DỊCH VỤ PHÂN PHỐI THÔNG TIN CÓ CHỌN LỌC<br />
Trần Thị Hồng Nhiên<br />
Tóm tắt: Nhằm nghiên cứu sâu hơn về dịch vụ thông tin - thư viện, góp phần phát triển<br />
ngành thông tin - thư viện tại Việt Nam, bài viết xây dựng dây chuyền mô phỏng hoạt động<br />
của hệ thống phân phối thông tin có chọn lọc; đưa ra nguyên tắc về hoạt động của hệ thống<br />
phân phối thông tin có chọn lọc; xây dựng 4 phân hệ của hệ thống phân phối thông tin có<br />
chọn lọc: phân hệ lựa chọn và xác lập diện nhu cầu thông tin, phân hệ nguồn tin, phân hệ<br />
xử lý thông tin và phân hệ bao gói và dịch vụ thông tin.<br />
MỞ ĐẦU<br />
Phân phối thông tin có chọn lọc viết tắt tiếng Anh là SDI (Selective Dissemination<br />
of Information) do L. P. Luhn (Mỹ) đưa ra vào năm 1952. Đây là phương thức chủ động<br />
cung cấp định kỳ cho người dùng tin nhất định những thông tin tín hiệu về các nguồn tin<br />
mới nhất được thu thập về cơ quan thông tin- thư viện, phù hợp với yêu cầu tin ổn định lâu<br />
dài đã được xác định và đăng ký trước với việc duy trì kênh liên hệ ngược giữa người dùng<br />
tin với cơ quan thông tin- thư viện.<br />
Để thực hiện loại dịch vụ này người ta thường xây dựng thành một hệ thống thông<br />
tin, gọi là hệ thống phân phối thông tin có chọn lọc.<br />
1. DÂY CHUYỀN MÔ PHỎNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI THÔNG<br />
TIN CÓ CHỌN LỌC<br />
Phân phối thông tin có chọn lọc có một số điểm đáng chú ý:<br />
- Là một hình thức phục vụ thông tin tiến bộ, hiệu quả cao, dành cho đối tượng dùng<br />
tin là cá nhân các nhà khoa học, chuyên gia, các nhà quản lý, lãnh đạo, có khi là một tập<br />
thể, nhóm đang nghiên cứu một vấn đề<br />
- Thông báo nhanh tới người dùng tin thông tin tín hiệu về các nguồn tin thích hợp<br />
mới bổ sung giúp họ cập nhật thông tin<br />
- Thường xuyên điều chỉnh kế hoạch bổ sung vốn tài liệu – thông tin cho phù hợp<br />
- Khả năng đáp ứng cao nhu cầu thông tin của người dùng tin và tiết kiệm thời gian<br />
cho việc tìm kiếm thông tin<br />
- Có kênh phản hồi (hay còn gọi là liên hệ ngược) được duy trì chặt chẽ<br />
<br />
<br />
<br />
Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Hạ Long<br />
<br />
Nguồn tin<br />
<br />
1. Xử lý<br />
các diện<br />
nhu cầu<br />
thông tin<br />
<br />
Đặt hàng<br />
<br />
2. Lập phiếu<br />
chủ đề - địa<br />
chỉ<br />
<br />
Điều chỉnh<br />
phiếu chủ đề địa chỉ<br />
<br />
Phiếu liên hệ ngược<br />
<br />
Tập hợp và phân<br />
tích phiếu liên hệ<br />
ngược<br />
<br />
3. Xử lý<br />
thông tin<br />
<br />
Bao gói thông<br />
tin tín hiệu<br />
theo chủ đề địa chỉ<br />
<br />
Điền phiếu liên hệ<br />
ngược<br />
<br />
4. Kho tài<br />
<br />
liệu gốc cơ<br />
động - phục<br />
vụ nhanh<br />
<br />
Cho mượn<br />
hoặc sao tài<br />
liệu gốc<br />
<br />
Xếp tài liệu thông<br />
tin tín hiệu và phiếu<br />
liên hệ ngược vào<br />
túi người đặt hàng<br />
<br />
Gửi túi và nhận lại phiếu liên hệ<br />
ngược tới người đặt hàng<br />
<br />
Yêu cầu tài liệu gốc hoặc<br />
cung cấp dịch vụ thông tin khác (vòng 2)<br />
<br />
2. NGUYÊN TẮC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI THÔNG TIN CÓ<br />
CHỌN LỌC<br />
Diện nhu cầu/Đề<br />
mục thông tin đặt<br />
hàng<br />
<br />
Nguồn tin<br />
<br />
- Xử lý thư mục/chú giải/tóm<br />
<br />
tắt<br />
- Định từ khoá hoặc đề mục<br />
thông tin<br />
<br />
So sánh<br />
<br />
Đưa thông tin tín hiệu về nguồn tin tới<br />
người đặt hàng<br />
<br />
Liên hệ ngược<br />
<br />
Liên hê ngược<br />
<br />
Bộ phiếu hoặc<br />
CSDL về diện<br />
nhu cầu sắp<br />
xếp theo đề<br />
mục - địa chỉ<br />
<br />
Diện nhu cầu về thực chất được biểu thị tương tự như một biểu thức tìm và được sử<br />
dụng để xác định những điều kiện về nội dung và hình thức loại thông tin mà người dùng<br />
mong muốn nhận được từ nhà phân phối thông tin một cách định kỳ, đồng thời nó phản<br />
ánh nhu cầu ổn định của người dùng tin trong một khoảng thời gian dài. Mỗi khi người<br />
dùng tin có sự thay đổi các vấn đề mà họ quan tâm (do thay đổi vị trí công tác, thay đổi đề<br />
tài nghiên cứu khoa học…) thì diện nhu cầu cũng thay đổi theo.<br />
Diện nhu cầu được thể hiện bằng ngôn ngữ tư liệu - ngôn ngữ được sử dụng trong<br />
quá trình xử lý thông tin nhằm hệ thống hoá và tạo ra các điểm truy nhập thích hợp tới đối<br />
tượng. Cơ sở để thực hiện phân phối thông tin có chọn lọc chính là điểm tương đồng của<br />
việc sử dụng ngôn ngữ tư liệu.<br />
Nói chung, người dùng tin (cá nhân - tương ứng là diện nhu cầu cá nhân) tự xây<br />
<br />
dựng diện nhu cầu của mình. Đôi khi, họ cần có sự trợ giúp, hướng dẫn của nhà phân phối<br />
thông tin, thông qua các tài liệu công cụ, tài liệu hướng dẫn, hoặc chuyên gia thông tin…<br />
Còn đối với nhóm người dùng tin, diện nhu cầu do chuyên gia thông tin xây dựng trên cơ<br />
sở xử lý, phân tích các kết quả phỏng vấn, điều tra, trao đổi trực tiếp với người dùng tin.<br />
Trong cả hai trường hợp trên, một diện nhu cầu sẽ được hoàn thiện trên cơ sở có những<br />
điều chỉnh cần thiết thông qua đánh giá kết quả cụ thể của một số lần triển khai phân phối.<br />
Ngoài ra, trong chu kỳ thời gian từ 1 đến 2 năm các diện nhu cầu của người dùng tin cũng<br />
cần được chỉnh lý, bổ sung lại cho thực sự phù hợp.<br />
Diện nhu cầu cá nhân<br />
<br />
Diện nhu cầu nhóm<br />
<br />
Khả năng phù hợp<br />
<br />
Cao, có tính đặc trưng<br />
<br />
Không có khả năng thoả<br />
mãn nhu cầu cho mọi cá<br />
nhân<br />
<br />
Chi phí cho dịch vụ<br />
<br />
Cao hơn<br />
<br />
Thấp hơn<br />
<br />
Việc xây dựng biểu thức Bản thân người dùng tin là Chuyên gia thông tin:<br />
phản ánh diện nhu cầu<br />
chính<br />
phỏng vấn, điều tra, trao<br />
đổi trực tiếp với người<br />
dùng tin<br />
Bảng so sánh một số khác biệt giữa phân phối thông tin có chọn lọc cho cá nhân và cho nhóm<br />
<br />
3. CÁC PHÂN HỆ CỦA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI THÔNG TIN CÓ CHỌN LỌC<br />
Hệ thống phân phối thông tin có chọn lọc có thể gồm bốn phân hệ quan trọng sau:<br />
phân hệ lựa chọn và xác lập diện nhu cầu thông tin (sau đây gọi là phân hệ phân tích diện<br />
nhu cầu thông tin), phân hệ nguồn tin, phân hệ xử lý thông tin và phân hệ bao gói và dịch<br />
vụ thông tin.<br />
Các nguồn tin<br />
<br />
Kết quả<br />
xử lý<br />
<br />
Nhu cầu thông tin Phân hệ nguồn Nguồn tin<br />
Phân hệ phân tích Yêu cầu thông tin<br />
tin<br />
diện nhu cầu thông<br />
tin<br />
Nhu cầu thông tin<br />
Phân hệ xử lý<br />
Yêu cầu thông tin<br />
thông tin<br />
<br />
Nhu cầu, yêu cầu thông tin<br />
<br />
Cung cấp thông tin<br />
<br />
Phân hệ bao gói và dịch<br />
vụ thông tin<br />
<br />
3.1 Phân hệ phân tích diện nhu cầu thông tin<br />
Khi nghiên cứu nhu cầu tin của phải đảm bảo các nguyên tắc sau:<br />
- Nghiên cứu nhu cầu tin phải gắn liền với hoạt động nghiên cứu khoa học.<br />
- Nghiên cứu nhu cầu tin phải đảm bảo tính khách quan, khoa học.<br />
- Nghiên cứu nhu cầu tin phải tiến hành thường xuyên có hệ thống.<br />
- Nghiên cứu nhu cầu tin phải chủ động.<br />
- Nghiên cứu nhu cầu tin phải kết hợp giữa nghiên cứu có tính chất phân tích với<br />
nghiên cứu có tính chất tổng hợp.<br />
Phân hệ phân tích diện nhu cầu thông tin trong hệ thống phân phối thông tin có chọn<br />
lọc diễn ra theo hai vòng: Vòng 1: Tiếp xúc với người dùng tin tiềm năng- người nghiên<br />
cứu chủ chốt, giới thiệu về cơ chế hoạt động và phục vụ thông tin của hệ thống, tìm hiểu<br />
và tập hợp diện nhu cầu thông tin của họ, phân tích những diện nhu cầu này và đối chiếu<br />
với khung đề mục thông tin của cơ quan thông tin, lựa chọn những diện nhu cầu của những<br />
người nghiên cứu chủ chốt trong phạm vi khả năng đảm bảo thông tin hiện tại của cơ quan<br />
thông tin, rồi tuyên truyền đối với những người nghiên cứu chủ chốt này để họ đăng ký<br />
tham gia hệ thống với tư cách là người đặt hàng thông tin theo diện nhu cầu thông tin của<br />
họ. Kết thúc vòng 1, phân hệ chọn lọc được tập danh mục diện nhu cầu ứng với những<br />
người đặt hàng- những người nghiên cứu chọn lọc tham gia hệ thống. Vòng 2: Thu thập,<br />
phân tích phiếu liên hệ ngược của người đặt hàng sau khi họ nhận được thông tin tín hiệu<br />
mà hệ thống cung cấp, rồi chỉnh lý, hoàn thiện tập danh mục diện nhu cầu.<br />
Phiếu liên hệ ngược được thiết kế như sau:<br />
Hệ thống<br />
Phiếu liên hệ ngược<br />
phân phối<br />
thông tin 1. Họ và tên người nghiên cứu:<br />
có chọn<br />
lọc<br />
2. Địa chỉ:<br />
<br />
Mã hiệu: (...)<br />
<br />
Diện nhu cầu:<br />
Đánh giá<br />
- Phù hợp<br />
sử dụng<br />
ngay<br />
<br />
Ký hiệu (Số thứ tự) thư mục tài liệu gửi đi<br />
01<br />
<br />
02<br />
<br />
03<br />
<br />
04<br />
<br />
05<br />
<br />
06<br />
<br />
07<br />
<br />
08<br />
<br />