intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điện thi công và lắp mới đường dây ĐDK 35 KV mạch kép lộ 371 ra trạm 110KV

Chia sẻ: Le Duc Dung Dung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

1.142
lượt xem
213
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề án thiết kế bản vẽ thi công công trình. Hạng mục: "Điện thi công và lắp mới đường dây ĐDK 35 KV mạch kép lộ 371 ra trạm 110KV". được biên chế thành 3 đoạn : Đoạn 1: Tuyến điện 35kV mạch kép từ Nậm Tha 5  TBA 110KV Đoạn 2: Tuyến điện 35 KV mạch kép từ Nậm Tha 4  Nậm Tha 5. Đoạn 3: Tuyến điện 35 KV mạch kép từ Nậm Tha 3  Nậm Tha 4

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điện thi công và lắp mới đường dây ĐDK 35 KV mạch kép lộ 371 ra trạm 110KV

  1. DỰ ÁN ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI ĐIỆN MẠCH KÉP 35KV CỤM THUỶ ĐIỆN NẬM THA ( phương án tính cho đặt 1 trạm 110KV ở thuỷ điện nậm tha 6) GIỚI THIỆU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ ĐỀ ÁN Đề án thiết kế bản vẽ thi công công trình. Hạng mục: "Điện thi công và lắp mới đường dây ĐDK 35 KV mạch kép lộ 371 ra trạm 110KV". được biên chế thành 3 đoạn : Đoạn 1: Tuyến điện 35kV mạch kép từ Nậm Tha 5 ÷ TBA 110KV Đoạn 2: Tuyến điện 35 KV mạch kép từ Nậm Tha 4 ÷ Nậm Tha 5. Đoạn 3: Tuyến điện 35 KV mạch kép từ Nậm Tha 3 ÷ Nậm Tha 4 A. THUYẾT MINH CHUNG Chương 1 Tổng quát Chương 2 Giải pháp kỹ thuật chính Chương 3 Các đặc điểm địa hình, địa chất thuỷ văn và điều kiện khí hậu tính toán Chương 4 Dây dẫn và dây chống sét Chương 5 Cách điện và phụ kiện đường dây Chương 6 Lựa chọn khoảng cột và chiều cao cột Chương 7 Bảo vệ quá điện áp khí quyển và nối đất Chương 8 Các giải pháp phần xây dựng A. THUYẾT MINH CHUNG Chương 1 TỔNG QUÁT I. Cơ sở pháp lý của đề án: Đề án thiết kế bản vẽ thi công công trình. Hạng mục: "Điện thi công và lắp mới đường dây ĐDK 35 KV mạch kép lộ 371 ra trạm 110KV". được lập trên cơ sở pháp lý sau:
  2. - Căn cứ vào hiện trạng nguồn và lưới điện khu vực tỉnh Lào Cai. - Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế của công trình. - Căn cứ vào các quy trình qui phạm hiện hành. II. Tiêu chuẩn kỹ thuật của đề án: Các tiêu chuẩn kỹ thuật của đề án này, tuân theo "Quy phạm trang bị điện" phần II - Hệ thống đường dây dẫn điện 11 TCN -19 - 2006" do Bộ Công nghiệp ban hành năm 1984. Áp lực gió theo tiêu chuẩn tải trọng và tác động " Tiêu chuẩn thiết kế TCVN - 2737 - 95" do bộ xây dựng ban hành năm 1995 và các quy định hiện hành khác. Đối với các thiết bị áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế IEC và tiêu chuẩn việt nam tương ứng. Cụ thể: + Chống sét van : Tiêu chuẩn IEC- 60099-1, IEC-60099-4 + Sứ đứng : Tiêu chuẩn IEC- 60273 + Tủ điện 35kV Tiêu chuẩn IEC-62271-200. III. Phạm vi của đề án: Phạm vi đề án đề cập đến việc xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường dây 35kV từ NT6 đến NT5 bao gồm các hạng mục công việc sau: - Nêu các giải pháp kỹ thuật về phần điện và phần xây dựng tuyến đường dây. - Lập các bản vẽ thi công phần điện và phần xây dựng. IV. Mục tiêu của đề án: Đề án thiết kế bản vẽ thi công công trình. Hạng mục: "Điện thi công và lắp mới đường dây ĐDK 35 KV mạch kép lộ 371 ra trạm 110KV". được đầu tư xây dựng nhằm mục đích cấp điện phục vụ công tác thi công các hạng mục công trình của NT5, NT4, NT3, đảm bảo an toàn, tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng cho các phụ tải trong phạm vi cung cấp. V. Đặc điểm của công trình: Căn cứ hiện trạng lưới điện khu vực thì đặc điểm chính của công trình "Đường điện 35kV mạch kép " như sau: - Điểm đầu: Cột xuất tuyến cáp số 120 ĐDK. - Điểm cuối: Trạm cắt 110 KV cáp số 330 ĐDK. - Chiều dài đoạn tuyến: 11 m - Số mạch: 02 mạch - Dây dẫn: AC - 330/27, AC - 150/24, AC - 120/19.
  3. - Dây chống sét: TK-35 - Cột: Sử dụng cột bê tông ly tâm BTLC cao Cột 10m,12m,16m, 18m,20m. - Tiếp địa: Sử dụng tiếp địa RC3. Chương 2 CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHÍNH 2.I- Tuyến đường dây: Căn cứ vào hướng tuyến ĐDK-35 kV đã được các cấp có thẩm quyền của tỉnh Quảng Ninh phê duyệt thì tuyến đường dây 35kV cấp điện thi công có các đặc điểm sau: - Điểm đầu: Cột xuất tuyến cáp số 120 ĐDK, 35 KV . - Điểm cuối: Trạm cắt 110 KV. Tận dụng lại hành lang tuyến 35KV Từ nhà máy NT6 lên đập đầu mối của, cải tạo thành cột xuất tuyến cáp 2 mạch, vận hành cấp điện áp 35 kV. - Tổng số góc lái: ............ 2.I. Mô tả tuyến: Chương 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN VÀ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU TÍNH TOÁN 3.I- Đặc điểm địa hình: Tuyến đường dây đi khu vực núi cao trung bình có sườn dốc lớn, bị phân cách mạnh bởi các khe nhỏ và suối, tuyến đi qua khu vực rừng. Cấu thành nên dạng địa hình này chủ yếu là núi đá vôi . 3.II - Đặc điểm khí tượng thuỷ văn: 3.II.1 Đặc điểm khí tượng: - Công trình được xây dựng trên địa bàn thôn khe păn - Văn Bàn - Lào Cai nằm trong vùng khí hậu miền núi ( cấp II ) . - Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mưa thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Lượng mưa nhiều nhất vào tháng 8, 9, 10. Từ tháng 11 đến tháng 4 sang năm thuộc về mùa ít mưa hơn. Đặc biệt ở đây có nhiều trận mưa rào cường độ lớn kèm lũ ống. - Mùa Đông trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 sang năm lượng mưa ít, khô, hanh và lạnh. Một số đặc trưng khí hậu: - Nhiệt độ trung bình năm 230 C - Nhiệt độ cao nhất trong năm 40,0 C
  4. - Nhiệt độ thấp nhất trong năm 100 C - Độ ẩm không khí trung bình 86% - Độ ẩm thấp nhất 68% - Độ ẩm cao nhất 98% - Gió : Mùa đông hướng gió chủ đạo là tây bắc Mùa hè gió có gió lào. 3.III- Các đặc điểm địa chất-vật lý Căn cứ vào điều kiện địa hình địa mạo cùng một số các hiện tượng địa chất động lực khác, thấy rằng vào mùa mưa trên kiểu địa hình bóc mòn hiện tượng xâm thực xẩy ra liên tục, tạo thành cá khe rãnh trên sườn dốc, rửa trôi các sản phẩm phong hoá, làm giảm bề dày của đới phong hoá và thay đổi các đặc tính địa chất công trình của đất đá, dẫn tới phát sinh các hiện tượng địa chất động lực công trình như sạt, lở taluy, thành mái dốc, sập lở vách hố móng... 3.IV- Điều kiện khí hậu tính toán. Đề án thiết kế bản vẽ thi công công trình. Hạng mục: "Điện thi công và lắp mới đường dây ĐDK 35 KV mạch kép lộ 371 ra trạm 110KV". Được tính toán với các điều kiện khí hậu dựa trên cơ cở tài liệu “Tải trọng và tác động-TCVN 2737-1995” được nhà nước ban hành. Tuyến đường dây nằm hoàn toàn trong địa phận xã Nậm Tha Huyện Văn Bàn thành phố Lào Cai. Căn cứ vào địa bàn tuyến đi qua và bản đồ phân vùng áp lực gió thì thì tuyến đường dây thuộc phân vùng áp lực gió II, dạng địa hình có áp lực gió cơ sở ở độ cao 10m là 95daN/m2. Áp lực gió tính toán ở độ cao treo dây t rung bình của dây dẫn và dây chống sét (Q qđ ) được tính theo công thức Qqđ = Qo . k1 . k2 (1 ) Trong đó : Qo là áp lực gió cơ sở ở độ cao 10 m k1 hệ số thời gian sử dụng giả định, với ĐDK 35 kV chọn thời gian sử dụng giả định là 15 năm, tương ứng k1 = 0,78 k2 hệ số điều chỉnh theo dạng địa hình và độ cao qui đổi của dây dẫn, dây chống sét Hqđ được tính theo công thức: Hqđ = Htb - 2/3 f Htb : là độ cao trung bình của dây dẫn hoặc dây chống sét f : là độ võng lớn nhất tại khoảng cột tính toán
  5. Từ Hqđ tra bảng 5 TCNV 2737 - 95 ta có : k2 dây dẫn = 1,2 k2 dây chống sét = 1,3. Áp dụng công thức (1) tính được : Qqđ dây dẫn = 117 daN/m 2 và Qqđ dây chống sét = 126.5 daN/m 2 Điều kiện khí hậu tính toán đối với đường dây như sau: Q (daN/m2) STT Chế độ tính toán T (oC) Dây dẫn Dây chống sét 1 Nhiệt độ không khí thấp nhất 5 0 0 2 Áp lực gió lớn nhất 25 117 126.5 3 Nhiệt độ không khí trung bình bằng Qmax 25 0 0 4 Quá điện áp khí quyển ( Q u= 0.1Qmax ) 20 11.7 12,65 5 Nhiệt độ không khí cao nhất 55 0 0 III - Độ nhiễm bẩn môi trường Toàn tuyến đường dây đi vào khu vực đồi núi. Địa hình, địa vật được che chắn bởi các dayc núi và rưng fnguyên sinh. Do đó vùng nhiễm bẩn đường dây đi qua được chọn là vùng II có chiều dài đường rò tiêu chuẩn là : λ TT = 1.9 cm/kV. Chương 4: DÂY DẪN VÀ DÂY CHỐNG SÉT 1. Sơ đồ địa lý thiết kế đường dây ( được vẽ ở ban vẽ Autocad) Với sơ đồ địa lý như hình vẽ ta thiết kế đường dây với 3 tuyến đường dây từ trạm biến áp 110KV đến nhà máy Nậm Tha 3.Gồm 3 tuyến đường dây với chiều dài lần lượt là 3.5Km, 4Km, 3.5Km.Chạy men theo đường công vụ.
  6.                6                     5                                                4                             3                                                                                                                                        L = 3.5Km                                Sơ đồ tổng thể đường dây 35KV mạch kép TÍNH TOÁN TIẾT DIỆN DÂY DẪN VÀ DÂY CHỐNG SÉT 1.1 Các số liệu phục vụ tính toán Mục đích tính toán dây dẫn đường dây tải điện là xác định các đại lượng: Tiết diện dây( S ), độ võng dây (f), tiết diện dây chống sét(Scs), khoảng cột (Ltt), cách điện, chiều cao cột (H), khoảng cách dây chống sét, khoảng cách giữa các pha, khoảng cách giữa 2 mạch, khoảng cách an toàn, xà, cột móng... Dựa theo các quy định trong: "quy phạm trang bị điện" đường dây trên không ta đánh giá và trọn được các số liệu tính toán. *Phân loại đường dây trên không. Vì cụm thuỷ điện có 3 tuyến đường dây khác nhau lên ta phải lựa chọn và tính toán tiết diện dây cho từng đoạn là khác nhau. 1.2 Tính tiết diện dây dẫn. Các dây dẫn trần được sử dụng cho các đường dây trên không. Các dây nhôm, dây nhôm lõi thép và dây hợp kim nhôm được dùng phổ biến nhất ở các đường dây trên không. Các dây dẫn cần phải có điện trở suất nhỏ, đồng thời phải có độ bền cơ tốt chống lại được các tác động của khí quyển và của các tạp chất hoá học trong không khí, đặc biệt khi đường dây đi qua vùng ven biển, hồ nước mặn, và khu công nghiệp hoá chất a. Dây nhôm Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong thiên nhiên. Điện trở suất của nhôm lớn hơn điện trở suất của đồng khoảng 1,6 lần. Điện trở suất của nhôm ρ = 31,5 Ω.mm2/km ở nhiệt độ 200C. Lớp oxýt bao bọc xung quanh dây nhôm có tác dụng bảo vệ cho dây nhôm không bị ăn mòn trong khí quyển. Nhược điểm chủ yếu của dây nhôm là độ bền cơ tương đối nhỏ. ứng suất kéo của nhôm cán nguội chỉ đạt được khoảng 15 - 16 kG/mm2. Do đó người ta không sản xuất dây nhôm trần một sợi. Dây nhôm nhiều sợi được dùng cho các mạng phân phối điện áp đến 35 kV. b. Dây nhôm lõi thép Dây nhôm lõi thép có độ bền cơ rất tốt lớn hơn nhiều độ bền cơ của dây nhôm. Được sử dụng phổ biến nhất ở các đường dây trên không có điện áp từ 35 kV trở lên. Dựa vào cấu trúc của dây dẫn có thể phân thành dây dẫn một sợi, dây dẫn nhiều sợi và dây dẫn rỗng. Dây dẫn một sợi chỉ có một sợi dây tròn. Dây dẫn nhiều sợi gồm có nhiều sợi dây tròn
  7. riêng biệt đường kính từ 2- 4 mm, được xoắn với nhau theo từng lớp. Số lượng các sợi dây tăng khi tăng tiết diện dây dẫn, đồng thời số lượng các sợi dây ở các lớp kế tiếp khác nhau 6 sợi. Dây dẫn một sợi rẻ hơn dây dẫn nhiều sợi, nhưng dây một sợi có độ bền cơ thấp và không mềm dẻo như dây nhiều sợi. Do đó trong thực tế người ta không chế tạo dây nhôm trần một sợi. Trong các dây nhôm lõi thép những sợi dây bên trong được chế tạo bằng thép tráng kẽm có ứng suất kéo khoảng 110 - 120 kG/mm2. Bề mặt ngoài của dây là nhôm để dẫn điện còn bên trong là lõi thép để tăng độ bền cơ của dây dẫn. Thay đổi tỷ số các tiết diện nhôm và thép cho phép chế tạo dây nhôm lõi thép có độ bền lớn hay nhỏ, phù hợp với các điều kiện vận hành của đường dây. Từ các phân tích về đặc tính điện và cơ lý của dây dẫn ta quết định chọn loại dây nhôm lõi thép (ACO, AC). * Tiết diện của dây dẫn I max Ta có: Stt = J kt mp Trong đó: ­ Jkt - Mật độ dòng điện kinh tế theo bảng 5-2, A/mm 2 ( Hướng dẫn thiết kế đường dây tải điện). ­ m - Số mạch ( mạch đơn m=1, mạch kép m =2) ­ p - số phân pha ( đơn pha p = 1, phân pha p = 2) S max Mà :Imax = 3U min Trong đó: ­ Umin - Điện áp làm việc nhỏ nhất KV ­ Imax - Dòng điện (A), Smax - KVA + Tiết diện dây dẫn tối thiểu từ TBA110KV ÷ NT5 (S56). I max 56 Smax56 = J kt m S max 56 45.5 Mà Imax56 = = 1000 = 442 A 2*1.73*U dm *cos ϕ 2*1.73*35*0.85 Smax56 = 402 mm2 Chọn tiết diện tiêu chuẩn gần nhất của dây dẫn ACO có S = 500 mm 2 ( Theo phụ lục 1 hướng dẫn thiết kế đường dây tải điện) Dòng điện cho phép (Icp) của dây dẫn ở nhiệt độ không khí +250C có giá trị 945 A Trong chế độ sau sự cố (khi cắt một mạch đường dây) dòng điện làm việc trên đường dây còn lại bằng. Isc56 = 2.442 = 884A < Icp = 954 A Kiểm tra điều kiện dây dẫn theo điều kiện vầng quang chỉ ra rằng, tiết diện chọn loại trừ khả năng suất hiện vầng quang, bởi vì tiết diện 500 mm2 lớn hơn tiết diện cho phép theo điều kiện vầng quang theo bảng 5.3. Tính toán tương tự ta có Smax54, Smax43 Smax54 = 300 mm2 , Smax43 = 150 mm2 Bảng tổng hợp dây dẫn ACO - 500 mm2
  8. stt Tiết diện Đường Trọng lượng Mô đun Hệ số Ưng suất Chiều dây dẫn kính dây riêng Kg/m đàn hồi dãn nở kéo đứt dài cuộn mm2 dẫn mm daN/mm2 dài 0C daN/mm2 dây km 541.70 30.2 1.827 7850 0.0000198 26.49 11 * Dây dẫn được tính toán với 3 chế độ ứng suất giới hạn như sau: 60* 26.49 + Chế độ tải trọng ngoài lớn nhất : δ max = = 15.89 daN/mm2 100 40* 26.49 + Chế độ nhiệt không khí thấp nhất : δ T=Tmin = = 10.59 daN/mm2 100 + Chế độ nhiệt độ trung bình năm : δ T=Ttb = 5 daN/mm Bảng tổng hợp dây dẫn ACO - 300 mm2 stt Tiết diện Đường Trọng lượng Mô đun Hệ số dãn Ưng suất Chiều dây dẫn kính dây riêng Kg/m đàn hồi nở dài 0C kéo đứt dài cuộn mm2 dẫn mm daN/mm 2 daN/mm2 dây km 328.20 23.5 1.108 7850 0.0000198 26.48 7.5 * Dây dẫn được tính toán với 3 chế độ ứng suất giới hạn như sau: 60* 26.48 + Chế độ tải trọng ngoài lớn nhất : δ max = = 15.88 daN/mm2 100 40* 26.48 + Chế độ nhiệt không khí thấp nhất : δ T=Tmin = = 10.59 daN/mm2 100 + Chế độ nhiệt độ trung bình năm : δ T=Ttb = 5 daN/mm Bảng tổng hợp dây dẫn AC - 150 mm2 stt Tiết diện Đường Trọng lượng Mô đun Hệ số dãn Ưng suất Chiều dây dẫn kính dây riêng Kg/m đàn hồi nở dài 0C kéo đứt dài cuộn mm 2 dẫn mm daN/mm 2 daN/mm2 dây km 173,20 17,1 0.6 8250 0.0000192 28,93 3.5 * Dây dẫn được tính toán với 3 chế độ ứng suất giới hạn như sau:
  9. 60* 28,93 + Chế độ tải trọng ngoài lớn nhất : δ max = = 17.35 daN/mm2 100 40* 28,93 + Chế độ nhiệt không khí thấp nhất : δ T=Tmin = = 11.57 daN/mm2 100 + Chế độ nhiệt độ trung bình năm : δ T=Ttb = 5 daN/mm2 2 Tính chọn tiết diện dây dẫn chống sét. Theo qui phạm trang bị điện, đoạn tuyến phía sau trạm cấp điện áp 35 kV phải treo dây chống sét bảo vệ chống sét đánh vào trực tiếp dây dẫn với chiều dài không nhỏ hơn 1km. Do đó để để bảo vệ chống sét đánh vào dây dẫn trên tuyến Ta tiến hành chọn tiết diện dây dẫn chống sét. Stt = α I∞ tc Trong đó: I∞ Là giá trị dòng ngắn mạch ổn định lớn nhất( là ngắn mạch 3 pha) KA tc Thời gian cắt sự cố có thể xác định tc = 1.05 tbv max = 1.05*1.3 = 1.365 s tbv max thời gian lớn nhất của bảo vệ rơ le (s) α Hệ số phụ thuộc vật liệu bằng 11 ( theo bảng 5-4) S sc 45.5 Mà ta lấy I∞ = Isc = = *1000 = 884 A 3 *U *cos ϕ 1.73*35*0.85 Thay số ta có Stt = 11*0.884*1.365 = 13.27 mm2 Vậy ta có thể chọn dây chống sét là loại TK - 35 Các đặc tính kỹ thuật của dây TK-35 như sau: - Tiết diện dây 38,46 mm2 - Đường kính dây 8,1 mm - Trọng lượng riêng 0,33 kg/m - Mô đun đàn hồi 20 000 daN/mm2 - Hệ số dãn nở dài 0,000012 /0C - Ứng suất kéo đứt daN/mm2 Dây chống sét được tính toán với 3 chế độ ứng suất giới hạn như sau: + Chế độ tải trọng ngoài lớn nhất : δ max = 30 daN/mm2 + Chế độ nhiệt không khí thấp nhất : δ T=Tmin = 30 daN/mm2 + Chế độ nhiệt độ trung bình năm : δ T=Ttb = 24 daN/mm2 Kết luận: Dựa vào thực tế vận hành của nhà máy thuỷ điện ta có thể chọn tiết diện dây cho ba khoảng tương ứng là: AC 330/27. AC150/24. AC120/19.
  10. Chương 5 CÁCH ĐIỆN VÀ PHỤ KIỆN I. Cách điện: Căn cứ vào địa hình và điều kiện khí hậu khu vực tuyến đi qua có thể đánh giá vùng nhiễm bẩn ở cấp độ II có chiều dài đường rò hiệu dụng (λ pđtt = λ pđQ* α) λ = 1.9*1.3 = 2.47 cm/kV λ pđtt - Suất chiều dài phóng điện tính toán λ pđQ - Suất chiều dài phóng điện riêng Cách điện được chọn phải đảm bảo thoả mãn hệ số an toàn cơ học trong các điều kiện làm việc sau: ở điều kiện làm việc bình thường tỉ số giữa tải trọng cơ điện phá huỷ của cách điện với tải trọng thực tế lớn nhất tác dụng lên cách điện không được nhỏ hơn 2,7 lần và không được nhỏ hơn 5 lần ở chế độ nhiệt độ trung bình hàng năm, không được nhỏ hơn 1,8 lần ở chế độ sự cố. a. Chọn cách điện néo : - Chế độ tải trọng ngoài lớn nhất: Pcđ ≥ 2,7 P12 + P2 2 + Tmax 2 - Chế độ nhiệt độ trung bình hàng năm : Pcđ ≥ 5 P12 + Ttb 2 - Chế độ sự cố : Pcđ ≥ 1,8 P " 12 + P " 2 2 + T ' max 2 Qua tính toán lựa chọn được cách điện ΠC - 120A (do liên xô cũ sản xuất) hoặc loại tương đương có tải trọng cơ điện phá huỷ là 12 000 daN Các thông số kỹ thuật của cách điện như sau: Đặc tính kỹ thuật Cách điện néo Đường kính bát (mm) 260 Đường kính lõi (mm) 16 Chiều dài đường dò (mm) 330
  11. Tải trọng phá hoại ( tấn ) 12 Điện áp đánh thủng (kV) 130 Điện áp chịu đựng (kV) • Khô 1 phút 50 Hz 65 • Ướt 1 phút 50 Hz 45 Điện áp xung 1,2/50µs (+) kV 110 Điện áp xung 1,2/50µs (-) kV 115 b. Chọn cách điện đỡ: - Chế độ tải trọng ngoài lớn nhất: Pcđ ≥ 2,7 (P1 + Gs) 2 + P2 2 - Chế độ nhiệt độ trung bình hàng năm : Pcđ ≥ 5 (P1+Gs) - Chế độ sự cố : Pcđ ≥ 1,8 (P1 + Gs) 2 + P2 2 + Tsc 2 Qua tính toán lựa chọn được cách điện ΠC - 70D (do Liên xô cũ sản xuất) hoặc loại tương đương có tải trọng cơ điện phá huỷ là 7 000 daN Các thông số kỹ thuật của cách điện như sau: Đặc tính kỹ thuật Cách điện đỡ Đường kính bát (mm) 260 Đường kính lõi (mm) 16 Chiều dài đường dò (mm) 295 Tải trọng phá hoại ( tấn ) 7 Điện áp đánh thủng (kV) 130 Điện áp chịu đựng (kV) • Khô 1 phút 50 Hz 65 • Ướt 1 phút 50 Hz 40 Điện áp xung 1,2/50µs (+) kV 90 Điện áp xung 1,2/50µs (-) kV 100
  12. c. Chọn số lượng cách điện cho một chuỗi Số bát cách điện trong 1 chuỗi được chọn trên cơ sở cấp điện áp và vùng nhiễm bẩn và vùng nhiễm mặn mà đường dây đi qua. Vùng nhiễm bẩn được xác định cho đường dây là vùng II có λ TT = 2.47 cm/kV. Số lượng cách điện trong 1 chuỗi được tính dự phòng tăng thêm 1 bát đối với chuỗi néo. K λ pdttU n Số lượng cách điện xác định như sau: n= Lpdd + nt (*) Trong đó : nt là số bát cách điện trong 1 chuỗi λ Suất phóng điện tính toán, cm Umax điện áp làm việc lớn nhất Umax =110% Uđm KV Lpdd chiều dài đường rò của 1 bát sứ K hệ số chuỗi, chuỗi đơn K=1, chuỗi kép K= 1.05 Áp dụng công thức ( * ) số cách điện trong 1 chuỗi đối với các vùng nhiễm bẩn như sau : Vùng nhiễm bẩn II: Chuỗi néo : n = 2,47 * 38,5/33 + 1 = 4,6 Chọn chuỗi sứ có 5 bát/chuỗi. Chuỗi đỡ : n = 2.47 * 38,5/29,5 = 4,05 Chọn chuỗi sứ đỡ có 4 bát/chuỗi. II - Phụ kiện: Phụ kiện cho các chuỗi đỡ , néo dây dẫn và dây chống sét được chọn phù hợp cách điện, dây dẫn, dây CS và yêu cầu qui phạm về tải trọng tác động lên chúng. Tải trọng cơ học của phụ kiện lắp ráp chuỗi cách điện phải đảm bảo hệ số an toàn không được nhỏ hơn 2,5 lần ở điều kiện làm việc bình thường và không được nhỏ hơn 1,7 lần ở chế độ sự cố. Chương 6 LỰA CHỌN KHOẢNG CỘT VÀ CHIỀU CAO CỘT Chiều dài khoảng vượt lớn nhất của lưới điện 35KV là 100 ÷ 200 m. + Khoảng cách nhỏ nhất giữa các pha trên cùng 1 cột của lưới điện 35KV là 50 cm ( theo bảng 7.3 hướng dẫn thiết kế đường dây tải điện ). + Khoảng cách nhỏ nhất giữa các đường dây đi chung 1 cột của lưới điện 35 KV là:
  13. - Cách điện đứng 2.5 m - Cách điện treo 3.0 m + Khoảng cách an toàn của lưới điện 35 KV là 8 m ( theo bảng 7.5) + Khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn, đối với mặt đất là 7 m. + Khoảng cách giữa dây chống sét và các pha. Dcs = 0.015L + 1 (m) L Chiều dài khoảng cột m. * Tính chọn khoảng cách giữa các cột 8 f cpδ Ta có: Ltt ≤ g1 Trong đó: fcp - Độ võng cho phép. Đối với cột chôn trong đất có fcp = ycx - ( yđ + yat + λ ) Trong đó: ycx = yc - ∆ y - Chiều cao cột, tính từ đáy cột đến điểm treo cách điện ( hay xà dưới cùng ) yc - Chiều cao của cột ∆ y - Độ cao của cột từ xa thấp nhất đến đỉnh cột, tuỳ theo cách bố dây trên cột. yđ - Độ dài phần cột nằm trong đất yat - Khoảng cách an toàn yat = 8 m ( bảng 7.5 ) λ - Chiều dài chuỗi cách điện P g1 = - Tải trọng riêng do khối lượng dây dẫn, daN/m.mm2 F σ - ứng suất trong dây dẫn ở chế độ Tmax, daN/mm2 * Tính chọn khoảng cột từ TBA110KV ÷ NT5 8 f cpδ Ltt = Ta có g1 = 0.00337, σ max = 15.89 g1 + Ta tính toán với cách điện treo thì λ = 0.6 m và lựa chọn cột là 18 m Với ycx = yc - ∆ y = 18 - ( 3 + 1.6 + 1.6 + 0.6 ) = 11.2 m fcp = ycx - ( yđ + yat + λ ) = 11.2 - ( 1.8 + 8 + 0.6 ) = 0.8 m
  14. 8 f cpδ 8*0.8*15.89 ⇒ Ltt = = = 174 m g1 0.00337 * Với cách điện đứng thì λ = 0 m ycx = yc - ∆ y = 18 - ( 3 + 1.6 + 1.6 + 0 ) = 11.8 m fcp = ycx - ( yđ + yat + λ ) = 11.8 - ( 1.8 + 8 + 0 ) = 2 m 8 f cpδ 8* 2*15.89 ⇒ Ltt = = = 274 m g1 0.00337 * Ta tính toán với cột 16m thì λ = 0.6 m Với ycx = yc - ∆ y = 16 - ( 3 + 1.6 + 1.6 + 0.6 ) = 9.2 m fcp = ycx - ( yđ + yat + λ ) = 9.2 - ( 1.8 + 8 + 0.6 ) = - 1.2 m ( không hợp lý ) * Với cách điện đứng thì λ = 0 m ycx = yc - ∆ y = 16 - ( 3 + 1.6 + 1.6 + 0 ) = 9.8 m fcp = ycx - ( yđ + yat + λ ) = 9.8 - ( 1.8 + 8 + 0 ) = 0 m ( không hợp lý ) Vậy Cột 16 m chỉ dùng làm cột đỡ với loại cột 3 thân đỡ hình π *Ta kiểm tra lại khoảng cách từ các pha đến dây chống sét + Khoảng cách pha với pha trên cùng một cột với sứ treo U D= + 0.65 f + λ 110 Trong đó: λ - Chiều dài chuỗi cách điện D - Khoảng cách pha U - Cấp điện áp của đường dây f - Độ võng, m 35 Thay số vào ta có D = + 0.65 0.8 + 0.6 = 1.08 m 110 + Khoảng cách từ dây chống sét đến dây dẫn gần nhất Dcs = 0.015L +1 = 0.015*174 + 1 = 3.61 m Vậy ta thấy Dcs ≥ D Thoả mãn yêu cầu Lưu ý: Đối với đường dây 35 KV, ở miền núi thì Dcs có thể chọn giảm đi 50%, nhưng không được nhỏ hơn khoảng cách pha.
  15. Kết luận: Với đề án này ta có thể chọn kích thước cột là loại BTLTC với chiều cao cột tương ứng là 20m,18m, 16m. Chương 7 BẢO VỆ QUÁ ĐIỆN ÁP KHÍ QUYỂN VÀ NỐI ĐẤT I. Yêu cầu chung: Khi sét đánh trực tiếp lên các phần tử của đường dây 35kV như cột, dây dẫn lan truyền vào trạm sẽ dẫn tới khả năng xuất hiện quá điện áp phía 35kV của máy biến áp. Do đó cần có biện pháp bảo vệ nhằm hạn chế hiện tượng sét đánh trực tiếp vào đường dây, lan truyền vào trạm gây quá áp và làm hư hỏng máy biến áp. Biện pháp chống quá điện áp khí quyển được áp dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay vẫn là treo dây chống sét không nhỏ hơn 1 km trước khi vào trạm kết hợp với điện trở nối đất đảm bảo theo quy phạm. II. Bảo vệ quá điện áp khí quyển: Để bảo vệ đường dây khi sét đánh trực tiếp vào dây dẫn, do chiều dài tuyến là 11Km và căn cứ vào địa hình, thực tế của cụm dự án thì sau mỗi TBA đều phải treo dây chống sét để bảo vệ sét đánh trực tiếp vào đường dây gây hư hỏng thiết bị trong trạm. III. Nối đất: Tất cả các vị trí cột đều được nối đất. Tiếp địa làm bằng thép tròn CT3 Φ12. chôn sâu dưới mặt đất ≥ 0,8m, toàn bộ các bộ phận tiếp đất đều phải được mạ kẽm nhúng nóng. Trị số điện trở tiếp địa được tính toán đảm bảo Rnđ ≤ 15Ω trong mọi điều kiện thời tiết quanh năm. Chương 8 CÁC GIẢI PHÁP PHẦN XÂY DỰNG 1. Cột Cột dùng cho công trình sử dụng loại cột bê tông ly tâm do các doanh nghiệp trong nước có đủ điều kiện chế tạo cột đảm bảo theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. - Các loại cột sử dụng: Cột 10m,12m,16m, 18m,20m - Các vị trí cột néo và cột đỡ dùng cột BTLT loại C. Lực giới hạn đầu cột 1200daN đối với cột có chiều cao 18 m và Lực giới hạn đầu cột 1100 daN đối với cột có chiều cao 16 m. 2. Móng - Các vị trí cột dùng móng loại đúc tại chỗ: bê tông M150, đá 2x4, cốt thép.
  16. 3. Xà Sử dụng xà thép chế tạo bằng thép hình mạ kẽm nhúng nóng. Các loại xà sử dụng: - Xà sử dụng cho cột P. - Xà sử dụng cho cột đỡ thẳng Cột 10m,12m,16m, 18m,20m. 4. Dây néo - Dây néo sử dụng loại DN20, mạ kẽm nhúng nóng. Chiều dài dây néo16m, 18m, tương ứng với chiều cao cột sử dụng. 5. Móng néo - Các vị trí cột dùng móng loại đúc sẵn tại chỗ: bê tông M150, đá 2x4. B.BẢNG LIỆT KÊ THIẾT BỊ - VẬT LIỆU CHÍNH Mã hiệu- quy STT Tên vật liệu Đơn vị Số lượng Ghi chú cách AC 330/27 1. Dây dẫn AC 150/24 m AC 120/19 2. Dây chống sét TK – 35 m 3. Cột BTLT 10m LT-10D cột 4. Cột BTLT 12m LT-12D cột 5. Cột BTLT 16m LT-16D cột 6. Cột BTLT 18m LT-18D cột 7. Cột BTLT 18m LT-18C cột 8. Cột BTLT 20m LT-20D cột 9. Cột BTLT 20m LT-20C cột
  17. 10. Xà néo XNð35 XNð35 bộ Xà néo 3 thân XNð3T- 11. XNð3T-35S bộ 35S 12. Xà đỡ 2 mạch có DCS XĐ35-2LS bộ Xà néo 2 mạch có 13. XN35-2LS bộ DCS 14. Xà phụ 35kV XP-35 bộ 15. Chuỗi néo dây dẫn CN-35kV chuỗi 16. Chuỗi đỡ dây dẫn chuỗi 17. Chuỗi néo dây CS chuỗi 18. Chuỗi đỡ dây CS chuỗi Cổ dề góc, cổ dề CDG, CDT, 19. bộ thẳng, cổ dề 4 hướng CD 4 hướng 20. Dây néo DN20-9 DN20-9 bộ 21. Dây néo DN20-12 DN20-12 bộ 22. Dây néo DN20-13 DN20-13 bộ 23. Dây néo DN20-14 DN20-14 bộ 24. Dây néo DN20-17 DN20-17 bộ + Ta có lực tác dụng lên dây dẫn P1đ P1 = g1*Fđ* L Trong đó: P g1 - tỷ tải g1 = F L chiều dài khoảng cột
  18. + Lực tác dụng lên dây dẫn P2đ P2 = g2*Fđ* L P2, g2 = P2, = α gió *Cx* d * Qqđ F Qqđ - áp lực gió quy đổi Qqđ = Qcs *Kgđ * K2 Qcs - vùng gió cơ sở Kgđ - Hệ số thời gian giả định công trình K2 - Hệ số quy đổi áp lực gió theo độ cao Cx - Hệ số khí động học d - Đường kính dây Lực đứt dây P3đ P3 = 0.3*Tmax = 0.3*tmax*Fđ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2