng  sau  mổ.  CT  kiểm <br /> tra cho thấy đã lấy hết dị vật và có ít giập não <br /> thùy  thái  dương  bên  trái  và  xuất  huyết  dưới <br /> nhện.  Bệnh  nhân  cũng  ổn  và  chuyển  viện  <br /> sau đó. <br /> <br /> 287<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> <br /> Hình 1: Trường hợp 1, A: Dị vật, B: hình CT scan <br /> trước mổ, C: hình CTA, D: Hình CT scan sau mổ <br /> <br /> Trường hợp 2 <br /> Bệnh  nhân nam  24 tuổi  làm  nghề  bốc  vác. <br /> Cùng ngày nhập viện sau khi ẩu đả với người <br /> khác bệnh nhân được đưa vào viện trong tình <br /> trạng lơ mơ. Khám lâm sàng với sinh hiệu ổn <br /> định,  GCS  12  điểm,  yếu  nửa  người  bên  phải <br /> (sức  cơ  2/5),  2  mắt  bầm  tím  và  chảy  máu,  vết <br /> thương  góc  dưới  trong  mắt  phải  2  cm  và  vết <br /> thương  góc  dưới  trong  mắt  trái  0,5  cm,  xuất <br /> huyết  kết  mạc  2  bên,  đồng  tử  2  bên  6mm  và <br /> mất  phản  xạ  ánh  sáng.  CT  sọ  não  đa  lát  cắt <br /> được  thực  hiện  cho  thấy  2  dị  vật  dạng  hình <br /> que  xuyên khe ổ mắt trên và ống thị giác vào <br /> cạnh  xoang  hang,  đến  cạnh  thân  não  và  đến <br /> thùy  chẩm.  Không  thấy  dấu  hiệu  tổn  thương <br /> mạch máu lớn trong sọ (Hình 2). Một hội chẩn <br /> liên  chuyên  khoa  Mắt,  Ngoại  thần  kinh  tại <br /> phòng cấp cứu được tiến hành. Kháng sinh dự <br /> phòng được sử dụng. Đường mở sọ trán 2 bên <br /> được  thực  hiện  nhằm  kiểm  soát  thương  tổn <br /> não  và  dị  vật  được  rút  ra  từ  2  mắt  là  2  chiếc <br /> đũa  nhựa.  Lâm  sàng  sau  mổ  bệnh  nhân  ổn <br /> định, GCS 13 điểm, di chứng mù 2 mắt và yếu <br /> nửa người bên phải. CT não kiểm tra cho thấy <br /> đã lấy hết dị vật. <br /> <br /> 288<br /> <br /> Hình 2: Trường hợp 2, A: Axial, B: Sagiatal, C: <br /> Coronal, D: hình tái tạo. <br /> Dị vật xuyên qua khe ổ mắt trên và ống thần <br /> kinh thị giác <br /> <br /> BÀN LUẬN <br /> Giải  phẫu  hốc  mắt  liên  quan  với  tổn <br /> thương <br /> Hốc  mắt  là  hốc  xương  chứa  nhãn  cầu  cơ <br /> quan  mắt  phụ,  mô  mỡ,  các  dây  thần  kinh  và <br /> mạch  máu  cung  cấp  cho  mắt.  Nó  có  hình  tháp <br /> bốn mặt với đỉnh nằm phía sau, nền phía trước. <br /> Vì vậy các dị vật có thể xuyên trực tiếp vào hốc <br /> mắt.  Thành  trên  hay  trần  hốc  mắt  là  một  vách <br /> xương  mỏng  hơi  lồi  lên  ngăn  cách  với  hố  sọ <br /> trước. Chính vì vậy dị vật có thể xuyên qua trần <br /> hốc mắt gây tổn thương thùy trán hoặc xâu hơn <br /> nữa  tới  nhân  xám  não.  Trong  nghiên  cứu  của <br /> chúng  có  một  trường  hợp  xuyên  trần  hốc  mắt <br /> gây  tổn  thương  thùy  trán  (trường  hợp  5).  Theo <br /> một  số  nghiên  cứu  đây  là  vị  trí  thường  gặp <br /> nhất(1,4,6,8,9,10), tuy nhiên vị trí dị vật xuyên hốc mắt <br /> thường gặp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi <br /> là qua khe ổ mắt trên (4/7 trường hợp). Điều này <br /> có thể giải thích là do hốc mắt hình tháp với đỉnh <br /> hướng ra sau, khe ổ mắt trên trãi dài ở góc thành <br /> ngoài và sàn hốc mắt kéo dài tới đỉnh. Mặt khác <br /> các dị vật lấy ra từ các bệnh nhân trong nghiên <br /> <br /> Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br />  <br /> cứu  của  chúng  tôi  chủ  yếu  là  những  chiếc  đũa <br /> hoặc  những  thanh  gỗ  nhỏ,  xuyên  với  tốc  độ <br /> chậm  nên  dị  vật  dễ  xuyên  qua  khe  ổ  mắt  trên <br /> hơn. Điều này cũng được ghi nhận trong một số <br /> nghiên  cứu  khác(2,4,7,9).  Sau  khi  xuyên  khe  ổ  mắt <br /> trên  dị  vật  có  thể  vào  thành  bên  xoang  hang, <br /> hạch  nền,  mặt  trong  thùy  thái  dương,  trên  gờ <br /> xương đá qua hố sau hoặc tổn thương thân não <br /> (trường hợp 2). Có 3 trường hợp dị vật xuyên lỗ <br /> ống  thị  giác.  Theo  y  văn  đây  là  vị  trí  hiếm <br /> gặp(9,10).  Do  vị  trí  giải  phẫu  đặc  biệt  hẹp,  tuy <br /> nhiên  do  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  chủ <br /> yếu do chiếc đũa có kích thước nhỏ và đầu trong <br /> nhọn nên dễ dàng xuyên vào ống thị giác. Ở vị <br /> trí  này  rất  dễ  tổn  thương  thần  kinh  thị  giác  và <br /> động mạch cảnh trong, dị vật có thể vào bể trên <br /> yên và giao thoa. <br /> Một  vị  trí  hiếm  gặp  nữa  mà  chúng  tôi <br /> thường  gặp  là  dị  vật  gỗ  xuyên  hốc  mắt  phải <br /> xuyên xoang sàng qua đỉnh hốc mắt bên trái gây <br /> mù  2  mắt  (trường  hợp  1).  Điều  này  cũng  được <br /> ghi nhận trong y văn do thành trong hốc mắt là <br /> mảnh sàng của xương sàn rất mỏng trên dị vật <br /> có thể xuyên qua hốc mắt đối bên. <br /> <br /> Lâm sàng <br /> Hỏi bệnh và khám lâm sàng một cách đầy <br /> đủ  bao  gồm  khám  toàn  diện,  khám  mắt  và <br /> thần kinh. Chúng tôi nhận thấy tất cả 7 trường <br /> hợp đều có thương tổn vùng mắt, tuy nhiên có <br /> một  bệnh  nhân  chấn  thương  không  biết  có  dị <br /> vật xuyên hốc mắt đến viện sau 1 tháng không <br /> thấy  dị  vật  ngoài  mắt,  khám  mắt  kỹ  lại  phát <br /> hiện  vết  sẹo  nhỏ  ¼  trong  mi  dưới  mắt  phải <br /> (trường  hợp  5).  Chính  vì  vậy  không  thể  loại <br /> trừ  thương  tổn  DVHMXS  mà  chỉ  nhìn  bên <br /> ngoài  mắt  và  thấy  nhãn  cầu  còn  nguyên  vẹn. <br /> Điều  này  cũng  được  chú  ý  trong  một  số <br /> nghiên cứu(1,5). <br /> Bệnh  cảnh  có  thể  xảy  ra  một  cách  rõ  ràng <br /> ngay hốc mắt hoặc đi cùng với một đa thương, <br /> hay  một  trường  hợp  tai  nạn  giao  thông  mà  cơ <br /> chế không rõ như trường hợp 1. Trường hợp 5, <br /> bệnh  nhân  đến  muộn  với  tình  trạng  sốt,  đau <br /> <br /> Bệnh Lý Sọ Não <br /> <br /> đầu.  Khám  lâm  sàng  được  chú  ý  tìm  dấu  hiệu <br /> viêm màng não và cần chú ý xử trí ban đầu của <br /> tuyến trước. <br /> <br /> Chẩn đoán hình ảnh <br /> Trong  chấn  thương  sọ  não,  CT  scan  luôn  là <br /> lựa  chọn  hàng  đầu.  CT  scan  giúp  xác  định <br /> thương tổn máu tụ nội sọ hay giập não các cấu <br /> trúc  xương  của  vùng  hốc  mắt  sàn  sọ,  xác  định <br /> được  đường  đi  của  dị  vật.  Một  số  tác  giả  cho <br /> rằng  CT  scan  không  cần  thiết  trong  những <br /> trường hợp dị vật là mãnh kim loại lớn dễ gây ra <br /> xão  ảnh(9).  Khi  đó  X  quang  sọ  có  thể  giúp  ích <br /> trong việc xác định đường xuyên hốc mắt của dị <br /> vật. Trong trường hợp 7 chúng tôi đều có chụp <br /> CT scan sọ não không cản quang trước tiên và cả <br /> 7  trường  hợp  đều  là  dị  vật  gỗ  hoặc  nhựa.  4/7 <br /> trường hợp chúng tôi có chụp MRI não. MRI não <br /> rất hữu ích trong các trường hợp dị vật gỗ, vì gỗ <br /> khô  có  đậm  độ  tương  tự  như  khí  và  gỗ  ngấm <br /> nước có đậm độ tương tự như mô mềm trên CT <br /> scan(5,9).  Làm  cho  chẩn  đoán  khó  khăn  hơn. <br /> Ngoài  ra  trường  hợp  dị  vật  gỗ  đến  muộn  như <br /> trường hợp 5 cần thực hiện MRI để xác định áp <br /> xe não tốt hơn. <br /> Có  3  trường  hợp  dị  vật  xuyên  vào  lỗ  ống <br /> thị giác, gần kề động mạch cảnh trong và cạnh <br /> xoang  hang  được  chúng  tôi  chụp  CT  dựng <br /> hình  tái  tạo  mạch  máu  não.  Kết  quả  cho  thấy <br /> chưa  có  tổn  thương  mạch  máu  lớn  nội  sọ. <br /> Ngoài ra có 1 trường hợp chụp MRA và không <br /> có  trường  hợp  nào  chúng  tôi  chụp  mạch  máu <br /> số  hóa  xóa  nền  (DSA).  Vai  trò  của  CT  tái  tạo <br /> mạch  máu  não  được  nhắc  nhiều  trong  y  văn, <br /> giúp xác định thương tổn mạch máu lớn, nhất <br /> là  động  mạch  cảnh  trong  và  khi  dị  vật  xuyên <br /> xoang  hang.  Một  số  trường  hợp  có  thể  hình <br /> thành  nên  phình  mạch  máu  do  chấn  thương, <br /> rò động mạch cảnh xoang hoang(2,7,9). Như vậy <br /> vấn đề quan trọng là phải nhận ra những dấu <br /> hiệu  thần  kinh  khu  trú  kết  hợp  với  CT  scan <br /> cho  thấy  dị  vật  vùng  xoang  hang,  hố  sọ  giữa, <br /> đỉnh  hốc  mắt  thì  chỉ  định  chụp  CTA,  DSA <br /> hoặc MRA phải được thực hiện. <br /> <br /> 289<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2