Điều Trị Nội Khoa - Bài 1 Cảm mạo
lượt xem 18
download
Cuốn sách Đông y - Châm cứu của tập thể chúng tôi soạn, Học viện Quân Y xuất bản năm 1991, trong đó đã cung cấp hệ thống lý luận cơ bản của Đông y - Châm cứu và một số kết hợp bước đầu với lý luận Tây y trong những bài cụ thể. Qua góp ý của độc giả, chúng tôi sẽ bổ sung, sửa chữa và xin tái bản để phục vụ quý vị rộng rãi hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điều Trị Nội Khoa - Bài 1 Cảm mạo
- ĐÔNG Y CHÂM CỨU Điều Trị Nội Khoa
- LỜI NÓI ĐẦU Cuốn sách Đông y - Châm cứu của tập thể chúng tôi soạn, Học viện Quân Y xuất bản năm 1991, trong đó đã cung cấp hệ thống lý luận cơ bản của Đông y - Châm cứu và một số kết hợp bước đầu với lý luận Tây y t rong những bài cụ thể. Qua góp ý của độc giả, chúng tôi sẽ bổ sung, sửa chữa và xin tái bản để phục vụ quý vị rộng rãi hơn. Lần này tôi biên soạn cuốn "Đông y - Điều trị nội khoa" nhằm đáp ứng yêu cầu của đa số lương y chưa có điều kiện học tập Tây y, bằng cách chọn các tài liệu điều trị bằng Đông y, châm cứu trên cơ sở có kết hợp lý luận chẩn đoán của Tây y trong các bộ sách đáng tin cậy, đồng thời trích riêng phần tóm tắt bệnh học Tây y ở cuốn sách "Điều trị học" của Giáo sư Đặng Văng Chung và một số đoạn ở sách "Bệnh lý học" của Cát Lâm y khoa đại học biên soạn để các vị tiện đối chiếu giữa tên bệnh, tên chứng biến diễn bệnh.v.v... Đặc biệt là trong phần nhắc lại bệnh học ở sách "Điều trị học" của Giáo sư Đặng Văn Chung đã cung cấp tình hình bệnh ở con người Việt Nam thời kỳ gần đây cũng như dự đoán thời gian sắp tới. Về những bài thuốc chế sẵn, sử dụng cho từng bệnh, trong sách chỉ ghi t ên bài, tôi đã sưu tầm công thức để ghi ở phần cuối từng bài, có một số ít chỉ ghi được tên vị, chưa có trọng lượng, xin các vị xem ở các sách về dược tính, dược vị để bổ sung khi dùng. Phần sử dụng thuốc cây cỏ phương Đông trong điều trị, tuy chúng tôi đã cố gắng, nhưng chắc chắn người đọc sẽ phải cùng chúng tôi làm rõ bằng những tên thường dùng ở địa phương mình, trường hợp nào khó xác định, xin liên hệ với cơ quan nghiên cứu thực vật nhờ giúp đỡ, hy vọng chúng ta có thể khai thác kinh nghiệm nhân dân rộng r ãi, tìm ra thêm nhiều cây thuốc quý trên đất Việt Nam đã chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ cho người Việt Nam. Kính mong sự giúp đỡ của quý vị độc giả để chúng tôi kịp thời chỉnh lý và bổ sung trong công việc biên soạn. Hà Nội tháng 2 , năm 2000
- Tác giả Lê Văn Sửu DẪN NHẬP "Bắt đầu nhận thức là thực tiễn, trong quá trình thực tiễn, nhận thức được nâng lên thành lý luận, lý luận lại được đưa trở lại thực tiễn". Nội khoa Đông y là vận dụng lý luận Đông y chỉ đạo thực tiễn lâm sàng. Tinh thần cơ bản của biện chứng thí trị ở chỗ đem lý, pháp, phương, dược, mỗi cái trọng tâm đó kết hợp lại với cơ địa, thể hiện quan hệ gắn bó cơ sở với lâm sàng. Nội khoa Đông y vốn phân ra hai loại lớn, ngoại cảm thời khí (thương hàn, ôn bệnh) và tạp bệnh nội khoa. Hiện nay biện chứng đối với bệnh thời khí, nói chung đều lấy vệ khí doanh huyết làm chỗ dựa, biện chứng đối với tạp bệnh thì chủ yếu là lấy tạng phủ làm hạt nhân. Phần này tuy lấy tên bệnh y học hiện đại làm tên nhưng vẫn soi thêm tinh thần bệnh thời khí, tạp bệnh và phân loại tạng phủ, tiến hành xếp hạng để giúp cho quan hệ đối chiếu y học Đông Tây ở phương diện phân loại bệnh nội khoa. MỤC LỤC Bài 1: Cảm mạo Bài 30: Bệnh động kinh Bài 2: Bệnh lỵ Bài 31: Điên cuồng Bài 3: Thương hàn, phó thương Bài 32: Viêm cầu thận cấp tính
- hàn Bài 33: Viêm cầu thận mạn tính Bài 4: Viêm gan lây lan Bài 5: Bệnh sốt rét Bài 34: Chúng độc nước tiểu Bài 6: Bệnh huyết hấp trùng Bài 35: Viêm đường tiết niệu Bài 7: Bệnh giun chỉ Bài 36: Sỏi đường tiết niệu Bài 8: Nước tiểu như cháo sữa Bài 37: Bệnh phong thấp và viêm đa khớp do phong thấp Bài 9: Bệnh xoắn trùng vàng da Bài 38: Bệnh đái đường Bài 10: Bệnh sốt xuất huyết dịch Bài 39: Sưng tuyến giáp đơn thuần và Bazơđô(Basedow) Bài 40: Thiếu máu Bài 11: Say nóng Bài 12: Viêm phổi Bài 41: Bệnh máu trắng Bài 13: Phổi sưng mủ Bài 42: Bệnh u bướu và ung thư Phần I
- Bài 14: Viêm phế quản Bài 42: Bệnh u bướu và ung thư Phần II Bài 15: Hen phế quản Bài 43: Ung thư thực quản, ung thư dạ dày Bài 16: Lao phổi Bài 44: Di căn của ung thư dạ dày Bài 17: Viêm mạc lồng ngực do Bài 45: Ung thư gan lao Bài 18: Loét dạ dày tá tràng Bài 46: Ung thư phổi Bài 19: Viêm dạ dày mạn tính Bài 47: Ung thư cổ dạ con Bài 20: Viêm đường ruột cấp tính Bài 48: Ung thư trực tràng Bài 21: Tiêu chảy mạn tính Bài 49: Ung thư mũi họng Bài 22: Gan xơ hoá Bài 50: Ung thư tuyến vú Bài 51: U xơ tuyến vú Bài 23: Hôn mê gan Bài 24: Viêm túi mật mạn tính Bài 52: Lá nhỏ tuyến sữa tăng sinh
- Bài 25: Suy tim do sung huyết Bài 53: U dạng núm vú ống dẫn sữa Bài 26: Tim thắt đau Bài 54: U não Bài 27: Bệnh cao huyết áp Bài 55: U limphô Bài 28: Tai biến mạch máu não Bài 56: U tuyến giáp trạng & Tài liệu tham khảo Bài 29: Chứng thần kinh chức năng
- Bài 1 - Cảm mạo Cảm mạo có phân ra nặng nhẹ, chứng nhẹ nói chung gọi là "thương phong", chứng nặng gọi là "trọng thương phong" hoặc "cảm mạo theo mùa (cảm cúm)", nguyên nhân thường là do thay đổi của khí hậu, ấm lạnh mất bình thường, khi sức đề kháng của con người giảm, khi lây nhiễm độc khí của bệnh mà thành. Trong ngoại tà lấy phong làm chủ, thường kiêm rét, kiêm nóng làm hại con người, theo mũi miệng mà phạm tới phế, ngoài thì lấn vào da lông, xuất hiện chứng hậu phế vệ biểu thực. Bệnh này bao quát ở trong nó là viêm nhiễm đường hô hấp trên và cảm cúm của y học hiện đại. ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN. 1. Có trải qua tiếp xúc với người mắc bệnh, bệnh dấy lên thường gấp. 2. Chứng trạng chủ yếu là đầu đau, tứ chi đau buốt, mũi tắc, tiếng nặng, thường hắt hơi và chảy nước mũi, ho hắng, ngứa họng hoặc đau họng, chứng nặng thì có sợ lạnh, phát sốt, có mồ hôi hoặc không có mồ hôi. 3. Nếu thấy sốt cao, đầu đau và tứ chi đau buốt rất nhiều, hoặc kèm có quặn bụng nôn mửa, ỉa lỏng chảy nước mũi, họng đau, ho hắng rất dữ dội, lại có xu thế lây lan, phải nghĩ đến cảm cúm lây lan; Lại chú ý t ình hình vùng phổi, đề phòng kiêm phát viêm phổi. 4. Tổng số bạch cầu trong máu giảm, phần trăm hạt tế bào trung tính xuống thấp, tế bào lim phô tăng nhiều tương đối. Viêm nhiễm đường hô hấp trên do tế khuẩn gây ra thì tổng số bạch cầu có thể tăng cao. PHƯƠNG PHÁP CHỮA
- Hiện nay trên lâm sàng phần lớn nhằm vào nhân tố đưa đến bệnh này là độc tố của bệnh, chọn lấy loại thảo dược thanh nhiệt, giải độc, hiệu quả chữa nói chung đều rất tốt. Nhưng có một số tình hình vẫn cần kết hợp biện chứng thí trị, lấy giải biểu làm chủ mới có thể thu được hiệu quả 1. Biện chứng thí trị: Phải lấy giải biểu làm nguyên tắc, nhưng vì chứng hậu lâm sàng có vùng riêng phong hàn và phong nhiệt, bởi thế, giải biểu cũng có tân ôn và tân lương khác nhau. a. Chứng của phong hàn: Sợ lạnh nặng, phát sốt nhẹ, không có mồ hôi, đầu đau, tứ chi buốt đau, mũi tắc, chảy nước mũi, ho hắng, nôn ra nước trong dạng như đờm, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch phù. * Cách chữa: Tân ôn giải biểu. * Bài thuốc ví dụ (bài thuốc làm mẫu): Kinh giới 3 đồng cân, phòng phong 2 đồng cân, Tử tô 3 đồng cân, Tiền hồ 3 đồng cân, Cát cánh 2 đồng cân, cam thảo 1 đồng cân, Sinh khương 3 lát hoặc Hành trắng 3 nhánh. * Gia giảm: + Nếu có hiệp với thấp, đầu đau mình đau rất nặng thì thêm Bạch chỉ 1,5 đồng cân,
- Khương hoạt 2 đồng cân. b. Chứng của phong nhiệt: Phát sốt nặng, sợ lạnh nhẹ, ít mồ hôi, đầu căng đau, họng đau hoặc sưng đỏ, ho hắng văng ra đờm vàng, miệng khô, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác. * Cách chữa: Tân lương giải biểu. * Bài thuốc ví dụ: Đạm Đậu xị 4 đồng cân, Bạc hà (bỏ vào sau) 1,5 đồng cân, Ngân hoa 5 đồng cân, Liên kiều 5 đồng cân, Cát cánh 2 đồng cân, Ngưu bàng tử 3 đồng cân, Hạnh nhân 3 đồng cân, Cam thảo 1 đồng cân. * Gia giảm: + Sốt cao, gia Sơn chi 3 đồng cân, Hoàng cầm 3 đồng cân. + Họng đau rất dữ, họng viêm hoặc viêm amiđan rõ rệt, gia rễ Thổ Ngưu tất 1 lạng hoặc Sơn đậu căn 3 đồng cân, Xạ can 3 đồng cân hoặc Bản lam căn 1 lạng, Tảo hưu 5 đồng cân. + Mùa hạ làm cho hiệp với thử và thấp, ngực buồn bằn, dạ bĩ, quặn bụng trên, phân có thể lỏng, rêu lưỡi trơn, thì bỏ Đậu xị, Hạnh nhận, Cam thảo: thêm Hoắc hương 3 đồng cân, Bội lan 3 đồng cân, Đậu quyển 4 đồng cân.
- 2. Phương lẻ: a. Khương hoạt 5 đồng cân, Đại thanh diệp hoặc Bản lam căn 1 lạng, Mã tiên thảo hoặc áp chích thảo 1 lạng sắc nước uống. Cảm mạo phong hàn hoặc phong nhiệt và cảm cúm dùng đều thích hợp. b. Đông thanh diệp tươi 2 lạng, Trà hiệp 3 đồng cân, sắc nước uống. Cảm mạo phong hàn hoặc phong nhiệt dùng đều hợp. c. Nhất chi hoàng hoa, Bạch anh mỗi thứ 1 lạng, sắc uống. Dùng hợp ở cảm mạo phong nhiệt. d. Gừng sống 5 lát, Hành trắng 3 nhánh hoặc Tỏi cắt lát 1 đồng cân, thêm Đường đỏ vừa đủ sắc uống. Dùng hợp ở cảm mạo phong hàn. 3. Châm cứu. a . Thể châm: Phong trì, Hợp cốc, phục lưu * Gia giảm : + Sốt cao, gia Đại chùy, khúc trì + Đầu đau dữ dội, gia Thái dương, ấn đường + Ho hắng, gia Phế du, Xích trạch. + Họng đau, gia, Phù đột, Thiếu thương (chích ra máu). Các huyệt ở phương chủ, dùng phép kích thích mạnh, làm đi làm lại thủ pháp kích thích,
- làm cho thấy hơi ra một chút mồ hôi. b. Nhĩ châm: Nội tị, Ngạch, Chẩm, Thận Thượng tuyến, Bì chất hạ. 1. Chú ý rèn luyện tăng thêm thể chất và sức chống bệnh. 2. Làm tốt vệ sinh hoàn cảnh và vệ sinh cá nhân khi khí hậu có biến hoá, chú ý kịp thời tăng hoặc giảm quần áo. 3. Thời gian có bệnh lây lan, phải chú ý cách ly đúng mức. 4. Thuốc dự phòng: a. Dã cúc hoa ương tử (cây hoa dại mới mọc) một nắm, rau Dấp cá 1 lạng, Ngân hoa đằng (dây Kim ngân) 1 lạng. Cách dùng: Thêm 500 cm3 nước, sắc còn 200cm3 mỗi lần uống 20-40 cm3 một ngày uống 3 lần. b. Thiên tương xác, Tử tô ngạnh hoặc Già tử ngạch, Tỳ bà diệp, mỗi thứ 1 lạng; Bồ công anh, Tang diệp mỗi thứ 5 đồng cân, sắc uống. Phương này dùng cả hai mặt phòng và trị. c. Tử tô 2 đồng cân, Dã cúc hoa 0,5 - 1 lạng, Lộ biên kinh 0,5 - 1 lạng, Tứ biên cúc 5 đồng cân, Ngân hoa 3 đồng cân. Mùa đông, xuân, gia Tang diệp; mùa hạ, thu gia Thủy đăng tâm. Sắc nước uống như chè, hoặc sắc đặc uống làm 2 lần, trẻ em giảm 1/2. Bảy ngày làm một liệu trình, uống liền 1-2 liệu trình
- Bài thuốc tham khảo (loại thuốc chế sẵn bán trên thị trường gồm cả cổ phương và tân phương). 1. Ngọ thời trà: Trà diệp, Bạch thược, Thương truật, Chỉ xác, Mạch nha, Hoàng cầm, Sơn tra, Phòng phong, Hoắc hương, Tô diệp, Biển đậu, Thanh cao, Hoạt thạch, Trần bì, Hậu phác, Mộc qua, Sa nhân, Bạch chỉ, Cát cánh,Phục linh, Khương hoạt, Cam thảo, Cát căn, Hoàng liên, Hương nhự, Nhân trần, Bạc hà, Đại phúc bì. Thuốc trên phơi sống, nghiền nhỏ mịn, trộn hồ làm thành miếng mỏng hoặc để bột đóng gói nặng 3 đồng cân. Mỗi lần uống 1 gói, một ngày từ 1-2 lần uống. Sắc uống hoặc hãm nước sôi uống. Dùng hợp ở cảm mạo phong hàn chứng nhẹ, có kèm đường ruột tiêu hoá không tốt. 2. Ngân kiều giải độc phiến (hoàn), lức là Ngân kiều tán chế thành : Ngân hoa, Liên kiều, Cát cánh, Bạc hà, Cam thảo, Kinh giới, Đậu xị, Ngưu bàng tử, Lô căn. Mỗi lần uống 4-6 miếng hoặc viên, một ngày 2 lần, dùng hợp ở cảm mạo phong nhiệt 3. Tang cúc cảm mạo phiến, thuốc chủ yếu có Tang diệp, Cúc hoa, Hạnh nhân. Mỗi lần uống 4-6 miếng 1 ngày 3 lần. Chứng phù họp là cảm mạo phong nhiệt. 4. Cảm mạo thoái nhiệt xung tễ, thuốc chủ yếu có Liên kiều, Bản lam căn, Đại thanh diệp, Tảo hưu. Mỗi lần uống 1 gói, mỗi ngày uống 3 lần. Dùng hợp ở Phong nhiệt cảm mạo, bao quát
- cảm cúm và viêm nhiễm đường hô hấp trên. 5. Thanh nhiệt tiêu viêm xung tễ, thuốc chủ yếu là Bồ công anh. Cách dùng và chứng phù hợp như trên. THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y. 1 . Bệnh cúm (Grippe). Là một bệnh do siêu vi trùng gây ra (có 3 nhóm A. B, A': nhóm A hay gây thành d ịch to), xuất hiện lẻ tẻ hoặc thành dịch to (vụ dịch ở Hà Nội năm 1957). ảnh hưởng nhiều đến sản xuất. Bình thường bệnh cúm không phải là một bệnh nặng nhưng dịch càng lâu, thể nặng càng xuất hiện nhiều. a. Triệu chứng Bệnh nhân đang khoẻ mạnh, đột ngột bị sốt cao , đồng thời đau mình mẩy, nhức đầu, cay mắt, cay mũi mài mắt đỏ nhừ. Tình trạng đó kéo dài trong 3 - 4 ngày rồi nhiệt độ xuống dần. Phần nhiều sau khi trở lại bình thường, nhiệt độ lại có thể lên cao lại rất có giá trị chẩn đoán nhưng chỉ một vài ngày rồ i khỏi hẳn. Các thể nặng thường xảy ra ở trẻ em. người già hoặc đàn bà có mang, nặng vì bội nhiễm hoặc vì siêu vi trùng đã vào phủ tạng: Phổi, ruột, não, màng não gây ra chảy máu, phù phổi cấp, trụy mạch, hôn mê đột ngột. b. Chẩn đoán
- Thường rất dễ trong các vụ dịch Ngoài vụ dịch, việc chẩn đoán rất khó vì chỉ dựa vào phản ứng Hiếc (Hirst) mà không phải phòng xét nghiệm nào cũng có thể làm được. Việc cấy siêu vi trùng này cũng rất khó vì nó chỉ mọc ở trứng lộn cho nên việc làm ra thuốc phòng bệnh cũng rất khó khăn, đòi hỏi rất nhiều trứng lộn (phải có hai trứng lộn mới đủ làm một liều thuốc phòng bệnh). 2. Bệnh cảm (Coriza spasmodique saisonnier) Có ba nguyên nhân chính: Siêu vi trùng, t ạp trùng, dị ứng. Cũng do siêu vi trùng nhưng không cùng lo ại với siêu vi trùng cúm, siêu vi trùng này không mọc trong trứng lộn. Ngoài siêu vi trùng ra, còn có thể do tạp trùng hoặc dị ứng. Chỉ là một bệnh lẻ tẻ hoặc có tính chất dịch nhỏ, ít khi gây thành dịch to. a. Triệu chứng Cũng bắt đầu đột ngột bằng sốt, chỉ sốt ít hoặc không sốt. Đồng thời bệnh nhân thấy khô cổ, đau họng, hắt hơi, chảy nước mũi và mệt mỏi khó chịu. b. Tiến triển Sau vài ba ngày, bệnh nhân có thể ho, ho khan hoặc khạc ra ít đờm trắng. Thường bệnh nhân khỏi hẳn, không bị biến chứng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BỆNH ÁP XE PHỔI (Kỳ 2) III. Giải phẫu bệnh lý: 1. Số
5 p | 234 | 54
-
Điều trị ngoại khoa đau thần kinh toạ do thoát vị đĩa đệm
5 p | 230 | 42
-
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA UNG THƯ PHỔI (Kỳ 1)
5 p | 192 | 41
-
Bài giảng Điều trị nội khoa tăng huyết áp
28 p | 155 | 19
-
Bài giảng Cập nhật điều trị nội khoa đau thần kinh tọa - PGS.TS.BS. Nguyễn Đình Khoa
33 p | 87 | 13
-
Bài giảng Tổn thương thận cấp: Điều trị nội khoa và chỉ định điều trị thay thế thận
36 p | 102 | 12
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị Basedow
63 p | 46 | 6
-
Bài giảng Liên hệ giữa thông số động học của β-HCG huyết thanh và kết cục điều trị nội khoa thai ngoài tử cung bằng methotrexate đơn liều - BS. Dương Thị Ngọc Châu
19 p | 15 | 5
-
Bài giảng Điều trị nội khoa U xơ tử cung - BS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng
52 p | 43 | 5
-
Bài giảng Vai trò của hóa trị trong điều trị nội khoa ung thư phổi không tế bào nhỏ - ThS.BS. Vũ Hà Thanh
21 p | 11 | 4
-
Bài giảng Điều trị nội khoa toàn diện: nguy cơ xuất huyết khi sử dụng thuốc kháng đông trong phòng ngừa đột quỵ - TS.BS. Nguyễn Bá Thắng
39 p | 11 | 3
-
Bài giảng Điều trị nội khoa toàn diện: Sử dụng thuốc kháng đông đường uống thế hệ mới (NOAC) trên các đối tượng bệnh nhân đặc biệt - ThS.BS. Phạm Ngọc Đan
42 p | 18 | 3
-
Bài giảng “Tối ưu hóa điều trị nội khoa triệu chứng vận động ở bệnh nhân Parkinson Việt Nam” - ThS.Bs Trần Thanh Hùng
28 p | 24 | 3
-
Bài giảng Cập nhật điều trị nội khoa béo phì - TS.BS. Trần Quang Nam
48 p | 2 | 2
-
Bài giảng Điều trị ngoại khoa bệnh lý tuyến giáp
36 p | 7 | 2
-
Bài giảng Điều trị nội khoa sau can thiệp ĐMV: các biện pháp giúp điều trị tối ưu và toàn diện - PGS. TS. Phạm Nguyễn Vinh
34 p | 17 | 2
-
Bài giảng Cập nhật điều trị lạc nội mạc tử cung: Điều trị nội khoa hay ngoại khoa - BS. Âu Nhựt Luân
29 p | 1 | 1
-
Bài giảng Đau và điều trị đau: Khoa học thần kinh & điều trị - TS. Trần Công Thắng
47 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn