intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Địa danh Phù Thạch trong thơ văn xưa

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

92
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bến đò Phù Thạch xưa thuộc địa phận xã Vĩnh Đại, tổng Thịnh Quả, huyện La Sơn, nay là xã Đức Vịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây có một hòn đá trắng lớn, lúc thuỷ triều lên xuống thì nổi lên trên mặt nước nên có tên Phù Thạch (đá nổi). Gần ghành đá là vực - một trong ba vực sâu nhất sông Lam thời trước: Nhất đái trường giang thâm thuỷ tam/ Lao Tuyền, Phù Thạch, Long Vương đàm. (Một dải sông dài có 3 nơi nước sâu nhất/ Long Tuyền, Phù Thạch, đầm Long...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Địa danh Phù Thạch trong thơ văn xưa

  1. Địa danh Phù Thạch trong thơ văn xưa Bến đò Phù Thạch xưa thuộc địa phận xã Vĩnh Đại, tổng Thịnh Quả, huyện La Sơn, nay là xã Đức Vịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây có một hòn đá trắng lớn, lúc thuỷ triều lên xuống thì nổi lên trên mặt nước nên có tên Phù Thạch (đá nổi). Gần ghành đá là vực - một trong ba vực sâu nhất sông Lam thời trước: Nhất đái trường giang thâm thuỷ tam/ Lao Tuyền, Phù Thạch, Long Vương đàm. (Một dải sông dài có 3 nơi nước sâu nhất/ Long Tuyền, Phù Thạch, đầm Long Vương) (Phù Thạch phùng lão ngư - Nguyễn Thiếp)(1) Theo khảo sát củ a PGS Sử họ c Trầ n Bá Chí (Đại họ c Quố c gia Hà N ội) thì giữ a thế kỷ X VII, xã Vĩnh Đại c ắt ra ph ần đất sát bờ sông Lam, trên từ bế n Trùm, dưới đế n chùa Ân Quang (tứ c chùa Gành) bán cho ki ều dân người Hoa gốc Qu ảng Đông, Phúc Kiến. B ộ phậ n cư dân này không ch ị u số ng dưới tri ều Mãn Thanh, ch ạy sang đây l ập nghi ệp, t ậu đất dự ng nên làng Minh Hương (tên gọ i khác c ủa phố P hù Th ạch). Người Minh Hương l ập phố b uôn bán và sản xu ất mi ến, bánh, đồ gia vị… cung cấ p c ho dân trong vùng. Năm 1686, h ọ dựng đề n Nhà Ông thờ Quan Thánh, tứ c Quan Vân Trườ ng. Lại d ựng đ ền Nhà Bà ít lâu sau đó, th ờ bà Thiên H ậu Thánh Mẫu Hả i thầ n họ Lâm, ngườ i Phúc Kiến được phong thầ n từ t hời Tố ng và thờ bà Quý phi nhà Tống họ D ương. N gười Minh Hương còn đóng góp tiề n trùng tu chùa cổ Ân Quang. Bờ Bắc bến đò Phù Thạ ch là núi Lam Thành (rú Thành), xưa gọ i là núi Tuyên Ngh ĩa. Núi còn có các tên khác: rú Rum, Hùng Sơn, Đồng Trụ, Nghĩa Liệt. Tương truyền xưa Mã Viện từ ng d ựng cột đ ồng ở núi này. T rương Ph ụ nhà Minh đ ã từng cho đắ p thành phủ N ghệ An trên núi, đỉ nh núi có lỗ cắ m cờ . Lỵ sở t rấn Nghệ An đời Lê c ũng đóng ở đ ây. Phía trên b ến đ ò là ngã ba sông: sông Ngàn Cả, sông La giao nhau.
  2. Theo một tài liệ u tiế ng Nh ật thì từ n ăm 1608 ở Hoa Viên, P hục Lễ (đề u thuộ c làng Triề u Khẩu, đấ t làng này ph ần l ớn đã bị lở xuống sông, phần còn lại nay thuộc xã H ưng Khánh, huy ện Hưng Nguyên) có ph ố n gười Nhật, có chợ Tràng buôn bán đ ủ mặt hàng củ a xứ N ghệ, củ a cả Đàng Ngoài, Đàng Trong và của nướ c ngoài như thuốc Bắ c, lụ a gấ m Tàu, bút mực sách Tàu, cúc mã não, sâm Cao Ly, đồ gố m và các món ăn Tàu… Ca dao xưa có câu: Ch ợ Tràng tháng hăm bả y phiên/ Ai đi b ộ cứ bướ c, ai đi thuyề n cứ đi. Sở d ĩ có tên chợ Tràng vì chợ nằ m cạnh trư ờng (tràng) thi Hương c ủa trấ n N ghệ An xưa (Đáng ti ếc là t ừ l âu, c ả làng Triề u Khẩu cùng vớ i trường thi Hương đ ã bị lở xu ống dòng sông. Còn chợ Tràng thì cho đến trước Cách mạng tháng Tám vẫ n được coi là mộ t chợ lớn, mỗi tháng có 3 phiên chính vào các ngày 10, 20 và 30 âm l ị ch)(2). Nghệ An ký củ a Bùi Dương Lịch chép: “Phía trước núi Lam Thành, sông Lam ch ảy qua rất r ộng, là nơi sông La ở Thiên Lộc chảy vào. Chỗ ngã ba sông Minh Lương chảy vào sông Lam có gh ềnh đá nổi ở gi ữa sông. Phía Đông có bến đò g ọi là bế n Phù Th ạch. Ở đ ầu bến có ngư ời Tàu cư trú buôn bán, nhà ngói san sát, thuy ền bè t ụ t ập, g ọi là phố Phù Th ạch. Bờ s ông phía Tây phố Phù Th ạch, gi ữa khoảng cách sông La và sông Minh, xưa là hành t ạ i của vua Trùng Quang nhà Tr ần. Ngày nay dân cư b ờ Nam trồ ng dâu mía rấ t trù mậ t. Lên núi trông ra thì thấ y phía Tây có núi Hùng L ĩnh v à núi Đại Huệ, phía Bắ c có núi Đại Hải và núi La Nham, phía Nam có núi Thiên Nhẫ n và núi Hùng L ĩnh. Phía Đông có núi Kim Nguyên và núi D ũng Quyế t, tất c ả đều chầu v ề núi này. Cây xanh nước biếc, phố g ần thôn xa phong cảnh như vẽ. Thật là m ột nơi địa danh th ắng của Nghệ A n(3).
  3. Đại Nam nh ất thống chí của Quốc sử q uán triều Nguy ễn chép: “Ở đây nướ c sông trong mát, cây c ỏ t ươi xanh, gầ n có phố, xa có thôn, phong cảnh như tranh vẽ, th ật là m ột nơi danh thắ ng củ a châu Hoan ”(4). Thật ra thì cả nh đẹp Phù Thạch đã nổi tiếng từ xưa. Thời Trần, Hoàng giáp ( 5) N guy ễn Trung Ngạn (1289- 1370) giữ ch ức An phủ sứ N ghệ An (t ừ 1337 - 1341) khi đi qua đò Phù Th ạch t ừng có thơ r ằng: Hải qu ốc càn khôn nh ập vọ ng khoan, Trần trung đối th ử khoát s ầu nhan. Triề u sinh tri ều lạ c đông tây thu ỷ, Vân hợ p vân khai thượng h ạ san. Ngư đĩnh phù trầm yên c ảnh ngoạ i, Tăng gia ẩ n ướ c họa đ ồ gian. Lam tuyền mãn m ục không tàm quý, Lão ngã năng tiêu kỷ n hật nhàn. Đỗ N gọ c To ại dị ch: Trông vời trời biển rộng miên man! Tới đó người trần c ũng h ỉ hoan. Triề u dưới lòng sông lên l ại xu ống, Mây trên đỉ nh núi hợp r ồi tan. Chùa sư th ấp thoáng đườ ng tranh vẽ, Thuy ền cá lênh đênh tít dặ m ngàn. N gắ m c ảnh suối rừng thêm hổ t hẹn, Thân già nào đượ c mấy khi nhàn!
  4. Thời Lê mạt, Hoàng giáp Bùi Huy Bích (1744 -1802) t ừng gi ữ ch ức Đố c đồng(6) t rấn Nghệ An năm 1777 qua bến Phù Thạch l ại vi ết: Tích nhân th ử địa c ộng bồi du, Kim cổ thao thao kỷ bạ ch đầ u. Viễn thuỷ h àm hư thông đại h ải, Dao sơn hoành thuỷ tr ạm thanh thu. Sam si khách ph ố tân trà lạ t, Ẩn ướ c thi ền gia lõa trúc u. Thạch tọa phù giang thành vị t rí, Hữu thu ỳ nhàn cứ phủ l âm lưu. Đỗ N gọ c To ại dị ch: Nơi đây, người trước vẫn cùng nhau, Nối ti ếp ch ừng bao khách bạc đầu. Sông d ẫn dòng trong về bi ển cả, Núi phơi màu biếc dưới trời thu. Lô nhô phố khách hàng chè chát, Thấp thoáng nhà thi ền bóng trúc sâu. Bàn đá giữ a dòng coi chễ m chệ, Có ai ngồi đó vịnh vài câu? N guy ễn Trung Ngạ n và Bùi Huy Bích đ ều là các nhà thơ nổi tiếng, tả c ảnh Phù Thạ ch thậ t sinh độ ng, như ng có lẽ vẫn chưa hấp dẫ n bằng đo ạn miêu t ả của thi s ĩ Nguyễ n Huy H ổ (1783 -1841) trong truyện thơ Nôm Mai Đình mộ ng ký(7). Đó là cảnh đêm Nguyên tiêu năm K ỷ Tỵ 1 809 trên b ến Phù Thạ ch. Bứ c tranh bắt đ ầu vào lúc sắp s ửa hoàng hôn:
  5. Trời hôm xuân nhuốm màu da, Cơn mưa r ã tuy ết, trậ n hà cuốn mây. Chim v ề xao xác lá cây, Rừng đông đã thấy tròn xoay bóng thi ềm. Tiếp đó phố xá lên đèn và đêm r ằ m tháng Giêng năm đó thật lung linh kỳ ảo với hộ i hoa đăng: Lửa đâu thấp thoáng trong rèm, Khi đưa hương xạ, khi đem khói tùng. Đá đâu lấp ló gi ữa dòng, Như bay hoa sóng, như l ồng gương nga. Thành đâu xây đ ắp yên hà, Đỉnh non nề n cũ, cán cờ bụ i sương. Đền đâu lắng dấ u khói hương, Bể Liêu cổng trước, vàng tương mái tầu. Ở đây, con thuy ền thơ đi trong thoang tho ảng hương x ạ và mờ ảo khói tùng ( mùi thơm và khói của các chấ t đố t thơm làm b ằng xạ h ương và nh ựa thông). Cảnh gần thì đá n ổi nh ấp nhô, từ ng đợt sóng lấp loáng dưới ánh trăng; cảnh xa thì thành quách, kỳ đ ài, ngôi đền tĩnh mịch… Tấ t cả lung linh ẩn hiệ n trong khói sương. Và ngước lên trời, thi nhân n gỡ như có ngườ i cắ m một nhành mai lên gương trăng và r ắc lên bầ u trờ i nhữ ng vì tinh tú. Vẻ di ễ m lệ của đ ất trời quê hương thật đáng t ự hào: Trong gương ai cắ m cành mai, Dướ i mây ai ném một vài lưu tinh. Phồn hoa n ổi án g thị t hành,
  6. Này Phù Th ạch phố là danh lịch tri ều. Phố Phù Thạch là tên gọi qua các triề u đại nổi tiế ng là thành thị ph ồn hoa. Thế kỷ X VII - X VIII, Phù Th ạch ch ắc không thua kém Ph ố Hiế n Đàng Ngoài và Hội An Đàng Trong bao xa. B ởi th ế, tháng 6, năm Thái Đ ức th ứ 11 (1788), khi quy ết đị nh thiên đô ra Nghệ An, vị trí đầu tiên Bắc Bình V ương Nguyễ n Huệ n ghĩ đế n chính là Phù Thạ ch. Năm 1804 đời Gia Long, tr ấn l ỵ N ghệ An dời ra Vĩnh Yên (Vinh). Tiế p đó, đời Minh Mệnh (1829-1840), Hoa kiề u ở Phù Thạ ch được lệnh chuy ển đi. Tr ải qua thăng trầ m dâu bể, sông Lam đo ạn chảy qua Phù Th ạch d ần dầ n chỉ còn là một nhánh nhỏ, dòng chính nằ m xa về tả n gạn cách một bãi phù sa rộng. Phù Th ạch dần dầ n trở thành nơi hoang vắng, ít người lại qua, nhưng địa danh Phù Thạch thì vẫn sống mãi trong tâm thứ c nh ững người xứ N ghệ t ha thiết yêu mế n quê hương./.
  7. Chú thích (1) Thơ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (Nguyễn Sĩ Cẩn biên soạn), Nxb Nghệ An, 1998, tr.116. (2) Xem thêm: Thái Kim Đỉnh (Chủ biên): Làng Minh Hương hay phố Phù Thạch trong sách Làng cổ Hà Tĩnh, Chi hội Văn nghệ dân gian, Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tĩnh xuất bản, 1995, T.1, tr.91 -96; Trần Viết Thụ (Chủ biên): Địa danh lịch sử - văn hoá Nghệ An, Nxb Nghệ An, 2006, tr.40. (3) Bùi Dương Lịch: Nghệ An ký, Nxb Khoa học xã hội, H.1993, tr 119, 120. (4) Qsq triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, Nxb Thuận Hoá, T.2, tr.193. (5) An phủ sứ là chức quan đứng đầu phủ lộ, tương đương chức trấn thủ thời Lê, tổng đốc thời Nguyễn. Bài thơ của Nguyễn Trung Ngạn chép theo Bùi Dương Lịch: Nghệ An ký, Sđd, tr.166, 167. (6) Đốc đồng là chức quan trấn bậc phó thời Lê trung hưng, phụ trách khám xét việc kiện cáo, tương đương chức An phủ phó sứ thời Trần, Án sát sứ thời Nguyễn. Bài thơ của Bùi Huy Bích chép theo Bùi Dương Lịch: Nghệ An ký, Sđd, tr.16, 168. (7) Xin xem Thái Kim Đỉnh: Năm thế kỷ văn Nôm người Nghệ, Nxb Nghệ An, 1994, tr.425, 426.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2