intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐIỀU TRỊ NẤM TÓC Ở TRẺ EM

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

233
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số bệnh nấm tóc thường gặp Nấm tóc do chủng trichophiton: Biểu hiện thành từng vết nhỏ 2-3 mm đường kính, rải rác trên da đầu, có vảy mỏng, tóc lành xen kẽ bị xén cụt đến gốc chỉ còn 1-2 mm. Bệnh gây ngứa, có thể kèm hắc lào ở bẹn, mông hoặc vùng da thường khác, kể cả ở móng tay. Bệnh lây do dùng chung lược, mũ, nón, nằm chung gối... Dùng griséofulvin, sporal, nizoral đường uống có tác dụng tốt. Phương pháp chiếu tia X làm rụng tóc nên hiện nay ít được sử dụng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐIỀU TRỊ NẤM TÓC Ở TRẺ EM

  1. ĐIỀU TRN NẤM TÓC Ở TRẺ EM Xin hỏi bác sĩ, ,bé trai tôi năm nay 26 tháng tuổi, trên đầu cháu có một đốm li ti dưới chân tóc và ngày càng lan ra và dày lên bong tróc và ngứa, tôi đã đưa cháu đến bác sĩ da liễu điều trị 6 tháng nay, (thường mỗi lần không hết thì đổi thuốc bôi khác) nhưng vẫn không hết, xin bác sĩ cho biết cách trị như thế nào? (Nguyễn Sơn Trà) Trả lời: Theo trong thư bạn mô tả, rất có thể bé bị nấm tóc. Trẻ em rất dễ bị nấm tóc, ngoài bệnh nấm, trên da đầu và tóc còn có nhiều loại bệnh khác mà chỉ thày thuốc chuyên khoa mới chNn đoán được như chốc lở, viêm chân tóc, á sừng liên cầu, lupus đỏ, tật bNm sinh... Riêng đối với nấm da đầu (nấm tóc), nhiều khi việc chNn đoán không dễ dàng. Thày thuốc chuyên khoa phải dựa vào triệu chứng lâm sàng, kết quả xét nghiệm mới khẳng định được, từ đó đề ra phương án điều trị thích hợp. Một số bệnh nấm tóc thường gặp N ấm tóc do chủng trichophiton: Biểu hiện thành từng vết nhỏ 2-3 mm đường kính, rải rác trên da đầu, có vảy mỏng, tóc lành xen kẽ bị xén cụt đến gốc chỉ còn 1-2 mm. Bệnh gây ngứa, có thể kèm hắc lào ở bẹn, mông hoặc vùng da thường khác, kể cả ở móng tay. Bệnh lây do dùng chung lược, mũ, nón, nằm chung gối... Dùng griséofulvin, sporal, nizoral đường uống có tác dụng tốt. Phương pháp chiếu tia X làm rụng tóc nên hiện nay ít được sử dụng. N ấm tóc do chủng microsporum: Hay gặp ở trẻ em 5-6 tuổi đến 14-15 tuổi. Bệnh phát thành từng đám hình tròn đường kính 3-4 cm, có vảy màu tro xám, toàn bộ tóc trong đám bị xén cụt chỉ còn 2-3 mm, chân tóc có bựa trắng bọc xung quanh như “đi bít tất”, rất dễ nhầm với chốc đầu, á sừng liên cầu. Bệnh lây do dùng chung mũ, gối, lược, dụng cụ cắt tóc với người bệnh. Trong tập thể vườn trẻ, mẫu giáo, trường học, bệnh có thể lây hàng loạt. Tóc hột (trứng tóc): Do chủng nấm piedra hortai gây nên. Bệnh lành tính, không gây ảnh hưởng gì đáng kể. Dọc thân tóc từ 2-3 cm cách da đầu trở lên có những hạt tròn bằng hạt kê, màu nâu sẫm hoặc đen, có thể dùng ngón tay tuốt ra như trứng chấy. Bệnh không gây rụng tóc, vì nấm chỉ bám ngoài thân tóc, chỉ gây khó chịu vì tâm lý. Loại nấm này thường gặp ở người tóc hay Nm ướt, ít chú ý lau khô tóc sau khi tắm gội, gội đầu buổi tối rồi đi ngủ ngay, hoặc gội đầu xong, tóc chưa khô đã đội mũ lâu. Có thể lây do dùng chung lược, mũ, gối. Điều trị nấm bằng các loại thuốc mỡ diệt nấm, bong vảy. Đối với bé trai, tốt nhất là cắt trụi tóc đi một đợt. N hìn chung, nấm tóc phải được thầy thuốc chuyên khoa chNn đoán, chỉ định và theo dõi điều trị chính xác mới có thể đạt kết quả. Gia đình không nên tự động mua thuốc điều trị cho trẻ, rất dễ gây tai biến. Cần cảnh giác với những thuốc gội đầu có độ tNy gàu cao, dùng lâu ngày làm tóc khô giòn, dễ gãy, dễ rụng. Da đầu bị tNy gàu quá mạnh thành khô, gây ngứa làm ta dễ nghĩ mình bị nấm tóc, rồi tự động điều trị không thích hợp, gây hậu quả đáng tiếc. Bạn có thể cho bé đi khám và làm xét nghiệm tại Viện Da liễu TƯ để chNn đoán chính xác bệnh. Việc điều trị nấm thường lâu dài và kiên nhẫn, ngoài ra cần tránh các tác nhân gây bệnh tái phát. Vì vậy bạn cần tuân thủ chế độ điều trị và cho bé tái khám sau mỗi đợt điều trị. (Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
  2. Chúc bé mau khỏi. [b]Theo vnMedia[/b]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2