YOMEDIA
ADSENSE
Điều tra quy hoạch - Nguyễn Văn Đồng
70
lượt xem 10
download
lượt xem 10
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nhằm giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Điều tra quy hoạch" dưới đây. Nội dung tài liệu giới thiệu đến các bạn 21 câu hỏi bài tập về điều tra quy hoạch. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điều tra quy hoạch - Nguyễn Văn Đồng
- ĐIỀU TRA QUY HOẠCH Nguyễn Văn Đồng – KTXD A K53 Câu 1. Những chỉ tiêu và những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành GTVT. I. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành GTVT 1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành vận tải đường sắt + Ưu điểm: Năng lực vận chuyển lớn, đối tượng phục vụ rộng rãi Đảm bảo vận chuyển thường xuyên, liên tục, an toàn, đúng hành trình, không phụ thuộc vào thời tiết. Tốc độ đưa hàng nhanh Có thể xây dựng ở nhiều loại địa hình có khoảng cách ngắn Giá thành vận tải rẻ Ít gây ô nhiễm môi trường, năng suất cao + Nhược điểm: Chi phí đầu tư xây dựng lớn, 6 – 13 lần so với đường sông, 3 – 5 lần so với đường ô tô. Nó sử dụng nguyên vật liệu đắt tiền Vận tải đường sắt không triệt để. 2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành vận tải ô tô + Ưu điểm: Linh thoạt, cơ động cao Tốc độ đưa hàng tương đối nhanh Thực hiện quá trình vận tải triệt để + Nhược điểm: Giá thành vận chuyển cao Chi phí xây dựng lớn, tốn diện tích xây dựng Quá trình vận tải phụ thuộc vào điều kiện thời tiết Gây ô nhiễm môi trường, tiêu hao nhiều nhiên liệu, năng lượng Công tác tổ chức quản lý khó tập trung. => Thích hợp với cự ly vận chuyển ngắn hoặc tại các địa điểm, khu vực mà các phương thức vận tải khác không thể đảm nhận được. 3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành vận tải đường sông + Ưu điểm: Năng lực thông qua và nhân lực vận chuyển lớn Có thể vận chuyển được hàng hóa cồng kềnh Năng suất lao động cao, giá thành vận tải thấp + Nhược điểm: Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện thời tiết Quá trình vận chuyển không triệt để 1
- Tốc độ đưa hàng chậm => Nó thích hợp với loại hàng hóa rẻ tiền, cự ly vận chuyển dài, không yêu cầu về thời gian đưa hàng. 4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành vận tải đường biển Ưu điểm: + Đảm đương khối lượng vận chuyển lớn, vận tải đi xa + Có thể vận chuyển được hàng hóa cồng kềnh + Giá thành vận chuyển thấp + Chi phí đầu tư xây dựng tuyến nhỏ, chủ yếu là chi phí xây dựng cảng, mua sắm phương tiện Nhược điểm: + Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện thời tiết + Quá trình vận chuyển không triệt để + Tốc độ đưa hàng chậm => Thích hợp vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn, không yêu cầu nhanh về thời gian 5. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành vận tải đường ống Thích hợp với một loại hàng hóa nhất định: lỏng, khí Giá thành vận chuyển thấp, hàng hóa ít bị hao hụt Có thể tiến hành tự động hóa quá trình vận chuyển Khoảng cách vận chuyển thẳng 6. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành vận tải đường hàng không + Ưu điểm: Tốc độ đưa hàng nhanh Phù hợp với loại hàng hóa quý hiếm Có yêu cầu bảo vệ an toàn Có yêu cầu vận chuyển nhanh + Nhược điểm: Giá thành vận tải cao Chi phí đầu tư xây dựng, mua sắm phương tiện lớn, chi phí tổ chức quá trình vận tải lớn từ các mạng lưới: bán vé, gom hàng,… => Thích hợp với hàng hóa quý hiếm, nhu cầu vận chuyển nhanh, cự ly lớn. II. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đặc trưng 1. Khả năng thông qua Đối với đường bộ: là số phương tiện đi qua đoạn tuyến đó trong một đơn vị thời gian với điều kiện và trình độ tổ chức kỹ thuật nhất định + Trong lý thuyết tính toán xác định theo dòng ô tô chuyển động chiếc một theo điều kiện trung bình tiên tiến của đường. 2
- Đối với đường sắt: khả năng thông qua của một tuyến đường là số lượng phương tiện (đoàn tàu hoặc số lượng toa xe) đi qua một đoạn đường khó nhất (qua khu gian hạn chế) trong một đơn vị thời gian (ngày đêm) với điều kiện tổ chức và trình độ kỹ thuật nhất định. Đối với nhà ga, bến cảng: năng lực thông qua được xác định bằng số lượng hành khách lên xuống ra khỏi phượng tiện hoặc số lượng hàng hóa xếp dỡ khỏi phương tiện trong một đơn vị thời gian. Đối với các phương tiện kỹ thuật khác: năng lực thông qua đo bằng số phương tiện đi qua hoặc hoạt động trên đó trong một đơn vị thời gian. 24: số giờ trong một ngày đêm K: Hệ số sử dụng thời gian TTB: Thời gian trung bình cho một chu kỳ hoạt động 2. Khả năng chuyên chở Khả năng chuyên chở của phương tiện vận tải là số lượng Tấn.km lớn nhất mà phương tiện vận tải hoàn thành được trong một đơn vị thời gian, với hình thức và phương pháp tổ chức hợp lý, với điều kiện trang bị kỹ thuật thích hợp. M = S. N. TSD M: Khả năng chuyên chở (Tấn.km) N: công suất của phương tiện vận tải (mã lực) S: Năng suất bình quân của một đơn vị công suất có đơn vị đo là (Tấn.km/mã lực.giờ) TSD: Thời gian sử dụng của phương tiện trong một ngày đêm S = P. VKT P: Sức tải trên 1 đơn vị công suất (Tấn/mã lực) VKT: Vận tốc kỹ thuật (Km/giờ) 3. Vốn đầu tư và suất vốn đầu tư VĐT là toàn bộ số tiền dự tính để đạt được mục đích đầu tư (K) VĐT cho ngành vận tải bao gồm: chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, chi phí duy tu, sửa chữa cơ sở hạ tầng, chi phí mua sắm thiết bị, phương tiện vận tải, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện vận tải và các chi phí khác liên quan đến lĩnh vực vận tải. Suất VĐT (k) là vốn đầu tư cho 1 đơn vị sản phẩm vận tải. + Sản phẩm vận tải: (Q) khối lượng vận tải tấn Khối lượng Ng ười (hành khách) vận chuyển QL Tấn.km Khối lượng Hành khách.km luân chuyển 4. Giá thành vận tải 3
- Giá thành vận tải được xác định bằng giữa tỷ số chi phí liên quan đến quá trình vận tải tương ứng với kết quả vận tải (tương ứng với khối lượng sản phẩm vận tải) 5. Năng suất lao động NSLĐ được xác định bằng kết quả của quá trình tính cho đối tượng trong quá trình. 6. Tốc độ vận chuyển L: quãng đường vận chuyển t: thời gian vận chuyển Vận tốc kỹ thuật là vận tốc được xác định khi phương tiện trong trạng thái chuyển động không kể thời gian chờ, tránh trên đường, thời gian làm thủ tục vận chuyển. Vận tốc khai thác: Thời gian tính bao gồm thời gian xe chạy trên đường, thời gian đỗ đậu dọc đường, thời gian chờ đợi để xếp dỡ hàng hóa, thời gian làm thủ tục vận chuyển. Câu 2. Ý nghĩa, mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc, phân loại điều tra kinh tế. 1. Khái niệm Điều tra kinh tế là việc thu thập những thông tin về kinh tế kỹ thuật cần thiết, đủ để giải quyết nhiệm vụ đề ra. 2. Mục đích Mục đích điều tra phụ thuộc vào mục tiêu và nội dung của quy hoạch Thu thập các số liệu phản ánh tình hình phát triển KTXH trong khu vực (xác định khối lượng vận chuyển, nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra). Thu thập số liệu để phản ánh tình trạng của ngành GTVT (theo từng chuyên ngành) + Cơ sở hạ tầng, đường xá + Phương tiện vận tải + Tổ chức quản lý 3. Ý nghĩa Đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của từng chuyên ngành GTVT, của ngành GTVT, mối quan hệ giữa các chuyên ngành GTVT, mối quan hệ phát triển GTVT với phát triển kinh tế. Dự báo khối lượng vận chuyển Thông qua các số liệu điều tra về tự nhiên, xã hội đưa ra phương án về quy mô, vị trí kết cấu công trình và giải pháp xây dựng; phương án khai thác, sử dụng, biện pháp nâng cấp, cải tạo. 4. Nhiệm vụ điều tra kinh tế phục vụ quy hoạch giao thông. Thu thập các số liệu về kinh tế kỹ thuật phục vụ việc lập quy hoạch, phát triển mạng lưới GTVT. 4
- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội, phục vụ cho các việc lập các dự án đầu tư xây dựng. Thu thập các số liệu phục vụ việc lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch vận tải hành khách, hàng hóa, xây dựng cơ bản. 5. Nguyên tắc điều tra kinh tế a. Nguyên tắc chung Trước khi điều tra phải tiến hành tốt công tác chuẩn bị: + Xác định đúng đối tượng điều tra, phạm vi điều tra, phương pháp điều tra + Nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí tiền bạc và đảm bảo chất lượng số liệu điều tra Số liệu phải đảm bảo đầy đủ, chính xác: phải đảm bảo đủ để giải quyết vấn đề điều tra. Nguồn cung cấp số liệu, phương pháp thu thập số liệu phải đảm bảo chất lượng, có uy tín Tiến hành điều tra trong thời gian ngắn nhất và chi phí ít nhất Đảm bảo sự bí mật của số liệu điều tra b. Các nguyên tắc riêng trong điều tra quy hoạch GTVT Phải chú ý mối quan hệ giữa phát triển GTVT với phát triển KTXH Phải chú ý đến tính thống nhất của toàn bộ mạng lưới giao thông trong khu vực và mạng lưới giao thông quốc gia. Phải chú ý mối quan hệ giữa các chuyên ngành vận tải Phải chú ý đến mối quan hệ giữa các khâu công tác của quá trình vận tải. 6. Phân loại điều tra kinh tế a. Theo ngành kinh tế Điều tra theo các ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp Điều tra theo các chuyên ngành GTVT: Vận tải ô tô, vận tải đường sắt,… Ít khi tiến hành điều tra đơn độc do từng chuyên ngành riêng rẽ. b. Theo tính chất và nhiệm vụ điều tra Điều tra phục vụ lập quy hoạch phát triển GTVT Điều tra phục vụ lập dự án đầu tư xây dựng Điều tra phục vụ lập kế hoạch vận chuyển Điều tra cung cấp số liệu phục vụ cho việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch (kế hoạch xây dựng, kế hoạch vận tải) c. Theo mục đích và phạm vi điều tra Điều tra tổng quát: điều tra trên phạm vi rộng liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, điều tra mang tính chất định hướng, tổng quát. Điều tra để xác định nhiệm vụ, sự cần thiết để đầu tư. Điều tra theo từng vấn đề: giải quyết trọn vẹn nhiều vấn đề, mục đích điều tra hẹp và rõ ràng, cụ thể, thường là giai đoạn tiếp theo của điều tra tổng quát. d. Theo khối lượng công tác điều tra Điều tra sơ bộ: điều tra để xác định vấn đề, không yêu cầu mức độ chính xác cao. Điều tra chi tiết: Tiến hành trên một đối tượng cụ thể, khối lượng thu thập số liệu lớn, yêu cầu mức độ chính xác cao. Câu 3. Tổ chức đoàn điều tra 5
- I. Ý nghĩa Để công tác điều tra tiết kiệm chi phí thời gian đảm bảo kết quả cao. Nó vạch ra những nội dung tiến độ và dự kiến các khối lượng phải giải quyết Nó dự kiến về kết quả, về chi phí và các rủi ro trong quá trình điều tra. II. Tổ chức đoàn điều tra 1. Chuẩn bị về mặt tư tưởng Nó quán triệt tư tưởng trong quá trình điều tra, tránh tư tưởng tả khuynh hoặc hữu khuynh Thống nhất về mục đích, nhiệm vụ điều tra. Nó phải xác định được tầm quan trọng, ý nghĩa công việc. 2. Chuẩn bị về mặt tổ chức a. Thành lập đoàn điều tra Tùy điều kiện, quy mô và phạm vi điều tra tiến hành tổ chức đoàn điều tra cho phù hợp: + Trưởng đoàn, trưởng ban điều tra: thường lựa chọn những người lãnh đạo cao nhất của địa phương. + Phó đoàn, trưởng các bộ môn có liên quan: thường lựa chọn là lãnh đạo các sở, ban ngành địa phương. + Thành lập các tổ công tác chuyên nghiệp: tổ công tác nội nghiệp và tổ công tác ngoại nghiệp. b. Tổ công tác nội nghiệp Làm công tác trong văn phòng: chuẩn bị tài liệu, biểu mẫu Xử lý kết quả điều tra, tính toán số liệu, viết báo cáo, có thể lên các mô hình cần thiết. c. Tổ công tác ngoại nghiệp Thực hiện các công việc điều tra bên ngoài Phân thành các nhóm khác nhau: + Theo khu vực hành chính (khu phố,…) + Theo lĩnh vực kinh tế + Theo cơ quan quản lý, cơ sở kinh doanh 3. Chuẩn bị về mặt vật chất Chuẩn bị các điều kiện làm việc: văn phòng, thiết bị Chuẩn bị về điều kiện, phương tiện đi lại Chuẩn bị về điều kiện sinh hoạt: ăn ở, thuốc men 4. Các chuẩn bị khác Tùy theo điều kiện, yêu cầu điều tra có các chuẩn bị, đặc thù riêng Câu 4. Phương pháp điều tra 1. Nhóm các phương pháp trực tiếp a. Điều tra trực tiếp tại hiện trường Nhân viên điều tra tiếp xúc với đối tượng điều tra, trực tiếp quan sát, ghi chép số liệu. Có thể có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật khác: quay phim, chụp ảnh,… Ưu, nhược điểm: có độ chính xác cao nhưng sử dụng nhiều nhân lực b. Phương pháp phỏng vấn Nhân viên điều tra tiến hành đặt câu hỏi, nghe trả lời, ghi chép 6
- Yêu cầu mẫu hóa chương trình điều tra hoặc chuẩn bị trước các câu hỏi điều tra. Ưu, nhược điểm: Xử lý kết quả phỏng vấn để đảm bảo mẫu điều tra, phiếu điều tra hợp lệ. c. Phương pháp ghi báo Nhân viên điều tra hướng dẫn đối tượng điều tra ghi chép vào biểu mẫu báo cáo Phương pháp ít tốn kém nhưng đòi hỏi đối tượng điều tra phải tự giác, khai báo đúng sự thật, phù hợp với yêu cầu của biểu mẫu. d. Phương pháp gửi thư Việc phát phiếu và thu phiếu điều tra được gửi qua đường bưu điện Đối tượng điều tra tự giác ghi chép, tự điền phiếu điều tra. Mức độ tin cậy của tài liệu thấp, khó điều tra. Biện pháp thường đi kèm với các giải thưởng hoặc các chế độ khuyến khích. 2. Nhóm các phương pháp gián tiếp. Thu thập các thông tin cần sử dụng thông qua các kênh thông tin gián tiếp không do đối tượng điều tra cung cấp. a. Thu thập qua các tài liệu ghi chép, qua hệ thống sổ sách, chứng từ Các số liệu thống kê từ cấp cơ sở đến các cơ quan quản lý nhà nước Căn cứ vào số liệu báo cáo của các cơ quan quản lý (theo chuyên ngành kinh tế, theo địa bàn, các chỉ tiêu thống kê cơ bản) Căn cứ vào số liệu kế hoạch đã được phê duyệt ở các thời kỳ trước hoặc các năm trước Các số liệu khác từ các nguồn thu thập có tính chất pháp lý b. Phương pháp tính đổi, tính chuyển Căn cứ vào định mức tiêu dùng để xác định các chỉ tiêu tính toán Căn cứ vào sự phụ thuộc của các chỉ tiêu: chỉ tiêu hiện vật, chỉ tiêu giá trị, chỉ tiêu khối lượng,… Câu 5. Nội dung điều tra: tự nhiên – kinh tế xã hội, ngành công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, lâm nghiệp I. Điều tra tự nhiên và xã hội 1. Điều tra về tự nhiên * Vị trí địa lý Diện tích tự nhiên Các đặc thù cơ bản của vị trí địa lý Ảnh hưởng của vị trí địa lý đến GTVT trong khu vực * Địa hình: phân bố theo loại địa hình: đồng bằng, miền núi, trung du,… Đặc điểm của địa hình ảnh hưởng đến sự phát triển của GTVT trong khu vực * Thời tiết, khí hậu, thủy văn: Vùng khí hậu: nhiệt đới, ôn đới,… Chế độ mưa bão, thủy triều Nhiệt độ, nhiệt độ trung bình, nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất. Các ảnh hưởng chủ yếu đến việc xây dựng và khai thác công trình GTVT * Tình hình phân bố các tài nguyên: Sự phân bố khoáng sản, tài nguyên rừng, đất , nước 7
- Tiềm năng khai thác du lịch Ảnh hưởng của việc phân bố tài nguyên đến việc tổ chức vận tải đến việc xây dựng hệ thống GTVT trong khu vực 2. Điều tra về xã hội Điều tra các số liệu, dữ liệu liên quan đến hoạt động của con người trong lĩnh vực GTVT Điều tra số liệu về dân cư: tổng số dân cư, phân bố, mật độ, tốc độ tăng dân cư Thành phần dân cư: Phân chia theo lứa tuổi, theo trình độ văn hóa, theo nghề nghiệp, theo mức sống, theo thu nhập. Đặc điểm thói quen đi lại, nhu cầu và tính chất đi lại của nhóm dân cư theo mục đích chuyến đi, số lần đi lại với mục đích sản xuất, mục đích VHXH. Mối quan hệ kinh tế văn hóa giữa các vùng trong và ngoài khu vực quy hoạch Thói quen tiêu dùng, phong tục tập quán, sinh hoạt, truyền thống văn hóa. II. Điều tra về ngành công nghiệp Điều tra các khối lượng vận chuyển cho đầu vào và đầu ra của sản xuất công nghiệp Sự phân bố của các cơ sở sản xuất Mối liên hệ giữa các đơn vị, các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất ra vật liệu, nguyên liệu, tư liệu và DN tiêu dùng các nguyên liệu, vật liệu công nghiệp: + tên sản phẩm, số lượng, nơi cung ứng. + Định mức tiêu dùng, định mức sản xuất, phương thức vận tải, cự ly vận tải Tình hình dân cư trong lĩnh vực công nghiệp + Số lượng, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động + Tính chất đi lại, nhu cầu giao lưu + Nhu cầu về vận chuyển hành khách Nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt: lương thực, thực phẩm, hàng hóa, đồ dùng sinh hoạt => Tính toán khối lượng vận chuyển đầu vào cho khu vực công nghiệp Nhu cầu giao lưu văn hóa – xã hội => để xác định khối lượng vận chuyển hành khách III. Điều tra về ngành nông nghiệp Mục đích: xác đích khối lượng vận chuyển đầu vào và đầu ra trong lĩnh vực nông nghiệp 1. Lĩnh vực cây trồng Phân bố cây trồng: Cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả… => Diện tích gieo trồng, chế độ thâm canh, năng suất, sản lượng Định mức tiêu dùng cho sản phẩm nông nghiệp: cụ thể là phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống, các dịch vụ, khoa học kỹ thuật. Tình hình phân bố các cơ sở sản xuất chế biến của các xưởng, các nhà máy, các trung tâm xử lý sản phẩm nông nghiệp. Sản lượng, nơi tiêu thụ, dung lượng kho bãi. 2. Lĩnh vực chăn nuôi Vị trí các cơ sở chăn nuôi Số lượng, chủng loại, vật nuôi, mục đích chăn nuôi Nhu cầu tiêu dùng cho các cơ sở chăn nuôi: con giống, thức ăn, thuốc thú y Các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi: vị trí, công suất nơi cung cấp, nơi tiêu thụ => Để xác định khối lượng vận chuyển đầu vào và đầu ra cho chăn nuôi 8
- 3. Nhu cầu của dân cư trong lĩnh vực nông nghiệp Tình hình dân cư: số lượng dân số, cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động, tốc độ tăng dân số, tình hình sử dụng lao động => Tính nhu cầu đi lại hoặc vận chuyển hành khách Tập quán sinh hoạt, thói quen tiêu dùng, định mức tiêu dùng => Xác định khối lượng vận chuyển đầu vào của hàng hóa tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp Mối quan hệ kinh tế văn hóa trong và ngoài vùng của khu vực nông nghiệp => Xác định khối lượng vận chuyển hành khách, nhu cầu đi lại IV. Điều tra về ngành lâm nghiệp Xác định diện tích cơ cấu cây trồng, chế độ khai thác của các loại rừng Số lượng mặt hàng, sản phẩm, khối lượng sản phẩm, đặc điểm của sản phẩm khai thác => Tính khối lượng vận chuyển đầu ra Số liệu điều tra về các cơ sở khai thác chế biến: vị trí, công suất, sản lượng, nơi cung cấp, nơi tiêu thụ Tính khối lượng vận chuyển, nhu cầu đi lại của dân cư + Đặc tính tiêu thụ, sử dụng sản phẩm cho sinh hoạt, đời sống VH – XH của dân cư trong lĩnh vực lâm nghiệp + Đặc tính đi lại, nhu cầu giao lưu văn hóa của dân cư V. Điều tra về ngành ngư nghiệp Xác định khối lượng vận chuyển đầu vào và đầu ra của ngành kinh tế biển Phân loại xác định khối lượng vận chuyển của lĩnh vực đánh bắt, khai thác tự nhiên Xác định khối lượng vận chuyển của lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản Vị trí sản lượng khai thác, diện tích nuôi trồng, loại sản phẩm, nơi cung cấp, nơi tiêu thụ Phương thức vận chuyển, phương tiện khai thác, đánh bắt Tình hình của các cơ sở chế biến sản phẩm thủy hải sản: vị trí, công suất, sản lượng, nơi cung cấp, nơi tiêu thụ. Tình hình vận chuyển, nhu cầu đi lại của dân cư. Số liệu về dân cư, tình hình lao động Đặc điểm về sản phẩm tiêu dùng, sinh hoạt, nhu cầu đi lại, nhu cầu giao lưu Mối quan hệ về kinh tế văn hóa – xã hội trong và ngoài khu vực => Xác định khối lượng đầu vào về hàng hóa tiêu dùng lương thực thực phẩm, khối lượng vận chuyển hành khách. VI. Điều tra về giao thông vận tải 1. Điều tra về cơ sở hạ tầng a. Hệ thống giao thông đường bộ Hệ thống đường quốc lộ: đường do TW quản lý: tổng chiều dài và chiều dài từng tuyến theo các chỉ tiêu phân loại: + Theo cấp kỹ thuật hoặc cấp hành chính quản lý + Theo kết cấu mặt đường, theo bề rộng mặt đường + Hiện trạng của nền đường, mặt đường, các công trình trên đường, tình hình khai thác từng tuyến, vai trò của tính chất phục vụ, khả năng nâng cấp, cải tạo Hệ thống đường địa phương; 9
- + Tổng chiều dài và chiều dài từng tuyến theo các tiêu chí phân loại: Theo cấp hạng kỹ thuật Theo kết cấu mặt đường Chất lượng mặt đường, nền đường, các công trình trên đường Tình hình khai thác, tính chất phục vụ, khả năng nâng cấp, cải tạo Tình hình các công trình nhân tạo trên đường: Tổng số cầu cống, tổng số chiều dài theo các tiêu chí phân loại Tiêu chí chất lượng: chất lượng khai thác, phục vụ Các bến xe, bãi đỗ: + Sô lượng bến xe bãi đỗ, diện tích, cơ sở vật chất + Sự phù hợp của bến bãi: tình hình khai thác, tình hình sử dụng, khả năng nâng cấp cải tạo b. Hệ thống giao thông đường sắt Tổng chiều dài và chiều dài từng tuyến: Theo các tiêu chí phân loại + Theo tiêu chuẩn cấp hạng kỹ thuật, theo khổ đường + Theo đường đơn, đường đôi, đường lồng Tình hình chất lượng của nền đường, của kiến trúc tầng trên Tình hình khai thác sử dụng mối quan hệ với các ngành vận tải khác Tình hình công trình nhân tạo trên đường + Cầu đường sắt, hầm đường sắt + Tổng số cầu, tổng số chiều dài theo các tiêu chí phân loại: cầu bê tông, cầu sắt, cầu bán vĩnh cửu, năm khai thác sử dụng + Chất lượng của cầu và hầm tình hình khai thác Tình trạng hệ thống thông tin tín hiệu, các công trình đảm bảo giao thông trên đường. Tình trạng hiện trạng của các ga hoặc bến đỗ, điểm tập kết hàng hóa trên đường sắt Số lượng ga, bến bãi theo các tiêu chí phân loại: ga hàng hóa, ga chính, ga phụ Mức độ phục vụ, năng lực thông qua Vai trò của đường sắt đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực. c. Hệ thống giao thông đường thủy nội bộ Tổng chiều dài và chiều dài từng đoạn tuyến theo tiêu chí phân loại: + Theo cấp hạng kỹ thuật + Theo đơn vị hành chính quản lý Chất lượng khai thác, tính chất phục vụ Tình trạng các công trình, thông tin tín hiệu trên sông Tình hình các bến bãi của đường sông Số lượng các bến sông bãi đỗ Quy mô của bến bãi: diện tích, khả năng tiếp nhận các loại tàu, năng lực thông qua Khả năng cải tạo, nâng cấp của các tuyến đường sông d. Hệ thống giao thông đường biển Vị trí hệ thống cảng biển Các tuyến vận tải biển 10
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của từng cảng Tình hình hoạt động của cảng Khả năng nâng cấp cải tạo xây dựng mới các cảng biển Mối quan hệ của hệ thống cảng biển với phương thức vận tải khác. e. Hệ thống giao thông hàng không dân dụng Số lượng sân bay theo các tiêu chí phân loại: + Sân bay quốc tế, sân bay nội địa + Theo mục đích sử dụng: sân bay dân dụng, sân bay quân sự + Theo cấp hạng kỹ thuật: số lượng và chiều dài đường bay, số lượng hành khách lên xuống một ngày đêm Cơ sở hạ tầng: nhà ga, kho bãi của sann bay Năng lực thông qua: số lượng hàng hóa, hành khách đi – đến Mối quan hệ và ảnh hưởng của hệ thống sân bay với sự phát triển KT – XH f. Hệ thống đường chuyên dùng Các đường khai thác phục vụ lâm nghiệp, phục vụ khu công nghiệp, khai thác khoáng sản Tổng chiều dài của từng tuyến đường, từng loại đường Chất lượng của các tuyến đường Tính chất phục vụ của từng tuyến đường Khả năng nâng cấp cải tạo, khả năng hòa nhập vào mạng lưới giao thông quốc gia. 2. Điều tra về phương tiện và kết quả hoạt động của ngành a. Vận tải ô tô Số lượng ô tô theo các tiêu chí phân loại: + Theo đối tượng chuyên chở + Theo tải trọng + Theo thành phần kinh tế + Theo khu vực địa lý Chất lượng phương tiện: theo năm sản xuất, năm khai thác sử dụng Tình hình khai thác sử dụng phương tiện Tình hình hoạt động của các cơ sở sửa chữa, chế tạo phương tiện Kết quả hoạt động theo thời gian, theo đối tượng vận chuyển, theo thành phần kinh tế. b. Vận tải đường sắt Số lượng đầu máy, toa xe theo các tiêu chí phân loại; + Theo khổ đường + Theo nhiên liệu, năng lượng sử dụng: đầu máy hơi nước diezel + Theo nước sản xuất, nơi chế tạo Chất lượng: tình hình khai thác, sử dụng phương tiện, tình hình các cơ sở sản xuất, sửa chữa các phương tiện. Kết quả hoạt động của ngành vận tải sắt qua các năm hoặc qua các đối tượng chuyên chở c. Vận tải đường sông, biển Số lượng tàu, phà, xà lan,… theo các tiêu chí phân loại: + Theo đối tượng phục vụ, đối tượng chuyên chở 11
- + Theo tải trọng, số ghế Chất lượng: Tình hình khai thác, sử dụng phương tiện, chất lượng phương tiện Tình hình hoạt động của các cơ sở sửa chữa, đống mới phương tiện vận tải biển Kết quả hoạt động: số tấn hàng hóa vận chuyển được, số km vận chuyển được 3. Điều tra khác Điều tra về các đơn vị duy tu, bảo dưỡng, quản lý hạ tầng Điều tra về các cơ sở kinh doanh vận tải Điều tra về các DN A tham gia sửa chữa, đóng B mới, chế tạo phương tiện Điều tra về tình hình × đầu tư trong lĩnh vực × GTVT Điều tra cho xây dựng vận tải: đường xá, cơ sở hạ tầng Tình hình đầu tư cho các cơ sở đóng mới phương tiện vận tải Điều tra tình hình tổ chức và quản lý ngành GTVT, các chuyên ngành về GTVT Câu 6. Khái niệm và phân loại khu vực hấp dẫn 1. Khái niệm Khu vực ảnh hưởng: là giới hạn về mặt địa lý toàn bộ các cơ sở sản xuất mà sản phẩm của chúng được chở ra khỏi khu vực bằng đường vận tải nào đó hợp lý nhất Khu vực tiêu thụ: là khu vực giới hạn về mặt địa lý bao gồm toàn bộ những nơi tiêu thụ mà sản phẩm tiêu dùng của chúng cần chở đến được phục vụ bằng đường vận tải nào đó hợp lý nhất. Khu vực hấp dẫn: là khu vực giới hạn về mặt địa lý bao gồm toàn bộ những cơ sở sản xuất và tiêu thụ các khu dân cư, các trung tâm kinh tế, hành chính mà sự giao lưu giữa chúng với bên ngoài được phục vụ bằng đường vận tải nào đó hợp lý nhất Đường sắt ■ ■ ■ ■ ■ ■ 2. Phân loại Khu vực hấp a. Khu dẫn của đường vực hấp dẫn Đường giới hạn trực tiếp ô tô phạm vi khu Là khu vực được giới hạn về mặt địa lý, bao gồm toàn bộ vực hấp dẫn cơ sở sản xuất và tiêu thụ, các trung tâm hành chính, các Đường ô tô điểm dân cư mà hàng hóa và hành khách được phục vụ trực tiếp bằng đường vận tải nào đó hợp lý nhất. Đường sông 12
- b. Khu vực hấp trung chuyển Đường nhánh Tuyến chính Tuyến phụ Là khu vực giới hạn về mặt địa lý bao gồm các đường vận Khu vực hấp tải mà việc vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách được dẫn chuyển đổi từ các đường tiếp giáp cùng loại (cùng là đường sắt, đườn sông, đường ô tô) c. Khu vực hấp dẫn chuyển tải Là khu vực giới hạn về mặt địa lý mà việc vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách được chuyển đổi từ loại hình vận tải này sang loại hình vận tải khác (chuyển đổi phương tiện vận tải). G ■ ■ ■ ■ B Câu 7. Phương pháp xác định khu vực hấp dẫn (phương pháp biểu đồ, phương pháp phân tích, phương pháp biểu đồ phân tích) 13
- 1. Phương pháp biểu đồ a. Phương pháp đường ■ phân giác * Nguyên tắc: áp dụng tính chất của đường phân giác: khoảng cách từ 1 điểm trên đường phân giác đến 2 cạnh là bằng nhau * Áp dụng 2 3 1 ■ ■ ■ ■ ■ ■ (2) (1) II I III IV + Theo tỷ lệ thích ứng vẽ đường đi của 2 đường vận tải nằm kề nhau + Uốn thẳng các đường vận tải thành các đoạn gãy khúc nối liền + Mã hóa hoặc đánh số ký hiệu các đoạn thẳng đã vẽ trên 2 loại hình vận tải + Ghép đôi các đoạn thẳng để tạo thành góc theo 1 nguyên tắc nhất định + Vẽ đường phân giác của các góc tạo thành + Nối các đường phân giác đã vẽ thành 1 đường thẳng gãy khúc nối liền Đó chính là đường phân định giới hạn phạm vi khu vực hấp dẫn vẽ bằng phương pháp đường phân giác. b. Phương pháp đường trung trực * Nguyên tắc: Áp dụng tính chất của đường trung trực: khoảng cách từ 1 điểm trên đường trung trực đến 2 đầu đoạn thẳng bằng nhau. * Áp dụng Theo tỷ lệ thích ứng vẽ đường đi 2 đường vận tải nằm kề nhau Đánh dấu vị trí các điểm đỗ, điểm dừng trên 2 loại đường vận tải Ghép đôi các vị trí điểm đỗ, điểm dừng trên 2 đường vận tải và vẽ đường trung trực của các đoạn thẳng Đối với điểm đầu, điểm mút của 2 đường vận tải vẽ bằng phương pháp đường phân giác 14
- Nối các đường G1 G2 trung trực đã vẽ thành đoạn thẳng gãy khúc nối liền. ■ ■ ■ ■ ■ (1) (2) (3) B1 B2 2. Phương pháp phân tích * Nguyên tắc: Phân tích chi phí của các đường vận tải để xác định điểm cơ sở (điểm cơ sở là điểm có chi phí vận tải theo 2 hướng bằng nhau hoặc điểm cân bằng chi phí vận tải) * Trình tự Khảo sát các đường vận tải ô tô địa phương nối các điểm đỗ, điểm dừng trên 2 đường vận tải Giữ lại hành trình ngắn nhất Thiết lập phương G trình kinh tế để xác định điểm cơ sở ■ (điểm C) ■ ■ ■ ■ Nối các điểm C lại C với nhau ta được đường phân định giới hạn phạm vi khu vực hấp dẫn xác định theo pp phân tích B Csắt, Csông, Cô tô = a + bx GB = l , GC = x Phương trình cân bằng chi phí vận tải: Csắt + a + b.x = Csông + a + b.(l – x) 2b.x = Csông Csắt +b.l Thiết lập phương trình tương tự đôi với các điểm B, G khác 15
- Nối các điểm C lại với nhau ta được đường phân định giới hạn theo phương pháp phân tích III. Phương pháp biểu đồ phân tích * Nguyên tắc: Vẽ đường phân định giới hạn khu vực hấp dẫn bằng phương G pháp đường trung trực + Phân tích chi phí vận chuyển để xác định đoạn chuyển ∆l I’ dịch ∆l xác đ ịnh đoạ n ∆l I * Trình tự: Vẽ đường phân định giới hạn bằng phương pháp đường trung trực B Thu thập số liệu về chi phí vận chuyển Cô tô = a + bx a: chi phí bất biến b: Chi phí phụ thuộc vào hành trình Thiết lập phương trình chi phí vận tải để GB = l , GI = IB = Theo hướng đường sắt: Csắt + Cô tô = Csắt + a + b. Theo hướng đường sông: Csông + Cô tô = Csông + a + b. Vì điểm I’ nằm trên đường giới hạn phạm vi khu vực hấp dẫn nên chi phí vận tải theo 2 hướng đường vận tải bằng nhau => Csắt + a + b. = Csông + a + b. => Csắt Csông = 2b.∆l => ■ ■ ■ ■ ■ Thực tế Tương tự tính toán đối với các điểm đỗ, điểm Vẽ dừng khác Nối các điểm I’ lại với nhau ta được đường phân định giới hạn phạm vi khu vực hấp dẫn xác định theo phương pháp biểu đồ phân tích Câu 8. Một số nhược điểm của phương pháp biểu đồ xác định khu vực hấp dẫn a. 16
- ■ ■ ■ ■ ■ Thực tế Vẽ Phương pháp biểu đồ chưa đề cập đến chi phí của 2 đường vận tải nằm kề nhau Đường phân định của khu vực hấp dẫn của đường vận tải có chi phí rẻ hơn được mở rộng ra. b. ■ ■ ■ ■ ■ Thực tế Núi cao Đầm lầy Phương pháp biểu đồ hấp dẫn chưa đề cập đến sự phân bố của các trung tâm kinh tế Mỗi trung tâm kinh tế có bán kính ảnh hưởng, có khu vực hấp dẫn riêng và điều chỉnh thay đổi phạm vi khu vực hấp dẫn đã vẽ. c. PP biểu đồ chưa xét đến điều kiện địa hình tự nhiên. Điều kiện đại hình tự nhiên cụ thể sẽ điều chỉnh hoặc làm thay đổi đường phân định giới hạn phạm vi khu vực hấp dẫn. 17
- d. PP biểu đồ chưa đề cập đến điều kiện đường ô tô địa phương Đường ô tô địa phương có vùng hấp dẫn riêng, sẽ điều chỉnh, thay đổi phạm vi khu vực hấp dẫn theo hoàn cảnh cụ thể Câu 9. Căn cứ, yêu cầu, trình tự quy hoạch GTVT 1. Căn cứ Chủ trương chính sách phát triển KT – XH của Đảng và nhà nước trong thời kỳ quy hoạch Mục tiêu định hướng phát triển GTVT của quốc gia. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế XH của toàn quốc và địa phương trong thời kỳ quy hoạch Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch của các chuyên ngành GTVT của các đơn vị kinh doanh vận tải Căn cứ vào tài liệu kế hoạch quy hoạch phát triển của các ngành kinh tế Tài liệu điều tra về hiện trạng GTVT Kết quả điều tra về tình hình phát triển KT XH trong khu vực quy hoạch và dự báo trong tương lai Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến quy hoạch và kế hoạch Các tài liệu khác có liên quan 2. Yêu cầu Thể hiện chính sách phát triển KT – XH của Đảng và nhà nước trong từng giai đoạn + Tính thống nhất giữa chính trị và kinh tế + Mục tiêu quy hoạch phát triển ngành phải dựa trên đường lối phát triển Đường đất tốt KT – XH của Đảng và nhà nước Quy hoạch GTVT phải góp phần bố trí lại Thực tế sản xuất phân công lao động xã hội + GTVT có mối quan hệ với tất cả các ngành kinh tế khác + Phải có sự kết hợp hài hòa giữa quy Đường đất xấu hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch xây dựng, quy hoạch khu dân cư với quy hoạch phát triển GTVT. Quy hoạch GT phải thể hiện tính tổng hợp tính hệ thống, tính liên tục, trung thực, khách quan và khoa học + Quy hoạch là 1 bản kế hoạch dài hạn + Thực hiện quy hoạch phải đảm bảo thể hiện đúng quy luật phát triển khách quan Quy hoạch phải khai thác mọi tiềm năng khai thác các nguồn vốn 18
- + Tận dụng sử dụng các thành quả của các bước quy hoạch trước + Chú ý đến vấn đề tiết kiệm các nguồn lực + Lấy kế hoạch ngắn hạn làm cơ sở thực hiện kế hoạch dài hạn Quy hoạch GTVT phải đề cập đến các kế hoạch quy hoạch phát triển của các ngành có liên quan. + Mối quan hệ giữa GTVT với các ngành kinh tế là tiền đề của quy hoạch các ngành kinh tế. Khi xây dựng quy hoạch phải đưa ra nhiều phương án + Xây dựng lời giải cho nhiều tình huống, nhiều kịch bản để không bất ngờ khi thực tế xảy ra Khi quy hoạch phải đứng trên góc độ lợi ích quốc gia, lợi ích KT – XH để xem xét III. Trình tự quy hoạch * Bước 1: Tiến hành điều tra về GTVT và điều tra kinh tế trong khu vực quy hoạch và khu vực có liên quan Mục đích: + Đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của từng chuyên ngành GTVT + Đánh giá kết quả hoạt động của từng chuyên ngành GTVT + Thu thập số liệu về nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách * Bước 2: Đánh giá hiện trạng GTVT trong quy hoạch phát triển + Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu vị thế hoặc tình trạng của từng chuyên ngành GTVT + Đánh giá theo các nhóm chỉ tiêu phản ánh hiện trạng GTVT: cơ sở vật chất, kết quả hoạt động, mối quan hệ giữa GTVT với phát triển KT – XH * Bước 3: Xây dựng quan điểm, mục tiêu định hướng quy hoạch phát triển hệ thống GTVT của khu vực trong tương lai + Xây dựng quan điểm: xác định 1 thứ bậc ưu tiên cao nhất trong quy hoạch phát triển giao thông. + Các mục tiêu: mục tiêu phát triển của ngành của chuyên ngành GTVT, xác định mục tiêu tổng quát, cụ thể + Xác dựng định hướng phát triển GTVT: chỉ dẫn cho 1 giai đoạn dài cho việc quy hoạch xây dựng khai thác sử dụng 1 chương trình hoặc 1 dự án đầu tư lớn * Bước 4. Dự báo về nhu cầu vận chuyển hàng hóa hành khách, dự báo về khả năng huy động các nguồn lực dự báo về thay đổi các chính sách phát triển KT XH có liên quan đến GTVT. + Phân vùng quy hoạch thành các tiểu vùng, xác định các điểm kinh tế hoặc các trung tâm lập hàng hóa + Xác định khối lượng vận chuyển và dòng chuyển dịch hàng hóa + Dự báo vận chuyển hàng hóa và hành khách theo các phương thức vận tải + Xác định nhu cầu vận tải trên từng tuyến đường, từng phương thức vận tải * Bước 5: Xây dựng so sánh các phương án Đưa ra các giải pháp, các biện pháp, các tình huống, các nội dung cụ thể đối với các lĩnh vực phát triển GTVT + Thiết lập các phương án + Tính toán các chỉ tiêu và xác định nhu cầu nguồn lực của từng phương án + So sánh lựa chọn phương án + Sắp xếp phương án theo thứ tự ưu tiên * Bước 6: Tổng hợp kết quả tính toán và hướng dẫn thực hiện + Tổng hợp khối lượng tính toán: nhu cầu vốn theo thời gian thời kỳ + Tổng hợp theo nguồn vốn: vốn trong nước, nước ngoài, TW, địa phương 19
- + Tổng hợp theo quy mô cấp công trình + Đưa ra danh mục ưu tiên + Các chính sách đi kèm Câu 10. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa GTVT với trình độ phát triển và hoạt động của nền KTQD. Khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển hàng hóa và hành khách tương ứng với dân số và GDP Tốc độ tăng trưởng của khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển của hàng hóa và hành khách do tốc độ tăng trưởng của GDP và dân số Khôi lượng hàng hóa vận chuyển qua các cảng biển tương ứng với kim ngạch xuất nhập khẩu Tốc độ tăng của khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu so với tốc độ tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu Tổng chiều dài đường bộ, đường sắt, đường sông tương ứng với dân số và diện tích khu vực Số phương tiện vận tải tương ứng với dân số có thể tính trên 100 dân, 1000 dân, 1 triệu dân Tổng số lao động của toàn ngành vận tải và từng chuyên ngành vận tải so với sô lao động của toàn XH Giá trị sản phẩm do ngành vận tải tạo ra so với giá trị sản phẩm của xã hội VĐT trong ngành vận tải so với VĐT của nền KTQD hoặc so với tổng thu của ngân sách so với tốc độ tăng của GDP, tốc độ tăng của dân số. Câu 11. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động toàn ngành và từng chuyên ngành GTVT Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển theo các tiêu chí phân loại của toàn ngành và từng chuyên ngành theo các năm, theo tính chất vận tải Cơ cấu đảm nhận từng phương thức vận tải: đối với chỉ tiêu khối lượng vận chuyển và luân chuyển của hàng hóa, hành khách Số lượng mặt hàng chủ yếu được vận chuyển theo các phương thức vận tải Khối lượng vận chuyển hành khách theo các năm của các phương thức vận tải Khối lượng vận chuyển thông qua các cảng biển, theo các tiêu chí phân loại: hàng hóa, nguyên liệu thô Số lượng hàng hóa, máy bay, hành khách thông qua các sân bay Tình hình an toàn giao thông qua các năm: số vụ tai nạn, mức độ trầm trọng, nguyên nhân, mức độ thiệt hại Câu 12. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiện trạng cơ sở vật chất từng chuyên ngành vận tải 1. Ngành đường bộ Tổng chiều dài toàn bộ, chiều dài từng tuyến đường, loại đường quốc gia,.. Tổng số cầu, tổng chiều dài cầu, số bến phà của từng loại Tình trạng đường: cấp kỹ thuật, bề rộng nền, mặt đường, tình trạng nền , mặt đường Tình trạng công trình: cầu, cống, bến xe, bãi đỗ,… Số lượng, chất lượng phương tiện vận tải Mật độ giao thông 2. Ngành đường sắt Chiều dài toàn tuyến, chiều dài tuyến đi qua khu vực quy hoạch, phân theo khổ đường 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn