intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐIỀU TRỊ GIUN MÓC CỦA ALBENDAZOLE 400MG ĐƠN LIỀU

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

136
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: xác định hiệu quả tẩy giun móc của Albendazole 400mg đơn liều tại cộng đồng xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP. HCM từ 7/2006 đến 9/2006. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng tiến hành trên 237 đối tượng được chọn theo phương pháp mẫu cụm 2 bậc (chọn cụm xác suất tỉ lệ theo cỡ và chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống). Xét nghiệm phân bằng kỹ thuật định lượng Kato – Katz để đo lường tỉ lệ, cường độ nhiễm trung bình trước và sau điều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐIỀU TRỊ GIUN MÓC CỦA ALBENDAZOLE 400MG ĐƠN LIỀU

  1. ĐIỀU TRỊ GIUN MÓC CỦA ALBENDAZOLE 400MG ĐƠN LIỀU TÓM TẮT Mục tiêu: xác định hiệu quả tẩy giun móc của Albendazole 400mg đơn liều tại cộng đồng xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP. HCM từ 7/2006 đến 9/2006. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng tiến hành trên 237 đối tượng được chọn theo phương pháp mẫu cụm 2 bậc (chọn cụm xác suất tỉ lệ theo cỡ và chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống). Xét nghiệm phân bằng kỹ thuật định lượng Kato – Katz để đo lường tỉ lệ, cường độ nhiễm trung bình trước và sau điều trị, tỉ lệ giảm và sạch trứng. Phân tích số liệu bằng Sata 8.0. Kết quả: tỉ lệ nhiễm giun móc là 37,56%. Trung bình nhân c ường độ nhiễm của cộng đồng là 9,57 trứng/gram phân. Nhiễm nhẹ chiếm 83,12%, nhiễm vừa và nhiễm nặng như nhau (8,44%). Sau 7 ngày điều trị, tỉ lệ giảm trứng là 85,16%. Tỉ lệ sạch trứng ở ngày thứ 7, thứ 14 lần lượt là 79,32% và 64,13%. Kết luận: xã PVC được xếp vào cộng đồng nhiễm giun móc nhóm III nhưng ấp 5 có nguy cơ thuộc nhóm I. Albendazole 400 mg đơn liều tác dụng tốt
  2. trong tẩy giun móc trên cộng đồng (ngày thứ 14 sau điều trị). Tuy nhiên, thuốc chưa hiệu quả trên nhóm nhiễm nặng. ABSTRACT Objective: To evaluate the effectiveness of Albendazole 400mg in single dose for hookworm treatment in Pham Van Coi commune, Cu Chi district, HCM city from July to September of 2006. Method: A non-controlled clinical trial was conducted among 631 samples chosen by two-steps cluster sampling (probability proportionate to size cluster sampling and system random sampling) and detected with Kato-Katz method. Prevalence, average infestation intensity before and after treatment, egg reduction rate, cure rate were measured. Stata 8.0 software is used to analyse data. Result: The hookworm prevalence is 37.56%. The geometric mean of hookworm infestation intensity is 9.57 eggs per gram of feces. Low-infested percentage is 85.16%, both medium and high-infested percentages are 8.44%. After treatment, egg reduction rate (EER) is 85.16% at the 7th day, cure rate (CR) at the 7th and 14th days are 79.32% and 64.13%, respectively. The cure rate of Albendazole was limited among the highly infested group.
  3. Conclusion: Pham Van Coi commune, Cu Chi district, HCM city belong to hookworm infested community of group III, among them, residents of village 5 have the risk of group I. Albendazole 400 mg in single dose has good effectiveness in mass treatment (14th day), but hasn’t so good one among the highly infested group. Recommendations: for greatest achievement of mass deworming, pre- and post-intervention evaluations should be conducted; and health education against intestinal parasites should be given to the community. For the commune of Phạm Văn Cội, besides all schoolchildren as the priority target, the whole community of village 5 should be mass-treated, and re-infestation rate should be evaluated to determine the appropriate periodicity of mass deworming.
  4. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm giun móc là một bệnh phổ biến ở Việt Nam, trong đó, huyện Củ Chi, TP. HCM là vùng dịch tễ với tỉ lệ nhiễm từ 38,4 – 50,6%(4,5). Bệnh có thể gây thiếu máu, thiếu sắt, chậm phát triển tâm thần vận động ở trẻ nhỏ, gây sanh non, sẩy thai ở phụ nữ nhiễm nặng. Với tính phổ biến và tác hại không nhỏ trên cộng đồng, việc áp dụng một liệu pháp tẩy giun đại trà hiệu quả cao nhưng đơn giản, dễ sử dụng là điều cần thiết. Mebendazole và Albendazole đơn liều được tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) khuyến cáo sử dụng rộng rãi hơn 10 năm nay. Ở Việt Nam, chương trình Quốc Gia Phòng Chống Giun Sán đã và đang tiến hành chiến lược tẩy giun hàng loạt cho một số vùng nhưng không đánh giá trước và sau can thiệp. Liệu rằng phác đồ Albendazole 400mg đơn liều thật sự phù hợp cho tất cả các vùng dịch tễ trong khi mỗi địa phương sẽ có đặc điểm riêng về tình hình nhiễm? Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là”hiệu quả tẩy giun móc của Albendazole 400mg đơn liều tại cộng đồng xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP. HCM hiện nay như thế nào?”. Từ đó khảo sát này được tiến hành để tìm câu trả lời cụ thể. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu là xác định hiệu quả tẩy giun móc (tỉ lệ nhiễm, cường độ nhiễm trước và sau điều trị, tỉ lệ sạch trứng, tỉ lệ giảm trứng) của Albendazole
  5. 400mg đơn liều trong điều trị giun móc tại cộng đồng dân cư xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP. HCM từ tháng 7/2006 đến tháng 9/2006 ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP Thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng được tiến hành từ 7/2006 đến 9/2006 với mong muốn ứng dụng kết quả vào cộng đồng nhiễm giun móc của xã Phạm Văn Cội (PVC). Đối tượng nghiên cứu rút ra từ phương pháp chọn mẫu cụm 2 bậc. Bậc 1, xác định 30 cụm (30 tổ) bằng kỹ thuật chọn mẫu xác suất tỉ lệ theo cỡ (PPS). Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống ở bậc 2 để xác định 7 hộ/cụm. Các thành viên trong hộ được đưa vào nghiên cứu nếu thỏa các tiêu chí chọn mẫu: > 2 tuổi, không uống thuốc tẩy giun trong vòng 4 tháng, xét nghiệm phân dương tính với giun móc, giao tiếp được, không chống chỉ định dùng Albendazole và đồng ý tham gia. Cỡ mẫu tính cho từng mục tiêu dựa trên các thông số tham khảo rút ra từ nghiên cứu thử. Áp dụng công thức tính cỡ mẫu để ước lượng một tỉ lệ đối với mục tiêu về tỉ lệ nhiễm, tỉ lệ sạch trứng (p = 31%, p = 87,9%); ước lượng số trung bình trong dân số đối với mục tiêu về cường độ nhiễm, tỉ lệ giảm trứng (= 3,06; = 38,71). Để đánh giá tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trước – sau điều trị, sử dụng công thức tính cỡ mẫu so sánh hai tỉ lệ (pa= 31%; po= 4%) và so sánh hai số trung bình (µ0= 1,08; µa= 7,21) trong một dân số. Như vậy, với độ tin
  6. cậy 95%, độ mạnh 10%, sai số cho phép từ 6 – 10% tùy mục tiêu, cỡ mẫu tối thiểu cần để đánh giá hiệu quả tẩy giun móc của Albendazole 400mg đơn liều là 204, do đó, số đối tượng cần xét nghiệm phân là 725. Thu thập số liệu bằng kỹ thuật xét nghiệm phân Kato-Katz (trước điều trị; ngày thứ 7, thứ 14 sau điều trị) và phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi cấu trúc. Ghi nhận tác dụng phụ trong vòng 48 giờ sau uống thuốc. Xử lý số liệu bằng Stata 8.0. Mô tả các biến định tính bằng tần số, tỉ lệ; biến định lượng bằng trung bình nhân. OR, khoảng tin cậy 95%, test 2, 2 MacNemar, T-Willoxon, Kruskal Wallis được sử dụng để phân tích sự khác biệt của các biến số. Trình bày kết quả dưới dạng bảng. KẾT QUẢ Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu (N = 631) Tần số Tỉ lệ (%) Đặc tính Giới Nam 283 44,85 Nữ 348 55,15 184 29,16 Lớp 2 – 15 tuổi 314 49,76 16 – 50
  7. Tần số Tỉ lệ (%) Đặc tính 133 21,08 > 51 Ấp 1–2 101 28,68 3 251 39,78 4 108 17,12 5 91 14,42 Giun móc (+) 237 37,56 Mẫu nghiên cứu phân bố phù hợp với tình hình dân số xã PVC. Số trường hợp nhiễm giun móc cần để đánh giá điều trị là 237 (37,56%), vượt cỡ mẫu tính toán theo công thức (204). Bảng 2: Cường độ nhiễm của mẫu (N = 631) Tần số % Cường độ nhiễm Nhẹ 197 83,12 Vừa 20 8,44
  8. Nặng 20 8,44 Trung bình nhân : 9,57 (7,53 – 12,16) trứng/1gr phân Trung bình nhân cường độ nhiễm (CĐN) của cộng đồng ở mức độ nhẹ; chỉ 1/6 trường hợp nhiễm vừa hoặc nặng. Bảng 3: Tỉ lệ và cường độ nhiễm trung bình nhân theo giới, nhóm tuổi và ấp. P(1) P (2) % CĐN 5,06 (10,3- Nam 52,32 22,0) 0,00 0,00 6,61 (4,89- Nữ 47,68 8,95) 4,11 (2,76- 2-15 17,42 0,00 0,00 6,12) 16- 13,4 (9,53- 58,22 50 18,9)
  9. P(1) P (2) % CĐN 13,8 (7,93- > 51 24,05 24,1) 5,12 (3,37- 1-2 20,68 7,78) 7,56 (5,26- 3 36,28 10,9) 0,01 0,00 10,5 (5,9- 4 18,56 10,96) 56,8(28,4- 5 24,47 113,6) (1) 2 , (2) Kruskal – Wallis Tỉ lệ và cường độ nhiễm cao ở nam giới, tăng dần theo độ tuổi. Ấp 5 có cường độ nhiễm cao nhất xã. Bảng 4: Tỉ lệ và cường độ nhiễm trung bình nhân trước và sau điều trị
  10. Trước  Sau  p No N7 N14 13,47 0,00 (1) % 37,57 7,77 9,57 1,43 0,00 (2) CĐN (7,53- (1,29- 12,16) 1,58) (1) 2 Mac – Nerma, (2) T – Willcoxon Sự khác biệt một cách thống kê về tỉ lệ, cường độ nhiễm trung bình trước và sau điều trị Bảng 5: So sánh các nhóm cường độ nhiễm trước và sau điều trị (n = 49) Trước  (n, Sau  (n, p CĐN %) %) Nhẹ 197 (83,12) 48 (97,96) 0,00 Vừa 20 (8,44) 0 0,03 Nặng 20 (8,44) 1 (2,04) 0,14
  11. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong nhóm nhiễm nặng (2) Bảng 6: Tỉ lệ giảm trứng và tỉ lệ sạch trứng sau điều trị Tỉ lệ sạch trứng ngày thứ 7 và N7 N14 p thứ 14 khác biệt một cách Giảm trứng 87,42 (80,71- (2Fisher) thống kê 94,67) Sạch trứng 79,32 64,13 0,00 Bảng 7: Tỉ lệ giảm trứng và sạch trứng phân bố theo giới, nhóm tuổi và ấp p(1) Giảm trứng p(2) % 83,85 (73,51- Nam 54,03 95,64) 0,00 0,17 91,51 ( 83,97- Nữ 75,22 99,7) 84,06 (66,94- 2-15 54,76 0,14 0,31 105,6) 16- 70,88 9,68 (81,25-
  12. p(1) Giảm trứng p(2) % 50 98,89) 84,58 (71,50- > 51 64,91 10,05) 85,23 (69,35- 1-2 67,43 104,8) 98,56 (97,13- 3 64,44 100,0) 0,36 0,02 75,80 (55,63- 4 68,11 101,6) 83,90 (71,17- 5 53,44 98,91) (1) 2, (2) Kruskal – Wallis BÀN LUẬN Theo bảng 1, trong 631 trường hợp được xét nghiệm phân, các đối tượng thuộc lứa tuổi lao động từ 16 – 50, phái nữ, cư trú tại ấp 3 chiếm tỉ lệ cao nhất
  13. (55,15%, 49,76%, 39,78%), phù hợp với thống kê dân số của xã Phạm Văn Cội năm 2005. Kết quả xét nghiệm phân cho phép xác định 237 bệnh nhân đưa vào đánh giá hiệu quả tẩy giun, vượt quá cỡ mẫu tối thiểu dự tính theo công thức, N = 204. Vì thế hạn chế được khả năng sai lệch do cơ hội trong các kết quả thu thập được. Tỉ lệ và cường độ nhiễm trước, sau điều trị Tỉ lệ nhiễm giun móc trong cộng đồng là 37,56% (bảng 1), thấp hơn đánh giá vào những năm trước ở các xã khác trong huyện cũng như các vùng kế cận (47,5% – 50,6%)(5,8), nhưng tương đồng với kết quả điều tra năm 2006 của Lê Đức Vinh tại xã Phú Hòa Đông (38,4%) (4). Có lẽ do những năm gần đây huyện Củ Chi nói chung và xã PVC nói riêng đã cải thiện hơn về kinh tế, điều kiện lao động như mang găng, đi ủng khi làm việc tiếp xúc với đất ở các nông trường cao su. Ngoài ra, ý thức tẩy giun định kỳ cũng bao phủ rộng hơn trong cộng đồng. Mặc dù vậy, con số 37,56% vẫn không nhỏ, chứng tỏ nơi đây vẫn còn nhiều yếu tố nguy cơ cho giun móc tồn tại và phát triển. Hơn 50% diện tích đất là nông trường cao su, rất thuận lợi cho ấu trùng giun móc tồn tại. Các tập quán như bón phân người chưa ủ kỹ (thậm chí ở các nông trường cao su), tay trần chân đất khi làm ruộng rẫy, đi tiêu bừa bãi … chưa được kiểm soát hoàn toàn. Mặt khác, việc xổ giun định kỳ chỉ được thực hiện đều đặn ở lứa tuổi mẫu
  14. giáo trong khi xã PVC là vùng dịch tễ và theo y văn, người trong độ tuổi lao động có nguy cơ nhiễm giun móc cao nhất. Bảng 2 cho thấy cường độ nhiễm giun móc trung bình trong xã là 9,57 trứng/1g phân, thuộc mức độ nhẹ. Chi tiết hơn, 83,12% đối tượng có cường độ nhiễm nhẹ; 8,44% ở mỗi nhóm nhiễm vừa và nhiễm nặng. Theo phân loại của TCYTTG (WHO), cộng đồng xã PVC là cộng đồng nhiễm giun móc nhóm III(9). Al – Mekhlafi(3) và Nguyễn Văn Cường(7) chỉ ghi nhận 4,4% và 3% nhiễm nặng. Mẫu điều tra của Lương Văn Định(6) không thể hiện bất kỳ trường hợp nhiễm nặng nào. Các tác giả này đều khảo sát trên trẻ học đường, nhóm có nguy cơ nhiễm thấp hơn nên sự tích lũy số lượng giun trong cơ thể cũng thấp hơn. Mặc dù trước đây chưa có đánh giá nào về cường độ nhiễm giun móc ớ các xã khác trong huyện nên không thể so sánh, nhưng tỉ lệ 8,44% nhiễm nặng là một con số đáng quan tâm, xấp xỉ 10% của xếp loại cộng đồng nhóm I(9). Bởi lẽ, việc tiến hành điều trị sẽ hoàn toàn khác nhau giữa cộng đồng nhóm I và nhóm III. Điều này nhấn mạnh rằng chiến lược tẩy giun cần phải phù hợp với tình hình nhiễm của từng địa phương, không thể triển khai một cách máy móc và”đơn điệu”. Tỉ lệ và cường độ nhiễm cao vượt trội ở nam giới và tăng dần theo độ tuổi (bảng 3). PVC là huyện ngoại thành, nghề nông vẫn chiếm ưu thế và thường do phái nam đảm nhiệm nên có khả năng nhiễm giun móc cao hơn, phù hợp với y
  15. văn :”giới nào làm việc tiếp xúc đất nhiều hơn sẽ có nguy cơ nhiễm giun móc cao hơn”(9). Mặt khác, trẻ nam thường chơi các trò liên quan đến đất nhiều hơn. Cường độ nhiễm nặng nhất trong nhóm hơn 51 tuổi, do các đối tượng này đã bị nhiễm, chưa được điều trị và có hiện tượng cộng đồn về mật độ nhiễm. Ấp 5 là nơi nghèo nhất và điều kiện vệ sinh thấp kém nên tỉ lệ và cường độ nhiễm nơi đây cao nhất xã. Sau điều trị, bảng 4 thể hiện sự giảm rõ rệt tỉ lệ và cường độ nhiễm, tạo khác biệt một cách thống kê. Khi xét tỉ lệ nhiễm vào ngày thứ 14, kết quả cho thấy sự dương tính trở lại so với ngày thứ 7. Hiện tượng này có thể do giun trưởng thành chỉ bị ức chế tạm thời vì với liều duy nhất 400mg Albendazole, chưa thể bao phủ tất cả giun trưởng thành, đặc biệt trong trường hợp nhiễm nặng. Thật vậy, so sánh các mức độ nhiễm trước và sau điều trị, sự chuyển đổi từ nhóm nhiễm nặng và một phần nhóm nhiễm vừa sang nhóm nhiễm nhẹ được trình bày rất cụ thể trong bảng 5. Nếu xét riêng nhóm nhiễm nặng, sự thay đối này đã không tạo khác biệt về mặt thống kê so với trước điều trị (p = 0,14). Như vậy, một lần nữa, Albendazole 400mg đơn liều chưa đủ để diệt sạch giun trong những trường hợp nhiễm nặng. Nhận định này phù hợp với khuyến cáo của TCYTTG : nên điều trị liều thứ 2 cho các trường hợp nhiễm nặng(9). Tỉ lệ giảm trứng và sạch trứng
  16. Với tỉ lệ sạch trứng 64,13% sau 14 ngày điều trị và tỉ lệ giảm trứng 87,42% (bảng 6) cho phép kết luận Albendazole 400mg đơn liều vẫn tác dụng tốt trong điều trị giun móc tại cộng đồng(9). Tuy nhiên vì 64,13% xấp xỉ với mức 60% là giới hạn dưới của xếp loại hiệu quả tốt trong điều trị giun móc, thiết nghĩ, liệu thuốc còn cho tác dụng tốt hay không nếu việc theo dõi hiệu quả thuốc kéo dài 21 ngày hoặc lâu hơn như một số báo cáo trên y văn ? Vì tỉ lệ giảm trứng và tỉ lệ sạch trứng phụ thuộc chủ yếu vào tỉ lệ và cường độ nhiễm, nên tỉ lệ và cường độ nhiễm cao sẽ cho hiệu quả tẩy sạch giun thấp, điều này thể hiện rõ trong giới nam và đặc biệt ở ấp 5 (bảng 7). Nói cách khác, các hành vi nguy cơ đã dẫn đến tỉ lệ và mật độ nhiễm giun móc cao, do đó, hạn chế hiệu quả điều trị. Như vậy, chiến lược tẩy giun sẽ không hoàn hảo nếu chỉ đơn thuần tiến hành điều trị hàng loạt mà không kết hợp với tuyên truyền giáo dục phòng ngừa bệnh. KẾT LUẬN Thử nghiệm lâm sàng là thiết kế phù hợp để giải quyết mục tiêu. Với cỡ mẫu tính toán dựa trên nghiên cứu thử, chọn mẫu theo phương pháp thích hợp và tuân thủ các tiêu chí đề ra, các sai lệch được kiểm soát tối đa nên các kết quả thu được là đáng tin cậy. Tuy nhiên, nếu có nhóm chứng, bản chất của vấn đề sẽ được bộc lộ rõ nét và mạnh mẽ hơn. Mẫu nghiên cứu phân bố tương tự với
  17. tình hình dân số của xã theo tuổi, giới và ấp nên có thể đại diện cho dân số trong xã. Với tỉ lệ nhiễm 37,56%, trung bình nhân cường độ nhiễm xấp xỉ 10 trứng/ gam phân và 83,12% bệnh nhân nhiễm ở mức độ nhẹ nên xã PVC được xếp vào nhóm cộng đồng nhiễm giun móc nhóm III. Tuy nhiên vẫn còn 8,44% trường hợp nhiễm nặng và ấp 5 có nguy cơ thuộc nhóm I. Vì vậy, Albendazole 400mg đơn liều, mặc dù có tác dụng tốt trong tẩy giun hàng loạt cho cộng đồng (tỉ lệ giảm trứng 87,42%; sạch trứng ngày 7th : 79,32%; ngày thứ 14th: 64,13%) nhưng hiệu quả chưa thật sự cao ở các đối tượng nhiễm nặng. Qua đó hiểu được rằng, khi áp dụng khuyến cáo của TCYTTG vào chiến lược phòng chống giun sán ở nước ta nên tùy thuộc tình hình nhiễm giun của địa phương để chương trình đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, giáo dục phòng ngừa là bắt buộc cũng như cần tiến hành lượng giá trước và sau khi thực hiện chương trình. Đối với xã PVC, ngoài ưu tiên tẩy giun cho học sinh toàn xã, cần điều trị đại trà cho tất cả cộng đồng ấp 5. Cần đánh giá tỉ lệ tái nhiễm để xác định khoảng thời gian điều trị định kỳ thích hợp cho cộng đồng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2