intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐIỀU TRỊ TĂNG CƯỜNG VỚI NGHẼN MẠCH PHỐI VÀ CHẤN THƯƠNG NẶNG

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

71
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'điều trị tăng cường với nghẽn mạch phối và chấn thương nặng', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐIỀU TRỊ TĂNG CƯỜNG VỚI NGHẼN MẠCH PHỐI VÀ CHẤN THƯƠNG NẶNG

  1. ĐIỀU TRỊ TĂNG CƯỜNG VỚI NGHẼN MẠCH PHỐI VÀ CHẤN THƯƠNG NẶNG Nghẽn mạch phổi (embolie pulmonaire) ngày nay là nguyên nhân của 15% các trường hợp tử vong xảy ra trong bệnh viện. Ở đơn vị hồi sức tăng cường (USI), một dự phòng chống huyết khối (prophylaxie antithrombotique) được thực hiện, nhưng tỷ lệ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu (TVP: thrombose veineuse profonde) vẫn còn cao, thay đổi, tùy theo nguồn tài liệu, từ 5 đến 25%; tỷ lệ mắc phải nghẽn mạch phổi (embolie pulmonaire) không được biết rõ nhưng chắc chắn không phải là không đáng kể. Ta sử dụng một cách cổ điển héparine non fractionnée tiêm tĩnh mạch hay héparine trọng lượng phân tử thấp tiêm dưới da nhưng các công trình nghiên cứu trước đây đã không thật sự xác nhận việc lựa chọn héparine này hoặc kia. Do đó lợi ích của công trình nghiên cứu PROTECT (Prophylaxis for Thromboembolism in Critical Care Trial), được trình bày tại hội nghị và được công bố cùng ngày trong
  2. NEJM, đã đánh giá nơi 3.754 bệnh nhân (trung bình 61 tuổi) lợi ích của một héparine non fractionnée liều lượng 5000 IU 2 x/ngày tiêm tĩnh mạch, so với một HBPM 5.000 IU 1x/ngày tiêm dưới da trong thời gian nằm tại đơn vị hồi sức tăng cường. Tiêu chuẩn chủ yếu là huyết khối tĩnh mạch sâu (TVP) được chẩn đoán bằng siêu âm, được thực hiện trong hai ngày sau khi nhập viện, 2 x/tuần và nhiều hơn nếu được chỉ định về mặt lâm sàng. Ta không quan sát thấy sự khác nhau quan trọng trong tỷ lệ mắc bệnh TVP giữa hai nhóm. Trái lại, tỷ lệ những bệnh nhân với nghẽn mạch phổi thấp hơn một cách quan trọng trong nhóm HBPM với 1,3% các bệnh nhân so với 2,3% trong nhóm kia. Đối với GS Cook, nhà nghiên cứu chính và tác giả đầu tiên, công trình nghiên cứu này xác nhận với chúng ta những chiến lược điều trị mà chúng ta đã theo đuổi trước đây. CORTICOIDES ? CHẤN THƯƠNG VÀ VIÊM PHỔI Nhiều bệnh nhân đa chấn thương (polytraumatisé) có nguy cơ phát triển một nhiễm trùng bệnh viện (infection nosocomiale), xảy ra sớm hay muộn, vì nhiều lý do như tình trạng tăng chuyển hóa (état hypermétabolique) của họ, sự suy giảm các chức năng miễn dịch, các mô bị hoại tử, tình trạng choáng, tỷ lệ bị viêm phổi sau chấn thương đạt đến 40 đến 60%, nhất là nơi những bệnh nhân với chấn thương não. Hậu quả là thời gian thông khí cơ học và
  3. nằm viện kéo dài với nguy cơ gia tăng tỷ lệ tử vong. Việc phòng ngừa những nhiễm trùng này là một thách thức quan trọng trên bình diện lâm sàng cũng như kinh tế. Trong quá khứ, cortisone thường được sử dụng, nhất là nơi những bệnh nhân nhiễm trùng với Critical Illness Related Corticosteroid Insufficiency (CIRCI). Kết quả là một sự giảm tần số và mức độ nghiêm trọng của các viêm phổi bệnh viện do tác dụng lên thành phần viêm toàn thể kéo dài. Nhưng năm 2004, công trình nghiên cứu CRASH (Corticosteroid (Corticosteroid Randomization after Significant Head Injury) bao gồm 10.008 bệnh nhân bị một chấn thương sọ (điểm số Glasgow 14) cho thấy một sự gia tăng 18% tỷ lệ tử vong khi được điều trị cortisone. Hôm nay, công trình nghiên cứu HYPOLITE, được trình bày tại hội nghị và được công bố trong JAMA, điểm lại tình hình đồng thời đánh giá lợi ích của điều trị cortisone để phòng ngừa viêm phổi bệnh viện (HAP : hospital- acquired pneumonia) nơi 149 bệnh nhân đa chấn thương. Vào ngày 28, 35,2% những bệnh nhân được điều trị với cortisone bị viêm phổi bệnh viện so với 51,3% được điều trị bằng placebo. Số ngày không cần máy thở nhiều hơn khi được điều trị với cortisone (16 so với 12 ngày) và thời gian năm lưu ở phòng hồi sức thu giảm lại (18 ngày so với 24 ngày). Toàn thể cho phép tiên đoán một sự giảm tỷ lệ tử vong. Ở đây cortisone tác dụng lên giai đoạn đầu tiên của quá trình tăng viêm (hyperinflammation) nghiêm trọng, mà nói
  4. chung ta quan sát thấy nơi những bệnh nhân đa chấn thương, được đánh dấu bởi một sự phóng thích gia tăng và nhanh chóng của cytokine pro- inflammatoire (TNF-alpha, IL-1,IL-6), có thể gây nên những triệu chứng lâm sàng với hội chứng viêm nghiêm trọng và bệnh cảnh suy nhiều cơ quan (défaillance multi-organes). Tiếp theo giai đoạn tăng viêm sớm này, cortisone tác dụng lên giai đoạn thứ hai, suy giảm miễn dịch, được gây nên bởi những cytokine kháng viêm khác (IL-10, TGF) hay những phân tử làm suy giảm miễn dịch (PGE2, AMPc…), trong đó tác dụng làm mất hoạt tính của những tế bào mono đóng một vai trò nổi bật với những biến đổi khác của các phòng vệ chống nhiễm khuẩn. SEPSIS NĂM 2011 Hiện nay, sepsis vẫn là một nguyên nhân quan trọng của tỷ lệ bệnh tật-tử vong trên thế giới. Những công trình nghiên cứu của Hoa kỳ đánh giá tỷ lệ mắc bệnh hàng năm biến thiên từ 240 đến 300 trường hợp mỗi năm. Ở Châu âu, khoảng 18% các bệnh nhân được nhập vào đơn vị điều trị tăng cường (USI) được chẩn đoán sepsis. Đó là một bệnh ảnh hưởng lên người trẻ và người già, thường xảy ra ở đàn ông hơn là phụ nữ. Giữa năm 1979 và 2000, ở Hoa kỳ, tỷ lệ mắc phải sepsis đã được nhân lên ba lần. Một sự tương quan giữa số các trường hợp và tỷ lệ tử vong cho thấy rằng tỷ lệ tử vong khoảng
  5. 50% với, ở Bỉ, đối với 30% các bệnh nhân bị sepsis, một tỷ lệ tử vong 15% (10% ở Thụy sĩ, 35% ở Portugal). Ta ghi nhận 63,5 % các nhiễm trùng của đường hô hấp, tiếp theo bởi các nhiễm trùng bụng (19,6%), các nhiễm trùng máu (15,1%) và đường tiểu (14,3%). Các vi khuẩn Gram âm chịu trách nhiệm 67,2% ở châu Âu (49,4% ở Hoa kỳ, 74,3% ở châu Á), các Gram dương chịu trách nhiệm 46,8% ở châu Âu(55,1% ở Hoa Kỳ, 34,1% ở châu Á). Tỷ lệ tử vong đã không giảm từ 30 năm qua mặc dầu những tiến bộ về kháng sinh liệu pháp và những kỹ thuật điều trị tăng cường. Về mặt điều trị, từ năm 2001, ta có drotrécogine alpha, một analogue recombinant của protéine C activée nội tại. Trong công trình nghiên cứu PROWESS được thực hiện trên 1.690 bệnh nhân với sepsis nặng, tỷ lệ tử vong toàn thể vào ngày 28 thấp hơn khi được điều trị bởi drotrécogine (25%) so với placebo (31%). Những công trình nghiên cứu đã lưu ý sự kiện là sự giảm tỷ lệ tử vong này được giới hạn vào những bệnh nhân bị bệnh nặng nhất. Hôm nay vấn đề được đặt ra về mối tương quan giữa lợi ích/nguy cơ của chiến lược điều trị này. Để trả lời câu hỏi này, công trình nghiên cứu PROWESS SHOCK đã được bắt đầu, bao gồm 1.696 bệnh nhân với những kết quả đầu tiên được dự kiến vào cuối năm 2011.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2