intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Diễn biến một số kim loại nặng trong một số vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa và đề xuất ngăn ngừa ô nhiễm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Diễn biến một số kim loại nặng trong một số vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa và đề xuất ngăn ngừa ô nhiễm được thực hiện với mục tiêu đánh giá diễn biến môi trường đất thông qua các kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd) trong đất vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa, phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất của vùng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Diễn biến một số kim loại nặng trong một số vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa và đề xuất ngăn ngừa ô nhiễm

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V Doi: 10.15625/vap.2022.0180 DIỄN BIẾN MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG MỘT SỐ VÙNG ĐẤT VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA VÀ ĐỀ XUẤT NGĂN NGỪA Ô NHIỄM Lê Sỹ Chung1,2 *, Nguyễn Quốc Việt1, Lê Sỹ Chính3, 0F Phạm Anh Hùng1, Nguyễn Mạnh Khải1 1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội 2 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, 17 Hạc Thành, Thanh Hóa 3 Trường Đại học Hồng Đức, 565 Quang Trung, Thanh Hóa TÓM TẮT Vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa có diện tích 1.229,05 km2, chiếm 11,05 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp, đây là vùng phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp, dịch vụ vận tải sông biển và khu đô thị, du lịch. Kết quả đánh giá diễn biến các hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Zn và Cd) giai đoạn 2015-2019 cho thấy đã có xu hướng gia tăng về hàm lượng kim loại nặng trong đất. Đặc biệt, vào các năm 2018 và 2019 có 6 trong số 12 vị trí quan trắc có hàm lượng Pb trong đất vượt QCVN cho mục đích nông nghiệp và dân sinh từ 1,01 - 1,71 lần. Trong đó, có 2 điểm quan trắc trong năm 2018 và 2019 hàm lượng Pb cũng vượt QCVN cho mục đích lâm nghiệp (100 mg/kg) từ 1,1 - 1,2 lần. Sự gia tăng và tích lũy kim loại nặng (Cu, Pb, Zn và Cd) trong khu vực yêu cầu đặt ra các giải pháp quản lý, xử lý và giám sát tại các nguồn phát sinh chất thải như tại khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp-làng nghề, khu đô thị, dịch vụ du lịch. Từ khóa: Môi trường đất, hiện trạng môi trường, vùng ven biển, tỉnh Thanh Hóa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa có diện tích 1.229,05 km2 (6 huyện, thành phố, thị xã), chiếm 11,05 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh [1], đây là vùng có nhiều khả năng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó, đây là vùng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - làng nghề; dịch vụ vận tải sông biển và khu đô thị, dịch vụ du lịch. Nổi bật là khu công nghiệp động lực Nghi Sơn với cảng biển nước sâu và công nghiệp lọc hoá dầu, khu đô thị, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tại thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến,... Các kim loại nặng trong đất ngoài nguồn từ quá trình phong hoá đá, có nhiều nguồn từ các hoạt động của con người đưa kim loại vào đất. Bao gồm hoạt động khai khoáng và luyện kim (Quá trình khai thác và rác thải là nguồn phát thải ra As, Cd, Hg, Pb; quá trình tinh chế, luyện kim phát thải ra As, Cd, Hg, Pb, Sb, Se; ngành công nghiệp sắt, thép phát thải ra Cu, Ni, Pb). Các hoạt động sản xuất công nghiệp với một số ngành và các nguyên tố chính như nhựa (phát sinh Co, Cr, Cd, Hg), dệt (phát sinh Zn, Al, Z, Ti, Sn), điện tử (phát sinh Cu, Ni, Cd, Zn, Sb), chế biến gỗ (Cu, Cr, As), tinh chế (Pb, Ni, Cr). Hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm phân bón hóa học (phát sinh As, Cd, Mn, U, V và Zn trong phân phosphat ), phân xanh (phát sinh As và Cu trong phân của lợn và gia cầm, Mn và Zn trong phân xanh sử dụng của các trang trại), vôi (As, Pb), thuốc bảo vệ thực * Tác giả liên hệ: lesychung_sdh@hus.edu.vn 262
  2. Diễn biến một số kim loại nặng trong một số vùng đất ven biển tỉnh thanh hóa và đề xuất… vật (Cu, Mn, và Zn trong thuốc diệt nấm, As, Pb sử dụng cho cây ăn quả). Nguồn lắng đọng từ khí quyển bao gồm nhiều nguồn khác nhau phát thải ra và lơ lửng trong không khí với một số nguồn như hoạt động đô thị (Cd, Cu, Pb, Sn, Hg, V), luyện kim (As, Cd, Cr, Cu, Mn, Ni, Pb, Sb, Tl, Zn), khí thải từ động cơ xe (Mo, Pb (với Br và Cl), V), đốt nhiên liệu hoá thạch (As, Pb, Sb, Se, U, V, Zn, Cd) [2]. Trong những năm gần đây, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đó đã có những tác động đến môi trường đất của vùng đặc biệt là khu vực xung quanh Khu kinh tế Nghi Sơn, các khu vực cụm công nghiệp - làng nghề, nhà máy, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,… đã có xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá diễn biến môi trường đất thông qua các kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd) trong đất vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa, phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất của vùng. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Tài nguyên đất vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa bao gồm các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Tp. Sầm Sơn, huyện Quảng Xương và thị xã Nghi Sơn và các hoạt động phát triển kinh tế bao gồm các hoạt động công nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp và thương mại, dịch vụ. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, kế thừa và tổng hợp số liệu: Thu thập số liệu quan trắc môi trường đất 5 năm (2015-2019) [3, 4] và bản đồ hiện trạng sử dụng đất [1]. + Số điểm khảo sát là 12 điểm, thời gian đánh giá là 2015-2019, vị trí lấy mẫu và hiện trạng sử dụng đất tại vị trí lấy mẫu được thể hiện ở Bảng 1 và Hình 1. Tiêu chí lựa chọn các điểm mẫu này là nằm trong các huyện, thành phố, thị xã ven biển của tỉnh Thanh Hóa, gần các khu vực có các hoạt động công nghiệp, khai khoáng, du lịch, dịch vụ nên môi trường đất có nguy cơ ô nhiễm tổng hợp. Bảng 1. Hiện trạng, vị trí của 12 điểm lấy mẫu đất vùng nghiên cứu Ký Tọa độ (m) STT Hiện trạng/địa điểm hiệu X Y 1 Đất chuyên lúa, xã Tân Trường, tx Nghi Sơn Đ5 2.142.915 569.686 2 Đất chuyên lúa, xã Nga Mỹ, Nga Sơn Đ13 2.211.914 600.421 3 Đất chuyên lúa, xã Phú Lộc, Hậu Lộc Đ14 2.203.275 596.415 4 Đất chuyên lúa, xã Minh Lộc, Hậu Lộc Đ15 2.204.426 598.280 5 Đất chuyên lúa, xã Hoằng Hải, Hoàng Hóa Đ16 2.196.353 596.893 6 Đất trồng cây hàng năm - xã Quảng Lưu - Quảng Xương Đ17 2.177.246 587.047 7 Đất chuyên lúa, P. Quảng Tiến, Tp. Sầm Sơn Đ18 2.177.089 586.365 8 Đất chuyên lúa, P. Hải Hòa, tx Nghi Sơn Đ19 2.185.761 593.967 9 Đất chuyên lúa, xã Tùng Lâm, tx Nghi Sơn Đ20 2.142.728 575.951 10 Đất trồng cói, xã Nga Thái, Nga Sơn Đ21 2.151.185 584.030 11 Đất trồng cây hàng năm, P. Hải Lĩnh, tx Nghi Sơn. Đ22 2.212.269 581.037 Đất trồng cây hàng năm, xã Hải Thượng, Khu kinh tế Nghi Sơn 12 Đ30 2.138.655 583.582 (Gang thép Nghi Sơn). 263
  3. Lê Sỹ Chung, Nguyễn Quốc Việt, Lê Sỹ Chính, Phạm Anh Hùng, Nguyễn Mạnh Khải Hình 1. Bản đồ vị trí khảo sát mẫu đất và hiện trạng sử dụng đất vùng nghiên cứu + Mẫu đất lấy ở độ sâu 0 - 25 cm, lấy 3 mẫu đơn tại thửa ruộng (theo đường chéo, hình vuông, ziczac), các mẫu đơn được trộn đều với nhau và lấy mẫu hỗn hợp có khối lượng 1 kg. Mẫu đất được lấy và bảo quản theo TCVN 7538-2:2005 [5]. 264
  4. Diễn biến một số kim loại nặng trong một số vùng đất ven biển tỉnh thanh hóa và đề xuất… + Phương pháp phần tích hàm lượng các kim loại nặng (Cu, Pb, Zn và Cd) theo TCVN 8246:2009 [6]. - Phương pháp sử dụng phần mềm hệ thống thông tin địa lý: Sử dụng phần mềm MapInfor 15.0 để lập bản đồ vị trí các mẫu quan trắc và các đối tượng liên quan. - Phương pháp so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn: Các hàm lượng môi trường đất được so sánh với QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất [7] với các hàm lượng tối đa cho phép của các kim loại nặng được trình bày ở Bảng 2. Bảng 2. Giới hạn tối đa hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong tầng đất mặt. Đơn vị tính: mg/kg đất khô Đất nông Đất lâm Đất dân Đất công Đất thương TT Thông số nghiệp nghiệp sinh nghiệp mại, dịch vụ 1 Cadimi (Cd) 1,5 3 2 10 5 2 Chì (Pb) 70 100 70 300 200 3 Đồng (Cu) 100 150 100 300 200 4 Kẽm (Zn) 200 200 200 300 300 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá diễn biến môi trường đất vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa 3.1.1. Hàm lượng Cu trong đất Kết quả phân tích hàm lượng Cu trong đất biểu diễn tại Hình 2 cho thấy hàm lượng Cu trong đất giai đoạn 2015-2019 đều chưa vượt quá QCVN 03-MT:2015/BTNMT cho mục đích nông-lâm nghiệp, dân sinh, công nghiệp và thương mại dịch vụ (100 mg/kg và 150 mg/kg). Hàm lượng Cu trong đất giai đoạn này dao động từ 1,65 đến 78,23 mg/kg, hầu hết các điểm quan trắc đều có xu hướng gia tăng hàm lượng Cu theo thời gian quan trắc, ngoại trừ các điểm Đ18 và Đ21 cho thấy năm 2017 có hàm lượng Cu trong đất tương ứng là 26,54 và 78,23 mg/kg, cao hơn so với năm 2018 và 2019. Hình 2. Diễn biến hàm lượng Cu giai đoạn 2015 - 2019 của 12 mẫu đất ven biển tỉnh Thanh Hóa 265
  5. Lê Sỹ Chung, Nguyễn Quốc Việt, Lê Sỹ Chính, Phạm Anh Hùng, Nguyễn Mạnh Khải 3.1.2. Hàm lượng Pb Kết quả phân tích hàm lượng Pb trong 12 mẫu đất quan trắc ở khu vực ven biển tỉnh Thanh Hóa được thể hiện ở Hình 3 cho thấy, hàm lượng Pb dao động từ 4,31 đến 120,20 mg/kg. Các năm 2015, 2016 và 2017 hàm lượng Pb trong đất tại tất cả các vị trí quan trắc đều thấp hơn và nằm trong giới hạn cho phép khi so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất đối với mục đích sử dụng cho thương mại dịch vụ (200 mg/kg) và mục đích công nghiệp (300 mg/kg). Tuy nhiên, vào năm 2018 và 2019 có 6 vị trí quan trắc (Đ16, Đ17, Đ18, Đ19, Đ20 và Đ21) có hàm lượng Pb trong đất dao động từ 70,87 đến 120,20 mg/kg vượt QCVN cho mục đích nông nghiệp và dân sinh (70 mg/kg) từ 1,01 - 1,71 lần. Tại các điểm quan trắc Đ18 và Đ19 trong năm 2018 và 2019 hàm lượng Pb dao động từ 110,10 đến 120,2 mg/kg, vượt QCVN cho mục đích lâm nghiệp (100 mg/kg) từ 1,1 - 1,2 lần. Hàm lượng Pb tại các điểm khảo sát đều có xu hướng tăng dần theo thời gian khảo sát. Hình 3. Diễn biến hàm lượng Pb giai đoạn 2015 - 2019 của 12 mẫu đất vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa 3.1.3. Hàm lượng Zn Kết quả phân tích hàm lượng Zn trong 12 mẫu đất thu từ vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa từ năm 2015 - 2019 được thể hiện tại Hình 4. Hình 4. Diễn biến hàm lượng Zn giai đoạn 2015 - 2019 của 12 mẫu đất ven biển tỉnh Thanh Hóa 266
  6. Diễn biến một số kim loại nặng trong một số vùng đất ven biển tỉnh thanh hóa và đề xuất… Hàm lượng Zn trong đất xuất hiện tại tất cả các vị trí quan trắc, tuy nhiên hàm lượng Zn trong đất dao động từ 12,33 đến 125,00 mg/kg, hàm lượng kẽm ở các điểm đều thấp hơn và nằm trong giới hạn cho phép khi so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất cho các mục đích sử dụng nông nghiệp, lâm nghiệp, dân sinh và thương mại dịch vụ, công nghiệp (200 và 300 mg/kg). Hàm lượng Zn trong đất có xu hướng tăng dần theo thời gian khảo sát. 3.1.4. Hàm lượng Cd Kết quả phân tích hàm lượng Cd trong 12 mẫu đất vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa từ năm 2015 - 2019 được trình bày ở trong Hình 5. Hình 5. Diễn biến hàm lượng Cd giai đoạn 2016 - 2019 của 12 mẫu đất ven biển tỉnh Thanh Hóa Hàm lượng Cd trong đất xuất hiện tại tất cả các vị trí quan trắc ở vùng nghiên cứu, dao động từ 0,09 đến 0,84 mg/kg, tại tất cả các điểm hàm lượng Cd trong đất đều thấp hơn và nằm trong giới hạn cho phép khi so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất (1,5 và 2 mg/kg). Hàm lượng Cd trong đất các năm gần đây (2017 - 2019) có xu hướng tăng dần theo thời gian khảo sát. 3.1.5. Đánh giá chung về diễn biến môi trường đất Đánh giá diễn biến giai đoạn 2015-2019 các hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Zn và Cd) ở trên cho thấy, có xu hướng gia tăng về hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Zn và Cd) trong môi trường đất tại 12 điểm khảo sát, thậm chí hàm lượng Pb đã vượt quá quy chuẩn cho phép cho mục đích nông nghiệp và dân sinh từ 1,01 - 1,71 lần tại 6 trên 12 điểm quan trắc và có 2 trên 12 điểm vượt QCVN cho mục đích lâm nghiệp 1,1 - 1,2 lần. Hàm lượng các kim loại nặng (Cu, Pb, Zn và Cd) tại các điểm khảo sát đều có xu hướng tăng dần theo thời gian khảo sát. Về nguyên nhân có thể xác định một số nguyên nhân chính như sau: - Sự phát triển mạnh mẽ các hoạt động công nghiệp, đặc biệt là việc hình thành các khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp - làng nghề tập trung ở các vùng dễ bị tổn thương như vùng ven biển. Bên cạnh việc góp phần tăng trưởng kinh tế- xã hội cho vùng thì cũng đang tiềm ẩn những nguy cơ không nhỏ về sự cố môi trường do các sự cố môi trường và công tác quản lý và xả thải chất thải của các đối tượng này không được thực hiện nghiêm túc [3]. 267
  7. Lê Sỹ Chung, Nguyễn Quốc Việt, Lê Sỹ Chính, Phạm Anh Hùng, Nguyễn Mạnh Khải - Hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn còn sử dụng nhiều phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng quy trình đang diễn ra tràn lan và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Trong 5 năm gần đây mức sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh còn cao, lượng bao bì phân bón phát sinh khoảng trên 600 tấn/năm, lượng bao bì thuốc BVTV phát sinh khoảng 876 - 935 tấn/năm [3]. Trong các vỏ chai lọ, bao bì còn thừa lại một lượng đáng kể thuốc BVTV, phân bón hóa học. Đây là nguồn có khả năng lây lan ô nhiễm cho các nguồn nước, môi trường đất các vùng lân cận nếu không được thu gom và xử lý đúng quy định. - Do sự tăng nhanh về dân số, đô thị hóa và tăng trưởng về ngành du lịch và dịch vụ nên lượng rác thải sinh hoạt phát sinh lớn, việc thu gom xử lý chưa đáp ứng nhu cầu hiện tại, lượng rác thu gom ở các đô thị chỉ ước đạt 87,5 % [3] trong khi số còn lại không được thu gom được xả xuống ao, hồ, kênh, rạch đã gây ô nhiễm môi trường đất và nước ở các khu vực xung quanh. 3.2. Đề xuất một số biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm kim loại nặng bảo vệ môi trường đất - Quản lý và kiểm soát hiệu quả các nguồn thải trọng điểm tại Khu kinh tế Nghi Sơn, khu đô thị, du lịch Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến,...và cần rà soát hiện trạng môi trường và công tác xử lý môi trường ở KCN, cụm công nghiệp, các làng nghề trên địa bàn vùng nghiên cứu và phân loại mức độ ô nhiễm. Đối với cụm công nghiệp, làng nghề không đáp ứng yêu cầu quy chuẩn về bảo vệ môi trường cần phải bắt buộc khắc phục, cải tạo, nâng cấp các công trình bảo vệ môi trường. Trong một số trường hợp, cần có lộ trình đóng cửa nếu không có khả năng khắc phục và cải tạo. Tuyệt đối không cho phép các dự án đầu tư vào khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp mà chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Nhà nước. Kiểm tra, rà soát và lập danh mục về việc xử lý triệt để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. - Do tác động của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng và tác động của biến đổi khí hậu nên việc lựa chọn tính đại diện của mẫu quan trắc cần phải được nghiên cứu quy hoạch điều chỉnh, bổ sung vị trí các điểm quan trắc môi trường đất để đảm bảo tính khoa học và đại diện cho khu vực. Mạng lưới mẫu hiện nay còn thưa, chưa đại diện được cho các đô thị, khu, cụm công nghiệp mới phát triển như Tp. Sầm Sơn, tx. Nghi Sơn, đô thị, du lịch biển Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến,… - Xây dựng quy hoạch môi trường các vùng, khu vực, địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch, ưu tiên nghiên cứu các dự án du lịch văn hóa và sinh thái. Tổ chức nghiên cứu đánh giá môi trường các dự án phát triển du lịch và dịch vụ ở những vùng nhạy cảm, đặc biệt những vùng sinh thái dễ bị tổn thương và giới hạn về nguồn tài nguyên. Tăng cường quảng bá địa điểm du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Xây dựng các mô hình xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện thực tế của Thanh Hóa nhằm huy động sự tham gia và vốn đầu tư của các thành phần kinh tế cho hoạt động bảo vệ môi trường. 4. KẾT LUẬN Kết quả đánh giá diễn biến hàm lượng kim loại nặng trong đất (Cu, Pb, Zn và Cd) ở vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 cho thấy, tại địa bàn nghiên cứu có xu hướng gia tăng về hàm lượng kim loại nặng trong đất, thậm chí thông số Pb đã vượt quá quy chuẩn cho phép cho mục đích nông nghiệp và dân sinh từ 1,01 - 1,71 lần tại 6 trên 12 điểm quan trắc và có 2 trên 12 điểm vượt QCVN cho mục đích lâm nghiệp 1,1 - 1,2 lần. Nguyên nhân chính do sự gia tăng hoạt động phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ của vùng như việc hình thành khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp và các đô thị, du lịch dịch vụ trên địa bàn vùng nghiên cứu. 268
  8. Diễn biến một số kim loại nặng trong một số vùng đất ven biển tỉnh thanh hóa và đề xuất… Trên kết quả đánh giá diễn biến hiện trạng môi trường và phân tích nguyên nhân đã đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất, bảo vệ môi trường của vùng gồm như quản lý và kiểm soát hiệu quả các nguồn thải trọng điểm từ khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp - làng nghề, khu vực đô thị, dịch vụ du lịch. Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung vị trí các điểm quan trắc môi trường đất để đảm bảo tính khoa học và đại diện cho khu vực. Xây dựng quy hoạch môi trường các vùng, khu vực, địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch, ưu tiên nghiên cứu các dự án du lịch văn hóa, sinh thái. Xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện Thanh Hóa nhằm huy động sự tham gia và vốn đầu tư của các thành phần kinh tế cho hoạt động bảo vệ môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa (2020). Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa năm 2018, tỷ lệ 1/100,000, Thanh Hóa. 2. Salomon, W., U. Förstner, and P. M. (Eds.) (1995). Heavy Metals Problems and Solutions, Springer, Verlag Berlin Heidelberg. 3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa (2020). Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, Thanh Hóa. 4. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa (2015). Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015, Thanh Hóa. 5. Bộ Khoa học và Công nghệ (2005). TCVN 7538-2:2005 Chất lượng đất - Lấy mẫu - Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu, Hà Nội. 6. Bộ Khoa học và Công nghệ (2009). TCVN 8246:2009 Chất lượng đất - Xác định kim loại bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa, Hà Nội. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất, Hà Nội. 269
  9. Lê Sỹ Chung, Nguyễn Quốc Việt, Lê Sỹ Chính, Phạm Anh Hùng, Nguyễn Mạnh Khải ASSESSING HEAVY METAL CONTENT IN COASTAL SOIL AREA IN THANH HOA PROVINCE AND PROPOSING POLLUTION PREVENTING SOLUTIONS Le Sy Chung 1,2*, Nguyen Quoc Viet1, Le Sy Chinh3, Pham Anh Hung1, Nguyen Manh Khai1 1F 1 Faculty of Environmental Sciences, University of Science, Vietnam National University, Hanoi, 334 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi 2 Department of Science and Technology of Thanh Hoa Province, 17 Hac Thanh, Thanh Hoa 3 Hong Duc University, 565 Quang Trung, Thanh Hoa ABSTRACT The coastal area of Thanh Hoa province has an area of 1,229.05 km2, accounting for 11.05 % of the province's natural area. This area includes agricultural areas, industrial development areas, craft villages, river and sea transportation services, urban areas and tourism service areas. The results of the assessment of heavy metal elements (Cu, Pb, Zn and Cd) in the period 2015-2019 show that there has been an increasing trend in the content of heavy metals in the coastal area soil. In particular, in 2018 and 2019, there were 6 points out of 12 monitoring points where the Pb content in the soil exceeded the QCVN for agricultural and domestic purposes by 1.01 - 1.71 times. The Pb concentrations of 2 monitoring points in 2018 and 2019 also exceeded QCVN for forestry purposes by 1.1 - 1.2 times. The increase and accumulation of heavy metal content (Cu, Pb, Zn and Cd) in the coastal area of Thanh Hoa illustrate the need of management, treatment and monitoring solutions for heavy metal generation sources such as the economic zones, industrial areas, craft villages, urban areas and tourism services. Keywords: Soil environment, environmental status, coastal area, Thanh Hoa province. * Corresponding author, email address: lesychung_sdh@hus.edu.vn 270
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2