JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 43-50<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0056<br />
<br />
ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP<br />
QUA PHÂN TÍCH NHỮNG TIỀM ẨN TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN<br />
Đỗ Hương Trà, Tưởng Duy Hải<br />
Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Dạy học tích hợp là xu hướng đương thời của cải cách giáo dục trên thế giới và ở<br />
Việt nam hiện nay. Việc tổ chức dạy học tích hợp một cách phù hợp sẽ có vai trò rất tích<br />
cực trong việc phát triển toàn bộ năng lực của người học. Nhưng dạy học tích hợp vẫn có<br />
những vấn đề còn tồn tại gây khó khăn cho việc thực hiện của giáo viên (GV) và làm ảnh<br />
hưởng đến chất lượng dạy học, ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực của học sinh (HS).<br />
Bài báo đề xuất định hướng tổ chức dạy học tích hợp qua phân tích một số khó khăn trong<br />
trong tổ chức, thực hiện các chủ đề dạy học tích hợp của các sinh viên sư phạm dựa trên<br />
phân tích 8 chủ đề tích hợp liên môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở trường THCS&THPT<br />
Nguyễn Tất Thành, Đại học Sư phạm Hà Nội.<br />
Mặc dù đối tượng nghiên cứu là các sinh viên nên họ có thể gặp nhiều khó khăn hơn so<br />
với giáo viên về tổ chức hoạt động, kĩ năng quản lí lớp học, khả năng nắm bắt chương trình<br />
môn học. . . nhưng qua quá trình làm việc chung giữa các sinh viên, giáo viên và nhóm<br />
chuyên gia về các chủ đề tích hợp, chúng tôi vẫn có thể xác định được những khó khăn<br />
chung của cả sinh viên và giáo viên về tổ chức dạy học tích hợp.<br />
Từ khóa: Dạy học tích hợp, Phát triển năng lực, Thách thức trong dạy học tích hợp.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Cơ sở lí luận và thực tiễn triển khai dạy học tích hợp trong nhà trường đã được cộng đồng<br />
khoa học và giáo dục học quốc tế đồng thuận, thống nhất qua hội nghị của Unesco năm 1986 tại<br />
Paris, cộng hòa Pháp [2]. Trong đó, Việt Nam là một trong những nước đi tiên phong về dạy học<br />
tích hợp ngay từ những năm 1990 đối với bậc giáo dục tiểu học.Chương trình thể hiện việc dạy<br />
học tích hợp trong nhà trường cho học sinh được xuất bản năm 1996 [7]. Trên thế giới, dạy học<br />
tích hợp cũng đang được triển khai ở nhiều nước như: Bỉ, Thụy sĩ, Trung quốc, Sénégal, Burundi,<br />
Cameroun, Togo. . . và đang tạo nên xu hướng đổi mới về giáo dục ở qui mô toàn cầu.<br />
Mặc dù có nhiều ưu điểm về phát triển năng lực học sinh trong dạy học tích hợp, nhưng quá<br />
trình thực hiện cũng đang bộc lộ một số khó khăn, thách thức đối với GV và HS cần có giải pháp<br />
khắc phục để nâng cao hiệu quả học tập đối với HS và quá trình tổ chức của GV.<br />
Để nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp thì rất cần thiết phải nhận diện được các khó khăn,<br />
thách thức tiềm ẩn này, để từ đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ và cách khắc phục kịp thời các<br />
nhược điểm của dạy học tích hợp trong quá trình đổi mới giáo dục. Chúng tôi đề xuất các nhóm<br />
sinh viên thuộc các khoa Vật lí, Hóa học, Sinh học thiết kế và tổ chức dạy học 8 chủ đề tích hợp<br />
Ngày nhận bài: 10/11/2016. Ngày nhận đăng: 27/3/2017.<br />
Liên hệ: Đỗ Hương Trà, e-mail: dhtra@hotmail.com<br />
<br />
43<br />
<br />
Đỗ Hương Trà, Tưởng Duy Hải<br />
<br />
liên môn ở trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, Đại học Sư phạm Hà Nội làm cơ sở để phân<br />
tích, xác nhận các tiềm ẩn, khó khăn đối với tổ chức dạy học tích hợp.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Quan điểm trong nghiên cứu<br />
<br />
Quan điểm dạy học tích hợp hàm ý một tầm nhìn mới về vai trò của các môn học cùng<br />
nghiên cứu về một đối tượng. Bởi vì, nghiên cứu một đối tượng đòi hỏi tổng hợp nhiều tri thức,<br />
nhiều phương pháp của các môn học khác nhau. Từ đó hạn chế sự phân mảnh kiến thức đơn môn<br />
dẫn đến việc phân tách sự hiểu biết về đối tượng không thống nhất [7].<br />
Sự huy động toàn bộ kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của người học vào tình huống học<br />
tập sẽ làm cho HS phát triển được năng lực của bản thân [7]. Do đó, dạy học tích hợp chính là<br />
một trong các cách thức để đạt mục tiêu của giáo dục là lấy sự hình thành, phát triển năng lực của<br />
người học làm đích đến cần phải đạt được.<br />
Nội dung và cách thức tổ chức dạy học cần được thiết kế theo lĩnh vực để liên kết, tích hợp<br />
các nội dung khác nhau định hình theo đối tượng nghiên cứu và theo sự hình thành và phát triển<br />
các năng lực mục tiêu của học sinh [5].<br />
Hiện nay, theo định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục cũng tính đến chuẩn năng<br />
lực cần hình thành và phát triển ở HS và thiết kế các lĩnh vực học tập định hướng khoa học trong<br />
chương trình theo định hướng tổ chức dạy học tích hợp. Nhiều cuộc thi thiết kế chủ đề tích hợp,<br />
tổ chức dạy học mẫu một số bài học, dạy học theo chủ đề tích hợp lồng ghép trong các môn học,<br />
mượn môi trường dạy học đơn môn để tổ chức dạy học tích hợp liên môn, đa môn đang được thực<br />
hiện.<br />
Nhưng thực tế cho thấy, dạy học tích hợp hiện nay vẫn đang bám theo môn học riêng biệt,<br />
các kiến thức, nội dung các môn học lại không đồng bộ trong cùng một môn học, cùng một cấp<br />
học nên gây ra nhiều trở ngại, khó khăn trong tổ chức dạy học tích hợp để phát triển năng lực HS.<br />
Để xác nhận được các khó khăn ảnh hưởng đến mục tiêu của dạy học tích hợp thì cần phân<br />
tích nội dung kiến thức và mục tiêu liên môn học trong xây dựng các chủ đề tích hợp liên quan đến<br />
đối tượng nghiên cứu tại cùng một bối cảnh, một tình huống, một thời điểm.<br />
Nội dung của chủ đề tích hợp luôn «tràn khỏi ranh giới» môn học, mô hình tích hợp liên<br />
môn được hình thành và «biến» tích hợp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ<br />
liên môn. Mục tiêu dạy học tích hợp được thể hiện thông qua việc thiết kế các hoạt động dạy học<br />
và quá trình tổ chức thực hiện.<br />
Để xác định được mục tiêu của các chủ đề tích hợp liên môn trong quá trình phân tích,<br />
chúng tôi xem xét sự đóng góp và tương tác của các môn học riêng rẽ trong các chủ đề. Sau đó sẽ<br />
kết nối các môn học, các khác biệt và logic nền tảng của mỗi môn học để hình thành “biến” tích<br />
hợp, liên kết dựa trên sự phân tích về chuyển vị sư phạm, đánh giá năng lực HS trong từng chủ đề.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
2.2.1. Khó khăn trong phân tích chuyển vị sư phạm khi xây dựng chủ đề<br />
Tri thức học tại nhà trường cần thay đổi định kì nhằm, thứ nhất, để đáp ứng nhu cầu xã hội<br />
một cách tốt hơn; thứ hai, để tri thức được dạy tương ứng hơn với tri thức sản sinh trong nghiên<br />
cứu khoa học. Tuy nhiên, GV không phải là người tự ý, trực tiếp đảm trách việc chuyển vị một tri<br />
thức khoa học thành đối tượng dạy học. Ngay từ những năm 80, Chevallard đã nêu rõ quá trình<br />
chuyển vị sư phạm và phân tích quá trình này gồm hai giai đoạn [1]:<br />
- Từ đối tượng tri thức khoa học sang đối tượng cần dạy, việc chuyển vị nhằm thiết lập một<br />
44<br />
<br />
Định hướng một số giải pháp tổ chức dạy học tích hợp qua phân tích những tiềm ẩn trong tổ chức thực hiện<br />
<br />
chương trình học, trong đó xác định kiến thức môn học cần phải dạy. Một tri thức, để có thể đưa<br />
vào dạy ở trường học thì phải tuân thủ một số điều ràng buộc nhất định. Giai đoạn này còn được<br />
gọi là chuyển vị bên ngoài.<br />
- Từ đối tượng tri thức cần được dạy đến đối tượng được dạy. Người giáo viên can thiệp<br />
chuyển vị sư phạm ở chính giai đoạn này.<br />
Chuyển vị sư phạm mà người giáo viên cần thực hiện là một bước quan trọng trong xây<br />
dựng các hoạt động giáo dục, dạy học trong lớp học để thực hiện mục tiêu hình thành, phát triển<br />
năng lực của HS. GV đóng vai trò chủ chốt thực hiện sự chuyển vị sư phạm trong hoạt động giáo<br />
dục, dạy học sao cho phù hợp với khuôn khổ thời gian, không gian, đối tượng HS và môn học phụ<br />
trách. Sự phân tích chuyển vị trong giai đoạn này còn được gọi là chuyển vị bên trong.<br />
Từ việc phân tích chuyển vị sư phạm trong các môn học thuộc một số lĩnh vực, GV xác định<br />
được «biến» tích hợp, để từ đó xác định được «lõi», «hạt nhân» của chủ đề nhằm phát triển chủ đề<br />
một cách lôgic, có căn cứ. Nội dung được minh họa theo sơ đồ dưới đây.<br />
<br />
Sơ đồ 1: Quá trình phân tích chuyển vị sư phạm bên trong khi xây dựng chương trình giáo<br />
dục nhằm hình thành và phát triển năng lực mục tiêu cho HS<br />
Với chương trình gồm các môn học riêng rẽ như hiện nay, khi GV phải đảm nhận cả việc<br />
xây dựng các chủ đề tích hợp thì công việc phân tích chuyển vị sư phạm càng có vai trò quan trọng.<br />
Họ không chỉ thực hiện chuyển vị sư phạm trong một môn học mà cần thực hiện trong cả các môn<br />
học có liên quan trong chủ đề tích hợp. Đây là một thách thức đối với giáo viên. Các nhà lí luận<br />
dạy học bộ môn đề xuất sự tích hợp theo nguyên lí chia nhỏ, tổ hợp để hình thành các chủ đề dạy<br />
học tích hợp như mô hình sau:<br />
<br />
Sơ đồ 2: Mô hình xây dựng chủ đề dạy học tích hợp trong tình huống các môn học độc lập<br />
45<br />
<br />
Đỗ Hương Trà, Tưởng Duy Hải<br />
<br />
Kiến thức HS huy động trong các tình huống thực tiễn không hẳn là kiến thức khoa học mà<br />
là các kiến thức đã chuyển vị từ kiến thức được cộng đồng khoa học thừa nhận. Hơn nữa, kiến thức<br />
học được ở trên lớp nhiều khi chưa đủ để giải quyết được vấn đề thực tiễn, do vậy, cần đặt người<br />
học trong các tình huống gắn kết với thực tiễn để người học khám phá ý nghĩa của kiến thức, thấy<br />
được ý nghĩa của việc học. Ví dụ, khi học về định luật Ôm (vật lí lớp 11 hiện hành), có thể HS<br />
chưa tính được cường độ dòng điện trong mạch điện gia đình,bởi vì, tình huống trong sách giáo<br />
khoa đã trừu xuất các vấn đề phức tạp trong thực tiễn nhằm làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu, do<br />
đó, nó là quá đơn giản so với mạch điện thực tiễn trong gia đình.<br />
Khi lựa chọn vấn đề thực tiễn làm môi trường để xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp thì<br />
kiến thức thực tiễn để giải quyết vấn đề có nguy cơ vượt ngoài khả năng kiến thức của các môn<br />
học có mặt trong chủ đề tích hợp. Chẳng hạn, trong chủ đề tích hợp liên môn Vật lí – Địa lí về<br />
Thông tin truyền thông khi tổ chức dạy trong môn Vật lí lớp 12 ở phần thu phát sóng điện từ thì<br />
các kiến thức về sóng điện từ, về địa lí không thể giải thích được việc lựa chọn băng tần cho sự<br />
truyền thông và sơ đồ phát, thu sóng điện từ thực tế của điện thoại di động và radio.<br />
Do vậy, cần bồi dưỡng năng lực phân tích chuyển vị sư phạm, trong đó đòi hỏi giáo viên<br />
có kiến thức sâu sắc về môn học đảm nhận, có kiến thức liên ngành đủ rộng và một sự hiểu biết<br />
văn hóa, xã hội sâu rộng khi xây dựng chủ đề tích hợp. Phân tích chuyển vị sư phạm sẽ giúp giáo<br />
viên xác định trúng kiến thức và kĩ năng học sinh cần có để giải quyết vấn đề trong thực tiễn phù<br />
hợpvới khả năng tiếp cận của người học trong vùng phát triển gần để họ tìm đượcý nghĩa của việc<br />
học hơn là phải giải quyết vấn đề thực tiễn đòi hỏi kiến thức, kĩ năng vượt khả năng của học sinh.<br />
<br />
2.2.2. Khó khăn trong việc huy động kiến thức liên môn trong chủ đề<br />
Hiện nay, giáo viên trung học vẫn được đào tạo để tổ chức dạy học đơn môn mà chưa có sự<br />
kết hợp đào tạo liên môn trong bối cảnh triển khai dạy học tích hợp trong nhà trường. Điều này<br />
tiềm ẩn khả năng mất tự chủ của giáo viên khi xử lí các tình huống tích hợp có mặt kiến thức của<br />
các môn học khác, và tình huống thực tiễn trong đó kiến thức huy động của học sinh không nằm<br />
trong môn học của giáo viên được đào tạo chuyên sâu [4]. Chẳng hạn, phân tích các chuyên đề đào<br />
tạo giáo viên của khoa Vật lí, Hóa học, Sinh học trong trường Đại học sư phạm Hà Nội cho thấy,<br />
sinh viên khoa Vật lí lại ít được tiếp cận với kiến thức về của các ngành Sinh học, Hóa học, . . . so<br />
với các sinh viên Hóa học và Sinh học lại được tiếp cận nhiều về các kiến thức ngành Vật lí.<br />
Hơn nữa, giáo viên khó có thể kiểm soát được hết nội dung kiến thức của vấn đề trong cuộc<br />
sống và khi học sinh tham khảo các nguồn tài nguyên mở trên internet và trong thư viện để giải<br />
quyết vấn đề đặt ra.<br />
Quá trình phân tích các chủ đề tích hợp và tổ chức dạy học thực nghiệm đã xác định khó<br />
khăn của người dạy, đó là GV chưa làm chủ được kiến thức ngoài môn học được đào tạo khi HS<br />
có yêu cầu huy động các kiến thức môn học khác, chẳng hạn, đã có sự nhầm lần về kiến thức Sinh<br />
học khi cho rằng giấm ăn là môi trường nuôi cấy không liên tục mà đúng ra phải là môi trường<br />
nuôi cấy vi khuẩn tạo ra giấm ăn mới là môi trường không liên tục.<br />
Giải pháp khắc phục tình trạng này, trong nghiên cứu, chúng tôi thực nghiệm mô hình «cùng<br />
dạy», có nghĩa là 2, hoặc 3 GV phối hợp cùng đứng lớp, trong đó mỗi GV phụ trách chuyên sâu<br />
phần kiến thức thuộc chuyên môn được đào tạo sâu của mình. Chúng tôi gọi đó là «mô hình 3<br />
trong 1» - 3 GV hợp tác để cùng xây dựng một chủ đề tích hợp, cùng đứng một lớp để xử lí các<br />
tình huống sư phạm, giám sát và trả lời các kiến thức chuyên sâu thuộc lĩnh vực kiến thức mình<br />
phụ trách khi HS yêu cầu. Điều này đã tạo sự hợp tác, hỗ trợ giữa các GV khi xây dựng chủ đề<br />
cũng như tổ chức dạy học trên lớp. Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến tổ chức học hợp tác cho HS,<br />
46<br />
<br />
Định hướng một số giải pháp tổ chức dạy học tích hợp qua phân tích những tiềm ẩn trong tổ chức thực hiện<br />
<br />
tuy nhiên, cần đặt ra những nghiên cứu về tổ chức hợp tác giữa các GV trong các môn học khác<br />
nhau.<br />
<br />
2.2.3. Khó khăn khi sử dụng các phương pháp tổ chức dạy học<br />
Đã có quan niệm cho rằng dạy học tích hợp thuộc về nội dung dạy học chứ không phải<br />
phương pháp dạy học, ngược lại, có quan niệm cho rằng có phương pháp dạy học tích hợp dành<br />
riêng cho các chủ đề tích hợp [3]. Cả hai quan niệm này đều sai lầm.<br />
Phương pháp dạy học được vận dụng trong tổ chức dạy học tích hợp rất đa dạng, phong phú<br />
mà trong đó chưa có nghiên cứu nào chỉ ra đâu là phương pháp dạy học đặc trưng phù hợp với các<br />
tình huống tích hợp các môn học, lĩnh vực hay cấp học cho HS. Qua phân tích giờ dạy thực nghiệm<br />
các chủ đề tích hợp đã tiến hành tại trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho thấy:<br />
- Tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm chiếm đa số. Trong đó phần lớn là chia lớp thành<br />
3 hoặc 4 nhóm, mỗi nhóm hơn 10 học sinh. Do số học sinh trong mỗi nhóm đông nên hoạt động<br />
nhóm chưa đạt hiệu quả giáo dục, dạy học như mục tiêu đề ra. Điều này cũng được thể hiện rõ qua<br />
các giờ dạy của các giáo viên – ngay cả khi dạy các môn học riêng rẽ.<br />
- Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng như: dạy học dự án, dạy ưhọc<br />
theo góc, dạy học theo trạm, kĩ thuật KWL, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật bắn bia,... đã thu hút được<br />
học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động.<br />
- Các hoạt động học đa dạng, kết hợp giữa việc tìm kiếm thông tin, tiến hành thí nghiệm,<br />
xây dựng mô hình, . . . đã giúp việc học trở thành học sâu.<br />
Như vậy, không có «phương pháp dạy học tích hợp» mà dạy học tích hợp cần sử dụng các<br />
phương pháp dạy học tích cực một cách hợp lí để tổ chức dạy học. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử<br />
dụng phương pháp dạy học đặc thù của môn học này vào dạy học phần nội dung kiến thức thuộc<br />
môn học khác vìcó thể gây nguy cơ dẫn đến việc chỉ khai thác được «phần nổi» nội dung kiến<br />
thức, quá trình dạy học khi đó dễ biến thành tổ chức hoạt động giáo dục và trò chơi hơn là hoạt<br />
động dạy học đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn, năng lực đặc thù của các môn học<br />
trong chủ đề.<br />
Để khắc phục nguy cơ này cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn<br />
học phù hợp với nội dung kiến thức của môn học đó trong chủ đềvới các phương pháp dạy học<br />
khác để phát huy năng lực mục tiêu cho học sinh.<br />
<br />
2.2.4. Khó khăn trong tổ chức dạy học phân hóa<br />
Dạy học phân hóa là nhu cầu tất yếu để hình thành và phát triển năng lực chung và năng<br />
lực chuyên biệt đáp ứng sự đa dạng của học sinh trong dạy học tích hợp. Mặc dù quá trình thiết kế<br />
chủ đề và tổ chức dạy học chủ đề đã huy động các phương pháp dạy học khác nhau để học sinh có<br />
thể hoạt động tích cực nhằm phát huy các năng lực mục tiêu nhưng dạy học thực nghiệm xác nhận<br />
rằng việc thực hiện phân hóa học sinh trong dạy học tích hợp vẫn gặp nhiều khó khăn, chứa đựng<br />
nhiều thách thức khó khả thi.<br />
Với nhóm học tập quá đông, trên 10 HS mỗi nhóm, giáo viên dễ mất kiểm soát đối với việc<br />
học của từng cá nhân người học. Kết quả hoạt động nhóm chưa phản ánh được đúng trình độ của<br />
nhóm và càng không phản ánh được sự hoạt động của từng cá nhân trong nhóm để hình thành,<br />
phát triển năng lực cá nhân của HS. Đặc biệt, HS có thể có các thiên hướng, thế mạnh khác nhau<br />
nên khi cùng xử lí cùng một vấn đề liên môn trong cùng một bàihọc sẽ làm cho HS lo lắng, mất tự<br />
tin do gặp những kiến thức không phải là thế mạnh của mình.<br />
Do đó, cần xác định được đặc điểm của học sinh để lựa chọn chủ đề, lựa chọn cách thức<br />
47<br />
<br />