Điều trị ngoại khoa rung nhĩ
lượt xem 2
download
Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim phổ biến nhất trong thực hành lâm sàng, với tỷ lệ ước tính khoảng 1,5–2%, làm gia tăng tử suất và bệnh suất. Điều tị ngoại khoa rung nhĩ đã được cách mạng hóa trong hai thập kỷ qua nhờ những đổi mới về mặt phẫu thuật, hình ảnh nội soi, công nghệ đốt cắt và dụng cụ phẫu thuật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điều trị ngoại khoa rung nhĩ
- Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA RUNG NHĨ .................................................................................................................... 1 1 1,2 Phạm Trần Việt Chương , Nguyễn Hoàng Định ................................................................................................. 1 0 Chuyên Đề Ngoại Khoa
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Tổng Quan ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA RUNG NHĨ Phạm Trần Việt Chương1, Nguyễn Hoàng Định1,2 TÓM TẮT Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim phổ biến nhất trong thực hành lâm sàng, với tỷ lệ ước tính khoảng 1,5–2%, làm gia tăng tử suất và bệnh suất. Điều tị ngoại khoa rung nhĩ đã được cách mạng hóa trong hai thập kỷ qua nhờ những đổi mới về mặt phẫu thuật, hình ảnh nội soi, công nghệ đốt cắt và dụng cụ phẫu thuật. Phẫu thuật Cox- Maze III là tiêu chuẩn vàng điều trị ngoại khoa rung nhĩ tuy nhiên còn thách thức về mặt kỹ thuật, sự phát triển của phẫu thuật Cox-Maze IV ít phức tạp hơn cho phép thực hiện với đường tiếp cận ít xâm lấn từ ngực phải. Phương pháp lai, kết hợp giữa can thiệp và phẫu thuật đốt cắt rung nhĩ là một kỹ thuật mới nhằm tối ưu kết quả. Phẫu thuật điều trị rung nhĩ được công nhận khi thực hiện đồng thời cùng phẫu thuật tim trên dân số bệnh nhân mắc rung nhĩ. Kỹ thuật này được thực hiện ngày càng nhiều hơn qua đường tiếp cận ít xâm lấn và cho kết quả đáng khích lệ. Phương pháp kết hợp giữa phẫu thuật và can thiệp qua ống thông trên dân số bệnh nhân mắc rung nhĩ đơn độc đang được tập trung nhiên cứu. Phẫu thuật điều trị rung nhĩ kết hợp phẫu thuật tim qua đường tiếp cận ít xâm lấn là phương pháp điều trị đang được ứng dụng rộng rãi và cho kết quả trung hạn khả quan. Từ khóa: rung nhĩ, đốt cắt rung nhĩ ngoại khoa, phẫu thuật tim ít xâm lấn ABSTRACT SURGICAL TREATMENT OF ATRIAL FIBRILLATION Pham Tran Viet Chuong, Nguyen Hoang Dinh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 1 - 2021: 01 - 06 Atrial fibrillation (AF) is the most prevalent cardiac arrhythmia in modern clinical practice, with an estimated prevalence of 1.5–2%, and a huge public health burden associated with significant morbidity and mortality. The surgical treatment of AF has been revolutionized over the past two decades through surgical innovation and improvements in endoscopic imaging, ablation technology, and surgical instrumentation. With the cornerstone Cox-Maze III “cut and sew” procedure being technically challenging, the development of the less complex and less morbid Cox-Maze IV procedure has allowed its adaptation to a minimally invasive right mini- thoracotomy. The hybrid procedure, a combination of catheter and surgical ablation is another promising new technique aiming to improve outcomes. AF ablation at the time of cardiac surgery is recommended. The minimally approach for AF ablation is widely adapted and associated with a good result. The hybrid procedure treating isolated AF is promising. Minimally invasive concomitant AF ablation should be the treatment of choice in AF patients undergoing minimally invasive cardiac surgery. Key words: atrial fibrillation, surgical ablation, minimally invasive cardiac surgery TỔNGQUAN Framingham. Bệnh nhân mắc rung nhĩ có nguy cơ thúc đẩy hình thành cục máu đông và tăng Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim phổ biến nhất nguy cơ đột quỵ, làm suy giảm thể trạng và chất gặp trong thực hành lâm sàng, liên quan đến lượng cuộc sống(1). bệnh suất và tử suất đáng kể. Nguy cơ rung nhĩ Điều trị nội khoa rung nhĩ bao gồm thuốc ở độ tuổi 40-95 là 25% theo nghiên cứu 1 Khoa Phẫu thuật Tim mạch Người lớn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM 2 Bộ môn Phẫu thuật Lồng ngực Tim mạch, Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: ThS. Phạm Trần Việt Trương ĐT: 0909492929 Email: phvchuong@gmail.com Chuyên Đề Ngoại Khoa 1
- Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 chống loạn nhịp nhằm chuyển nhịp hay kiểm kịch phát, xảy ra ngẫu nhiên và biến mất một soát tần số, và thuốc kháng đông phòng ngừa cách tự phát hay bằng điều trị trong vòng 7 đột quỵ. ngày. Rung nhĩ dai dẳng là khi nhịp tim bất Đốt cắt rung nhĩ qua ống thông là giải thường kéo dài hơn 7 ngày ngay cả khi điều trị pháp thay thế điều trị nội khoa cho kết quả hoặc chuyển nhịp bằng sốc điện. Rung nhĩ dai tương đối tốt(3). Vai trò của phẫu thuật trong dẳng kéo dài được định nghĩa là rung nhĩ kéo điều trị rung nhĩ được khẳng định từ sự ra đời dài hơn 12 tháng. Cách gọi rung nhĩ vĩnh viễn của phẫu thuật Maze được mô tả và phát triển được sử dụng khi tất cả các phương pháp điều bởi Cox và cộng sự(2). Giới hạn của phương trị để phục hồi nhịp xoang đã thất bại. pháp là tính xâm lấn, kỹ thuật khó và đòi hỏi Điều trị ngoại khoa rung nhĩ trình độ phẫu thuật cao, do đó chỉ được áp Phẫu thuật Cox-Maze III vẫn là tiêu chuẩn dụng ở một số trung tâm chuyên khoa. Những vàng trong điều trị ngoại khoa rung nhĩ, mặc dù hạn chế này đã thúc đẩy các nghiên cứu sâu phức tạp về mặt kỹ thuật. Những cải tiến về kỹ hơn nhằm mục đích phát triển những kỹ thuật thuật và công nghệ đốt cắt giúp phẫu thuật này thay thế ít xâm lấn hơn nhưng không kém về được thực hiện dễ dàng và an toàn hơn, hiện nay hiệu quả. Sự phát triển các thiết bị đốt cắt rung được ứng dụng rộng rãi. nhĩ sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau Chỉ định cho phép thay thế các đường “cắt và khâu” Tuyên bố đồng thuận của các chuyên gia bằng đường cắt đốt(5). Lĩnh vực này vẫn đang hiệp hội HRS/EHRA/ECAS 2012(5) về đốt cắt tiếp tục được nghiên cứu và phát triển. rung nhĩ bằng can thiệp và phẫu thuật khuyến Cơ sở điện sinh lý của rung nhĩ nghị rằng: (I) nên xem xét đốt cắt rung nhĩ ở Năm 1998, Haïssaguerre M(3) đã có một phát bệnh nhân rung nhĩ có triệu chứng có chỉ định hiện quan trọng về những nhát bóp nhĩ ngoại lai phẫu thuật tim và (II) phẫu thuật đốt cắt rung trong rung nhĩ kịch phát. Vào thời điểm đó, các nhĩ độc lập nên được xem xét cho những bệnh vòng vào lại là nguyên nhân của rung nhĩ mãn nhân rung nhĩ có triệu chứng mong muốn phẫu tính chưa được tìm ra nguồn gốc. Các khảo sát thuật, những bệnh nhân đã thất bại hoặc không sử dụng đầu dò đặt trong tim, chụp mạch máu phải là đối tượng đốt cắt rung nhĩ qua can thiệp. hay soi dưới màn huỳnh quang cho thấy có tổng Mức độ khuyến cáo lần lượt là IIa và IIb, mức độ cộng 69 ổ được xác định là nguồn gốc của nhát bằng chứng C. bóp nhĩ ngoại lai. Phần lớn chúng (94%) được Lịch sử tìm thấy trong tĩnh mạch phổi. Khi đốt những ổ này bằng sóng tần số vô tuyến, nhịp xoang được Cox-Maze I phục hồi. Sự khử cực tâm nhĩ ngoại lai chịu trách Bắt đầu từ những năm 1980, sau những nỗ nhiệm cho việc khởi phát rung nhĩ, còn các vòng lực phẫu thuật điều trị rung nhĩ không thành vào lại lớn chịu trách nhiệm cho sự lan truyền công bao gồm cách ly tâm nhĩ trái, phẫu thuật của nó(4). tạo hành lang, và phẫu thuật cắt ngang nhĩ(5), bác sĩ Cox JL đi tiên phong đề ra phương pháp phẫu Định nghĩa và phân loại rung nhĩ thuật điều trị rung nhĩ hiệu quả năm 1987, gọi là Rung nhĩ được định nghĩa là rối loạn nhịp phẫu thuật Cox-Maze I(6) là tiền đề của phẫu tim trên thất có sự kích hoạt tâm nhĩ không thuật Cox-Maze IV ngày nay. Phẫu thuật Cox- đồng bộ xảy ra, dẫn đến mất chức năng cợ học Maze I dựa trên dựa trên lí thuyết kích thích sớm tâm nhĩ. trong các tĩnh mạch phổi và các vòng vào lại lớn Có ba dạng rung nhĩ chính đã được phân là nguyên nhân rung nhĩ. Tuy nhiên, rung nhĩ loại theo thời gian(5). Loại đầu tiên là rung nhĩ còn tạo ra rung nhĩ do tái cấu trúc điện học tâm 2 Chuyên Đề Ngoại Khoa
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Tổng Quan nhĩ, do đó một liệu pháp chỉ tập trung vào cách thay đổi từ 57% đến 88%, do khác nhau sơ đồ ly tĩnh mạch phổi không đủ để điều trị rung nhĩ tạo sang thương, loại năng lượng được sử dai dẳng lâu ngày. Sau ba lần cải tiến, phẫu thuật dụng và loại rung nhĩ của bệnh nhân. Cox-Maze IV ngày nay vẫn duy trì các thành Các sơ đồ sang thương phần chính của phẫu thuật Cox-Maze I bao gồm Ba sơ đồ sang thương sử dụng trong điều trị cô lập các tĩnh mạch phổi. phẫu thuật rung nhĩ bao gồm (I) sang thương cô Cox-Maze III lập tĩnh mạch phổi; (II) sang thương tâm nhĩ trái; Phẫu thuật Cox-Maze III là tiêu chuẩn vàng và (III) sang thương ở hai tâm nhĩ. Bệnh nhân điều trị ngoại khoa rung nhĩ(7). Phẫu thuật này mới phát hiện rung nhĩ kịch phát có thể được tạo ra các đường rạch trong tâm nhĩ để tạo ra sẹo đốt cắt rung nhĩ với sang thương cô lập tĩnh định hướng xung điện từ nút xoang đến nút nhĩ mạch phổi và sang thương nhĩ trái. Bệnh nhân thất, ngăn các vòng vào lại lớn là điều cần thiết mắc rung nhĩ dai dẳng hoặc bệnh nhân rung nhĩ để duy trì rung nhĩ. Phẫu thuật này cũng bao trẻ tuổi được phẫu thuật ở tim phải sẽ được gồm cô lập khối tĩnh mạch phổi và thành sau hưởng lợi từ sang thương ở hai tâm nhĩ(10). tâm nhĩ trái kèm cắt bỏ tiểu nhĩ trái. Mặc dù đòi Các loại nguồn năng lượng hỏi cao kỹ thuật cao, tăng thời gian liệt tim, nguy Các nguồn năng lượng thay thế giúp giảm cơ chảy máu và tỷ lệ tử vong, kết quả lâu dài ở 5 thời gian phẫu thuật, thách thức về mặt kỹ thuật đạt 96,6–99% trường hợp không còn rung nhĩ. của phẫu thuật Cox-Maze III, giảm bớt chảy máu Cox-Maze IV và tạo điều kiện cho đường tiếp cận ít xâm lấn. Phẫu thuật Cox-Maze IV được cải tiến dễ Sóng tần số vô tuyến đơn cực thực hiện hơn phẫu thuật Cox-Maze III, sử dụng Sóng tần số vô tuyến đơn cực có nhiều loại sức nóng hoặc lạnh để tạo sẹo mà không làm đầu đốt có sẵn, tạo ra mô sẹo bằng sức nóng và thay đổi cấu trúc thay thế kỹ thuật “cắt và may”. thường được tưới nước để phân phối đều nhiệt Thành công của phẫu thuật phụ thuộc vào việc và ngăn ngừa tạo thành muội than. Sóng tần số tạo ra tổn thương xuyên thành, hiệu quả thay vô tuyến đơn cực tỏ ra hiệu quả khi được sử đổi theo công nghệ được áp dụng. Một số dụng để đốt cắt rung nhĩ đồng thời ở đối tượng nghiên cứu báo cáo tỷ lệ thành công của phẫu bệnh nhân phẫu thuật tim, Johansson B(11) đã thuật Cox-Maze IV có thể so sánh với phẫu thuật khảo sát các bệnh nhân đốt cắt rung nhĩ cùng lúc Maze cổ điển, trong khi rút ngắn đáng kể thời với phẫu thuật bắc cầu mạch vành trong thời gian kẹp động mạch chủ(8). Phẫu thuật Cox-Maze gian theo dõi 32 ± 11 tháng. Ở nhóm có đốt cắt IV có thể được thực hiện bằng đường mở ngực rung nhĩ, tỉ lệ phục hồi nhịp xoang đạt 62% so phải ít xâm lấn. với 33% ở nhóm không thực hiện. Bệnh nhân Phẫu thuật đốt cắt rung nhĩ có thể được mắc rung nhĩ kịch phát hay rung nhĩ dai dẳng có thực hiện đồng thời với phẫu thuật khác trong xu hướng duy trì nhịp xoang tốt hơn nhóm rung tim. Một số thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên nhĩ mãn tính. có đối chứng khảo sát đốt cắt rung nhĩ đồng Sóng tần số vô tuyến lưỡng cực thời với phẫu thuật van hai lá đã chứng minh Mô tâm nhĩ được kẹp và đốt nóng giữa hai làm tăng tỷ lệ khỏi rung nhĩ đáng kể. Một bản điện cực cho đến khi sự biến tính không đảo phân tích tổng hợp gợi ý rằng ở 12 tháng sau ngược của mô xảy ra. Các sang thương xuyên phẫu thuật tim, tỷ lệ khỏi rung nhĩ có thể gấp thành được khảo sát thời gian thực bằng cách đo hơn 5 lần và không làm tăng thời gian nằm trở kháng mô tâm nhĩ. Sóng tần số vô tuyến viện, biến chứng chu phẫu hoặc tử vong(9). Tỷ lưỡng cực không gây tổn thương đến các mô lệ thành công khi đốt cắt rung nhĩ đồng thời xung quanh. Tuy nhiên nguồn nặng lượng này Chuyên Đề Ngoại Khoa 3
- Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 cũng có thể gây huyết khối, không tối ưu cho các hiện nay bao gồm (I) cô lập tĩnh mạch phổi tim tổn thương quanh van nơi cần phương pháp tiếp đập qua đường mở ngực phải; (II) đốt cắt rung cận từ nội mạc, và trong một số trường hợp nhĩ tim đập qua đường mở ngực hai bên; và (III) hiếm, dẫn đến hẹp tĩnh mạch phổi. đường mở ngực phải tim ngưng. Vi sóng Phương pháp nội soi lồng ngực bên phải tim Vi sóng có nguy cơ thuyên tắc huyết khối đập thấp hơn so với sóng tần số vô tuyến mặc dù có Tiếp cận bằng hai hoặc ba cổng ở ngực thể có rủi ro hình thành sang thương xuyên phải, sử dụng năng lượng vi sóng đốt cắt rung thành không hoàn toàn và nguy cơ thủng ở mức nhĩ đã được mô tả với kết quả làm giảm thời năng lượng cao. gian nằm viện (1 – 4 ngày)(16). Phương pháp Siêu âm tập trung cường độ cao tiếp cận một bên hạn chế chỉ sử dụng các thiết bị đơn cực và triệt tiêu dẫn truyền không thể Siêu âm tập trung cường độ cao là một thực hiện hai bên. Bít tiểu nhĩ trái không thể phương pháp tạo sang thương xuyên thành được thực hiện đồng thời, cần điều trị qua ống nhanh chóng mặc dù chỉ giới hạn sử dụng ở thống hỗ trợ sau phẫu thuật. thượng tâm mạc, với nguy cơ tổn thương mô kế cận. Phương pháp này có độ xuyên sâu cố định, Phương pháp phẫu thuật mở ngực hai bên tim là trở ngại khi thực hiện ở các vùng tâm nhĩ có đập độ dày giải phẫu khác nhau(12). Cách tiếp cận này bao gồm các cổng hai bên Nhiệt lạnh lồng ngực dưới sự hướng dẫn của nội soi để tạo ra sang thương cô lập tĩnh mạch phổi, cùng với Nhiệt lạnh đóng băng mô, tạo sẹo. Phương cắt bỏ đám rối hạch, cắt dây chằng Marshall và pháp này được công nhận an toàn giúp tạo các bít tiểu nhĩ trái. Nguồn năng lượng được sử sang thương xuyên thành gọn, nguy cơ chảy dụng nhiều nhất cho kỹ thuật này là sóng tần số máu hoặc thủng thấp và ít hình thành huyết vô tuyến lưỡng cực khô hoặc có tưới nước(25). Kết khối. Trong một số trường hợp hiếm có thể gây quả đạt 75–90% khỏi rung nhĩ, tỷ lệ không cần hẹp động mạch vành. Nhiệt lạnh giới hạn sử chuyển mở xương ức hoặc sử dụng máy tim dụng ở nội tâm mạc, cần ngưng và làm trống phổi là 99,5%(17). tim, vì dòng máu ấm khi tim đập là giảm tỷ lệ xuyên thành của nguồn nhiệt lạnh khi áp dụng Phương pháp phẫu thuật mở ngực phải tim từ thượng tâm mạc. Phương pháp này hiện nay ngưng được ứng dụng trên thế giới khi đốt cắt rung nhĩ Nhiều nghiên cứu đã so sánh hiệu quả của đồng thời với phẫu thuật trong tim, cho kết quả phẫu thuật tim có và không có phẫu thuật điều khỏi rung nhĩ đạt 88,5% ở thời điểm 1 năm sau trị rung nhĩ kết hợp. Phẫu thuật van hai lá được phẫu thuật(13). kết hợp đốt cắt rung nhĩ nhiều nhất, 30% - 50% Bít tiểu nhĩ trái bệnh nhân phẫu thuật van hai lá có rung nhĩ đi kèm, là nguyên nhân gây gia tăng tỷ lệ đột quỵ Khi thực hiện đốt cắt rung nhĩ, bít tắc đồng và giảm khả năng sống còn(15). thời tiểu nhĩ trái giúp cải thiện kết quả phẫu thuật(14). Một phân tích tổng hợp gần đây cho Một thử nghiệm lâm sàng có đối chứng thấy bít tiểu nhĩ trái làm giảm tỷ lệ đột quỵ và tỷ thực hiện bởi Gillinov AM (2015) trên 260 lệ tử vong do mọi nguyên nhân sau phẫu bệnh nhân mắc rung nhĩ dai dẳng và rung nhĩ thuật(15). dai dẳng kéo dài cho thấy kết hợp đốt cắt rung nhĩ làm tăng có ý nghĩa tỷ lệ khỏi rung nhĩ sau Đốt cắt rung nhĩ xâm lấn tối thiểu 1 năm (29,4% ở nhóm chứng so với 63,2% ở Ba phương pháp tiếp cận xâm lấn tối thiểu nhóm đốt cắt rung nhĩ)(18). 4 Chuyên Đề Ngoại Khoa
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Tổng Quan Với sự đồng thuận của nhiều nghiên cứu, quỵ cao dựa trên thang đo CHAD52. Trong nguồn năng lượng sóng có tần số vô tuyến được trường hợp bệnh nhân không có nguy cơ cao khuyến cáo sử dụng trong điều trị rung nhĩ kết theo CHAD52 và đã phục hồi hịp xoang, thuốc hợp với phẫu thuật tim(14,15). Tại bệnh viên Đại kháng đông có thể được thay thế bằng Aspirin(5). học y dược, sóng tần số vô tuyến được ứng dụng KẾT LUẬN thường quy điều trị rung nhĩ kết hợp phẫu thuật van hai lá qua đường tiếp cận ít xâm lấn mở Trong vài thập kỷ qua, các nghiên cứu về ngực phải, cho kết quả sớm khích lệ với tỷ lệ rung nhĩ đã tăng lên rất nhiều. Cùng với đó, tăng khỏi rung nhĩ đạt 78% sau 3 tháng. cường hiểu biết về sinh lý bệnh và các lựa chọn điều trị. Điều trị phẫu thuật ngày càng ít xâm lấn Đốt cắt rung nhĩ phương pháp lai hơn và có tỷ lệ thành công được cải thiện đáng Chiến lược đốt cắt rung nhĩ lý tưởng bao kể. Hiện nay phẫu thuật điều trị rung nhĩ được gồm (I) tạo sang thương bền vững; (II) cung cấp khuyến nghị trong trường hợp rung nhĩ kịch khả năng căn chỉnh cho từng bệnh nhân; (III) phát và rung nhĩ dai dẳng khi thực hiện đồng luôn tạo ra sang thương xuyên thành; và (IV) thời với phẫu thuật tim. Các phương pháp phẫu xâm lấn tối thiểu. thuật ít xâm lấn và phương pháp lai phối hợp Với sự ra đời của phương pháp lai điều trị giữa phẫu thuật ít xâm lấn và can thiệp nội mạch rung nhĩ, thế mạnh của phẫu thuật và đốt cắt trong điều trị rung nhĩ đơn độc đang được tập thượng tâm mạc xâm lấn tối thiểu có thể được trung nhiên cứu và cần thêm những nghiên cứu kết hợp với các điểm mạnh của đốt cắt nội tâm lâm sàng chất lượng cao để có thể ứng dụng mạc qua ống thông trong cùng một thì để giảm thường quy trên lâm sàng. thiểu những điểm yếu của từng phương pháp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phương pháp lai (thượng tâm mạc và nội tâm 1. Wolf PA, Abbott RD, Kannel WB (1991). Atrial fibrillation as an mạc) có thể được thực hiện đồng thời hoặc theo independent risk factor for stroke: the Framingham Study. giai đoạn(19), thực hiện đồng thời hạn chế khả Stroke, 22:983-988. 2. Cox JL, SCHUESSLER RB, BOINEAU JP (1991). The surgical năng xảy ra cuồng nhĩ không ổn định là biến treatment of atrial fibrillation. I. Summary of the current chứng của đốt cắt thượng tâm mạc. Ngược lại, concepts of the mechanisms of atrial flutter and atrial fibrillation. thực hiện theo giai đoạn cho phép các sang J Thorac Cardiovasc Surg, 101:402-405. 3. Haissaguerre M, Jais P, Shah DC, et al (1998). Spontaneous thương từ thượng tâm mạc ổn định giúp đánh initiation of atrial fibrillation by ectopic beats originating in the giá các khoảng trống trên đường đốt. Phương pulmonary veins. N Engl J Med, 339:659-666. 4. Cox JL (2010). The longstanding, persistent confusion pháp này cũng cho phép tiếp cận các khu vực surrounding surgery for atrial fibrillation. J Thorac Cardiovasc tâm nhĩ khó tiếp cận qua thượng tâm mạc như Surg, 139:1374-1386. eo tĩnh mạch chủ vòng van ba lá, eo van hai lá và 5. Calkins H, Kuck KH, Cappato R, et al (2012). 2012 HRS/EHRA/ECAS expert consensus statement on catheter and vách liên nhĩ. Các nghiên cứu và tổng quan hệ surgical ablation of atrial fibrillation: recommendations for thống gần đây(19) kết luận rằng phương pháp lai patient selection, procedural techniques, patient management điều trị rung nhĩ đơn độc là một kỹ thuật an toàn and follow-up, definitions, endpoints, and research trial design. J Interv Card Electrophysiol, 33:171-257. với kết quả tốt sau 1 năm và tỷ lệ không dùng 6. Cox JL (2004). Surgical treatment of atrial fibrillation: a review. thuốc chống loạn nhịp cao hơn so với từng Europace, 5( Suppl 1):S20-S29. phương pháp đơn lẻ. 7. Prasad SM, Maniar HS, Camillo CJ, et al (2003). The Cox maze III procedure for atrial fibrillation: long-term efficacy in patients Kháng đông sau phẫu thuật điều trị rung nhĩ undergoing lone versus concomitant procedures. J Thorac Cardiovasc Surg, 126:1822-1828. Dựa trên hướng dẫn lâm sàng 8. Melby SJ, Zierer A, Bailey MS, et al (2006). A new era in the HRS/EHRA/ESC 2012, việc ngừng sử dụng surgical treatment of atrial fibrillation: the impact of ablation technology and lesion set on procedural efficacy. Ann Surg, thuốc kháng đông sau phẫu thuật điều trị rung 244:583-592. nhĩ không được khuyến khích nếu nguy cơ đột Chuyên Đề Ngoại Khoa 5
- Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 9. Kong MH, Lopes RD, Piccini JP, et al (2010). Surgical Maze 15. Tsai YC, Phan K, Munkholm-Larsen S, et al (2015). Surgical left procedure as a treatment for atrial fibrillation: a metaanalysis of atrial appendage occlusion during cardiac surgery for patients randomized controlled trials. Cardiovasc Ther, 28:311-326. with atrial fibrillation: a meta-analysis. Eur J Cardiothorac Surg, 10. Phan K, Xie A, Tsai YC, et al (2015). Biatrial ablation vs. left atrial 47:847-854. concomitant surgical ablation for treatment of atrial fibrillation: a 16. La Meir M, De Roy L, Blommaert D, et al (2007). Treatment of meta-analysis. Europace, 17:38-47. lone atrial fibrillation with a right thoracoscopic approach. Ann 11. Johansson B, Houltz B, Berglin E, et al (2008). Short-term sinus Thorac Surg, 83:2244-2245. rhythm predicts long-term sinus rhythm and clinical 17. Mack MJ (2009). Current results of minimally invasive surgical improvement after intraoperative ablation of atrial fibrillation. ablation for isolated atrial fibrillation. Heart Rhythm, 6:S46-S49. Europace, 10:610-617. 18. Gillinov AM, Gelsins AC, Parides MK, et al (2015.) Surgical 12. Neven K, Schmidt B, Metzner A, et al (2010). Fatal end of a ablation of atrial fibrillation during mitralvalve surgery. N Engl J safety algorithm for pulmonary vein isolation with use of high- Med, 372: 1399-1409. intensity focused ultrasound. Circ Arrhythm Electrophysiol, 3:260- 19. Gelsomino S, Van Breugel HN, Pison L, et al (2014). Hybrid 5. thoracoscopic and transvenous catheter ablation of atrial 13. Mack CA, Milla F, Ko W, et al (2005). Surgical treatment of atrial fibrillation. Eur J Cardiothorac Surg, 45:401-407. fibrillation using argon-based cryoablation during concomitant cardiac procedures. Circulation, 112:I1-6. Ngày nhận bài báo: 12/12/2020 14. Whitlock RP, Vincent J, Blackall MH, et al (2013). Left Atrial Appendage Occlusion Study II (LAAOS II). Can J Cardiol, Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021 29:1443-1447. 6 Chuyên Đề Ngoại Khoa
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Tổng Quan SURGICAL TREATMENT OF ATRIAL FIBRILLATION 1 Pham Tran Viet Chuong, Nguyen Hoang Dinh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 1 - 2021: 01 - 06 1 Chuyên Đề Ngoại Khoa 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM THƯỜNG GẶP (Kỳ 4)
5 p | 169 | 61
-
TÀI LIỆU CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ RUNG NHĨ
23 p | 130 | 14
-
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA HẸP VAN HAI LÁ (Kỳ 5)
6 p | 108 | 11
-
Gây mê cho phẫu thuật Miles nội soi trên bệnh nhân cao tuổi rung nhĩ cao huyết áp giãn tĩnh mạch chi dưới (Báo cáo ca lâm sàng)
5 p | 7 | 3
-
Khảo sát một số yếu tố nguy cơ có thể phòng ngừa, giảm gánh nặng trên bệnh nhân rung nhĩ
9 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn