intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Diễn biến và mức độ gây hại của bệnh thán thư (Colletotrichum sp.) gây hại cà phê giống Catimor tại Sơn La, hiệu lực của một số thuốc trừ bệnh ngoài đồng ruộng

Chia sẻ: ViHana2711 ViHana2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

46
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở những vùng trồng cà phê tại Sơn La, bệnh thán thư (Colleltotrichum sp.) là một trong những bệnh chủ yếu gây hại. Nấm bệnh gây hại trên lá, cành, quả và là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng rụng quả trên cây cà phê. Trong năm 2016-2017, bệnh thường xuyên phát sinh gây hại trên cành và lá, chỉ số bệnh lá từ 1,63-3,96% và ít biến đổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Diễn biến và mức độ gây hại của bệnh thán thư (Colletotrichum sp.) gây hại cà phê giống Catimor tại Sơn La, hiệu lực của một số thuốc trừ bệnh ngoài đồng ruộng

TẠP CHÍ KHOA HỌC<br /> Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 14 (4/2019) tr.36-43<br /> <br /> DIỄN BIẾN VÀ MỨC ĐỘ GÂY HẠI CỦA BỆNH THÁN THƯ<br /> (Colletotrichum sp.) GÂY HẠI CÀ PHÊ GIỐNG CATIMOR TẠI SƠN LA,<br /> HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ BỆNH NGOÀI ĐỒNG RUỘNG<br /> <br /> Hoàng Văn Thảnh,1Lê Thị Thảo, 1Phạm Thị Mai<br /> 1<br /> 2<br /> Phạm Văn Thọ, 3Phạm Thị Thanh Hường<br /> 1 2<br /> Trường Đại học Tây Bắc, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La<br /> 3<br /> Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Thuận Châu<br /> <br /> <br /> Tóm tắt: Ở những vùng trồng cà phê tại Sơn La, bệnh thán thư (Colleltotrichum sp.) là một trong<br /> những bệnh chủ yếu gây hại. Nấm bệnh gây hại trên lá, cành, quả và là nguyên nhân chính gây ra hiện<br /> tượngrụng quả trên cây cà phê. Trong năm 2016-2017, bệnh thường xuyên phát sinh gây hại trên cành và lá,<br /> chỉ số bệnh lá từ 1,63-3,96% và ít biến đổi. Trên cành, chỉ số bệnh tăng dần từ tháng 4-8, đây là những tháng<br /> có nhiệt độ và ẩm độ phù hợp cho bệnh phát sinh gây hại. Cuối tháng 8 đầu tháng 9, chỉ số bệnh đạt cao nhất<br /> từ 16,67-17,78% và giảm rõ rệt từ cuối tháng 9 trở đi. Quả cà phê bị rụng do bệnh thán thư xuất hiện từ tuần<br /> thứ 6 sau khi hoa đợt cuối nở. Tỷ lệ quả bị rụng chiếm 48,34-52,83%, trong đó tỷ lệ quả rụng do bị bệnh từ<br /> 42,63-45,39%. Hiệu lực trừ bệnh thán thư trên cây cà phê của thuốc hóa học thuốc Anvil 5SC cao nhất đạt<br /> 77,78%, thuốc Antracol 70 WP cao nhất đạt 79,14 % ở 15 ngày sau phun, chế phẩm CFO cao nhất đạt 72,53%<br /> ở 12 ngày sau phun.<br /> <br /> Từ khóa: Bệnh thán thư, cây cà phê, Colletotrichum sp.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> <br /> Bệnh thán thư (sau đây gọi là bệnh) do nấm Colletotrichum gây ra, là bệnh quan trọng<br /> thứ hai sau bệnh gỉ sắt hại trên cây cà phê. Bệnh làm khô quả, khô cành, cháy lá, tàn lụi hoa và<br /> chết cây. Bệnh gây thành dịch trên cây cà phê ở Ấn Độ vào năm 1928, ở Kenya năm 1960 làm<br /> năng suấtgiảm đến 50%, một số đồn điền giảm đến 75%, chất lượng cũng bị ảnh hưởng làm<br /> nhiều hộ trồng cà phê đã phải chuyển đổi sang cây trồng khác [3]. Bệnh làm rụng 40,12-53,55%<br /> số quả tại vùng trồng cà phê phía Tây Bắc ở Cameroon [1]. Ở Kenya và một số quốc gia<br /> thuộc Đông Phi, bệnh là nguyên nhân gây giảm 50-80% năng suất [7]. Ở Việt Nam, bệnh thán<br /> thư hại cây cà phê đã được điều tra từ 1995-1997 và đã ghi nhận mức độ nhiễm bệnhnặng<br /> nhất là 51,4% trên cây cà phê chè và là nguyên nhân gây rụng quả trước khi chín.<br /> Tỷ lệ bệnh thán thư trên cây từ 4,6-20,4%, tỷ lệ quả bệnh rụng dưới đất là 6%, chưa kể<br /> đến quả rụng do sinh lí là 26%, tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh nặng 12%, bệnh đã làm giảm 7% sản<br /> lượng [6]. Tại Nghệ An, tỷ lệ nhiễm bệnh từ 4,8-26%, tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh nặng là 11% [3].<br /> Tại Đắk Lắk (Việt Nam), bệnh thán thư phát triển từ tháng 5, tăng nhanh từ tháng 6, đạt đỉnh<br /> cao ở tháng 10. Bệnh xâm nhiễm gây hại dần tăng lên khi ở giai đoạn phát triển quả cho tới<br /> khi quả chín.<br /> <br /> <br /> Ngày nhận bài: 24/7/2018. Ngày nhận đăng: 23/8/2018<br /> Liên lạc: Hoàng Văn Thảnh, e-mail: hoangthanhtbu@gmail.com<br /> 36<br /> Các thuốc hóa học có gốc Benzimidazoles, Triadimefon, Cyproconazole, Hexaconazole<br /> và Propiconazole, Trifoxystrobin, Pyraclostrobin và Azoxystrobin đang được sử dụng rộng rãi<br /> trong phòng trừ bệnh trên thế giới. Ở Sơn La, diện tích trồng cà phê có xu hướng tăng mạnh<br /> vào những năm gần đây với giống trồng chủ yếu là Catimor được đánh giá là mẫn cảm với<br /> bệnh thán thư (Colletotrichum sp.). Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Sơn La, một trong những<br /> đối tượng gây hại nghiêm trọng trên cây cà phê tại Sơn La là bệnh thán thư do một số loài của<br /> nấm Colletotrichum gây ra, hàng năm bệnh này làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng<br /> sản phẩm.<br /> <br /> Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu diễn biến, tác hại của bệnh thán thư<br /> trên giống cà phê Catimor tại Sơn La và hiệu lực một số thuốc phòng trừ bệnh nhằm góp phần<br /> cho biện pháp quản lý bệnh đạt hiệu quả.<br /> <br /> 2. Nội dung<br /> <br /> 2.1. Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> 2.1.1. Điều tra diễn biến bệnh thán thư hại cà phê<br /> <br /> Chọn vườn cây cà phê 7 năm tuổi, điều tra 3 vườn đại diện cho các vùng trồng cà phê ở<br /> Sơn La, diện tích 0,5-1 ha/vườn, cố định vườn điều tra. Mỗi vườn điều tra 10 điểm cố định,<br /> điểm điều tra cách bờ ít nhất là 2 hàng cây, mỗi điểm là 1 cây, mỗi cây điều tra 4 hướng, mỗi<br /> hướng điều tra 1 cành cố định ở tầng giữa tán cây, điều tra định kỳ 7 ngày/lần; đếm toàn bộ số<br /> lá, quả ở cành điều tra; tính tỷ lệ và chỉ số (%) trên cành, lá, quả bị bệnh; phân cấp bệnh theo<br /> thang cấp 9 (QCVN01-38:2010/BNNPTNT) [5]:<br /> <br /> Cấp bệnh Đặc điểm nhận biết<br /> 1 < 1% diện tích cành, lá, quả bị bệnh<br /> 3 1-5% diện tích cành, lá, quả bị bệnh<br /> 5 >5-25% diện tích cành, lá, quả bị bệnh<br /> 7 >25-50% diện tích cành, lá, quả bị bệnh<br /> 9 >50% diện tích cành, lá, quả bị bệnh<br /> <br /> 2.1.2. Điều tra tỷ lệ quả bị rụng<br /> <br /> Điều tra 3 vườn đại diện (0,5-1 ha), 10 điểm cố định/vườn theo đường chéo cách bờ 2<br /> hàng cây, điều tra 4 hướng × mỗi hướng 1 cành quả/1 cây/điểm, định kỳ 1 tuần/lần<br /> (QCVN01-38:2010/BNNPTNT). Điều tra lần đầu giai đoạn phát triển quả (6 tuần sau khi hoa<br /> đợt cuối nở), đếm toàn bộ số quả trên cành; đếm số quả khỏe, số quả bị bệnh, số quả bị bệnh<br /> mới ở mỗi lần điều tra và đeo một thẻ nhỏ cho mỗi quả để tránh nhầm lẫn khi đếm ở lần điều<br /> tra sau [1].<br /> <br /> * Chỉ số theo dõi (Bedimo et al., 2007):<br /> <br /> - Tỷ lệ số quả bị rụng:<br /> 37<br /> 1−( − − )<br /> (%) = × 100<br /> 1<br /> <br /> Trong đó:<br /> n = số lần điều tra.<br /> P(tot): Là % tổng số quả bị rụng.<br /> Btot: Là tổng số quả lần điều tra.<br /> Bdis: Số quả bị nhiễm mới.<br /> Bmk: Số quả bị nhiễm cũ.<br /> (Btotn - Bmkn - Bdisn) là số quả không bị nhiễm ở lần điều tra thứ n.<br /> - Công thức tính % số quả bị rụng bởi bệnh thán thư:<br /> <br /> ∑ Bdis<br /> (%) = × 100<br /> 1<br /> Btot1: Là tổng quả lần điều tra lần 1.<br /> <br /> Bdisn: Là số quả bị nhiễm mới.<br /> <br /> - Công thức tính % số quả bị rụng sinh lý:<br /> <br /> Phần trăm số quả bị rụng sinh lý = Ptot – Pdis<br /> <br /> 2.1.3. Đánh giá hiệu lực thuốc trừ bệnh ngoài đồng ruộng<br /> Bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu lực trừ bệnh của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối<br /> với bệnh thán thư hại quả trên vườn cà phê 6 năm tuổi, giống cà phê Catimor; địa điểm tại<br /> Chiềng Đen - Thành phố Sơn La, thời gian thí nghiệm từ ngày 5/7-5/8/2016; phun thuốc lần<br /> đầu sau khi hoa nở đợt cuối 9 tuần. Thí nghiệm được bố trí gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại<br /> theo kiểu khối ngẫu nhiên (RCB), 15 cây/lần nhắc lại; các công thức phun thuốc cách nhau<br /> một hàng cây, phun thuốc 2 lần cách nhau 5 ngày. Thuốc hóa học trừ nấm được dùng thí<br /> nghiệm: hoạt chất Propineb 70% (Antracol 70WP), thuốc do Công ty TNHH Bayer Việt Nam<br /> sản xuất, nồng độ dùng 0,1%, liều lượng 1,5 lít thuốc/ha; hoạt chất Hexaconazole 5g/L (Anvil<br /> 5SC), thuốc do Công ty TNHH Syngenta Việt Nam sản xuất, nồng độ dùng 0,25%, liều lượng<br /> 1,5 lít thuốc/ha; chế phẩm sinh học trừ nấm CFO, thành phần gồm cao nghệ và dầu nghệ theo<br /> tỷ lệ 1/1,3, phụ gia (Propanol, glycerol, ethanol, tween 60) và nước vừa đủ, được cung cấp bởi<br /> Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam, nồng độ dùng 0,3%, liều lượng 7,5 lít thuốc/ha.<br /> Chỉ tiêu theo dõi: tính hiệu lực của các thuốc sau phun thuốc lần hai ở 5, 7, 10, 12, 15,<br /> 20 ngày. Mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 cây cố định, mỗi cây điều tra bốn hướng, mỗi hướng<br /> điều tra 1 cành quả cố định. Đếm toàn bộ số quả trên cành bị bệnh và tính chỉ số bệnh, phân<br /> cấp bệnh theo thang cấp 9 (QCVN01-38:2010/BNNPTNT).<br /> ∑( × )<br /> ℎỉ ố ệ ℎ (%) = × 100<br /> ×<br /> <br /> 38<br /> Trong đó:<br /> ni: Là số quả bị bệnh tương ứng ở mỗi cấp bệnh.<br /> vi: Là số cấp tương ứng.<br /> N: Là tổng số quả điều tra.<br /> V: Là cấp bệnh cao nhất.<br /> - Công thức tính độ hữu hiệu của thuốc theo Henderson - Tilton.<br />  Ta  Cb <br /> ĐHH (%)=  1    100<br />  Tb  Ca <br /> Trong đó:<br /> Ta: Là chỉ số bệnh ở công thức xử lí thuốc sau khi thí nghiệm.<br /> Tb: Là chỉ số bệnh ở công thức xử lí thuốc trước khi thí nghiệm.<br /> Ca: Là chỉ số bệnh ở công thức đối chứng sau khi thí nghiệm.<br /> Cb: Là chỉ số bệnh ở công thức đối chứng trước khi thí nghiệm.<br /> <br /> 2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu<br /> <br /> Số liệu được được phân tích thống kê bằng sử dụng phần mềm MINITAB 16, Excel.<br /> Các số liệu % như tỷ lệ quả bị rụng, hiệu lực thuốc được chuyển sang arcsin trước khi phân<br /> tích thống kê [2].<br /> <br /> 2.2. Kết quả và thảo luận<br /> <br /> 2.2.1. Diễn biến bệnh thán thư (Colletotrichum sp.) hại cà phê chè Catimor tại Sơn La<br /> <br /> Để đánh giá diễn biến của bệnh thán thư, chúng tôi tiến hành điều tra trong năm<br /> 2016-2017 định kỳ trên vườn đại diện cho khu vực trồng cà phê tại Sơn La (Hình 1).<br /> <br /> <br /> 18.00 20.00<br /> Lá<br /> 18.00<br /> 16.00 Cành Lá<br /> Quả 16.00 Cành<br /> 14.00<br /> 14.00 Quả<br /> 12.00<br /> Chỉ số bệnh (%)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 12.00<br /> Chỉ số bệnh (%)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 10.00<br /> 10.00<br /> <br /> 8.00 8.00<br /> <br /> 6.00 6.00<br /> <br /> 4.00 4.00<br /> <br /> 2.00<br /> 2.00<br /> Thời gian<br /> Thời gian -<br /> 17/4<br /> 24/4<br /> 1/5<br /> 8/5<br /> 15/5<br /> 22/5<br /> 29/5<br /> 4/6<br /> 11/6<br /> 18/6<br /> 25/6<br /> 22/6<br /> 29/6<br /> 5/7<br /> 12/7<br /> 19/7<br /> 26/7<br /> 2/8<br /> 9/8<br /> 16/8<br /> 23/8<br /> 30/8<br /> 6/9<br /> 13/9<br /> 20/9<br /> <br /> 4/10<br /> 10/4<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 27/9<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 0.00<br /> 25/4<br /> 2/5<br /> 9/5<br /> 16/5<br /> 23/5<br /> 30/5<br /> 6/6<br /> 13/6<br /> 20/6<br /> 27/6<br /> 4/7<br /> 11/7<br /> 18/7<br /> 25/7<br /> 1/8<br /> 8/8<br /> 16/8<br /> 23/8<br /> 30/8<br /> 6/9<br /> 13/9<br /> 20/9<br /> 27/9<br /> 4/10<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Năm 2016 Năm 2017<br /> Hình 1. Diễn biến mức độ gây hại bệnh thán thư trên lá, cành, quả cà phê<br /> tại Sơn La (2016, 2017)<br /> <br /> 39<br /> - Trên lá, bệnh xuất hiện sớm ngay từ đầu mùa mưa (tháng 4) ở giai đoạn cây cà phê<br /> ra hoa và hình thành quả, tuy nhiên với tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh không cao. Trong giai đoạn<br /> này hầu như chưa thấy bệnh gây hại quả. Khoảng cuối tháng 6 đến trung tuần tháng 7, bệnh<br /> trên lá tăng lên cả về tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh, thời gian này sự sinh trưởng của cây cà phê là<br /> mạnh nhất trong năm, cành lá phát triển nhiều. Đây cũng là thời gian giữa mùa mưa tại Sơn<br /> La, lượng mưa lớn nhiệt độ trung bình khoảng 25-28oC, ẩm độ không khí trung bình 70-80%,<br /> là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh và gây hại.<br /> <br /> - Trên cành, qua điều tra cho thấy, bệnh thán thư thường xuyên xuất hiện trên cành.<br /> Giai đoạn cuối mùa khô đầu mùa mưa ở Sơn La, bệnh phát sinh gây hại mức độ thấp, sau đó<br /> tăng dần và đỉnh cao vào khoảng giữa cuối tháng 8, chỉ số bệnh đạt 16,67% (2016) và 17,78%<br /> (2017). Từ cuối tháng 9 đến tháng 10, mức độ gây hại của bệnh giảm dần. Trong điều kiện<br /> môi trường bất lợi suốt mùa khô, ở cuống hoa, vỏ cây và quả đã bị chết khô được xem là<br /> nguồn bệnh sơ cấp chính của bệnh. Gặp điều kiện thuận lợi bệnh xâm nhiễm vào cành, lá sau<br /> đó trên quả.<br /> <br /> - Trên quả, bệnh xuất hiện muộn hơn so với trên lá, giai đoạn sau khi cây ra hoa đợt cuối<br /> khoảng 6-7 tuần, mới ghi nhận được sự phát sinh và gây hại của bệnh. Ở cuối tháng 8 đầu tháng<br /> 9 khi quả cà phê bắt đầu vào chín, mức độ gây hại của bệnh tăng rõ rệt. Đây là giai đoạn cây cà<br /> phê chuyển giai đoạn tập trung chất dinh dưỡng tích lũy nuôi quả và chuyển hóa các chất để tạo<br /> quả chín. Trong giai đoạn này, có nhiều trận mưa liên tục trong các ngày, nhiệt độ trung bình<br /> 24-25oC, ẩm độ trung bình trên 80% đây là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh gây hại.<br /> <br /> Theo Phuong et al (2010) nghiên cứu tại Lâm Đồng, tỷ lệ bệnh thán thư hại cà phê chè<br /> trên quả trung bình 10,7%, trên lá 1,8% tương tự so với Sơn La; trên cành 35,8% cao hơn so<br /> với ở Sơn La.<br /> <br /> 2.2.2. Tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh thán thư (Colletotrichum sp.) gây ra tại Sơn La<br /> <br /> Tại Sơn La, cây cà phê thường có 4 đợt hoa chính trong một năm. Tùy điều kiện thời<br /> tiết, tiểu vùng sinh thái khác nhau và điều kiện canh tác khác nhau, thời gian ra các đợt hoa<br /> khác nhau. Qua theo dõi các năm 2016-2017 tại các vùng trồng cà phê chính ở Sơn La, đợt<br /> hoa thứ nhất vào khoảng cuối tháng 2, đợt thứ hai vào khoảng giữa tháng 3, đợt thứ ba<br /> khoảng cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, đợt thứ tư vào khoảng cuối tháng 4. Để tiến hành theo<br /> dõi tỷ lệ quả rụng do bệnh gây ra, các vườn được tiến hành điều tra từ tuần thứ 6 sau khi đợt<br /> hoa thứ 4 nở rộ (Hình 2).<br /> <br /> Từ tuần thứ 7 sau khi hoa đợt cuối nở, đã ghi nhận quả cà phê bị rụng do bệnh gây ra<br /> nhưng với tỷ lệ thấp từ 3,32-4,12%. Sau đó, tỷ lệ quả bị rụng tăng dần đến cuối vụ với tổng số<br /> tỷ lệ quả bị rụng 48,34-52,83%, trong đó tỷ lệ quả rụng do bị bệnh chiếm từ 42,63-45,39%.<br /> Đặc biệt, tỷ lệ quả bị bệnh tăng mạnh trong khoảng từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 12 (khoảng<br /> đầu đến trung tuần tháng 7). Bệnh thán thư là một nguyên nhân chính gây rụng quả làm giảm<br /> năng suất cây cà phê chè tại Sơn La. Qua hai năm theo dõi, tỷ lệ cà phê bị rụng do bệnh thán<br /> <br /> 40<br /> thư gây ra cao hơn so với tỷ lệ quả rụng do sinh lý. Kết quả này trùng với nghiên cứu của<br /> Mouen Bedimo (2007).<br /> 60 60<br /> Tỷ lệ quả rụng (%) Tỷ lệ quả rụng (%)<br /> <br /> 50 50<br /> Ptot (%) Pdis (%)<br /> Ptot (%) Pdis (%)<br /> 40 40<br /> <br /> <br /> 30 30<br /> <br /> <br /> 20 20<br /> <br /> <br /> 10<br /> 10<br /> Thời gian Thời gian<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Năm 2016 Năm 2017<br /> <br /> Hình 2. Diễn biến quả cà phê bị rụng qua các năm (Sơn La, 2016-2017)<br /> <br /> 2.2.3. Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh thán thư<br /> Ba loại thuốc thử nghiệm đều có hiệu lực trừ bệnh ngoài đồng ruộng. Sau phun thuốc<br /> 5 ngày, hiệu lực các loại thuốc hóa học và chế sinh học CFO đạt hiệu lực 45,55-51,56% và<br /> không có sự khác nhau ở mức ý nghĩa thống kê P
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2