intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khái niệm Quy hoạch đô thị

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

848
lượt xem
274
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quy hoạch xây dựng đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khái niệm Quy hoạch đô thị

  1. Quy hoạch đô thị Quy hoạch vùng ven đô có mật độ dân cư thấp ở Cincinnati, Hoa Kỳ. Phương án dự thi quy hoạch chi tiết và cảnh quan dọc Lạch Tray, Hải Phòng, Việt Nam
  2. Quy hoạch xây dựng đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình đô thị hóa, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và hướng tới sự phát triển bền vững. Các không gian đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội đô thị cần được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế - xã hội- môi trường. Những hoạt động cụ thể liên quan đến ngành quy hoạch đô thị là: • Đầu tư và phát triển bất động sản: Ở đây việc đầu tư và phát triển bất động sản phải tuân theo quy luật phát triển chung của xã hội-kinh tế riêng từng khu vực cụ thể. • Văn hóa, lối sống cộng đồng • Chính sách quản lý và phát triển bất động sản và nhà ở • Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho mỗi vùng, mỗi khu vực • Đầu tư hạ tầng kỹ thuật • Phát triển và bảo tồn các di sản kiến trúc và thiên nhiên • Phát triển bền vững của nhân loại. Quy hoạch xây dựng đô thị ở Việt Nam bao gồm: • Quy hoạch chung xây dựng đô thị • Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
  3. Một số bộ môn khác có liên quan gồm có: • Quy hoạch xây dựng vùng • Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn Môn thiết kế đô thị là một phần của quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị. Tuy nhiên, trong đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị và đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đều có thể có bản vẽ Thiết kế đô thị. Cơ sở của quy hoạch đô thị là hệ thống các tiêu chuẩn và các nguyên tắc tổ chức xây dựng đô thị. Dựa vào hệ thống các nguyên tắc này, theo điều kiện thực tế và chính sách, mục tiêu phát triển ngắn hạn và dài hạn; nhóm bốn đối tượng tác động chính đến kết quả đồ án quy hoạch là: các nhà quy hoạch, các nhà quản lý, các nhà đầu tư và những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của quy hoạch đề xuất ra các giải pháp, mục đích, thời gian và nguồn lực cụ thể để thực hiện. Hiện nay ở Việt Nam quy hoạch chưa được tổ chức thực hiện đúng nguyên tắc do năng lực chuyên môn hạn chế và sự can thiệp tùy tiện của nhiều tổ chức cơ quan cũng như các yếu tố khác. Khung luật pháp cho quy hoạch hiện nay còn thiếu hụt trong khi quản lý lập và thực thi quy hoạch lại khá lỏng lẻo.
  4. Thiết kế đô thị Thiết kế đô thị (urban design) là việc cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị về mặt tổ chức không gian chức năng bên ngoài công trình, bố cục không gian, tạo cảnh và trang trí trong không gian đô thị; hình thành và cải thiện môi trường; hoàn thiện thiết bị bên ngoài. Như vậy, bản chất của thiết kế đô thị là thiết kế kiến trúc của không gian đô thị. Nội dung • Sắp xếp hợp lý các chức năng sử dụng trong không gian đô thị. • Tạo hình thể/hình khối không gian, dáng dấp của công trình bao quanh không gian. Hai vấn đề này có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau. Nếu hình khối lõm (theo phương ngang, đứng) thì hình thể không gian bị lồi và ngược lại. Đường nét tạo hình khối cũng chính là đường nét tạo hình thể không gian. • Trang trí không gian, bố cục chất liệu, đường nét, màu sắc... trong không gian. Bao gồm trang trí bề mặt công trình bao quanh không gian như mặt phố, bề mặt công trình bao quanh quảng trường; bề mặt nền. Sản phẩm Thiết kế đô thị có 3 dạng sản phẩm: các bản vẽ thiết kế; các quy định, hướng dẫn; các thể chế thực hiện. Các sản phẩm này không thể tách rời trong quá trình thực hiện. • Bản vẽ thiết kế đa dạng theo tính chất của các khu vực chức năng trong đô thị, trong các cấp độ từ tổng thể đến chi tiết; từ các đề xuất về cảnh quan tổng thể, phân vùng cảnh quan và không gian lớn đến các giải pháp về tuyến, trục cảnh quan, tổ hợp các không gian nhỏ hơn và các đề xuất liên
  5. quan đến các công trình kiến trúc như màu sắc, vật liệu, tầng cao... Hàm lượng về nội dung thiết kế đô thị, việc quan tâm đến các khía cạnh xã hội, tiện nghi trong không gian trong mỗi một loại hình đồ án là không giống nhau. • Các quy định, hướng dẫn trong thiết kế đô thị khác nhau về mức độ chặt chẽ, thể chế hóa theo tính chất của từng khu vực, từng đối tượng quản lý. • Về thể chế, thiết kế đô thị đưa ra quy định có những điều khoản bắt buộc và những điều khoản khuyến khích thực hiện. Các thể chế đi kèm là những biện pháp cụ thể để đảm bảo cho những điều khoản bắt buộc hoặc khuyến khích đó được thực hịên. Các thể chế nghiêm khắc như phá dỡ công trình nếu vi phạm giấy phép xây dựng là điều khoản bắt buộc phải tuân theo. Các chính sách về thuế, về lệ phí xây dựng …áp dụng cho các điều khoản khuyến khích. Ví dụ như việc xây dựng nhà cao tầng ở các khu vực không khuyến khích sẽ phải chịu chi phí thuế xây dựng lớn hơn ở các khu vực khuyến khích. Người xây nhà sử dụng màu đậm có thể bị đánh thuế cao hơn so với người sử dụng màu nhạt, sáng là mầu khuyến khích sử dụng. Phong cách kiến trúc cũng có thể áp dụng tương tự. Phân biệt với quy hoạch cảnh quan Cần phân biệt thiết kế đô thị với quy hoạch cảnh quan. Quy hoạch cảnh quan là việc tạo ra không gian chính đô thị, tức là chỉ thể hiện ở chỉ giới xây dựng và tầng cao trung bình xung quanh của các ô đất; bố cục các mảng thiên nhiên cây xanh, mặt nước, đồi gò trong không gian ấy. Quy hoạch cảnh quan và thiết kế cảnh quan là hai lĩnh vực chủ yếu của kiến trúc cảnh quan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2