Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG GIẢM CHẤN TÍCH CỰC DÙNG CƠ CẤU<br />
CHẤP HÀNH ĐIỆN TỪ DỰA TRÊN LỌC BIẾN TRẠNG THÁI<br />
Nguyễn Văn Chí*, Nguyễn Hoàng Việt<br />
Tóm tắt: Bài báo này giới thiệu một phương pháp điều khiển hệ thống giảm chấn<br />
tích cực sử dụng động cơ tuyến tính dạng ống. Hệ thống điều khiển gồm ba mạch<br />
vòng cascade, mạch vòng ngoài cùng dùng để dập tắt dao động dựa trên phương<br />
pháp điều khiển tối ưu LQG (Linear Quadratic Gaussian) kết hợp với hai mạch<br />
vòng bên trong dùng điều khiển lực và điều khiển dòng cho động cơ. Bằng cách sử<br />
dụng mạch lọc biến trạng thái để ước lượng các biến trạng thái cho bộ điều khiển<br />
LQG và sử dụng phương pháp điều khiển động cơ dựa trên hệ tọa độ dq dùng bộ<br />
điều khiển PID (Proportional- Intergral- Derivative), hệ thống giảm chấn tích cực<br />
cho phép tạo ra lực giảm chấn linh hoạt về chiều và độ lớn đáp ứng yêu cầu lực dập<br />
tắt dao động từ mặt đường tác động của hệ thống.<br />
Từ khóa: Hệ thống giảm chấn tích cực, Cơ cấu chấp hành điện tử, Động cơ tuyến tính dạng ống, Bộ lọc trạng<br />
thái, điều khiển LQG.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chức năng cơ bản hệ thống giảm chấn (HTGC) là dập tắt dao động và nhanh chóng<br />
duy trì ổn định của hệ thống. Trong các phương tiện vận tải hệ thống này có nhiệm vụ làm<br />
giảm ảnh hưởng của lực tác động ở bề mặt đường lên sàn và thân xe, giúp duy trì thân xe<br />
và sàn xe cân bằng, giảm bớt sự khó chịu cho con người khỏi những chấn động và những<br />
va chạm không biết trước từ mặt đường tác động lên xe. Yêu cầu đối với HTGC là phải có<br />
đặc tính nhanh chóng dập tắt dao động và cũng cần phải nhạy với các dao động, đây là yêu<br />
cầu mang tính thỏa hiệp. HTGC bao gồm hai loại đó là HTGC thụ động và tích cực<br />
[1],[2],[3],[4]. HTGC tích cực là hệ thống sử dụng nguồn năng lượng ngoài đưa vào để<br />
điều chỉnh hệ số cản dịu, bao gồm hai loại đó là giảm chấn tích cực thấp sử dụng cơ cấu<br />
chấp hành nối tiếp với lò xo và loại giảm chấn tích cực hoàn toàn sử dụng thêm một cơ<br />
cấu chấp hành nối song song với lò xo[2],[4]. Phần tử chấp hành thực hiện bằng cơ cấu<br />
thủy lực hoặc bằng cơ cấu điện từ. Chính vì vậy ta có thể thay đổi được lực cản dịu một<br />
cách chủ động về độ lớn và chiều, đối với HTGC tích cực bằng cơ cấu điện từ, phần tử cản<br />
dịu chính là một cơ cấu điện từ có khả năng tạo chuyển động lên xuống bằng cách sử dụng<br />
nguồn điện từ bên ngoài đưa vào. HTGC thủy lực có ưu điểm là có khả năng tạo ra lực<br />
giảm chấn lớn tuy nhiên vấn đề thời gian trễ và chỉ đáp ứng với một dải tần hẹp cho nên<br />
nó không được áp dụng cho các hệ thống có kích cỡ nhỏ và các dao động có dải tần rộng,<br />
chính vì vậy trong các nghiên cứu gần đây người ta chuyển sang sử dụng các HTGC tích<br />
cực điện từ [3] vì chúng có các ưu điểm: Lực cản dịu để dập tắt dao động được tạo ra trực<br />
tiếp từ nguồn điện không qua khâu trung gian truyền dẫn cơ khí nên đáp ứng nhanh, linh<br />
hoạt và không bị ảnh hưởng bởi lực ma sát, lực điện từ có thể tạo ra với tần số nhanh cho<br />
nên đáp ứng động học của hệ thống được nâng cao, phù hợp với các dao động với các dải<br />
tần rộng; Có khả năng điều chỉnh chính xác các lực cản dịu với đáp ứng yêu cầu về mặt<br />
thời gian bằng các thuật toán điều khiển, với kết cấu nhỏ, gọn cho nên dễ dàng cài đặt, tuổi<br />
thọ và độ bền cao, giảm nhu cầu bảo dưỡng trong quá trình sử dụng. Nhược điểm của<br />
HTGC tích cực điện từ là phải sử dụng nguồn năng lượng điện riêng với công suất lớn,<br />
mặt khác HTGC có chất lượng tốt thì thuật toán điều khiển có mức độ phức tạp sẽ tăng lên<br />
rất nhiều. Động cơ tuyến tính (LBM) có khả năng tạo ra chuyển động dịch chuyển với vận<br />
tốc cao lên đến khoảng 200m/phút, gia tốc lớn và lực lên đến kN, một số kết quả của việc<br />
ứng dụng LBM được cho HTGC được viện Eindhoven phát triển năm 2011[3].Thuật toán<br />
<br />
<br />
<br />
120 N. V. Chí, N. H. Việt, “Điều khiển hệ thống giảm chấn… dựa trên lọc biến trạng thái.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
điều khiển HTGC tích cực là một thuật toán tương đối phức tạp, cần cân nhắc hài hòa giữa<br />
thời gian đáp ứng và gia tốc. Hiện đang có những xu hướng thiết kế điều khiển đó là sử<br />
dụng bộ điều khiển PI và PID[8], điều khiển LQG[9], điều khiển H2H∞ [10], điều khiển<br />
tuyến tính hóa chính xác [11]. Trong bài báo này chúng tôi trình bày cấu trúc điều khiển<br />
HTGC tích cực sử dụng LBM, bằng cách sử dụng thêm bộ lọc biến trạng thái để ước<br />
lượng trạng thái dùng cho điều khiển dập tắt dao động sử dụng LQG, bộ điều khiển lực và<br />
điều khiển dòng được thiết kế nhằm tạo ra lực của LBM theo như yêu cầu của bộ điều<br />
khiển LQG.<br />
2. MÔ HÌNH HTGC TÍCH CỰC<br />
2.1. Mô hình HTGC tích cực<br />
Mô hình giảm chấn tích cực được mô tả như Hình<br />
1, trong đó phần lốp xe: bao gồm khối lượng mw, độ<br />
cứng của lốp xe là cw, hệ số cản dịu dw; phần giảm<br />
chấn gồm: độ cứng của lò xo giảm chấn cc, hệ số cản<br />
dịu dc, lực tích cực Fe(t), khối lượng khung gầm là mc.<br />
Các trạng thái của hệ là xc là độ dịch chuyển của<br />
khung gầm, xw là độ dịch chuyển của lốp xe theo chiều<br />
thẳng đứng, xg là độ dịch chuyển của mặt đường theo<br />
chiều thẳng đứng tác động lên hệ. Vậy hệ gồm các đầu<br />
vào là xg và Fe(t), đầu ra của hệ là các dịch chuyển xc,<br />
xw. Mô hình phi tuyến của HTGC là:<br />
<br />
<br />
mc xc cc (xc x w ) dc (t )(xc xw ) Fe (t )<br />
(1)<br />
mw xw cc (xc x w ) dc (t )(xc xw ) cw (t )(x w x g ) dw (t )(xw xg ) Fe (t )<br />
trong đó, hệ số cc thay đổi trong khoảng nhỏ, giả sử cc là hằng số. Các hệ số dc(t), cw(t) và<br />
dw(t) không có dạng tuyến tính mà thay đổi như Hình 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Dạng phi tuyến của độ cứng lốp, hệ số cản dịu của lốp xe [2].<br />
2.2. Mô hình LBM<br />
Cấu tạo của LBM như Hình 3 với các giả thiết: điện cảm các cuộn dây sator của động<br />
cơ là hằng số, chiều dài của roto là vô hạn để bỏ qua các hiệu ứng đầu cuối, cường độ từ<br />
thông của nam châm không đổi và bỏ qua hiệu ứng bão hoà từ, theo [8] mô hình LBM viết<br />
dưới dạng hệ tọa độ dq như công thức (2)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 121<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
d d dx d dx <br />
ud Rs id q , uq Rs iq q d<br />
dt dt p dt dt p<br />
(2)<br />
2<br />
F i , F K dx K F I d x<br />
e mq e 1 2 t <br />
p dt dt 2<br />
trong đó, ud , uq , id , iq là điện áp và dòng<br />
điện trên stator, Rs là điện trở stator của<br />
động cơ, ψd và ψq từ thông trên trục d và q,<br />
Fe là lực điện từ tạo ra bởi LBM, I là lực<br />
quán tính của trục động cơ, x khoảng cách<br />
di chuyển của trục động cơ, Kd và Ke là hệ<br />
số cản động và hệ số cản tĩnh, Ft là lực cản<br />
bên ngoài.<br />
Hình 3. Mặt cắt dọc của LBM [2].<br />
2.3. Mô hình của HTGC tích cực sử<br />
dụng LBM<br />
Mô hình HTGC tích cực sử dụng LBM như Hình 4, các hệ số dc, cw và dw thay đổi theo<br />
thời gian. Mô hình được biểu diễn như biểu thức (3):<br />
d c (t ) d c 0 d c ; cw (t ) cw0 cw ; d w (t ) d w0 d w (3)<br />
Thay (3) vào phương trình (1) ta có:<br />
mcxc cc (xc xw ) (dc0 dc )(xc xw ) Fe (t )<br />
(4)<br />
mwxw cc (xc xw ) (dc0 dc )(xc xw ) (cw0 cw )(xw xg ) (dw0 dw )(xw xg ) Fe (t )<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Mô hình hệ thống giảm chấn tích cực sử dụng động cơ tuyến tính.<br />
3. THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN<br />
3.1. Cấu trúc điều khiển<br />
Cấu trúc điều khiển HTGC tích cực như Hình 5, trong đó vòng điều khiển trong cùng là<br />
điều khiển dòng điện, vòng điều khiển thứ hai là điều khiển lực và vòng điều khiển ngoài<br />
cùng là điều khiển dập tắt dao động. Giả thiết các tín hiệu đo được là các tín hiệu xc, xw, các<br />
gia tốc của chúng và sai lệch khối thân trên và giữa khối treo, khối treo và mặt đường. Khi<br />
<br />
<br />
<br />
122 N. V. Chí, N. H. Việt, “Điều khiển hệ thống giảm chấn… dựa trên lọc biến trạng thái.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
đó, dựa vào các đại lượng này để ước lượng biến trạng thái của hệ. Ta đặt các biến trạng<br />
thái mới như sau:<br />
<br />
x x1 x2 x3 x4 T ( xc x w ) x c ( xw x g ) x w T<br />
(5)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Cấu trúc điều khiển HTGC tích cực.<br />
u d x g (6)<br />
và biến đầu ra y [ xc Fdyn ( xc x w )] (7)<br />
với Fdyn (kt kt )( x g xus ) (bt bt )( x g xus ) là lực tải động do bánh xe tạo nên.<br />
Từ cách đặt biến trạng thái này, ta chuyển hệ (4) về dạng mô hình trạng thái:<br />
x Ax Bu x Nud<br />
(8)<br />
y Cx Du Mud , u Fe<br />
với các ma trận trong phương trình (8) là:<br />
0 1 0 1 0 0 0 0 <br />
c / m d / m 0 dc 0 / mc 0 dc0 / mc 0 dc0 / mc <br />
c c c0 c<br />
A , <br />
0 0 0 1 0 0 0 0 <br />
<br />
cc / m w dc0 / m w cw / m w d w0 / m w dc0 / mw cw / mw dw0 / mw <br />
0<br />
T T<br />
cc / mc d c / mc 0 d c / mc D 1/ ms 0 0 , B 0 1/ mc 0 1/ mw 0<br />
T<br />
C 0 0 c w d t , M 0 (dc0 dw0 ) 0<br />
1 0 0 0 N 0 0 1 dw0 / mw T<br />
Từ (8) ta thấy rằng mô hình HTGC tích cực bao gồm một phần tuyến tính với đầu vào<br />
và thành phần ∆x đặc trưng cho sự thay đổi hệ số về độ cứng lò xo và hệ số cản dịu của hệ,<br />
phần còn lại là phần nhiễu loạn tác động từ bên ngoài vào hệ thống (Nud). Nhiệm vụ điều<br />
khiển là cần xác định thành phần u = Fe(t) sao cho với tác động từ bên ngoài không biết<br />
trước vào hệ thống Nud véc tơ biến trạng thái x cần phải được nhanh chóng đưa về gốc tọa<br />
độ, hay điểm cân bằng của hệ thống là x [x1 x 2 x 3 x 4 ] T [0 0 0 0] T . Bài toán điều<br />
khiển phụ thuộc vào đặc tính động học của hệ thống hay các tham số của hệ.<br />
3.2. Mạch lọc trạng thái<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 123<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
Sử dụng lọc biến trạng thái để ước lượng biến trạng thái xˆ . Theo[2] cấu trúc bộ lọc<br />
biến trạng thái như Hình 6, trong đó<br />
T 2s<br />
G1 (s ) s s 2G 2 (s ), G 2 (s ) , Fˆdyn K (mc xc mw xw ) (9)<br />
T 2s 2 2kTs 1<br />
với Ghp(s) là bộ lọc thông cao với tần số cắt 5Hz; Glp(s) là bộ lọc thông thấp với tần số cắt<br />
60Hz; Các hằng số k, T của G2(s) được chọn k = 1, T = 0.1; K = 0.05. Hệ số Gain là 1/20<br />
(tính theo thực nghiệm)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Mạch lọc các biến trạng thái.<br />
3.3. Thiết kế bộ điều khiển dập tắt dao động<br />
Hệ giảm chấn ngoài chịu các lực tác động của các động thì còn chịu lực tác động của<br />
đường. Do tính ngẫu nhiên về lực tác động của đường nên sử dụng bộ điều khiển phản hồi<br />
trạng thái để điều khiển dập tắt dao động. Bộ điều khiển phản hồi trạng thái tối ưu nhằm<br />
xác định tín hiệu điều khiển Feref(t) sao cho thoả mãn hàm mục tiêu có dạng toàn phương:<br />
<br />
T T<br />
J (Feref ) (x Q.x 2x E.Feref Feref T RFeref )dt (10)<br />
0<br />
<br />
trong đó, Q, E và R là các ma trận tuỳ chọn dựa trên sự cân nhắc giữa thời gian làm cho hệ<br />
ổn định và chất lượng bộ điều khiển. Luật điều khiển có dạng:<br />
Fe ref K .xˆ (t ) (11)<br />
trong đó, ma trận phản hồi trạng thái xác định từ phương trình Ricatti:<br />
K A AT K Q K B R 1B T K 0 (12)<br />
<br />
3.4. Thiết kế bộ điều khiển lực và điều khiển dòng<br />
Bộ điều khiển lực và điều khiển dòng cho LBM là hai vòng điều khiển trong của cấu<br />
trúc điều khiển hệ giảm chấn. Đầu vào của bộ điều khiển lực Fe ref nhận tín hiệu lực cần tác<br />
<br />
<br />
124 N. V. Chí, N. H. Việt, “Điều khiển hệ thống giảm chấn… dựa trên lọc biến trạng thái.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
động từ bộ điều khiển LQG (vòng ngoài) để điều khiển giá trị dòng iq, đây chính là giá trị<br />
đặt iq ref cho vòng điều khiển dòng (vòng điều khiển trong cùng).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Sơ đồ mô phỏng điều khiển lực và dòng cho động cơ.<br />
Bộ điều khiển dòng nhận tín hiệu dòng đặt từ đầu ra của bộ điều khiển lực nhằm xác<br />
định điện áp cần thiết cấp cho động cơ. Sử dụng cấu trúc điều khiển PID cho cho hai thành<br />
phần dòng id và iq, phương trình bộ điều khiển dòng là:<br />
t ded (t )<br />
ud (t ) K Pid .ed (t ) K Iid ed (t )dt K Did<br />
0 dt<br />
t deq (t ) (13)<br />
uq (t ) K Piqeq (t ) K Iiq eq (t )dt K Diq<br />
0 dt<br />
với ed(t) = id ref(t) - id(t), eq(t) = iq ref(t) - iq(t). Bộ điều khiển lực nhận lực đặt từ đầu ra của<br />
bộ điều khiển LQG để điều khiển dòng iq ref. Bộ điều khiển lực là:<br />
t d (Fe ref Fe )<br />
iq (t ) KPu (Fe ref Fe ) KIu (Fe ref Fe )dt KDu (14)<br />
0 dt<br />
với eFe(t) = Fe ref (t) – Fe(t)<br />
4. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN, MÔ PHỎNG<br />
4.1. Số liệu đầu vào<br />
Tham số vật lý Tham số vật lý của Hệ số bộ điều khiển Hệ số bộ điều khiển<br />
của động cơ hệ giảm chấn dòng của động cơ lực của động cơ<br />
Rs = 0.2 Ω mc = 256 kg KPid = 0.45 KPu = 0.45<br />
Ls = 8.5 mH mw = 31 kg KIid = 120.3 (s) KIu = 30.88 (s)<br />
Ms = 2 mH cc0 = 20200 N/m KDid = -0.005 (s) KDu = -0.025 (s)<br />
τp = 10 mm ∆cc = 1010 N/m KPiq = 0.4<br />
Hệ số ma trận phản<br />
Ψm = 10 mH dc0 = 1140 Ns/m KIiq = 135.6 (s)<br />
hồi trạng thái K<br />
Ft = 10N ∆dc = 57 Ns/m KDiq = -0.0025 (s) K(1) = 750.7<br />
Rabc = 0.2 Ω cw0 = 128000 K(2) = 759.7<br />
N/m<br />
Labc = 8.5 mH ∆cw = 1280 N/m K(3) = -2292.2<br />
Ψabc = 2 mH dw0 = 0 Ns/m K(4) = 117.5<br />
I = 10<br />
Kd = 50 N<br />
Ke = 5N<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 125<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
4.2. Sơ đồ mô phỏng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Sơ đồ mô phỏng cả HTGC tích cực.<br />
4.3. Kết quả mô phỏng điều khiển lực và điều khiển dòng<br />
Dòng id và dòng iq của LBM được điều khiển để bám đúng theo giá trị dòng đặt với thời<br />
gian xác lập là 0.6s (Hình 9),<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9. Đáp ứng dòng điện id và iq.<br />
Lực của LBM bám theo giá trị đặt 100N với thời gian quá độ là 0.3s, độ quá điều chỉnh<br />
là 25% (Hình 10).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 10. Đáp ứng lực Fe(t).<br />
<br />
<br />
126 N. V. Chí, N. H. Việt, “Điều khiển hệ thống giảm chấn… dựa trên lọc biến trạng thái.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
4.3. Kết quả mô phỏng HTGC tích cực<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 11. Đáp ứng của hệ khi tác động xg(t) Hình 12. Đáp ứng của hệ khi tác động xg(t)<br />
là xung vuông. là nhiễu ngẫu nhiên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 13. So sánh sự dịch chuyển của khối thân trên<br />
khi không tác động giảm chấn và khi tác động giảm chấn.<br />
Từ các kết quả mô phỏng đã trình bày, ta thấy đáp ứng của các vòng điều khiển đều<br />
bám giá trị đặt trong khoảng thời gian ngắn. Do đó tạo kết quả tốt trong tác dụng giảm<br />
chấn. Kết quả mô phỏng trong Hình 13 với tác động xg(t) là tín hiệu nhiễu xung vuông và<br />
tín hiệu ngẫu nhiên cho thấy khi sử dụng HTGC tích cực so sánh với hệ thống giảm chấn<br />
thụ động.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển HTGC tích cực sử dụng cơ cấu chấp hành<br />
điện từ dựa trên mạch lọc biến trạng thái. Phương pháp điều khiển này có ưu điểm là ước<br />
lượng được lực tải động từ đường tác động lên bánh xe, từ đó điều khiển cơ cấu chấp hành<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 127<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
điện từ (LBM) tạo ra lực có cùng giá trị nhưng ngược chiều với lực tải động. Qua các kết<br />
quả mô phỏng ta thấy lực tác động của đường lên khối thân xe giảm, hạn chế sự dịch<br />
chuyển, dao động của khối thân xe và khối treo. Việc áp dụng HTGC tích cực trong thực<br />
tế sẽ tăng độ thoải mái và an toàn, nâng cao được chất lượng hệ giảm chấn.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Fischer, D., Isermann, R., “Mechatronic semi-active and active vehicle suspensions”.<br />
Cont r. Eng . Prac t ., 12(11), 2004, 1353-1367.<br />
[2]. Koch, G.P.A., “Adaptive Control of Mechatronic Vehicle Suspension”. PhD Thesis,<br />
Technical University of Munich, Munich, Germany, 2011.<br />
[3]. Bart L. J. Gysen, Member, IEEE, Johannes J. H. Paulides, Member, IEEE, Jeroen L.<br />
G. Janssen, Member, IEEE, and Elena A. Lomonova, Fellow, IEEE, “Active<br />
Electromagnetic Suspension System for Improved Vehicle Dynamics”, IEEE<br />
TRANSACTIONS ON VEHICULAR TECHNOLOGY, VOL. 59, NO. 3, MARCH<br />
2010.<br />
[4]. James Poynor, “Innovative Designs for Magneto-Rheological Dampers”, Advanced<br />
Vehicle Dynamics Laboratory Virginia Polytechnic Institute and State University<br />
[5]. Katerina Hyniove, Antonin Stribrsky, Jarosclaw Honcu and Ales Kruczek, “Active<br />
Suspension System with linear Electric Motor”, Department of control engineering,<br />
Falculty of Electrical Engineerong CTU Prague, Czech republic.<br />
[6]. D. Lassen, S. E. Mark and S. Christesen, “Application of a magnetic lead screw<br />
permanent magnet synchronous machine as an suspension system for an electric<br />
vehicle”, Department of mechanical and manufactoring engineeringm Aallborg<br />
university, Fibigerstraede 16, DK-9220 Aalborg East, Denmark.<br />
[7]. Xubin Song, Mehdi Ahmadian and Steve Southward, “Analysis and Strategy for<br />
Superharmonics With Semiactive Suspension Control Systems” Journal of ynamic<br />
Systems, Measurement, and Control | Volume 129 | Issue 6<br />
[8]. Yunyeu Ye, Hongxing Jia, Jun Shi, “Control of an elevator drive with a tubular<br />
linear induction motor”, Department of electrical Engineering, Zhejiang University,<br />
Hangzhou, China<br />
[9]. Zhang Zhu, Norbert C. Cheung and K. W.E Cheng, “Application of linear switched<br />
Reluctance motor for active suspension system in electric vehicle” Department of<br />
electric engineering, The Hong Kong Polytechnic University, Hong Kong.<br />
[10]. Antonin Stribrsky, Katerina Hyniova, Jaroslav Honcu and Ales Kruczek, “Energy<br />
Recuperation in automative active suspension systems with linear electric motor”,<br />
Proceedings of the 15th Medterrranean conferenceon control and automation July 27-<br />
29, 2007, Athens – Greece.<br />
[11]. Gregory D. Buckner, Karl T. Schuetze, Joe H. Beno, “Active vehicle suspension<br />
control using intelligent feedback linearization”, Proceeding of the American Control<br />
Conference Chicago, 2000.<br />
[12]. Bart L.J. Gysen, Johannes, J. H. Paulides, “Active Electromagnetic Suspension<br />
System for improved Vehicle Dynamics” IEEE Transactions on Vehicular<br />
Technology, Vol 59, No 3, March 2010.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
128 N. V. Chí, N. H. Việt, “Điều khiển hệ thống giảm chấn… dựa trên lọc biến trạng thái.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ACTIVE ELECTROMAGNETIC SUSPENSION CONTROL<br />
BASED ON THE STATE FILTER BLOCK<br />
The active suspension control method using LBM based on the state filter block<br />
is presented in this paper. The overall control system includes three cascade closed<br />
loops, the outside loop is used for eliminating the vibration induced from the road<br />
based on the LQG design; the active force generated by LBM and the current in the<br />
dq coordinates are controlled by two inside loops, respectively. By using the state<br />
filter block to estimate the state of the system and using PID controllers to control<br />
force and current of LBM, the active electromagnetic suspension allows the flexible<br />
damping force to generates in the direction and magnitude to meet the requirements<br />
isolating the sprung mass from the stochastic vibration caused by the road.<br />
Keywords: The active suspension systems, Electromagnetic actuator, The tubular linear motor, State estimator,<br />
LQG control.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 10 tháng 04 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 23 tháng 06 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 04 tháng 07 năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: Khoa Điện tử, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên.<br />
*<br />
Email: ngchi@tnut.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 129<br />