YOMEDIA
ADSENSE
Điểm mù: phần 2 - nxb thanh niên
36
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
phần 2 gồm các chương: khi chúng ta phớt lờ cách cư xử vô đạo đức, đặt nhầm hy vọng vào “tổ chức đạo đức”, vì sao chúng ta lại thất bại trong việc sửa đổi các sai lệch của chính sách nhà nước, rút ngắn khoảng cách. mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điểm mù: phần 2 - nxb thanh niên
Chương 5<br />
KHI CHÚNG TA PHỚT LỜ CÁCH CƯ XỬ<br />
VÔ ĐẠO ĐỨC<br />
Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, mũi dùi chĩa về rất nhiều<br />
hướng. Nhóm bị buộc tội bao gồm các ngân hàng vô trách nhiệm,<br />
những người mua nhà tham lam, những kẻ đầu cơ tích trữ, Đại hội<br />
Đảng Dân chủ (vì đã thúc đẩy việc cho người thu nhập thấp vay tiền<br />
với mức tín dụng cao) và chính quyền Bush (vì đã đưa ra những quyết<br />
định tồi tệ và sự thiếu tập trung trong điều hành). Nhưng ít nhất thì<br />
một phần của vấn đề này bắt nguồn từ thất bại của các tổ chức đánh<br />
giá tín dụng độc lập trong việc đánh giá đúng độ rủi ro của các chứng<br />
khoán bảo đảm bằng thế chấp mà họ sở hữu. Theo lời của Đại biểu<br />
Henry Waxman (D-CA), chủ tịch Hội đồng Giám sát nhà ở và Cải<br />
cách Chính phủ: “Câu chuyện của các tổ chức đánh giá tín dụng là câu<br />
chuyện về một sự thất bại ê chề”. Hội đồng của Waxman đã tìm ra<br />
chứng cứ vững chắc rằng các nhân viên có trách nhiệm trong các tổ<br />
chức đánh giá tín dụng đã “hoàn toàn nhận thức được rằng không có<br />
cơ sở vững vàng để cho điểm đánh giá AAA cho hàng ngàn tín dụng<br />
rối rắm liên quan đến thế chấp đang tăng lên hàng ngày nhưng bất<br />
chấp tất cả, các tổ chức vẫn đứng ra bảo chứng cho chúng”.<br />
Mục đích của các tổ chức đánh giá tín dụng là giúp cho các cổ<br />
đông bên ngoài hiểu được độ tin cậy của những tổ chức ban hành các<br />
nghĩa vụ trả nợ (bao gồm các công ty, tổ chức phi lợi nhuận và liên<br />
bang, nhà nước cùng với chính quyền địa phương) cũng như các công<br />
cụ nợ mà những tổ chức tài chính này bán ra thị trường. Những tổ<br />
chức này tồn tại nhờ vào tính khách quan mặc định của họ, tuy nhiên<br />
các khoản bồi thường của họ không hề được ràng buộc vào bất kỳ<br />
điều gì trừ sự khách quan. CỰU NHÂN VIÊN nhân viên cấp cao của<br />
các tổ chức đánh giá này từng thừa nhận trước ủy ban của Waxman<br />
rằng có sự mâu thuẫn tồn tại trong hệ thống đánh giá tín dụng của<br />
Mỹ. Đặc biệt là các tổ chức đánh giá tín dụng quy mô nhất, bao gồm<br />
Standard và Poor’s, Moody’s và Fitch lại được ăn lương từ những<br />
công ty mà họ đánh giá chứ không phải từ các nhà đầu tư - những<br />
người sẽ chịu thiệt hại nặng nhất bởi các đánh giá thiếu chính xác.<br />
<br />
Những tổ chức đánh giá quy mô nhất có được siêu lợi nhuận bằng<br />
cách đưa ra đánh giá có thứ hạng cao cho các nhà phát hành nợ và<br />
chứng khoán mà không nhất thiết phải cung cấp những ước định<br />
chính xác nhất về chứng khoán và các nhà phát hành này. Thêm vào<br />
đó, không hề đáng ngạc nhiên khi các tổ chức với các tiêu chuẩn lỏng<br />
lẻo nhất lại gặt hái nhiều hợp đồng nhất từ khách hàng mới, điều này<br />
cho họ động lực tài chính để đánh giá chứng khoán một cách chủ<br />
động. Nghiêm trọng hơn, các tổ chức đánh giá này lại bán các dịch vụ<br />
tư vấn cho những công ty sở hữu số chứng khoán mà họ đang đánh<br />
giá.<br />
Có vẻ rất rõ ràng rằng nếu các tổ chức đánh giá có động cơ để cố<br />
gắng làm vui lòng những công ty mà họ đang đánh giá thì những<br />
đánh giá độc lập và công bằng sẽ hoàn toàn không có khả năng xảy ra.<br />
Thế nhưng không phải ai cũng tin vào lập luận hiển nhiên này. Những<br />
người bênh vực các tổ chức đánh giá tranh luận rằng nhận thức của<br />
các tổ chức này về tầm quan trọng của việc giữ vững tính liêm chính<br />
sẽ giúp họ tránh được khả năng đưa ra những đánh giá thiên lệch.<br />
Niềm tin này tuy đáng ngưỡng mộ nhưng lại quá lạc quan. Tệ hơn là,<br />
nó khiến cho xã hội không nhìn thấy được lối hành xử thiếu đạo đức<br />
của các bên liên quan. Giống như chính phủ liên bang đã thất bại<br />
trong việc xác định sự mâu thuẫn cố hữu về lợi ích trong ngành công<br />
nghiệp kiểm toán vào thời kỳ tiền Enron, các nhà lãnh đạo của chúng<br />
ta cũng thất bại trong việc thay đổi ngành công nghiệp đánh giá tín<br />
dụng, thứ rất có khả năng đang đâm đầu vào một thảm họa. Trong cả<br />
hai trường hợp, người ta đều mù mờ trước hành vi vô đạo đức của<br />
những người khác.<br />
Có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta không chú ý đến hành vi<br />
thiếu đạo đức của người khác. Trước hết, chúng ta bận rộn chú tâm<br />
vào những việc khác. Như sẽ bàn đến trong chương 6, chúng ta tập<br />
trung vào các mục tiêu mang lại lợi ích cho mình và thường xuyên bỏ<br />
qua những mục tiêu không có lợi khác. Chúng ta thường không được<br />
hưởng lợi gì khi chú ý đến lối cư xử vô đạo đức của người khác. Hơn<br />
nữa, con người có một khả năng đặc biệt là lướt qua những sự thật<br />
hiển nhiên. Trong một nghiên cứu, nhà tâm lý học Ulric Neisser yêu<br />
cầu các sinh viên hệ cử nhân của ông tại trường Cornell xem một<br />
đoạn video ghép chồng hình ảnh của hai bộ ba sinh viên đang chuyền<br />
bóng. Một bộ ba mặc áo trắng và bộ ba còn lại mặc áo đen. Nhóm sinh<br />
viên được hướng dẫn để đếm số lần chuyền bóng giữa bộ ba áo trắng.<br />
Đoạn video chồng hình đã khiến nhiệm vụ này tương đối phức tạp.<br />
<br />
Trước khi đọc tiếp, bạn cứ tự nhiên xem đoạn phim và thử đếm xem<br />
có chính xác bao nhiêu đường chuyền bóng giữa các cầu thủ áo trắng<br />
tại www.blindspots- ethics.com/neisser.<br />
Bạn cũng có thể đoán ra rằng đây là một trò có thủ thuật. Khi<br />
đang tập trung để đếm số đường chuyền thì bạn – cũng như đa số<br />
mọi người thử thực hiện yêu cầu này – chắc hẳn đã không nhìn thấy<br />
một phụ nữ mang ô đi qua sân bóng một cách rõ ràng và bất ngờ.<br />
(Nếu bạn không tin rằng có người phụ nữ đó, hãy xem lại đoạn phim<br />
đi.) Chỉ có một trong số năm sinh viên Cornell của Neisser phát hiện<br />
ra người phụ nữ này. Khi đoạn phim được chiếu trong phòng học của<br />
sinh viên lớp MBA và quản lý cấp cao của chúng tôi, tỉ lệ người phát<br />
hiện ra người phụ nữ còn thấp hơn một phần năm rất nhiều, cũng<br />
như chúng ta đã không chú ý đến cô ấy khi lần đầu tiên xem đoạn<br />
video này. Đó là bởi vì phải tập trung cao độ vào nhiệm vụ được giao trong trường hợp này là đếm số lần chuyền bóng – con người sẽ bỏ<br />
qua phần thông tin vô cùng rõ ràng trong thế giới thị giác của mình.<br />
Đoạn phim của Neisser là bằng chứng cho thấy khi tập trung vào<br />
một việc nào đó, chúng ta có thể trở nên mù mờ với những thông tin<br />
khác đang tồn tại một cách rõ ràng ở xung quanh mình. Vượt qua<br />
những bận rộn và xao nhãng bình thường, nhìn dưới lăng kính của<br />
đạo đức ứng xử, chương này chỉ ra hàng loạt lý do khiến chúng ta bỏ<br />
qua những hành vi vô đạo đức của người khác. Tại sao chúng ta lại<br />
nhìn đi chỗ khác trong khi rõ ràng là có ai đó đang hành xử sai lầm?<br />
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc thảo luận về vai trò của sự mù mờ có<br />
động cơ hay là xu hướng bỏ qua sai lầm của người khác khi việc phát<br />
hiện ra nó không mang lại lợi ích gì. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu<br />
sự mù mờ gián tiếp hoặc là xu hướng không chú ý đến những hành<br />
động vô đạo đức khi chúng được thực hiện thông qua hành động của<br />
người khác. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét những tình huống nguy hiểm<br />
khi chú ý đến hành vi thiếu đạo đức của những người xung quanh.<br />
Cuối cùng, chúng ta sẽ đánh giá xem xu hướng coi trọng kết quả hơn<br />
quá trình có tác động như thế nào đến nhận định của con người về<br />
đạo đức của người khác.<br />
Sự mù quáng có động cơ<br />
Bộ phim The Reader gây nhiều tranh cãi năm 2008 được dựng<br />
dựa trên một tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Đức Bern- hard<br />
Schlink, trong phim, CỰU NHÂN VIÊN lính Đức quốc xã Hanna<br />
<br />
Schmi phải đối mặt với án phạt tại phiên tòa tội ác chiến tranh vì đã<br />
tham gia vào một sự kiện khủng khiếp trong Thế chiến thứ hai. Schmi<br />
và năm nữ lính gác SS khác đã cai quản hàng trăm tù nhân tham gia<br />
một cuộc hành binh tử thần năm 1944. Đêm đó, các tù binh hạ trại<br />
lưu trú tại một nhà thờ và lính gác đã khóa cửa nhốt họ trong đó. Nhà<br />
thờ bị đánh bom và bốc cháy nhưng không có lính gác nào mở cửa<br />
khiến cho ba trăm tù nhân bị chết cháy bên trong nhà thờ.<br />
Hanna không chỉ không cứu được ba trăm tù nhân mà cô còn<br />
khai rằng, trong suốt cuộc chiến, cô đã nhận lệnh và hàng tháng đều<br />
chọn ra mười người tù để đưa đến buồng hơi ngạt của Aus- chwi . Tại<br />
phiên toàn, khi được hỏi về việc không mở cửa nhà thờ, Hanna (do<br />
nữ diễn viên Kate Winslet thủ vai) nhìn thẩm phán một cách ngờ vực,<br />
“Đương nhiên,” cô đáp một cách thản nhiên, “lý do rất rõ ràng là:<br />
chúng tôi không thể làm thế. Chúng tôi là cai ngục. Công việc của<br />
chúng tôi là canh giữ tù nhân.” Hanna giải thích rằng nếu lính gác thả<br />
các tù nhân trong vụ cháy nhà thờ thì họ sẽ không thể khống chế<br />
được đám đông đó. Trong lúc hỗn loạn, các tù nhân có thể sẽ trốn<br />
thoát và Hanna sẽ không thể hoàn thành công việc của cô được. Nhấn<br />
mạnh thêm lý do tại sao cô không phóng thích tù nhân, Hanna hét<br />
lên: “Chúng tôi phải chịu trách nhiệm về họ!” Vô cùng hoang mang,<br />
cô đã hỏi vị thẩm phán: “Nếu là ngài, ngài sẽ làm thế nào?”<br />
Chúng tôi không có hứng thú bào chữa cho hành động của nhân<br />
vật hư cấu này, tuy nhiên, hình ảnh của Hanna trong The Reader và<br />
sự sửng sốt của một số nhóm người Do Thái chỉ trích câu chuyện này<br />
cho thấy rằng nhân vật đã gây ra những hành động khủng khiếp mà<br />
không nhận ra giá trị đạo đức bên trong chúng. Cô không được đi<br />
học, nghe theo mệnh lệnh của cấp trên mà trưởng thành, đảm nhận<br />
một vị trí trong SS để kiếm sống và đơn giản là cô không hiểu rằng cô<br />
có thể lựa chọn để phóng thích những tù nhân mắc kẹt trong đám<br />
cháy nhà thờ. Trong The Reader, Hanna chấp nhận số mệnh của<br />
mình (nhà tù) nhưng đa phần trong cuộc đời của mình, cô không<br />
nhìn nhận rằng hành động của cô là thiếu đạo đức.<br />
Hành vi của Hanna và sự phủ nhận hành động sai trái của cô là<br />
một trường hợp cực đoan và hư cấu. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sự<br />
thiếu nhận thức của Hanna cũng giống với những người vì lợi ích của<br />
tổ chức hay của quốc gia của họ mà làm ra điều sai trái. Lối ứng xử<br />
này phù hợp với việc ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng<br />
rất nhiều người đang gây ra những thiệt hại nặng nề mà họ không hề<br />
<br />
nhận ra điều đó. Trong một nghiên cứu năm 2009 diễn ra với 2.800<br />
nhân viên, 49% thừa nhận họ đã chứng kiến vài kiểu hành vi sai trái<br />
trong công việc vào năm trước mặc dù các công ty đang ra sức để<br />
nâng cao đạo đức cho nhân viên của mình. Không may là hành vi sai<br />
trái không phải là một trào lưu mới: Những vụ tai tiếng về đạo đức tại<br />
Arthur Andersen, Enron, Health-South, Tyco và WorldCom đều là<br />
bước tiếp nối của những vụ tai tiếng đạo đức trước đó của General<br />
Electric, Investors Overseas Services, Lincoln Savings & Loan, Sear và<br />
Shoney’s.<br />
Xuyên suốt quyển sách này, chúng tôi đã ghi lại một phát hiện<br />
quan trọng về đạo đức ứng xử: khi người ta có mối tư lợi trong một<br />
tình huống nào đó thì họ khó có thể tiếp cận tình huống đó một cách<br />
không thiên vị, ngay cả khi họ cho rằng bản thân họ là trung thực.<br />
Chúng tôi cho rằng sự thiên lệch này có tác động đến quan sát của<br />
những người khác: đó là, nếu bạn có động cơ để làm ngơ trước hành<br />
vi thiếu đạo đức của ai đó thì bạn sẽ không nhận thấy nó. Cụm từ sự<br />
mù quáng có động cơ mô tả sự thất bại thường thấy của con người<br />
trong việc nhận thấy hành vi thiếu đạo đức của người khác khi biết<br />
rằng chính việc nhận thấy đó sẽ gây hại cho người quan sát. Khi bên A<br />
được khuyến khích để nhìn nhận bên B bằng cái nhìn tích cực phiến<br />
diện của mình,thì bên A sẽ khó đánh giá chính xác tính đạo đức trong<br />
hành vi của bên B. Trong những vụ tai tiếng đình đám nhất của thập<br />
niên này, rất nhiều người – bao gồm những thành viên của hội đồng<br />
lãnh đạo, các công ty kiểm toán, các tổ chức thẩm định và nhiều<br />
người nữa – đã tiếp cận được nguồn thông tin cần thiết và lẽ ra họ<br />
phải nhìn thấy và phản ứng lại với hành vi thiếu đạo đức của những<br />
người khác. Thế nhưng họ đã không làm vậy, một phần là vì xu<br />
hướng của tâm lý không chú ý đến thông tin xấu mà họ vốn dĩ không<br />
muốn nhìn thấy.<br />
Một khía cạnh đáng chú ý của câu chuyện về các tổ chức đánh giá<br />
tín dụng là sự tương đồng của nó với câu chuyện của các công ty kiểm<br />
toán xảy ra vào khoảng bảy năm trước. Vụ tai tiếng um sùm nhất<br />
trong giai đoạn đầu thiên niên kỷ mới chính là sự sụp đổ của Enron,<br />
một thất bại kinh doanh nổi tiếng trong thời đại của chúng ta. Tại sao<br />
Auther Andersen, công ty kiểm toán của công ty Enron lại đứng ra<br />
bảo đảm cho tình trạng tài chính của Enron trong khi chính công ty<br />
đó đang che đậy khoản nợ hàng tỉ đô-la từ các cổ đông? Rất đơn giản,<br />
Auther Andersen có lý do để bị tác động bởi sự mù quáng có động cơ.<br />
Năm 2001, Arthur Andersen kiếm được hàng triệu đô-la từ Enron và<br />
<br />
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn