YOMEDIA
ADSENSE
Định danh mẫu đậu đỏ địa phương thu tại tỉnh Hà Giang bằng phương pháp hình thái và mã vạch ITS
42
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đậu đỏ (Vigna angularis) được biết đến là loài cây cung cấp protein, tinh bột, khoáng và vitamin quan trọng. Đậu đỏ được thu tại tỉnh Hà Giang (ĐĐ10-HG) thuộc dạng thân bò, leo, trên thân có nhiều lông tơ nhám. Lá nhỏ, có 3 lá chét, hình tim. Hoa màu vàng, mọc thành chùm từ 6-10 hoa và tự nở ở nách.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Định danh mẫu đậu đỏ địa phương thu tại tỉnh Hà Giang bằng phương pháp hình thái và mã vạch ITS
Nguyễn Thị Vân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
187(11): 105 - 111<br />
<br />
ĐỊNH DANH MẪU ĐẬU ĐỎ ĐỊA PHƯƠNG THU TẠI TỈNH HÀ GIANG<br />
BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÁI VÀ MÃ VẠCH ITS<br />
Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Hữu Quân*<br />
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đậu đỏ (Vigna angularis) được biết đến là loài cây cung cấp protein, tinh bột, khoáng và vitamin<br />
quan trọng. Đậu đỏ được thu tại tỉnh Hà Giang (ĐĐ10-HG) thuộc dạng thân bò, leo, trên thân có<br />
nhiều lông tơ nhám. Lá nhỏ, có 3 lá chét, hình tim. Hoa màu vàng, mọc thành chùm từ 6-10 hoa và<br />
tự nở ở nách. Vùng ITS của mẫu đậu đỏ Hà Giang phân lập được có kích thước 479 nucleotide.<br />
Kết quả phân tích đặc điểm hình thái và mã vạch ITS đã chứng minh được mẫu đậu đỏ thu tại tỉnh<br />
Hà Giang thuộc loài Vigna angularis. Hoạt tính α-amylase và protease trong mầm hạt đậu đỏ sau<br />
3 ngày lần lượt đạt 1,2 và 1,4 U/mg. Hàm lượng isoflavone của mầm hạt đậu đỏ sau 3 ngày đạt<br />
72,7 µg/g và hàm lượng protein tan tổng số đạt 30 mg/100 g hạt.<br />
Từ khóa: α-amylase, đậu đỏ, isoflavon, vùng ITS, protease<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Đậu đỏ có tên khoa học là Vigna angularis,<br />
tên tiếng anh là Azuki bean và được gọi là<br />
đậu đỏ Azuki. Đậu đỏ được trồng ở hơn 30<br />
quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Đông Á [7].<br />
Hạt của đậu đỏ là một nguồn cung cấp<br />
protein, tinh bột, khoáng và vitamin quan<br />
trọng [13]. Trong đậu đỏ, hàm lượng calo và<br />
chất béo thấp; protein và các chất có hoạt tính<br />
sinh học nhiều nên đậu đỏ được gọi là đậu<br />
giảm cân [7]. Đậu đỏ được sử dụng trong<br />
nhiều loại thực phẩm khác nhau như bánh, đồ<br />
tráng miệng, sữa và kem. Trong y học, đậu đỏ<br />
còn được coi như một loại thuốc truyền thống<br />
giúp lợi tiểu và giải độc gan, làm giảm bớt<br />
các triệu chứng thần kinh, tê phù [9].<br />
Ở Việt Nam, đậu đỏ phân bố ở một số tỉnh Hà<br />
Giang, Lào Cai, Lai Châu, Thừa Thiên Huế<br />
và phát triển mạnh ở điều kiện nhiệt độ từ 1530°C. Các giống đậu đỏ này thường chưa<br />
được nghiên cứu nhiều về đặc điểm hình thái,<br />
giải phẫu, hóa sinh và di truyền.<br />
Trong thực tế, việc định danh chính xác các<br />
mẫu đậu đỏ bằng phương pháp hình thái chưa<br />
đem lại kết quả chính xác khi vật liệu nghiên<br />
cứu đã được xử lý thô hoặc một phần. Do đó,<br />
sử dụng mã vạch DNA kết hợp với phương<br />
pháp phân tích hình thái sẽ khắc phục hạn chế<br />
*<br />
<br />
Tel: 0369 238303, Email: quannh@dhsptn.edu.vn<br />
<br />
trên. Vùng ITS của hệ gen nhân có tính bảo<br />
thủ cao được sử dụng trong phân biệt các loài<br />
dựa trên mức độ đột biến trong trình tự<br />
nucleotide. Vùng ITS bao gồm các gen mã<br />
hóa RNA ribosome (18S; 5,8S; 28S) và xen kẽ<br />
bởi hai đoạn không mã hóa ITS1 và ITS2 [12].<br />
Trong bài báo này, chúng tôi sử dụng vùng ITS<br />
kết hợp với phương pháp hình thái để nhận<br />
diện mẫu đậu đỏ thu thập tại tỉnh Hà Giang.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Vật liệu: Mẫu đậu đỏ (ĐĐ10-HG) thu tại tỉnh<br />
Hà Giang được trồng tại Vườn Thực nghiệm<br />
của Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm<br />
- Đại học Thái Nguyên để nghiên cứu hình<br />
thái, hóa sinh và phân lập vùng ITS.<br />
Phương pháp<br />
Nghiên cứu đặc điểm hình thái: Hình thái (rễ,<br />
thân, lá, hoa, quả và hạt) của mẫu đậu đỏ<br />
được thực hiện theo phương pháp của Nguyễn<br />
Tiến Bân (2013) [2] và Phạm Hoàng Hộ<br />
(1999) [3].<br />
Nghiên cứu giải phẫu hiển vi: Rễ, thân, lá<br />
được giải phẫu theo phương pháp của Nguyễn<br />
Bá (1977) [1], quan sát và chụp ảnh với kính<br />
hiển vi quang học kết nối với phần mềm<br />
Microscope Manager.<br />
Phân lập vùng ITS: DNA tổng số được phân<br />
lập dựa trên phương pháp của Shaghai và<br />
cộng sự (1984) [11]. Khuếch đại vùng ITS<br />
105<br />
<br />
Nguyễn Thị Vân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
bằng phản ứng PCR với cặp mồi được tổng<br />
hợp theo Kress và cộng sự (2005) [8]. Kích<br />
thước mồi và trình tự mong muốn của đoạn<br />
DNA khuếch đại được mô tả theo bảng 1.<br />
Hỗn hợp phản ứng PCR (tổng thể tích 25 μl)<br />
gồm: 12,5 μl master mix (2X); 0,5 μl mồi mỗi<br />
loại (10 pmol/μl); 1,0 μl DNA khuôn (10<br />
ng/μl); 9,5 μl nước cất. Phản ứng PCR được<br />
thực hiện theo chương trình: 94C/4 phút; 35<br />
chu kỳ (94C/30 giây; 55C/30 giây; 72C/45<br />
giây); 72C/10 phút và giữ ở 4C. Sản phẩm<br />
PCR được điện di trên gel agarose 1,0% và<br />
được tinh sạch theo kit tinh sạch của hãng<br />
Qiagen. Trình tự DNA được xác định trên<br />
máy đọc trình tự tự động ABI PRISM 3100<br />
Avant Genetic Analyzer. Trình tự nucleotid<br />
của gen được đọc trên phần mềm BLAST và<br />
BioEdit.<br />
Định lượng protein tan: 0,05 g mẫu hạt đậu<br />
đỏ đã sấy khô tuyệt đối được chiết qua đêm<br />
bằng 1,0 ml đệm photphatcitrat (pH 8,0). Ly<br />
tâm 12000 vòng/phút trong 30 phút ở 4°C<br />
(lặp lại 3 lần) thu dịch trong và định mức lên<br />
5 ml. Lấy 0,25 ml dung dịch mẫu bổ sung 2<br />
ml dung dịch C lắc đều trong 10 phút và bổ<br />
sung 0,25 ml dung dịch folin Ciocalteau (1:1)<br />
để 30 phút và đo ở bước sóng 750 nm.<br />
Xác định hàm lượng isoflavon: Phân tích hàm<br />
lượng daidzen và genistein từ mầm đậu đỏ 3<br />
ngày tuổi được thực hiện bằng phương pháp<br />
sắc ký lỏng cao áp theo Chen và cộng sự<br />
(2001) [5]. Dịch chiết thu được sau đó loại<br />
tạp, làm sạch bằng phương pháp HPLC.<br />
Xác định hoạt tính α-amylase từ mầm hạt đậu<br />
đỏ bằng cách đo hàm lượng đường glucose<br />
giải phóng khi thủy phân tinh bột bởi enzyme<br />
theo phương pháp của Miller (1959) [10].<br />
Lượng đường giải phóng được xác định bằng<br />
<br />
187(11): 105 - 111<br />
<br />
cách đo độ hấp phụ ở 540 nm, dựa vào cường<br />
độ màu tạo phức với thuốc thử [10].<br />
Xác định hoạt tính protease từ mầm hạt đậu<br />
đỏ bằng phương pháp của Anson và phản ứng<br />
màu được đo ở bước sóng 750 nm dựa vào<br />
cường độ màu tạo phức với thuốc nhuộm<br />
Folin Ciocalteau [4].<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Nhận diện mẫu đậu đỏ bằng phương pháp<br />
hình thái<br />
Mẫu đậu đỏ thu tại Hà Giang được định danh<br />
thuộc chi Vigna, thuộc loại cây một năm, thân<br />
thảo cao từ 30-90 cm, tồn tại dạng leo hoặc<br />
nằm bò trên mặt đất, thân cây thường có màu<br />
xanh và có lông tơ nhám. Rễ của đậu đỏ có<br />
một rễ cọc dài 40-50 cm và các rễ bên có nốt<br />
sần. Lá của đậu đỏ là lá kép, có 3 lá chét trên<br />
một cuống dài mọc dọc thân; lá nhỏ, hình tim<br />
dài 5-10 cm và rộng từ 5-8 cm. Hoa của đậu<br />
đỏ có màu vàng hoặc vàng sáng, hoa mọc<br />
thành chùm từ 6-10 hoa. Quả đậu đỏ có hình<br />
trụ, vỏ mỏng và mịn; khi còn non quả có màu<br />
xanh và khi chín chuyển sang màu xám. Kích<br />
thước của quả dao động từ 5-13 cm x 0,5 cm,<br />
với 2-14 hạt/quả (Hình 1). Hạt đậu đỏ có vỏ<br />
mịn, hình trụ dài 5,0-9,1 mm, rộng 4,6-6,3<br />
mm, dày 4,1-6,0 mm. Khối lượng 100 hạt là<br />
56,8 g (Bảng 2).<br />
Nhận diện mẫu đậu đỏ bằng mã vạch ITS<br />
DNA tổng số từ mầm cây đậu đỏ được kiểm<br />
tra bằng phương pháp điện di trên gel agarose<br />
0,8% và đo quang phổ. DNA thu được đảm<br />
bảo chất lượng cho phản ứng nhân gen. Vùng<br />
gen ITS được phân lập bằng phản ứng PCR từ<br />
DNA hệ gen sử dụng cặp mồi đặc hiệu. Sản<br />
phẩm PCR thu được có kích thước khoảng<br />
480 bp ứng với vùng ITS từ mẫu cây đậu đỏ<br />
thu tại tỉnh Hà Giang (Hình 2).<br />
<br />
Bảng 1. Thông tin về cặp mồi nhân vùng ITS sử dụng trong nghiên cứu<br />
Tên mồi<br />
ITS-F<br />
ITS-R<br />
<br />
106<br />
<br />
Trình tự (5′3′)<br />
ATGCGATACTTGGTGTGAAT<br />
GACGCTTCTCCAGACTACAAT<br />
<br />
Nhiệt độ gắn mồi<br />
<br />
Sản phẩm dự kiến<br />
<br />
55°C<br />
<br />
~ 500 bp<br />
<br />
Nguyễn Thị Vân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
A<br />
<br />
187(11): 105 - 111<br />
<br />
D<br />
<br />
C<br />
<br />
B<br />
<br />
F<br />
H<br />
G<br />
E<br />
Hình 1. Đặc điểm hình thái thân, rễ, lá, hoa, quả và hạt của đậu đỏ thu tại tỉnh Hà Giang<br />
A: Rễ; B: Thân; C: Mặt trước lá; D: Mặt sau lá; E: Quả còn non; F; Quả già; G: Quả chín khô; H: Hạt<br />
Bảng 1. Đặc điểm hình thái hạt của đậu đỏ ĐĐ10-HG<br />
TT<br />
<br />
Mẫu<br />
<br />
Hình dạng<br />
hạt<br />
<br />
Hình dạng<br />
vỏ hạt<br />
<br />
Màu vỏ hạt<br />
<br />
Màu rốn<br />
hạt<br />
<br />
Khối lượng<br />
100 hạt<br />
<br />
1<br />
<br />
ĐĐ10-HG<br />
<br />
Thận<br />
<br />
Rạn vỏ<br />
<br />
Tím đỏ<br />
<br />
Trắng<br />
<br />
56,84<br />
<br />
Vùng ITS của đậu đỏ thu tại tỉnh Hà Giang được xác định trình tự nucleotide trên máy giải trình<br />
tự tự động ABI PRISM 3100 Avant Gentic Analyzer có kích thước là 479 nucleotide (Hình 3).<br />
<br />
Hình 2. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR từ khuôn DNA tổng số của đậu đỏ<br />
1: Vùng ITS, M: DNA marker<br />
<br />
Kết quả phân tích bằng phần mềm BLAST trong NCBI cho thấy, đoạn DNA phân lập từ mẫu đậu<br />
đỏ thu tại tỉnh Hà Giang có độ tương đồng 98-100% với các trình tự ITS thuộc chi Vigna; trong<br />
đó tương đồng 100% với loài Vigna angularis có mã số JF421525.1 (Hình 4). Từ kết quả phân<br />
tích trên, có thể nhận xét rằng đoạn DNA của mẫu đậu đỏ Hà Giang thuộc vùng ITS và mẫu cây<br />
đậu đỏ thu tại tỉnh Hà Giang thuộc loài Vigna angularis.<br />
<br />
107<br />
<br />
Nguyễn Thị Vân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
187(11): 105 - 111<br />
<br />
Hình 3. Trình tự vùng ITS của đậu đỏ thu tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang<br />
<br />
Hình 4. Kết quả phân tích tương đồng đoạn DNA phân lập từ mẫu đậu đỏ thu tại tỉnh Hà Giang với các<br />
trình tự trên GenBank bằng BLAST trong NCBI<br />
<br />
Giải phẫu rễ, thân và lá của đậu đỏ<br />
Giải phẫu lá gồm 08 lớp: Biểu bì trên, mô<br />
giậu, mô xốp, biểu bì dưới, gỗ, libe, mô mềm<br />
và mô dày (Hình 5). Nằm ở lớp ngoài cùng là<br />
biểu bì (1), được cấu tạo gồm những tế bào<br />
hình chữ nhật, xếp xít nhau, có chức năng bảo<br />
vệ. Mô giậu (2) gồm 2-3 lớp tế bào dài, xếp<br />
thẳng vuông góc với bề mặt cơ quan, nằm tiếp<br />
giáp ngay dưới biểu bì trên, chứa nhiều lục<br />
lạp. Mô xốp (3) nằm dưới mô giậu và trên<br />
biểu bì dưới. Biểu bì dưới (4) có nhiệm vụ bảo<br />
vệ các tế bào bên trong. Lớp mô dày gồm 4-5<br />
lớp tế bào sống, có hình đa giác, vách dày,<br />
bằng xenlulose (bắt màu đỏ đậm); các tế bào<br />
nằm sát dưới biểu bì chuyên hóa với chức<br />
năng cơ học. Gỗ sơ cấp (5) gồm 3-4 lớp tế<br />
bào chết, bắt màu xanh, có kích thước khác<br />
nhau, nằm phía trong libe tạo nên bó xếp<br />
chồng. Lớp libe sơ cấp (6) gồm các tế bào<br />
sống (bắt màu hồng của cacmin), có hình đa<br />
giác, nhỏ, xếp cạnh nhau tạo thành một vòng<br />
không liên tục. Lớp mô mềm vỏ (7) gồm 7-8<br />
lớp tế bào có kích thước không đồng đều<br />
108<br />
<br />
chiếm phần lớn diện tích. Mô dày (8) gồm 4-5<br />
lớp tế bào sống, có hình đa giác, vách dày,<br />
bằng xenlulose (bắt màu đỏ đậm).<br />
<br />
Hình 5. Giải phẫu lá của đậu đỏ<br />
1. Biểu bì trên; 2. Mô giậu; 3. Mô xốp; 4. Biểu bì<br />
dưới; 5. Gỗ; 6. Libe; 7. Mô mềm vỏ; 8. Mô dày<br />
<br />
Giải phẫu thân cây: Lớp biểu bì (1) phủ ngoài<br />
thân là một lớp tế bào dày gồm những tế bào<br />
hình trứng xếp xít nhau uốn lượn theo thân<br />
tạo thành vòng ngoài cùng. Mô dày (2) gồm<br />
3-5 lớp tế hình đa giác tập trung chủ yếu ở<br />
phía các mấu lồi. Các lớp tế bào mô mềm vỏ<br />
(3) có kích thước lớn hơn ăn sâu xen kẽ với<br />
các tế bào nội bì. Các bó gỗ (4) xếp cạnh nhau<br />
<br />
Nguyễn Thị Vân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
được ngăn cách bởi các tia ruột rộng tạo ra<br />
khoảng trống khá xa nhau. Phía ngoài đối<br />
diện với các bó gỗ là các bó libe (5) tương<br />
ứng bắt màu hồng. Xen giữa gỗ và libe là tầng<br />
phát sinh (6) gồm các tế bào dẹt có màng rất<br />
mỏng. Mô mềm ruột (8) nằm ở phần giữa<br />
thân gồm các tế bào hình đa giác có kích<br />
thước khác nhau. Đây là các tế bào sống thực<br />
hiện chức năng chủ yếu là dự trữ. Ngoài ra<br />
còn có lông che chở (8) (Hình 6).<br />
<br />
Hình 6. Giải phẫu thân của đậu đỏ<br />
1. Bần; 2. Mô dày; 3. Mô mềm vỏ; 4. Libe; 5.<br />
Tầng phát sinh; 6. Gỗ; 7. Mô mềm ruột;<br />
8. Lông che trở<br />
<br />
Rễ cây: Ngoài cùng của rễ là lớp bần (1) được<br />
cấu tạo bởi một lớp tế bào biểu bì hình đa<br />
giác có độ dày khoảng 0,3 µm và có thành tế<br />
bào hóa bần. Bên trong lớp bần là vỏ thứ cấp<br />
gồm nhiều lớp tế bào mô mềm vỏ (2), mô<br />
cứng (3) và libe (4). Phần mô cứng gồm 4<br />
đám mô cứng xếp đối xứng nhau qua phần gỗ<br />
từng đôi một; bó libe có hình tam giác tạo<br />
thành các dãy lồi ra phía ngoài. Trong cùng là<br />
trụ giữa chiếm phần lớn diện tích gồm các<br />
mạch gỗ (5) to bắt màu xanh và tia gỗ đó là<br />
gỗ thứ cấp và mô mềm ruột (6) (Hình 7).<br />
<br />
Hình 7. Giải phẫu rễ của đậu đỏ<br />
1. Bần; 2. Mô mềm vỏ; 3. Đám mô cứng;<br />
4. Libe; 5. Gỗ; 6. Mô mềm ruột<br />
<br />
187(11): 105 - 111<br />
<br />
Hoạt tính α-amylase từ mầm đậu đỏ<br />
α-amylase thuỷ phân tinh bột tạo thành<br />
đường. Đường tạo thành có vai trò làm tăng<br />
áp suất thẩm thấu của tế bào, từ đó làm tăng<br />
tính chống chịu của thực vật với các yếu tố<br />
cực đoan từ môi trường, giúp cây non phát<br />
triển bình thường. Hoạt tính α-amylase từ<br />
mầm hạt đậu đỏ ở 3 ngày tuổi đạt 1,2 U/mg.<br />
Hoạt tính α-amylase được định tính trên đĩa<br />
thạch có chứa 1% tinh bột. Kết quả hình 8<br />
xuất hiện vòng phân giải tinh bột màu trắng<br />
khi nhuộm đĩa thạch bằng thuốc nhuộm lugol.<br />
Như vậy, mầm hạt đậu đỏ Hà Giang có hoạt<br />
tính α-amylase.<br />
<br />
Hình 8. Định tính α-amylase từ mầm đậu đỏ<br />
trên đĩa thạch<br />
<br />
Hoạt tính protease từ mầm đậu đỏ<br />
Protease đóng vai trò rất quan trọng trong quá<br />
trình nảy mầm của hạt, sự phát triển của cây<br />
non và liên quan đến khả năng chịu mất nước<br />
của tế bào. Nghiên cứu hoạt tính protease từ<br />
mầm đậu đỏ nhằm đánh giá mối liên quan với<br />
hàm lượng protein có trong hạt. Kết quả nhận<br />
thấy, hoạt tính protease ở mầm 3 hạt đậu đỏ<br />
ngày tuổi đạt 1,4 U/mg. Hoạt tính protease<br />
được định tính trên đĩa thạch có chứa 1%<br />
casein. Kết quả hình 9 xuất hiện vòng phân<br />
giải casein màu trắng khi nhuộm đĩa thạch<br />
bằng comasine blue. Như vậy, mầm hạt đậu<br />
đỏ Hà Giang có hoạt tính protease.<br />
<br />
Hình 9. Định tính protease từ mầm đậu đỏ trên<br />
đĩa thạch<br />
<br />
109<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn