TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 4 (37) 2014<br />
<br />
99<br />
<br />
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN<br />
PHÁI SINH Ở NƯỚC TA<br />
Thái Đắc Liệt1<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Thị trường chứng khoán phái sinh là một sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển của<br />
thị trường chứng khoán. Qua hơn 13 năm phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt<br />
được một trình độ cao hơn nhiều so với trước đây, đến nay có thể nói thị trường chứng khoán<br />
Việt Nam đã có đủ điều kiện để hình thành thị trường chứng khoán phái sinh. Thị trường chứng<br />
khoán phái sinh ra đời, chắc chắn sẽ làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ngày<br />
càng tốt hơn, giúp cho các chủ đầu tư và công chúng đầu tư khắc phục được nhiều rủi ro khi<br />
tham gia thị trường chứng khoán, nhờ đó ngày càng có nhiều công ty tham gia niêm yết trên thị<br />
trường chứng khoán, số lượng các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng sẽ liên tục tăng lên qua<br />
từng năm, thanh khoản trên thị trường sẽ phát triển ổn định và ngày càng cao hơn.<br />
Mục tiêu của bài viết này nhằm đưa ra những kinh nghiệm thành công và không thành<br />
công của một số nước trên thế giới khi tổ chức thực hiện thị trường chứng khoán phái sinh; Mặt<br />
khác bài viết cũng đưa ra các điều kiện cần thiết và bắt buộc phải có khi thị trường chứng khoán<br />
phái sinh ra đời; Bài viết cũng đã phân kỳ các bước thực hiện và lựa chọn sản phẩm phù hợp<br />
cho từng giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh, một số giải pháp cụ thể<br />
nhằm thực hiện có hiệu quả đối với thị trường chứng khoán phái sinh, giúp cho các chủ đầu tư<br />
và công chúng đầu tư hiểu biết sâu hơn về thị trường chứng khoán phái sinh để từng bước chủ<br />
động tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam.<br />
Từ khóa: Chứng khoán phái sinh, Chủ đầu tư, Công chúng đầu tư.<br />
ABSTRACT<br />
<br />
Derivative market is an essential product for development of the stock market. After more<br />
than 13 years of development, Viet Nam stock market has achieved a higher level than before,<br />
and it now has enough conditions to form derivative market. The introduction of derivative<br />
market surely will make Viet Nam’s stock market develop better, helping investors and public<br />
overcome many risks when participating to be listed on the stock market, whereby there will be<br />
more companies participating to be listed on the stock market, the number of domestic and<br />
foreign investors will also continuously increase each year, liquidity on the market will develop<br />
stable and increase higher.<br />
The objective of this article is to provide experiences of success and failure of a number of<br />
countries in the world when implementing derivative market; on the other hand, the article also<br />
gives out necessary and required conditions for the introduction of derivative market; the article<br />
provides steps and guideline for choosing appropriate products for each development stage of<br />
the derivative market, some specific solutions to implement derivative market effectively, helping<br />
investors and public understand derivative market deeper so that they can gradually and actively<br />
involve in Viet Nam’s stock market.<br />
Keywords: Derivative stock, Investor, Public.<br />
1<br />
<br />
TS, Trường Đại học Mở Tp.HCM. Email: thaidacliet@gmail.com<br />
<br />
100<br />
<br />
TRAO ĐỔI HỌC THUẬT<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Thị trường chứng khoán là thị trường<br />
cao cấp của thị trường tài chính, thị trường<br />
chứng khoán phái sinh là sản phẩm của thị<br />
trường tài chính phát triển, bởi vậy chỉ có thị<br />
trường chứng khoán phát triển ở một trình độ<br />
nhất định mới có thể hình thành nên thị trường<br />
chứng khoán phái sinh. Đến nay, thị trường<br />
chứng khoán Việt Nam đã được thành lập khá<br />
lâu, nhưng chỉ hơn 7 năm trở lại đây thị trường<br />
chứng khoán Việt Nam mới có bước phát triển<br />
đáng kể; Hai sở giao dịch chứng khoán đã<br />
được thành lập, đó là Sở Giao dịch Chứng<br />
khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) và Sở<br />
Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), một<br />
Trung tâm lưu ký chứng khoán đã ra đời, gần<br />
89 công ty chứng khoán đang hoạt động và<br />
hơn 700 công ty đã được niêm yết cổ phiếu và<br />
chứng chỉ quỹ trên hai sàn giao dịch chứng<br />
khoán Việt Nam. Đến năm 2013 chỉ tính riêng<br />
tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ<br />
Chí Minh, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu<br />
đã đạt trên 32 tỷ đô la Mỹ, tương đương 25<br />
phần trăm GDP của năm 2013, số lượng tài<br />
khoản của các nhà đầu tư đạt trên 1,3 triệu tài<br />
khoản giao dịch, trong đó nhà đầu tư nước<br />
ngoài có khoảng 16.000 tài khoản, so với cuối<br />
năm 2007 tổng số tài khoản giao dịch chứng<br />
khoán đã tăng hơn 3,5 lần và số lượng tài<br />
khoản của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng gần<br />
hai lần, chứng tỏ nhu cầu của các nhà đầu tư<br />
chứng khoán đã có sự gia tăng đáng kể, giá trị<br />
giao dịch hàng ngày của hai sàn trên thị trường<br />
có lúc đạt trên 5000 tỷ đồng.<br />
Trên thế giới thị trường chứng khoán<br />
phái sinh đã có từ lâu, ở nước ta thị trường<br />
chứng khoán phái sinh tuy chưa chính thức<br />
được nhà nước công nhận về mặt pháp lý,<br />
nhưng trên thực tế nó đã được hình thành và<br />
phát triển ở trình độ ban đầu trên thị trường<br />
chứng khoán phi tập trung. Hiện nay ở nước ta<br />
đang tồn tại ba loại sản phẩm phái sinh, trước<br />
hết là phái sinh về hàng hóa, kế đến là phái<br />
sinh về tiền tệ, sau cùng là chứng khoán phái<br />
sinh. Các phái sinh về hàng hóa và tiền tệ được<br />
hình thành sớm hơn, việc tổ chức triển khai<br />
thực hiện các phái sinh này còn ở trình độ rất<br />
thấp, các sản phẩm cơ sở để thực hiện các giao<br />
dịch phái sinh này không đáng kể, nhà đầu tư<br />
<br />
tham gia giao dịch trên thị trường phái sinh<br />
này không nhiều, cơ chế chính sách cho việc<br />
thực hiện các giao dịch phái sinh hàng hóa và<br />
tiền tệ chưa được rõ ràng và đầy đủ, cơ chế<br />
thanh toán bù trừ giữa người mua và người<br />
bán chưa được triển khai thực hiện nên kết quả<br />
đạt được của loại phái sinh này thường thấp<br />
hơn nhiều so với yêu cầu đặt ra lúc ban đầu.<br />
Đối với chứng khoán phái sinh thì nhà<br />
nước gần như chưa có chủ trương cụ thể nào<br />
để cho thị trường chứng khoán phái sinh hoạt<br />
động, nhưng do yêu cầu đòi hỏi khách quan<br />
của thị trường nên trong chừng mực nhất định<br />
thị trường chứng khoán phái sinh đã xuất hiện<br />
trên thị trường chứng khoán phi tập trung dưới<br />
nhiều dạng thức khác nhau như quyền mua cổ<br />
phần, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn,<br />
hợp đồng hợp tác đầu tư,… Sự xuất hiện của<br />
các loại chứng khoán phái sinh này một mặt<br />
làm cho thị trường chứng khoán thêm sôi động<br />
và đa dạng, một mặt nó giúp cho các thành<br />
viên tham gia thị trường chứng khoán nâng<br />
cao thêm trình độ và kiến thức để phát triển thị<br />
trường chứng khoán phái sinh sau này.<br />
Quá trình nghiên cứu thị trường chứng<br />
khoán phái sinh, tác giả đã tập trung nghiên<br />
cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới<br />
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,…Mặt<br />
khác, tác giả cũng đã tìm hiểu và phân tích<br />
tương đối rõ nét về các loại hình chứng khoán<br />
phái sinh đã tồn tại trên thị trường chứng<br />
khoán Việt nam từ năm 2007 đến năm 2010.<br />
Qua đó, phân tích, đánh giá đúng mức về ưu<br />
nhược điểm của quá trình hình thành và phát<br />
triển thị trường chứng khoán phái sinh, từ đó<br />
khẳng định rằng đã đến lúc thị trường chứng<br />
khoán Việt Nam phải thừa nhận thị trường<br />
chứng khoán phái sinh và xem nó như một<br />
công cụ cần thiết nhằm đa dạng hóa các sản<br />
phẩm cho thị trường, nâng cao thêm về chất<br />
cho thị trường chứng khoán Việt Nam, tạo<br />
điều kiện thuận lợi cho thị trường chứng khoán<br />
Việt Nam phát triển mạnh hơn trong những<br />
năm sắp tới.<br />
2. Lịch sử hình thành và phát triển<br />
của thị trường chứng khoán phái sinh<br />
Thị trường chứng khoán phái sinh là một<br />
định chế tài chính bậc cao, nó được bắt đầu từ<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 4 (37) 2014<br />
<br />
thị trường nông sản phẩm. Những năm mưa<br />
thuận, gió hòa nông sản phẩm trúng mùa, giá<br />
cả hàng hóa sẽ xuống thấp, những năm thời<br />
tiết khắc nghiệt, nông sản phẩm trở nên khan<br />
hiếm, giá cả hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn, mối<br />
liên hệ giữa con người và nông sản phẩm là<br />
một vấn đề vô cùng quan trọng và con người<br />
phải luôn tìm cách giải quyết thật tốt vấn<br />
đề này thông qua thị trường chứng khoán<br />
phái sinh.<br />
Lịch sử hình thành và phát triển thị<br />
trường chứng khoán phái sinh trên thế giới:<br />
Tại châu Âu từ thế kỷ thứ XI trên thị<br />
trường mua bán nông sản phẩm, bên cạnh các<br />
giao dịch thanh toán trực tiếp theo phương<br />
thức tiền – hàng, các nông gia cũng như các<br />
nhà buôn bán ngủ cốc còn tiến hành thực hiện<br />
việc mua bán theo dạng hợp đồng kỳ hạn, mua<br />
bán trước, giao nhận hàng hóa sau. Đến giữa<br />
thế kỷ thứ XIX tại Hoa Kỳ, nhờ sự tiến bộ<br />
nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật năng suất<br />
và sản lượng cây trồng tăng lên rất nhanh, việc<br />
tiêu thụ hàng hóa trở nên khó khăn hơn rất<br />
nhiều so với trước đây. Do đó, để giảm thiểu<br />
các rủi ro về giá cả cho các nông gia và người<br />
tiêu dùng, chính phủ Hoa Kỳ đã cho thành lập<br />
một hội đồng mậu dịch kỳ hạn (CBOT) vào<br />
năm 1848 tại Thành phố Chicago. Hội đồng<br />
mậu dịch kỳ hạn này bao gồm các nông gia có<br />
đầu óc kinh doanh và các nhà buôn bán ngũ<br />
cốc trong vùng. Một năm sau đó, hội đồng<br />
mậu dịch này cho ra đời trung tâm giao dịch<br />
mua bán nông sản phẩm kỳ hạn và hàng nông<br />
sản phẩm được giao dịch theo phương thức<br />
đấu giá tập trung, các hợp đồng mua bán kỳ<br />
hạn được cam kết thực hiện, người nắm hợp<br />
đồng mua có quyền và nghĩa vụ phải mua,<br />
người nắm hợp đồng bán có quyền và nghĩa vụ<br />
phải bán. Nhưng với cơ chế hợp đồng kỳ hạn,<br />
khi đến thời điểm giao nhận hàng nếu giá cả<br />
sản phẩm tăng cao hơn so với giá đã ghi trong<br />
hợp đồng thì người mua sản phẩm có lời và<br />
người bán sản phẩm bị thiệt; Ngược lại, nếu<br />
đến thời điểm giao nhận hàng hóa, giá cả sản<br />
phẩm thấp hơn so với giá cả đã ghi trong hợp<br />
đồng thì người mua sản phẩm bị thiệt và người<br />
bán sản phẩm có lời.<br />
Để khắc phục nhược điểm này, năm<br />
1864 Hoa Kỳ đã có một bước phát triển đáng<br />
<br />
101<br />
<br />
kể trong việc chuyển hợp đồng kỳ hạn thành<br />
hợp đồng tương lai. Hợp đồng tương lai đã<br />
làm thay đổi căn bản hợp đồng kỳ hạn, khắc<br />
phục được những nhược điểm cơ bản của hợp<br />
đồng kỳ hạn, người sở hữu hợp đồng tương lai<br />
có thể kết thúc vị thế của hợp đồng trước thời<br />
hạn và giá trị bắt buộc phải thực hiện của hợp<br />
đồng ở thời điểm đã quy định trong hợp đồng<br />
không còn giá trị. Hợp đồng tương lai được<br />
giao dịch mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp<br />
như là chứng khoán phái sinh.<br />
Sự ra đời của hợp đồng tương lai đã làm<br />
thay đổi cơ bản về bản chất của hợp đồng kỳ<br />
hạn, nó vừa là công cụ bảo vệ người mua lại<br />
vừa là công cụ bảo vệ người bán. Cơ chế hoạt<br />
động của hợp đồng tương lai trở thành quy tắc<br />
chuẩn mực chung cho tất cả các thị trường<br />
phái sinh trên thế giới, những thành công của<br />
hợp đồng tương lai lan tỏa rất nhanh và có tác<br />
động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội<br />
của các nước.<br />
Sau năm 1898 một loạt các hợp đồng<br />
tương lai và hợp đồng quyền chọn đã ra đời.<br />
Hiện tại ở Hoa Kỳ có 6 thị trường hợp đồng<br />
quyền chọn đã đăng ký hoạt động với Ủy ban<br />
Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC), 12 thị trường<br />
hợp đồng tương lai chịu sự giám sát và quản lý<br />
của Ủy ban giao dịch hàng hóa phái sinh<br />
(CFTC). Hàng hóa trên thị trường phái sinh<br />
ngày càng phong phú và đa dạng, chứng khoán<br />
cơ sở của các hợp đồng tương lai và quyền<br />
chọn bao gồm các sản phẩm nông nghiệp như<br />
bơ, trứng, bột mì, gạo, năng lượng, dầu thô,<br />
điện, cao su, sắt thép, vàng bạc và các sản<br />
phẩm tài chính cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất,<br />
tiền tệ,…và gần đây nhất là các chỉ số biến<br />
động giá của quyền chọn được chọn làm<br />
chứng khoán cơ sở.<br />
Ở châu Á các nước có thị trường chứng<br />
khoán phái sinh phát triển như Nhật Bản, Hàn<br />
Quốc, Ấn Độ, Singapore,…<br />
Ở Nhật Bản, thị trường chứng khoán<br />
phái sinh phát triển đạt ở trình độ rất cao, sở<br />
giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) có hai<br />
sản phẩm chứng khoán phái sinh, đó là chỉ số<br />
chứng khoán TOPIX và quyền chọn hợp đồng<br />
tương lai trái phiếu chính phủ, hai sản phẩm<br />
chứng khoán phái sinh này đạt mức tăng<br />
<br />
102<br />
<br />
TRAO ĐỔI HỌC THUẬT<br />
<br />
trưởng rất cao, chiếm tỷ trọng trên 90 phần<br />
trăm khối lượng giao dịch trên toàn thị trường.<br />
Hàn Quốc là một trong những nước có<br />
thị trường chứng khoán phái sinh phát triển<br />
nhất trên thế giới, ba sản phẩm giao dịch thành<br />
công nhất của thị trường chứng khoán phái<br />
sinh Hàn Quốc là chỉ số KOSPI 200 (1996),<br />
hợp đồng quyền chọn chỉ số KOSPI 200<br />
(1997) và hợp đồng giao sau trái phiếu KTB 3<br />
năm (1999). Tính đến năm 2011 hợp đồng<br />
giao dịch quyền chọn KOSPI 200 đạt trên 3,6<br />
tỉ hợp đồng, giá trị giao dịch đạt trên 436 tỉ đô<br />
la Mỹ. Nếu tính về số lượng hợp đồng chứng<br />
khoán phái sinh, Hàn Quốc đứng thứ<br />
nhất trong 10 sở giao dịch chứng khoán trên<br />
thế giới.<br />
Ở Ấn Độ, thị trường chứng khoán phái<br />
sinh đã được nghiên cứu từ năm 1996, nhưng<br />
đến năm 1998 Hội đồng nghiên cứu thị trường<br />
chứng khoán phái sinh mới đưa ra được một<br />
bản báo cáo bao gồm những đề xuất và khuyến<br />
nghị về việc thành lập thị trường chứng khoán<br />
phái sinh ở Ấn Độ. Báo cáo và khuyến nghị<br />
này đã được Ủy ban Chứng khoán và giao dịch<br />
Ấn Độ (SEBI) chấp thuận và cho thành lập Sở<br />
Giao dịch Chứng khoán phái sinh và thị trường<br />
chứng khoán phái sinh sau này. Theo yêu cầu<br />
của SEBI một hội đồng cấp quốc gia khác<br />
cũng được thành lập để nghiên cứu và đảm<br />
bảo an toàn cho giao dịch hợp đồng tương lai<br />
chỉ số cũng như việc phòng ngừa rủi ro trong<br />
việc thanh toán bù trừ. Sau vài năm thị trường<br />
chứng khoán phái sinh Ấn Độ đã có bước phát<br />
triển vượt bậc, năm 2000 – 2001 khối lượng<br />
chứng khoán phái sinh giao dịch đạt trên 207<br />
triệu đô la Mỹ, đến năm 2007 – 2008 khối<br />
lượng giao dịch chứng khoán phái sinh đạt trên<br />
3275 tỉ đô la Mỹ. Chính nhờ sự phát triển của<br />
sàn chứng khoán phái sinh mà Ấn Độ được<br />
xem là một trong những nước có thị trường<br />
chứng khoán phái sinh phát triển nhanh, sôi<br />
động và thành công nhất.<br />
Đối với Singapore, thị trường chứng<br />
khoán phái sinh được xây dựng từ năm 1984,<br />
phương thức giao dịch tại thời kỳ này là khớp<br />
lệnh tại sàn. Từ năm 2004, Sở Giao dịch<br />
Chứng khoán Singapore đã đưa hệ thống giao<br />
dịch trực tuyến vào giao dịch trên thị trường<br />
chứng khoán phái sinh, phương thức giao dịch<br />
<br />
này tạo ra bước ngoặt thật sự cho thị trường<br />
chứng khoán phái sinh. Ở Singapore có 4 thị<br />
trường chứng khoán phái sinh chủ yếu, đó là<br />
hợp đồng phái sinh cổ phiếu, hợp đồng phái<br />
sinh hàng hóa, hợp đồng phái sinh lãi suất và<br />
hợp đồng phái sinh ngoại hối. Các sản phẩm<br />
phái sinh tài chính tại thị trường chứng khoán<br />
Singapore là hợp đồng tương lai chỉ số<br />
NIKKE, hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu<br />
MSCI Đài Loan, hợp đồng tương lai chỉ số cổ<br />
phiếu MSCI Singapore và quyền chọn cổ<br />
phiếu (structured Warrant). Singapore hiện<br />
đứng trong nhóm 10 thị trường giao dịch hợp<br />
đồng tương lai chỉ số cổ phiếu lớn nhất trên<br />
thế giới.<br />
Lịch sử hình thành và phát triển thị<br />
trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam:<br />
Tại Việt Nam, các công cụ phái sinh có<br />
nguồn gốc từ hàng hóa, tiền tệ và chứng khoán<br />
đã được sử dụng từ nhiều năm nay.<br />
Phái sinh hàng hóa được quản lý và điều<br />
hành bởi Bộ công thương, đối với các sản<br />
phẩm cơ bản như gạo, cà phê, cao su, thép đã<br />
được các doanh nghiệp trong nước sử dụng<br />
nhiều trên các sở giao dịch phái sinh nước<br />
ngoài dưới dạng giao dịch theo hợp đồng kỳ<br />
hạn và hợp đồng tương lai. Ở trong nước thì có<br />
ba sàn giao dịch hàng hóa là trung tâm giao<br />
dịch cà phê Buôn Mê Thuộc, sở giao dịch<br />
hàng hóa Việt Nam và Sàn Giao dịch Sài Gòn<br />
Thương Tín. Đến năm 2006 thì trung tâm giao<br />
dịch cà phê Buôn Mê Thuộc được thành lập,<br />
nhưng đến cuối năm 2010 thì trung tâm này<br />
mới đi vào hoạt động nhưng chỉ dừng lại ở<br />
bước đầu thử nghiệm. Đến năm 2011 sở giao<br />
dịch hàng hóa Triệu Phong chính thức được<br />
thành lập với nhiệm vụ giao dịch phái sinh đối<br />
với ba mặt hàng là cà phê, cao su và thép,<br />
nhưng các giao dịch phái sinh này cũng chỉ<br />
dừng lại ở mức độ thăm dò, sự tham gia của<br />
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và nhà đầu<br />
tư không đáng kể do khung pháp lý phục vụ<br />
cho các giao dịch này chưa được rõ ràng và<br />
chặt chẽ, hệ thống thanh toán bù trừ của trung<br />
tâm chưa được hình thành nên các rủi ro mang<br />
đến cho khách hàng thường rất cao.<br />
Phái sinh tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước<br />
quản lý và điều hành, đây là loại công cụ phái<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 4 (37) 2014<br />
<br />
sinh xuất hiện sớm nhất ở nước ta, nhưng nó<br />
chỉ diễn ra chủ yếu ở các ngân hàng, trong đó<br />
Ngân hàng Thương mại là một bên trong hợp<br />
đồng, bên còn lại có thể là doanh nghiệp, các<br />
định chế tài chính hoặc cá nhân tham gia.<br />
Trong thời gian đầu phái sinh tiền tệ chủ yếu<br />
tập trung ở các ngân hàng lớn như<br />
Vietcombank, Eximbank, Techcombank, ACB<br />
và một số ngân hàng nước ngoài như Ngân<br />
hàng HSBC, Ngân hàng Citibank. Nhưng<br />
trong vài năm gần đây ngày càng có nhiều<br />
Ngân hàng Thương Mại trong nước giới thiệu<br />
và cung cấp các sản phẩm phái sinh về tiền tệ<br />
cho giới đầu tư. Năm 1999 Ngân hàng Nhà<br />
nước có quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN 7<br />
quy định giao dịch kỳ hạn với tư cách là công<br />
cụ tài chính phái sinh đầu tiên của Việt Nam,<br />
tuy nhiên mức độ giao dịch của công cụ này<br />
chỉ chiếm từ 5 – 7 phần trăm khối lượng giao<br />
dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.<br />
Sau này các công cụ phái sinh về lãi suất và tỷ<br />
giá tiếp tục xuất hiện và được các Ngân hàng<br />
Thương Mại sử dụng nhiều hơn nhằm đáp ứng<br />
yêu cầu biến động của tỷ giá và lãi suất trên thị<br />
trường tiền tệ.<br />
Thị trường chứng khoán chịu sự quản lý<br />
của Bộ tài chính mà trực tiếp là Ủy ban Chứng<br />
Khoán Nhà Nước. Mặc dù thị trường chứng<br />
khoán đã ra đời cách đây hơn 13 năm, nhưng<br />
các chủ trương của nhà nước về quản lý thị<br />
trường chứng khoán phái sinh chỉ dừng lại ở<br />
mức độ chung nhất. Ngày 01/03/2012, Thủ<br />
tướng chính phủ có quyết định số 252/QĐTTg phê duyệt đề án phát triển thị trường<br />
chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020,<br />
trong đó có đoạn viết như sau: “Xây dựng và<br />
phát triển thị trường chứng khoán phái sinh<br />
được chuẩn hóa theo hướng phát triển các<br />
công cụ từ giản đơn đến phức tạp; Về dài hạn<br />
cần thống nhất hoạt động thị trường chứng<br />
khoán phái sinh có công cụ gốc là chứng<br />
khoán, hàng hóa và tiền tệ,”. Từ đó đến nay<br />
Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng<br />
khoán Nhà nước cũng chưa có văn bản nào<br />
hướng dẫn thực hiện thị trường chứng khoán<br />
phái sinh. Nhưng trong thực tiễn thị trường<br />
chứng khoán phái sinh vẫn được manh nha<br />
hình thành dưới nhiều dạng khác nhau.<br />
<br />
103<br />
<br />
Trong năm 2007 nhiều công ty niêm yết<br />
phát hành tăng vốn hai, ba lần dưới dạng<br />
quyền mua cổ phần như Ngân hàng Sài Gòn<br />
Thương Tín, công ty gạch men Thăng Long,<br />
công ty SAM, công ty REE,…Ngày<br />
26/10/2007 lần đầu tiên Sở Giao dịch Chứng<br />
khoán Thành phố Hồ Chí Minh và tổng công<br />
ty Điện lực Việt Nam thực hiện bán đấu giá 75<br />
triệu quyền mua cổ phần của công ty thủy điện<br />
Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH), sau đấu giá<br />
quyền mua cổ phần của công ty VSH, ngày<br />
17/3/2008 Sở Giao dịch Chứng khoán Thành<br />
phố Hồ Chí Minh và tổng công ty Thép Việt<br />
Nam thực hiện tiếp phiên đấu giá quyền mua<br />
cổ phần của công ty cổ phần Kim khí Thành<br />
Phố Hồ Chí Minh với 10 triệu quyền mua cổ<br />
phần, kết quả đấu giá quyền mua cổ phiếu của<br />
hai phiên đấu giá nói trên đều được các nhà<br />
đầu tư mua hết.<br />
Trong các năm 2008 và 2009 thị trường<br />
chứng khoán có xu hướng sụt giảm, đến năm<br />
2010 thị trường chứng khoán có vẻ khởi sắc<br />
trở lại, khoảng giữa năm 2010 công ty chứng<br />
khoán VN – DIRECT cho ra đời sản phẩm hợp<br />
đồng hợp tác đầu tư trên 20 triệu cổ phiếu có<br />
tính thanh khoản cao trên Sở Giao dịch Chứng<br />
khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao<br />
dịch Chứng khoán Hà Nội. Tham gia hợp đồng<br />
hợp tác đầu tư này nhà đầu tư có thể giao dịch<br />
quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán cổ<br />
phiếu tùy theo sự biến động của giá cổ phiếu<br />
trên thị trường.<br />
Đầu năm 2010 công ty vàng Thế Giới đã<br />
giới thiệu cho các nhà đầu tư kinh doanh sản<br />
phẩm chỉ số VTG – VN INDEX dưới dạng<br />
hợp đồng tương lai chỉ số. Ví dụ: chỉ số VN<br />
INDEX ngày 01/04/2010 là 510 (hệ số<br />
10.000), đến ngày 01/05/2010 chỉ số VN<br />
INDEX là 540. Như vậy, nếu một nhà đầu tư<br />
sở hữu một đơn vị VTG – INDEX vào ngày<br />
01/04/2010 sẽ có 5,1 triệu đồng, đến ngày<br />
01/05/2010 giá trị của nhà đầu tư đó có được<br />
là 5,4 triệu đồng, nhà đầu tư lãi được 300.000<br />
đồng.<br />
Tuy nhiên, sau khi triển khai mô hình<br />
này được một thời gian, các giao dịch chứng<br />
khoán phái sinh này gặp phải một số vướng<br />
mắc như các văn bản pháp lý, trung tâm thanh<br />
toán bù trừ chưa được triển khai thực<br />
<br />