intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đình Bảng- vẻ đẹp kiến trúc đình làng xứ Bắc

Chia sẻ: Tq Nhien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

149
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nói về vị thế các ngôi đình, dân gian xứ Bắc có câu ca xếp hạng như sau: Thứ nhất là đình Đông Khang Thứ nhì đình Báng, vẻ vang đình Diềm. Đình Đông Khang ngày nay không còn. Với vẻ đẹp về quy mô kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc, nghệ thuật trang trí và cái quý giá hơn là đình Đình Bảng cho du khách một cái nhìn trọn vẹn của kiến trúc đình làng được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XVIII, trong khi các ngôi đình khác không còn giữ được dáng vẻ nguyên vẹn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đình Bảng- vẻ đẹp kiến trúc đình làng xứ Bắc

  1. Đình Bảng- vẻ đẹp kiến trúc đình làng xứ Bắc Nói về vị thế các ngôi đình, dân gian xứ Bắc có câu ca xếp hạng như sau: Thứ nhất là đình Đông Khang Thứ nhì đình Báng, vẻ vang đình Diềm. Đình Đông Khang ngày nay không còn. Với vẻ đẹp về quy mô kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc, nghệ thuật trang trí và cái quý giá hơn là đình Đình Bảng cho du khách một cái nhìn trọn vẹn của kiến trúc đình làng được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XVIII, trong khi các ngôi đình khác không còn giữ được dáng vẻ nguyên vẹn nữa. Cách Hà Nội 20km về phía Bắc, Đình làng Đình Bảng (Đình Báng) thuộc huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (xưa là Hương Cổ Pháp). Vùng địa linh này là quê hương Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ), người lập ra triều Lý và khai sáng kinh đô Thăng Long (năm 1010). Từ lâu, trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, mỗi khi nói về làng xã không ai quên nhắc tới ngôi đình làng, bởi đó là sự kết tinh trí tuệ, công sức, sự thịnh vượng của làng xã, niềm kiêu hãnh của làng xã, nơi chứng kiến và diễn ra các hoạt động lớn nhỏ của cả làng... là nơi các chàng trai, cô gái gửi gắm, bầy tỏ tâm tình. "Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu" Đình Bảng có cả cụm di tích văn hóa, nhất là những di tích về thời Lý, tạo thành một khu lưu niệm độc đáo, âm vang lịch sử, có tầm cỡ quốc gia, đủ cả: Đình, Đền, Chùa, Lăng, Tẩm .... đặc trưng của văn hóa làng Việt Nam. Đình làng Đình Bảng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng nhất của đất Kinh Bắc, được xây dựng năm 1700 và đến năm 1736 mới được hoàn thành, do công đầu của quan
  2. Nguyễn Thạc Lượng, người Đình Bảng và bà vợ đảm đang Nguyễn Thị Nguyên quê ở Thanh Hóa đã mua gỗ lim về dâng làng xây dựng, ngôi đình có thế trường tồn (Nay ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Thạc Lượng cho dựng thử trước khi cho dựng Đình Bảng vẫn còn và được gìn giữ bảo tồn). Đình Bảng là nơi hội tụ văn hoá tín ngưỡng, nguyên trước Đình thờ 3 vị nhiên thần: Cao Sơn đại vương (Thần Đất), Thuỷ Bá đại vương (Thần Nước) và Bạch Lệ đại vương (Thần Trồng Trọt), đây là các vị thần được cư dân nông nghiệp tôn thờ, cầu mong mưa thuận gió hoà cho mùa màng tươi tốt. Hàng năm vào tháng 12 âm lịch nhân dân lại mở hội cầu khẩn cho một năm mùa màng bội thu. Cũng tại đình làng nhân dân cũng thờ Lục Tổ (6 vị có công lập lại làng vào thế kỷ XV. Sau này khi đền Lý Bát Đế bị thực dân pháp phá năm 1948, nhân dân đã tiếp nhận bài vị của tám vị vua triều Lý về thờ tại đình Đình Bảng. Đình Đình Bảng là hình ảnh độc đáo của kiến trúc dân tộc, giữ được hình ảnh toàn vẹn kiểu thức nhà sàn dân tộc được áp dụng cho kiến trúc đình làng. Nhìn lại lịch sử từ buổi đầu dựng nước, hình ảnh ngôi nhà sàn còn in giữ trên các trống đồng Đông Sơn - Một sáng tạo của cha ông ta trong lĩnh vực kiến trúc nhà ở. Không thể đem ngôi đình đồ sộ sau mấy mươi thế kỷ đem so sánh với những nhà sàn trên trống đồng Đông Sơn nhưng
  3. phải nhận thấy cả hai mẫu hình này có phong thái thống nhất, có sự kế thừa và phát triển truyền thống kiến trúc được xác lập từ buổi đầu dựng nước. Đình Đình Bảng là một công trình kiến trúc quy mô, nguyên trước có cả tam quan, cửa giữa xây hai trụ gạch kiểu lồng đèn cao, hai bên có cửa cuốn tò vò giả mái, phía sau là khoảng sân rộng, hai bên là hai dãy tả vu và hữu vu. Cũng như mọi ngôi đình khác, công trình quan trọng nhất của Đình Đình Bảng về mặt kiến trúc nghệ thuật là toà Bái Đường (Đại Đình). Bái Đường của đình có hình chữ nhật, dài 20m, rộng 14m chia làm bảy gian, hai chái nằm trên nền cao bó đá xanh có hai bậc cấp. Vẻ đồ sộ của đình thể hiện qua phần mái toả rộng chiếm 2/3 chiều cao tổng thể và 6 hàng, khoảng 60 cột lim lớn nhỏ có đường kính từ 0,55- 0,65 mét được đặt trên các tảng đá xanh vuông vức. Khi bước vào lòng đình, quý khách được đón chào và bị cuốn hút bởi tất cả sự tinh hoa của nghệ thuật chạm khắc thế kỷ XVIII. Sự cuốn hút đầu tiên với mọi du khách là bức cửa Võng lớn ở cung giữa thuộc gian ngoài. Bức Võng phủ kín một diện rộng, kéo dài từ Thượng lương xuống Hạ xà và mở ngang hết một gian. Cửa Võng được chạm lộng kết hợp chạm nổi tinh xảo trên cả 7 lớp, 9 ô các đề tài tứ linh, tứ quí.... phía trên bức cửa Võng là bức trần gỗ che kín mái gian giữa với hình trang trí là một con chim Phượng xoè rộng cánh tới các vầng vân mây quanh đó.
  4. Hoa văn trang trí trên các cấu kiện kiến trúc khác rất đa dạng, chạm trổ tinh vi, chau chuốt, hài hoà. Kết cấu bộ khung đình khá vững chắc, gắn với nhau bằng các loại mộng theo lối chồng giường "Thượng tam, hạ tứ". Mỗi bức chạm khắc ở đình là một tác phẩm nổi tiếng độc nhất vô nhị. Càng chiêm ngưỡng, càng thêm bị cuốn hút: Bức "Bát mã quần phi" thể hiện sự sống động, thấy được sự phóng khoáng và nét thanh bình của mảnh đất này qua hình ảnh và tư thế của từng chú ngựa. Bức Lưỡng nghê phục chầu, con đực, con cái, mỗi con một vẻ. Những bức chạm rồng tuyệt xảo: Long vân đại hội, Ngũ long tranh châu, Lục long ngự thiên...từng bức, từng bức gợi tả bao điều. Tháng 2 năm 1946 Bác Hồ đã về thăm và đình Đình Bảng là một trong những địa điểm dự kiến chuẩn bị cho Quốc hội họp phiên đầu tiên. Ngôi đình càng nổi tiếng hơn vì thế. Suốt hơn 200 năm kể từ khi khởi dựng, cho đến nay đình Đình Bảng đã đi vào đời sống tình cảm và là niềm tự hào của người xứ Bắc nói riêng, và đất nước nói chung.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2