Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
ĐIỀU TRỊ 131I SAU MỔ CARCINÔM TUYẾN GIÁP BIỆT HÓA TỐT <br />
DI CĂN XA <br />
Võ Khắc Nam*, Trịnh Thị Minh Châu**, Nguyễn Xuân Cảnh*, Trần Văn Thiệp*** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục đích: Di căn xa trong ung thư tuyến giáp (UTTG) thể biệt hóa được cho là nguyên nhân làm giảm <br />
đáng kể sống còn của bệnh nhân. Việc điều trị kết hợp bao gồm phẫu thuật cắt giáp, uống 131I và ức chế TSH <br />
bằng hormone giáp được cho là phương pháp điều trị đa mô thức chuẩn hiện nay, nó giúp cải thiện sống còn của <br />
bệnh nhân. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả điều trị với mục tiêu cụ thể là khảo sát một số đặc điểm lâm <br />
sàng và bệnh học, ước đoán thời gian sống còn toàn bộ và đánh giá các yếu tố tiên lượng ảnh hưởng đến sống <br />
còn. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu trên 181 bệnh nhân carcinôm tuyến giáp biệt <br />
hóa tốt di căn xa đã điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 9/1994 đến 6/2006, chúng tôi nhận thấy: <br />
Kết quả: sống còn toàn bộ thời điểm 5 năm là 55,8%, 6 năm là 51,5% và 7 năm là 49,8%. Phân tích đơn <br />
biến cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về sống còn liên quan đến các yếu tố như tuổi, loại mô bệnh học, kích <br />
thước nốt phổi, vị trí di căn xa, mức độ háo 131I và có hay không di căn hạch đi kèm. Tuy nhiên phân tích đa biến <br />
cho thấy: chỉ có yếu tố tuổi, loại mô bệnh học, kích thước nốt phổi và mức độ háo 131I được chứng minh là các yếu <br />
tố độc lập ảnh hưởng đến thời gian sống còn của bệnh nhân. <br />
Kết luận: Hiệu quả của việc điều trị đa mô thức đối UTTG biệt hóa tốt di căn xa tùy thuộc vào nhiều yếu tố <br />
tiên lượng như tuổi lúc phát hiện, loại mô bệnh học, kích thước ổ di căn và mức độ háo 131I. <br />
Từ khóa: ung thư tuyến giáp dạng biệt hóa, di căn xa <br />
<br />
ABSTRACT <br />
POST‐OPERATION RADIOACTIVE IODINE TREATMENT FOR DISTANT METASTASES FROM <br />
DIFFERENTIATED THYROID CARCINOMA <br />
Vo Khac Nam, Trinh Thi Minh Chau, Nguyen Xuan Canh, Tran Van Thiep <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 516 ‐ 521 <br />
Aim: Long‐term survival in differentiated thyroid cancer are significantly reduced in patients with distant <br />
metastasis. Multimodality therapy including thyroidectomy, radioactive iodine and thyroxin hormone <br />
suppression treatment is considered highly effectiveness in DTC with distant metastasis. Aim of study is to <br />
determine clinical and pathological characteristics, to estimate overall survival rate and to evaluate prognostic <br />
factors influencing survival of patients. <br />
Materials and methods: retrospective study of 181 patients with DTC who presenting with distant <br />
metastases conducted at Cho ray hospital from September 1994 to June 2006. <br />
Results: Overall 5‐year, 6‐year and 7‐year survival rate is 55,8%, 51,5% and 49,8%, respectively. <br />
Univariate analysis of prognostic factors shows that statistically significant differences in survival curves are <br />
found in age at diagnosis, histopatholologic type, metastasis site, size of lung nodule, extent of 131I‐avid uptake <br />
and status of cervical lymph node metastasis. When multivariate analysis is applied, independently prognostic <br />
* Đơn vị PET‐CT và Cyclotron ‐ BV Chợ Rẫy <br />
** Khoa Y học hạt nhân ‐ BV Đại học Y Dược <br />
*** Bộ môn Ung Bướu ‐ ĐH Y Dược TpHCM <br />
Tác giả liên lạc: BS Võ Khắc Nam DĐ: 0989333408 <br />
Email: khacnam05@yahoo.com <br />
<br />
516<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
factors as age at diagnosis, histopathological type, size of metastatic lung nodule and extent of 131I‐avid uptake <br />
prove to have significant influence on survival. <br />
Conclusion: Effectiveness of the multimodality therapy depends on prognostic factors, such as: ages at <br />
diagnosis, histopathological type, size of lung nodule and extent of 131I uptake. <br />
Keywords: differentiated thyroid cancer, distant metastasis <br />
dạng nhú hoặc dạng nang. <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Ung thư tuyến giáp (UTTG) là một bệnh <br />
hiếm gặp chiếm khoảng 1% trong các loại ung <br />
thư. Tuy nhiên đây là một bệnh ác tính của cơ <br />
quan nội tiết thường gặp nhất. 90% mô bệnh <br />
học của UTTG là carcinôm tuyến giáp dạng <br />
nhú và dạng nang. Đây là những dạng biệt <br />
hóa phát triển từ tế bào nang giáp có khả năng <br />
hấp thu 131I cao. <br />
Đối với những trường hợp UTTG biệt hóa <br />
khi chưa di căn thì có tiên lượng khá tốt, thời <br />
gian sống còn 10 năm chiếm tỉ lệ cao 80‐95%(8), <br />
nhưng khi đã có di căn được cho là nguyên <br />
nhân làm giảm đáng kể thời gian sống còn của <br />
bệnh nhân. <br />
Phương pháp điều trị đa mô thức gồm phẫu <br />
thuật cắt giáp, uống 131I và điều trị hãm TSH <br />
bằng hormone giáp được cho là có hiệu quả đối <br />
những trường hợp UTTG biệt hóa di căn xa, <br />
giúp cải thiện sống còn của bệnh nhân(1,10,4,5,6,7,9) <br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm <br />
mục tiêu cụ thể: <br />
‐ Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và <br />
bệnh học. <br />
‐ Ước đoán thời gian sống còn toàn bộ. <br />
‐ Đánh giá các yếu tố tiên lượng ảnh hưởng <br />
đến sống còn. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Di căn xa được xác định trước và sau mổ <br />
nhờ giải phẫu bệnh, xạ hình toàn thân với 131I, có <br />
kết hợp Thyroglobulin, xạ hình xương, Xquang, <br />
CT scan. <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
Carcinôm dạng tủy hoặc dạng kém biệt hóa. <br />
Carcinôm truyến giáp đã điều trị tái phát di <br />
căn xa. <br />
Phương pháp nghiên cứu: <br />
Nghiên cứu hồi cứu mô tả. <br />
Các số liệu sẽ được cập nhật và phân tích <br />
trên SPSS 19.0 <br />
Phân tích số liệu định tính giữa các nhóm <br />
dùng phép kiểm Chi bình phương. <br />
Đánh giá sự khác biệt sống còn giữa các <br />
nhóm dùng Log‐rank test. <br />
Ước đoán thời gian sống còn toàn bộ theo <br />
phương pháp Kaplan‐Meier <br />
Đánh giá các yếu tố tiên lượng ảnh hưởng <br />
đến sống còn nhờ phương pháp Cox‐Regression <br />
với tỉ số nguy cơ (Harard ratio) ở khoảng tin cậy <br />
95%. <br />
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p