intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐIỆN GIẬT (ELECTROCUTION) (PHẦN II)

Chia sẻ: Nuyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

45
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một thương tổn do điện (lésion par électricité) tương đối ít xảy ra nhưng có thể gây nên nhiều thương tổn hủy hoại với tỷ lệ tử vong và bệnh tật cao. Phần lớn các thương tổn điện nơi những người trưởng thành xảy ra nơi làm việc và những tai nạn này thường gây nên bởi những điện thế cao, trong khi ở trẻ em các nguy cơ xảy ra nhiều nhất ở nhà, là nơi có điện thế thấp hơn (220 volts ở Châu Âu, Úc, châu Á ; 110 volts ở Hoa Kỳ và Canada). ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐIỆN GIẬT (ELECTROCUTION) (PHẦN II)

  1. ĐIỆN GIẬT (ELECTROCUTION) PHẦN II Một thương tổn do điện (lésion par électricité) tương đối ít xảy ra nhưng có thể gây nên nhiều thương tổn hủy hoại với tỷ lệ tử vong và bệnh tật cao. Phần lớn các thương tổn điện nơi những người trưởng thành xảy ra nơi là m việc và những tai nạn này thường gây nên bởi những điện thế cao, trong khi ở trẻ em các nguy cơ xảy ra nhiều nhất ở nhà, là nơi có điện thế thấp hơn (220 volts ở Châu Âu, Úc, châu Á ; 110 volts ở Hoa Kỳ và Canada). Điện giật do sét đánh là hiếm, nhưng gây nên khoảng 1000 tử vong mỗi năm trên thế giới. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của các thương tổn điện (lésions électriques) bao gồm loai dòng điện : xoay chiều (AC) hay liên tục (DC), điện thế, mức độ quan trọng của năng lượng được phát ra, sức cân đối với luồng điện, đường đi của dòng điện xuyên qua bệnh nhân, và vùng và thời gian tiếp xúc. Điện trở đã bị giảm do sự ẩm ướt, làm gia tăng
  2. các khả năng gây thương tổn. Dòng điện theo đường đi ít bị sức cản nhất ; các bó dẫn thần kinh-mạch máu (faisceaux de conduction neuro-vasculaire) ở các chi đặc biệt dễ bị các thương tổn. Xương và da là cản nhất đối với sự đi qua của dòng điện ; cơ, các mạch máu, và các dây thần kinh dẫn điện ít bị cản nhất. Điện trở da, yếu tố quan trọng nhất ngăn cản luồng điện, có thể bị giảm nhiều do sự ẩm ướt, do đó biến đổi cái bình thường chỉ là một thương tổn nhỏ thành một sốc điện đe dọa mạng sống. Sự tiếp xúc với một dòng điện xoay chiều với 60 chu kỳ mỗi giây (tần số được sử dụng trong hầu hết các nguồn điện hộ gia đình và thương mãi) có thể gây nên những co cứng (contractions tétaniques) cơ xương, điều này có thể ngăn cản bệnh nhân tránh xa khỏi nguồn điện, do đó dẫn đến sự kéo d ài của thời gian tiếp xúc. Một sự suy cơ tim hay hô hấp có thể gây nên một cái chết tức thời : - Ngừng hô hấp (arrêt respiratoire) có thể gây nên bởi một giảm áp trung ương hô hấp hoặc do sự bại liệt của các cơ hô hấp. - Dòng điện có thể gây nên một rung thất (fibrillation ventriculaire) nếu nó đi xuyên qua cơ tim trong thời kỳ dễ gây thương tổn (période vulnérable) (tương tự với hiện tượng R/T). Dòng điện cũng có thể gây nên
  3. một thiếu máu cơ tim cục bộ (ischémie myocardique) do co thắt động mạch vành. - Vô tâm thu (asystolie) có thể nguyên phát hay thứ phát sự nghat thở gây nên bởi ngừng hô hấp. Dòng điện đi xuyên qua cơ tim có nguy cơ gây tử vong hơn. Một đường đi xuyên ngực (chemin transthoracique) (từ một bàn tay này qua bàn tay kia) có nhiều nguy cơ gây tử vong hơn một đường đi thẳng đứng (un trajet vertical) (từ một bàn tay xuống một bàn chân hay từ một bàn chân này qua một bàn chân kia). Có thể có những hủy hoại mô lan rộng dọc theo đường đi của dòng điện. Sét có thể phát ra đến 300 kilovolts trong vài milli giây. Hầu hết dòng điện gây nên bởi một cú sét đánh đều chạy qua bề mặt cơ thể trong một quá trình được gọi là flashover externe. Các điện giật công nghiệp (électrocution industrielle) và các cú sét đánh đều có thể gây nên các bỏng sâu nơi những điểm tiếp xúc (trong điện giật kỹ nghệ, điểm tiếp xúc thường là chi trên, tay và cổ tay) trong khi đối với sét đánh, các điểm tiếp xúc chúng chủ yếu ở đầu, cổ và các vai. Các thương tổn cũng có thể xảy ra một cách gián tiếp, hoặc bằng sự khuếch tán của dòng điện qua đất, hoặc bằng sự khuếch tán của dòng điện từ một cây hay từ một vật khác bị sét đánh vào. Một lực nổ (force
  4. explosive) do sét gây ra cũng có thể gây nên một chấn thương kín (traumatisme fermé). Loại và mức độ nghiêm trọng của các thương tổn gây nên bởi sét đánh biến thiên rất nhiều. Cũng như những sốc điện công nghiệp hay gia đ ình, tử vong được gây nên bởi một ngừng tim hay hô hấp. Đối với những người sống sót sau cú sốc ban đầu, một sự phóng thích quan trọng catécholamines hay một sự kích thích của hệ thần kinh tự trị có thể xảy ra, gây nên một sự tăng cao huyết áp, một tim nhịp nhanh, những biến đổi điện tâm đồ không đặc hiệu (bao gồm sự kéo dài của của khoảng QT và sự đảo ngược tạm thời của các sóng T) và một sự hoại tử cơ tim. CPK có thể được phóng thích từ cơ tim và các cơ xương. Sét cũng có thể gây nên những vấn đề thần kinh trung ương và ngoại biên khác nhau. ĐIỀU TRỊ Hãy đảm bảo rằng mọi nguồn phát xuất dòng điện được làm ngừng lại và đừng đến gần nạn nhân cho đến khi sự an toàn được bảo đảm. Các điện thế cao (ở trên các nguồn điện thế hộ gia đình) có thể gây nên một cung điện (arc électrique) và một sự dẫn điện đi xuyên qua đất cho đến vài mét quanh nạn nhân. Không có vấn đề về an toàn lúc đến gần và xử trí các bệnh nhân bị
  5. sét đánh, mặc dầu cần phải thận trọng và xê dịch bệnh nhân đến một nơi an toàn hơn. Hãy theo những guidelines chuẩn về hồi sức. - Việc xử lý đường hô hấp có thể khó khăn bởi vì có thể có những bỏng điện (brulures électriques) chung quanh mặt và cổ. Hãy nội thông khí quản sớm trong những trường hợp này bởi vì một sự phù nề của các tổ chức mềm sẽ gây nên một sự tắc về sau của các đường dan khí. Chấn thương đầu và cột sống cổ thể xảy ra sau khi bị sốc điện. Hãy dự kiến bất động cột sống cổ cho đến khi sự đánh giá có thể được thực hiện. Nhưng điều này không thể làm chậm lại việc xử ly đường hô hấp. - Một sự bại liệt cơ, chủ yếu sau một điện thế cao, có thể kéo dài trong vài giờ ; một sự hỗ trợ thông khí (support ventilatoire) là cần thiết trong thời kỳ này. - Một rung thất (fibrillation ventriculaire) là loạn nhịp ban đầu thường xảy ra nhất sau một sốc điện cao thế (choc électrique de haut voltage) do dòng điện xoay chiều ; hãy thử điều trị bằng một khử rung nhanh. Một vô tâm thu (asystolie) là thường xảy ra hơn sau một sốc do dòng điện liên tục ; hãy dùng những guideline chuẩn để điều trị những rối loạn nhịp này.
  6. - Lấy đi các quần áo ướt và các đôi giày để ngăn ngừa những thương tổn nhiệt khác. - Truyền dịch nếu có một sự hủy hoại mô quan trọng. Duy trì một lưu lượng nước tiểu để làm gia tăng sự bài tiet của myoglobine, potassium và những sản phẩm thương tổn mô khác. - Hãy dự kiến một can thiệp ngoại khoa sớm đối với những bệnh nhân với các thương tổn nhiệt nghiêm trọng. Hãy thực hiện một đánh giá thứ cấp (bilan secondaire) để loại bỏ những thương tổn chấn thương gây nên bởi các co cứng cơ (contractions musculaires tétaniques) hay nơi những người bị ném đi một cách mạnh mẽ vào lúc sốc điện. Điện giật có thể gây nên những thương tổn mô sâu và nghiêm trọng với tương đối ít các vết thương ở da bởi vì dòng điện có khuynh hướng theo các bó thần kinh-mạch máu : hãy thăm khám chu đáo để tìm kiếm một hội chứng ngăn (syndrome compartimental), vì hội chứng này có thể cần một phẫu thuật mở cân mạc (fasciotomy). ĐIỀU TRỊ VỀ SAU VÀ TIÊN LƯỢNG. Sự hồi sức tức thời các nạn nhân trẻ bị ngừng tim do điện giật có thể cho phép sống sót. Một hồi sức có hiệu quả đã ược báo cáo sau hai thủ thuật
  7. hồi sức kéo dài. Tất các những người sống sót sau một thương tổn điện phải được monitoring ở bệnh viện nếu họ có một bệnh sử về vấn đề tim-hô hấp hay nếu họ bị: - mất tri giác. - ngừng tim - những bất thường điện tâm đồ. - những thương tổn mô hay bỏng. Những vết bỏng nghiêm trọng (nhiệt hay điện), một hoại tử cơ tim, mức độ quan trọng của các thương tổn của hệ thần kinh trung ương và một sự suy nhiều hệ cơ quan (insuffisance multisystémique) thứ phát, xác định tỷ lệ bệnh tật và tiên lượng lâu dài. Không có điều trị đặc hiệu đối với những thương tổn do điện và điều trị chủ yếu là triệu chứng. Sự ngăn ngừa vẫn là cách tốt nhất để làm giảm thiểu tỷ lệ lưu hành và mức độ nghiêm trọng của các thương tổn điện. BS NGUYỄN VĂN THỊNH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2