YOMEDIA
ADSENSE
Định hướng CDIO - Thiết kế và phát triển sản phẩm: Phần 2
13
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Cuốn sách Thiết kế và phát triển sản phẩm theo định hướng CDIO gồm có 9 chương, cụ thể như sau: Về thiết kế & phát triển sản phẩm; lập kế hoạch phát triển sản phẩm; xác định nhu cầu khách hàng; xác định yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm; xác định yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Định hướng CDIO - Thiết kế và phát triển sản phẩm: Phần 2
- Chương 6: TẠO MẪU 6.1. Mục tiêu - Người học trình bày được khái niệm mẫu, các bước để khởi tạo mẫu. - Người học trình bày được vai trò và ý nghĩa của từng bước trong quy trình khởi tạo mẫu. - Người học có ý thức làm việc theo đúng quy trình. - Người học thiết kế và thực hành được quy trình khởi tạo mẫu. - Người học có ý thức làm việc có kế hoạch, phối hợp với thành viên khác. 6.2. Nội dung 6.2.1. Giới thiệu Tới đây chúng ta đã đi được gần 50% của quá trình, giống như các bước khác là xác định nhu cầu của khách hàng hay thiết lập yêu cầu kỹ thuật thì thiết lập mẫu cũng là một mắt xích mà thiếu nó thì không có bước tiếp theo, lựa chọn mẫu. Việc thực hiện không có đầu tư, thiếu quan tâm, qua loa thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả của bước lựa chọn mẫu, điều này cũng có nghĩa kết quả không đạt yêu cầu và nhóm phải thực hiện lại quy trình - bắt đầu từ bước xác định yêu cầu kỹ thuật cho sản phẩm. Thiết lập mẫu là bước, hiện thực hóa các yêu cầu kỹ thuật mục tiêu là kết quả của chương trước, đưa ra các mẫu sản phẩm để tiến hành chọn mẫu trong chương tiếp theo, bản chất của thiết lập mẫu là đi trả lời những câu hỏi sau: - Giải pháp nào mang lại thành công cho mẫu của nhóm? - Những mẫu mới có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và các đặc điểm kỹ thuật được đưa ra? - Phương pháp nào giúp cho tiến trình thiết lập mẫu dễ dàng hơn? 100
- Bước đầu tiên trong việc khai triển một vấn đề, đó là trình bày nó dưới dạng một khối đơn, mô tả về liên kết cơ khí, năng lượng sử dụng và tín hiệu điều khiển. Bước thứ hai phân chia khối đơn hành các khối nhỏ hơn, để mô tả cụ thể những yếu tố của sản phẩm. * Lưu ý: Không có một cách chính xác nào để tạo ra sơ đồ khối cho sản phẩm. Có thể vẽ nháp trên giấy rồi tinh chỉnh thành một sơ đồ đơn giản mà nhóm cảm thấy hài lòng. Khai triển vấn đề là cách phân chia vấn đề thành những vấn đề đơn giản hơn để dễ dàng giải quyết. Khi việc khai triển vấn đề hoàn thành, nhóm phát triển chọn ra những vấn đề đơn giản nhưng lại quan trọng cho sự thành công của sản phẩm. Có 2 cách tiếp cận: Khai triển theo trình tự sử dụng, khai triển theo nhu cầu chính của khách hàng. Tập trung vào những vấn đề đơn giản mà quan trọng Mục đích chính của bước này chúng ta sẽ dựa vào bảng đặc tính kỹ thuật mà chúng ta đã đưa ra ở cuối chương trước, dựa trên các kiến thức về hệ thống, thiết kế, chế tạo, mỹ thuật, vật liệu, năng lượng,… để đưa ra các vấn đề và đề xuất hướng giải quyết. Các vấn đề có thể là các mảnh ghép, khi kết hợp với các mảnh ghép khác để tạo nên sản phẩm hay nói cách khác các vấn đề được đưa ra ở chính là sự mô tả về các thành phần cấu tạo cơ bản của một sản phẩm. Sản phẩm tạo thành sẽ phụ thuộc vào việc giải quyết vấn đề ở bước 2 và bước 3 mà chúng ta sẽ tìm hiểu. * Lưu ý: Các mảnh ghép có thể là các giải pháp của cùng một vấn đề, đó là các thông số như: hình dáng, màu sắc, năng lượng, nguyên lý hoạt động, vật liệu,… Ví dụ: Dự án thiết kế ghế ngồi dễ di chuyển trong phòng. Một trong những vấn đề cơ bản: Ghế có mấy chân để đáp ứng yêu cầu dễ di chuyển? Sau khi giải quyết vấn đề, đưa ra các phương án sau: - Ghế có 3 chân, mỗi chân có 3 bánh xoay tự do. - Ghế có 4 chân mỗi chân có 1 bánh xoay tự do. - Ghế có 1 trụ chính và có 5 chân nhỏ mỗi chân có 1 bánh xoay tự do. 102
- Sơ đồ 6.2: Dự án thiết kế ghế ngồi dễ di chuyển trong phòng Nhiệm vụ của nhóm là cần xác định được vấn đề “Ghế có mấy chân?”. Để dễ tiếp thu, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các phương án giải quyết các vấn đề, chính là các mảnh trong bước 3. Bước 2: Khảo sát từ nguồn bên ngoài Khảo sát từ những nguồn bên ngoài, các sản phẩm tương tự, hoặc tham khảo các sản phẩm có cấu tạo hay có cơ cấu tương tự, nhằm tìm kiếm những giải pháp cho những khó khăn và những vấn đề đơn giản được xác định ở bước 1. Việc làm này sẽ giúp nhóm hạn chế được các sai sót do thiếu kinh ng- hiệm, giúp cập nhật những giải pháp, cách thức, công nghệ mới nhanh hơn và tiết kiệm chi phí trong việc tìm kiếm và phát triển những giải pháp mới. Đối tượng được khảo sát là người sử dụng, các chuyên gia và các sản phẩm liên quan. Bước 3: Khảo sát từ nguồn bên trong Nguồn bên trong chính là sự hiểu biết, sự sáng tạo của các thành viên trong nhóm để tìm ra các giải pháp cho các mẫu. Bước này sẽ dựa vào những thông tin thu nhận được từ Bước 2 để làm sáng tỏ các vấn đề ở bước 1 và bổ sung các vấn đề còn thiếu. Kết quả của bước này là những mảnh ghép để đưa vào bảng kết hợp, tiến hành tạo mẫu trong bước 4. * Lưu ý: Việc làm sáng tỏ vấn đề cũng chính là đưa ra các giải pháp cho mẫu cần đảm bảo tính logic, thực tế, khả thi. 103
- Những phương pháp giúp tìm kiếm ý tưởng từ nguồn bên trong có hiệu quả: Không chỉ trích: Trong mọi khía cạnh cuộc sống thì sự thành công phụ thuộc vào kỹ năng đánh giá và thực hiện các lựa chọn một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đối với việc thiết lập các mẫu thì lại khác. Tất cả các ý kiến đưa ra đều phải được xem xét, đánh giá nghiêm túc và khuyến khích việc các thành viên đưa ra thật nhiều ý tưởng. Không cần đưa ra quyết định lựa chọn quá sớm để tránh việc bỏ sót những ý tưởng tốt. Đưa ra nhiều ý tưởng: Hầu hết các chuyên gia tin rằng càng nhiều ý tưởng được đưa ra thì các giải pháp cho các mẫu càng rõ ràng. Hoan nghênh những ý tưởng có vẻ không khả thi: Những ý tưởng không khả thi đều có thể được cải thiện và sửa lỗi bởi các thành viên khác trong nhóm. Những ý tưởng này khuyến khích sự sáng tạo của mỗi người và có khi lại là những ý tưởng xuất sắc sau khi được giải quyết. Sử dụng hình họa và truyền thông: sử dụng từ ngữ để truyền đạt thông tin và minh họa cho các mẫu là điều khó. Vì vậy khi thực hiện, cần đưa ra được ít nhất là bản phác thảo các mẫu bằng cách vẽ tay trên giấy hoặc vẽ 3D trên máy tính. Bước 4: Bảng kết hợp và khởi tạo mẫu Bảng kết hợp: Bảng kết hợp là kết quả tổng hợp của quá trình tìm, làm sáng tỏ vấn đề, khảo sát nguồn bên ngoài giúp nhóm có thêm những kiến thức, ý tưởng thông qua khảo sát nguồn bên trong tiến hành đánh giá lựa chọn để đưa ra bảng kết hợp. Bảng kết hợp là tập hợp các vấn đề và giải pháp cho các vấn đề đó. Các vấn đề trong bảng kết hợp được sắp xếp sao cho sự liên kết của các giải pháp phải logic, thực tế, khả thi và kết quả sẽ là mẫu sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Để dễ dàng cho việc khởi tạo mẫu các nhóm thực hiện, phương án sắp xếp như sau: Các cột gồm vấn đề đưa ra, các giải pháp cho vấn đề đó là các hàng liên tục phía dưới (hay sắp xếp theo chiều dọc). Các vấn đề sắp xếp theo chiều ngang (liền kề bên phải), các vấn đề cần sắp xếp logic. Nhóm có thể tham khảo trước Bảng 6.2. Khởi tạo mẫu: Sau khi có được bảng kết hợp chúng ta sẽ tiến hành khởi tạo mẫu và được thực hiện như sau: 104
- Từ bảng kết hợp chúng ta sẽ kết nối các mảnh ghép từ mỗi cột với nhau để tạo ra các mẫu và các nhóm thực hiện, người học có thể tạo ra rất nhiều mẫu tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của nhóm. Có 2 cách để làm cho tiến trình kết hợp tạo ra mẫu dễ dàng hơn: Đầu tiên, nếu 1 mảnh ghép không khả thi, nên loại bỏ trước khi kết hợp nó với các mảnh ghép khác, thì số lượng mẫu mà nhóm phát triển cần xem xét sẽ giảm đáng kể. Thứ 2, bảng kết hợp nên tập trung các vấn đề nhỏ thành các cặp. Các cặp này là những giải pháp được đánh giá duy nhất trong việc kết hợp với những giải pháp khác. Vẽ hình phác thảo 3D: Sau khi tiến hành khởi tạo mẫu nhóm bắt đầu thiết kế và vẽ phác thảo 3D các mẫu, sao cho nó thể hiện được cấu tạo, hoạt động của các mẫu và càng chi tiết càng tốt, nhóm có thể vẽ tay hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ trên máy tính như: Solidwork, AutoCAD,… Vẽ sơ đồ khối: Để vẽ được sơ đồ khối lắp ráp các bộ phận của mẫu nhóm sẽ tham khảo trước nội dung Chương 9: Thiết lập cấu trúc sản phẩm. Tóm tắt Mẫu mô tả gần đúng về công nghệ, nguyên lý hoạt động và cả hình dạng của sản phẩm. Mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của mẫu cơ bản. Tiến trình thiết lập mẫu bắt đầu là một tập hợp các nhu cầu khách hàng và các thông số kỹ thuật mục tiêu và kết quả là tập hợp các mẫu của sản phẩm để từ đó có được sự lựa chọn cuối cùng. Bốn bước đưa ra của phương thức tạo mẫu: Bước 1- Làm sáng tỏ vấn đề: Tìm được vấn đề. Bước 2- Khảo sát từ nguồn bên ngoài: Thu thập thông tin từ người sử dụng chính, các chuyên gia, và các sản phẩm liên quan. Bước 3- Khảo sát từ nguồn bên trong: Giải quyết các vấn đề đưa ra ở bước 1, bổ sung các vấn đề còn thiếu, bằng cách sử dụng phương thức làm việc độc lập và làm việc nhóm. Bước 4- Bảng kết hợp và khởi tạo mẫu: Xây dựng bảng kết hợp nội 105
- dung là các vấn đề được giải quyết ở bước trước, sử dụng bảng kết hợp để thiết lập ý tưởng và kết hợp các mảnh ghép đưa ra các mẫu. 6.3. Ví dụ Trong chương này nhiệm vụ của nhóm thực hiện phải đưa ra được bảng kết hợp, tạo mẫu. Nhóm đã thực lần lượt các bước: Bước 1- Làm sáng tỏ vấn đề Để làm sáng tỏ vấn đề nhóm đã dựa vào bảng đặc điểm kỹ thuật dưới đây: Bảng 6.1: Các đặc điểm kỹ thuật ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT TT Thông số Đơn vị Lựa chọn Độ QT Phân loại Thu gom hoàn toàn 5 bụi, phoi Khoan trên bề mặt 5 Chức năng tường 1 List sản phẩm Không cần dọn dẹp 5 trước và sau khi khoan Sử dụng nhiều loại 5 máy khoan Đường kính 2 Mm 4 – 10mm 5 mũi khoan ĐẶC Ngang, vuông góc TÍNH CƠ 3 Tư thế khoan List 5 tường BẢN 4 Vật liệu List Nhựa, mica 5 Màu sắc thiết bị là màu tối hoặc màu 5 Màu sắc List 2 trùng với màu máy khoan Không sử dụng năng 6 Năng lượng List 1 lượng Khoang chứa trung Khoang chứa 7 mm 3 bình (từ 5-10 lỗ 3 bụi khoan) 106
- Bước 4- Bảng kết hợp và khởi tạo mẫu Bảng kết hợp: Đến đây là bước khảo sát nguồn bên ngoài và nguồn bên trong, giải quyết các vấn đề ở bước 1, nhóm đã lập ra bảng kết hợp bao gồm các vấn đề: phương thức thu gom bụi, đường dẫn phoi, khoang chứa phoi, cách thức cố định thiết bị, cách liên kết với máy, năng lượng và chức năng bổ sung. Bảng 6.2: Kết hợp các đặc tính kỹ thuật Phương Khoang Cách thức Cách thức Chức Đường Năng thức thu chứa cố định liên kết năng Mẫu dẫn phoi lượng gom phoi phoi thiết bị với máy bổ sung Liên kết Thước Trụ tường Không Thổi Điện đo đứng (hút chân liên kết Trụ ngang không) Cơ cấu Trụ Thước Hút Cầm tay kẹp với Pin ngang thủy cổ máy Qua lỗ Đo Lực Liên kết khóa - chiều Quét Hộp quay mũi với máy mở mũi sâu khoan Hộp khoan khoan Không Rơi do Không sử đường trọng lực dụng dẫn Khởi tạo mẫu: Sau khi đưa ra được bảng kết hợp, nhóm thực hiện tiến hành lựa chọn các mảnh ghép, liên kết lại để tạo thành các mẫu và tiến hành thiết kế theo các mảnh ghép đã chọn để đưa ra: Hình vẽ mô phỏng 3D, sơ đồ khối. 109
- 6.4. Vận dụng Làm tương tự, nhóm và cá nhân thực hiện cần tuân thủ theo trình tự các bước để đưa ra được bảng kết hợp. * Lưu ý: Trong bước khởi tạo mẫu, nhóm phải thực hiện thiết kế theo đúng các mảnh ghép đã chọn, việc thiết kế không đúng thì mẫu đó sẽ bị hủy và thực hiện tạo mẫu lại, bắt đầu từ việc kết hợp các mảnh ghép. Nhóm cần theo sát các phân tích trong ví dụ ở mục 6.3. Ví dụ sẽ giúp cho nhóm dễ thực hiện các bước hiệu quả, chính xác. Bước 1: Làm sáng tỏ vấn đề Trước hết nhóm thực hiện cần tìm ra vấn đề bằng cách tìm hiểu đánh giá lại tất cả các thông số trong bảng đặc tính kỹ thuật. Nhận diện vấn đề: Lựa chọn các thông số tổng quan, không cụ thể, không đo lường được nhưng có thể ảnh hướng tới chức năng, hình dáng, hoạt động, màu sắc, năng lượng của thiết bị mà nhóm đang theo đuổi. Làm sáng tỏ vấn đề: Sau khi nhận diện được vấn đề nhóm sẽ áp dụng phương pháp phân tích chia nhỏ vấn đề đã đưa ra. Các nhóm có thể tham khảo Bước 1 của mục 6.3. Ví dụ. Bước 2: Khảo sát từ những nguồn bên ngoài Tham khảo sản phẩm khác về cơ cấu hoạt động, tìm kiếm ý tưởng từ những ý kiến đóng góp của người bán hàng, người mua,… Việc làm này sẽ giúp nhóm hạn chế được những hạn chế về kinh nghiệm, cập nhật những phương pháp, cách thức, công nghệ mới sẽ giúp ích rất nhiều cho các thành viên chuẩn bị qua bước 3, đưa ra và sàng lọc, lựa chọn ý kiến để đưa vào bảng kết hợp. Xem xét lại các kết quả khảo sát, phản hồi của khách hàng để tìm ra các vấn đề và các gợi ý giải quyết mà khách hàng đã đưa ra. Tham khảo Bước 2 của mục 6.3. Ví dụ. Bước 3: Khảo sát từ những nguồn bên trong Công việc của các nhóm, cá nhân thực hiện dự án ở bước này chính là tìm các mảnh ghép từ các vấn đề ở Bước 1 để xây dựng bảng kết hợp. Khảo sát nguồn bên trong đưa ra được các mảnh ghép, các nhóm được cung cấp phương pháp trong Bước 3 của mục 6.2. Nội dung. Kết hợp 115
- với kiến thức tìm hiểu được ở Bước 2 ở trên. Tuy nhiên vì bước 3 là bước cũng rất quan trọng nên các nhóm cần thảo luận kỹ càng và lấy ý kiến của các thành viên. *Lưu ý: Ở chương khởi tạo mẫu công việc quan trọng nhất mà nhóm, cá nhân thực hiện dự án buộc phải làm tốt đó là xây dựng được bảng kết hợp, nếu không các bước phát triển tiếp theo sẽ rất khó khăn và kết quả sản phẩm không đạt yêu cầu. Các mảnh ghép của bảng kết hợp khi được kết hợp lại sẽ tạo ra một mẫu, các mảnh ghép thực chất là các thành phần như: chức năng máy, vật liệu, hình dáng, năng lượng, nguyên lý hoạt động,… Tuy nhiên những mảnh ghép đưa ra cần thực tế, thực thi được, có tính logic, trong khả năng tài chính và điều kiện gia công của nhóm. Tham khảo Bước 3 của mục 6.3. Ví dụ. Bước 4: Bảng kết hợp và khởi tạo mẫu Trước khi đưa ra bảng kết hợp chính thức nhóm thực hiện cần xem lại một lần nữa phần lưu ý trong Bước 3 và đối chiếu với bảng kết hợp dự kiến, để đảm bảo kết quả đưa ra là hợp lý. Bảng kết hợp gồm các nội dung chính sau: Hình dáng, hoạt động, bổ sung. Bảng 6.8: Ví dụ về nội dung bảng kết hợp Hình dạng Hoạt động Bổ sung Mẫu có hình tròn, hình - Hoạt động bằng năng - Bao gồm đặc tính bổ vuông, hình chữ nhật lượng điện hay không sung và đặc tính nâng hay hình bầu dục, màu sử dụng năng lượng, cao. sắc,… nguyên tắc hoạt động,.. Khởi tạo mẫu: Dựa vào các đặc tính mà bảng kết hợp đã đưa ra, nhóm tạo mẫu bằng cách kết hợp các mảnh ghép của các đặc tính kỹ thuật với nhau, theo ý tưởng của các thành viên. Trong bước khởi tạo mẫu bao gồm các bước như sau: - Thứ nhất: Nhóm tiến hành lựa chọn kết hợp các mảnh ghép của các đặc tính kỹ thuật với nhau tạo ra các mẫu. 116
- - Thứ 2: Tiến hành thiết kế mẫu theo các mảnh ghép đã liên kết, tối thiểu phải phác họa trên giấy hoặc vẽ minh họa 3D trên máy tính. - Thứ 3: Tiến hành vẽ sơ đồ khối (Block Diagram) của mẫu, để vẽ được nhóm nên tham khảo trước Chương 9: Thiết lập cấu trúc sản phẩm. * Lưu ý: - Khi tiến hành lựa chọn, kết hợp các mảnh ghép cần đảm bảo tính thực tế, thực thi được, logic, nằm khả năng tài chính, khả năng thi công, công nghệ và trong mức tính toán giá thành của nhóm. - Khi phác họa mẫu, cần thể hiện được chức năng, kết cấu, công nghệ cần thiết và khả năng chế tạo. - Sau khi lựa chọn và liên kết các mảnh ghép trong bảng kết hợp nhóm phải thiết kế theo đúng các mảnh ghép đã chọn, mẫu vẽ minh họa phải đảm đúng theo các mảnh ghép, việc thiết kế không đúng đồng nghĩa với mẫu đó không có giá trị, nhóm phải thiết kế lại hoặc lựa chọn lại các mảnh ghép để tạo mẫu mới. Ví dụ: Nếu nhóm lựa chọn hình dáng của thiết bị là hình hộp thì không được thiết kế hình trụ, lựa chọn không sử dụng năng lượng nhưng quá trình thiết kế cảm thấy khó hoặc có ý tưởng dùng pin thì cũng không được thay đổi quy trình đã chọn, phải thiết kế không sử dụng năng lượng. Vì thế trong quá trình thiết kế nhóm cần thực hiện theo đúng quy trình, đúng theo các các mảnh ghép đã chọn. Tham khảo Bước 4 của mục 6.3. Ví dụ. 6.5. Câu hỏi ôn tập 1. Mẫu là gì? A. Là sự mô tả gần đúng về công nghệ, nguyên lý hoạt động và cả hình dạng của sản phẩm. B. Là sự mô tả gần đúng về hình dạng sản phẩm. C. Là sự mô tả về hình dạng của sản phẩm. D. Là sự mô tả gần đúng về công nghệ, nguyên lý hoạt động của sản phẩm. 117
- 2. Thiết lập mẫu là gì? A. Là bước hiện thực hóa các yêu cầu kỹ thuật mục tiêu và đưa ra các mẫu sản phẩm. B. Xây dựng các mẫu sản phẩm dựa vào ý kiến cá nhân. C. Xây dựng các mẫu sản phẩm dựa vào ý kiến nhóm phát triển. D. Ý kiến khác. 3. Thiết lập mẫu bao gồm mấy bước? A. 3 bước. C. 5 bước. B. 4 bước. D. 6 bước. 4. Ở bước “Làm sáng tỏ vấn đề” chúng ta nên làm gì? (Nhiều lựa chọn đúng) A. Nhận diện vấn đề. B. Phân tích những vấn đề phức tạp thành những bài toán đơn giản. C. Tập trung vào những vấn đề đơn giản mà quan trọng. D. Tập trung vào những vấn đề phức tạp. E. Tập trung vào những vấn đề đơn giản mà không quan trọng. 5. Khảo sát từ những nguồn bên ngoài nghĩa là gì? A. Sử dụng sự hiểu biết, sự sáng tạo của các thành viên trong nhóm để tìm ra các giải pháp cho các mẫu. B. Khảo sát từ các sản phẩm tương tự, hoặc tham khảo các sản phẩm có cấu tạo hay có cơ cấu tương tự. C. Khảo sát ý kiến của các cá nhân trong nhóm phát triển. 6. Khi khảo sát các nguồn bên trong thì nên? (Nhiều lựa chọn đúng) A. Không chỉ trích. C. Hoan nghênh những ý tưởng không khả thi. B. Khuyến khích đưa ra nhiều D. Sử dụng hình họa và truyền thông. ý tưởng. 118
- 7. Có mấy cách làm cho tiến trình kết hợp tạo ra mẫu dễ dàng hơn? A. 2 cách. C. 4 cách. B. 3 cách. D. 5 cách. 8. Từ bảng kết hợp có thể tạo ra bao nhiêu mẫu? A. 2 mẫu C. 4 mẫu B. 3 mẫu. D. Tạo ra rất nhiều mẫu. 9. Trong quá trình thiết kế mẫu theo các mảnh ghép của bảng kết hợp, việc làm nào dưới đây không đúng quy trình? A.Thiết kế theo đúng các mảnh ghép của bàng kết hợp. B. Thiết kế vừa theo bảng kết hợp theo ý tướng cá nhân, bỏ bớt hoặc thiết kế không theo các mảnh ghép của bảng kết hợp. C. Thiết kế theo các mẫu sản phẩm đã có. D. Thiết kế theo ý tưởng của cá nhân không dựa trên nhu cầu khách hàng. 10. Kết quả của quá trình khởi tạo mẫu? (Nhiều lựa chọn đúng) A. Các mẫu hoàn chỉnh. C. Bản vẽ 3D. B. Bản vẽ bằng tay. D. Các mẫu thô sơ. 11. Với thiết bị thu gom bụi cho máy khoan, kết thúc quá trình khởi tạo mẫu có bao nhiêu mẫu được đưa ra? A. 4 mẫu. C. 6 mẫu. B. 5 mẫu. D. 7 mẫu. - Đáp án ở cuối sách. 119
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn