intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG BẰNG NHỮNG KỸ THUẬT ÍT HUNG BẠO HƠN

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

60
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dầu đó là những thương tổn khởi đầu của men răng (lésion amélaire) hay những thương tổn với sự tạo thành các lỗ hổng (cavitation) trong răng, việc điều trị sâu răng trong thời gian gần đây đã tiến triển nhiều. Ngày nay, việc nhận diện để rồi làm giảm các nguy cơ sâu răng (risque carieux) đã trở thành thiết yếu nhằm phát triển sức khỏe và thẩm mỹ răng của các bệnh nhân, với những điều trị càng ngày càng ít xâm nhập. Với điều kiện tôn trọng 4 giai đoạn chủ chốt : chẩn đoán các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG BẰNG NHỮNG KỸ THUẬT ÍT HUNG BẠO HƠN

  1. ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG BẰNG NHỮNG KỸ THUẬT ÍT HUNG BẠO HƠN Dầu đó là những thương tổn khởi đầu của men răng (lésion amélaire) hay những thương tổn với sự tạo thành các lỗ hổng (cavitation) trong răng, việc điều trị sâu răng trong thời gian gần đây đã tiến triển nhiều. Ngày nay, việc nhận diện để rồi làm giảm các nguy cơ sâu răng (risque carieux) đã trở thành thiết yếu nhằm phát triển sức khỏe và thẩm mỹ răng của các bệnh nhân, với những điều trị càng ngày càng ít xâm nhập. Với điều kiện tôn trọng 4 giai đoạn chủ chốt : chẩn đoán các nguy cơ, những hành động phòng ngừa, một sự phục hồi tối thiểu (restauration à minima) và một sự duy trì thường xuyên sức khỏe răng. Như thế cách mạng hóa sự thực hành nha khoa. Và nếu từ nay đến vài năm nữa, các sửa chữa răng bằng can thiệp ngoại khoa trở thành ngoại lệ và không còn là quy tắc nữa? Một điều chắc chắn: khi các kiến thức về các bệnh răng và việc điều trị chúng càng ngày càng tiến triển, thì nghệ thuật nha khoa càng ngày càng rời bỏ lãnh vực ngoại khoa để đầu tư vào lãnh vực nội khoa : ngày nay có thể chữa lành những thương tổn sâu răng bằng những phương thức tái khoáng hóa (procédé de reminéralisation)
  2. không xâm nhập, như thế tránh phải thực hiện những can thiệp phục hồi và khi không còn có thể thực hiện được nữa những can thiệp phẫu thuật tối thiểu nhằm hạn chế quy mô của các can thiệp phục hồi. Điều đầu tiên là đánh giá các nguy cơ. Bởi vì khi ta nói là điều trị răng ít xâm nhập ta phải hiểu vấn đề riêng của mỗi bệnh nhân. Một vấn đề mà ta có thể xác định bằng cách trả lời hai câu hỏi. Làm sao bệnh nhân đã đi đến chỗ như vậy ? Làm sao tránh không để cho bệnh lý của bệnh nhân này tiến triển thêm nữa ? Bởi vì sâu răng là một bệnh nhiễm trùng cần môi trường thuận lợi, với các vi khuẩn gây sâu răng hiện diện trong mảng răng (plaque dentaire), mà sự phát triển của chúng được làm dễ bởi những chế độ ăn uống có dung lượng đường cao. BILAN ĂN UỐNG Nếu 3 yếu tố này hội đủ, vi khuẩn làm lên men các chất đường, như thế sinh ra acide làm hạ pH, bình thường trung tính trong miệng. Khi đó nồng độ acide tấn công ngà răng (émail), gây mất chất khoáng (déminéralisation) và làm sâu răng. Điều đó nói lên lợi ích của việc đánh giá, trước mọi chuyện khác, nguy cơ sâu răng c ủa mỗi cá thể bệnh nhân. Và điều này, không phải một cách chủ quan, mà nhờ những dụng cụ hiện đại mà tính hiệu quả đã được chứng minh về mặt khoa học.
  3. Hãy bắt đầu bằng một bilan ăn uống, cho phép xác nhận những thói quen và chế độ ăn uống của bệnh nhân. Rồi một bilan về vệ sinh răng miệng nhờ những dấu hiệu chỉ dẫn của mảng răng (plaque dentaire) và những trắc nghiệm nước bọt (test salivaire), sẽ cho phép đánh giá xem nước bọt có khả năng bảo vệ xoang miệng của bệnh nhân hay không. Phần lớn các trắc nghiệm nước bọt có khả năng tìm kiếm rất nhanh sự hiện diện của những vì khuẩn gây sâu răng, đánh giá nước bọt và những tính chất đệm của nó qua pH cũng như đo lượng, tính lưu (fluidité) và khả năng “tái cung cấp” chất khoáng của nó. Điểm cuối cùng của bilan và không phải là ít ỏi : phát hiện những thương tổn sâu răng đồng thời tránh chỉ giới hạn vào việc chụp X quang, bởi vì các phim quang tuyến, trái với những dụng cụ chẩn đoán hiện đại, chỉ cung cấp rất ít các thông tin, thậm chí không mang lại gì cả, về những thương tổn ban đầu. Hoàn toàn không gây đau đớn, những dụng cụ này phát hiện một cách đáng tin cậy, nhờ những thay đổi của huỳnh quang, những thương tổn giai đoạn sớm. Điều quan trọng là ngăn ngừa trước cả điều trị. Như thế, một khi nguy cơ sâu răng được nhận diện, phải nhường bước cho một phương pháp phòng ngừa thật sự. Nơi vài bệnh nhân, một sự thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là điều bắt buộc, với sự kiểm soát cách ăn uống, giảm đường và các đồ uống có chất axit, hay ngừng việc nhấm nháp. Nơi những bệnh nhân khác, chính
  4. sự giáo dục vệ sinh răng miệng là quan trọng nhất với : đánh răng hiệu quả bằng thuốc đánh răng có flo (dentifrice fluorée), 3 lần mỗi ngày, súc miệng với chất cơ bản chlorexidine trong vòng một phút mỗi buổi chiều trong 15 ngày để làm hạ lượng vi khuẩn và nhai chewing-gum có chất cơ bản xylitol 3 đến 5 lần mỗi ngày để làm gia tăng sự sản xuất nước bọt và khả năng đệm của nó. Sau cùng, phải thực hiện lau chùi dự phòng răng bằng các bàn chải nhỏ (brossette) và bột để mài nhẵn (pâtes à polir) hay aéropolisseur. Không quên điều chỉnh sự bất quân bình của cán cân khoáng (balance minérale) của môi trường miệng, nhờ những chất làm dễ quá trình tái khoáng hóa (reminéralisation) : vernis fluoré hay những dung dịch chứa calcium và phosphate để tạo lại các tinh thể ngà răng. YẾU TỐ STRESS Chấm dứt việc phải nhờ đến một cách hệ thống cái khoan răng (fraise) để điều trị và nhường chỗ cho dung dịch hóa học (dissolution chimique), aéro- abrasion, sono-abrasion hay laser. Bấy nhiêu kỹ thuật ngày nay cho phép chỉ nhắm vào việc lấy đi một cách tối thiểu mô răng bị nhiễm trùng. Những vật liệu dính (matériaux adhésifs) cho phép chỉ phục hồi phần không có thể tái khoáng hóa (partie non reminéralisable) của thương tổn răng, với những tính
  5. chất như khả năng ngăn chận vi trùng (étanchéité aux bactéries), khả năng dính vào cấu trúc răng nhờ chất hoá học, và đối với vài vật liệu, khả năng tái khoáng hóa (capacités reminéralisatrice) với mức độ thẩm mỹ gần giống các mô răng. Một khi những yếu tố nguy cơ được kiểm soát, các điều trị phòng ngừa được thực hiện và những thương tổn sâu răng được phục hồi tối thiểu, còn phải duy trì sức khỏe răng của các bệnh nhân. Một sức khỏe tùy thuộc vào môi trường ăn uống của họ cũng như vào bối cảnh sống và sự căng thẳng phát xuất từ đó. Điều này cần phải tái đánh giá đều đặn những yếu tố nguy cơ, kiểm soát khuẩn chí (flore bactérienne) và theo đó thích ứng những điều trị phòng ngừa. Bằng cái giá này ta có được một sức khỏe răng-miệng dài lâu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1