YOMEDIA
ADSENSE
Định hướng tăng trưởng xanh ở Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0
28
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết dựa trên những lợi thế sẵn có của Việt Nam, kết hợp với những bài học kinh nghiệm của nhiều quốc gia khác trên thế giới trong việc thực hiện tăng trưởng xanh và những cơ hội và thách thức mà cuộc CMCN 4.0 đặt ra, để đề xuất những giải pháp, mang tính gợi ý hi vọng đóng góp phần nào trong công cuộc định hướng tăng trưởng xanh ở nước ta hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Định hướng tăng trưởng xanh ở Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG ĐỊNH HƢỚNG TĂNG TRƢỞNG XANH Ở VIỆT NAM TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Thị Thu Trang Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh TÓM TẮT Tăng trưởng xanh là tăng trưởng cần thiết trong thời gian khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng sinh thái trên toàn thề giới, như một phương thức tối ưu mà các nhà kinh tế, môi trường... nghĩ đến để ngăn chặn những thách thức của biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống con người. Tăng trường xanh đã và đang được nhiều quốc gia lựa chọn là mô hình phát triển mới để giải quyết đồng thời những vấn nạn đang tiếp diễn phức tạp: tài nguyên trên thế giới đang dần cạn kiệt, đa dạng sinh học bị suy giảm, ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét. Ở Việt Nam Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Tuy vậy, làm sao để hiện thực hóa và có hiệu quả thì cần phải có những giải pháp mang tính đồng bộ. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) được đánh giá đem lại cơ hội lớn cho nước ta, khi lần đầu được tham gia một “sân chơi” không biên giới, không khoảng cách, sau ba lần lỡ nhịp các cuộc CMCN về cơ khí, điện khí hóa và tự động hóa trước đó. Nếu không chớp được cơ hội vàng này, dự báo những nguy cơ, thách thức mà chúng ta phải đối mặt sẽ hết sức khốc liệt.. Bài viết dựa trên những lợi thế sẵn có của Việt Nam, kết hợp với những bài học kinh nghiệm của nhiều quốc gia khác trên thế giới trong việc thực hiện tăng trưởng xanh và những cơ hội và thách thức mà cuộc CMCN 4.0 đặt ra, để đề xuất những giải pháp, mang tính gợi ý hi vọng đóng góp phần nào trong công cuộc định hướng tăng trưởng xanh ở nước ta hiện nay. Từ khóa: tăng trưởng xanh, mô hình tăng trưởng xanh, định hướng tăng trưởng xanh, tăng trưởng, cách mạng công nghiệp 4.0. Đặt vấn đề Mô hình tăng trưởng hướng tới sự phát triển bền vững mà cộng đồng quốc tế thừa nhận và đang phấn đấu thực hiện là tăng trưởng xanh. Ðây là khái niệm mới nên mặc dù hầu hết các nước đều thống nhất với nhau về mặt ý chí, nhưng sự nhận thức, cách hiểu và cách áp dụng vẫn đang trong quá trình định hình. Trong xu thế phát triển chung của thế giới hiện nay và trong tương lai, Việt Nam không thể và không nên là ngoại lệ trong định hướng thúc đẩy tăng trưởng xanh. Kể từ khi thực hiện đường lối Ðổi mới và mở cửa với kinh tế thế giới (1986), chúng ta đã tiếp thu được nhiều tinh hoa tri thức quản lý kinh tế của thế giới và áp dụng thành công trong điều kiện hoàn cảnh Việt Nam; trong đó ý nghĩa nhất là đã xây dựng và vận hành được nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (đến nay đã có 37 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường). Trong tiến trình hội nhập với thế giới của Việt Nam, việc áp dụng mô hình kinh tế xanh và thúc đẩy tăng trưởng xanh có nhiều điểm phù hợp và thuận lợi: (1) Nước ta nằm ở khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới (Ðông - Nam Á), hướng ra Biển Ðông - một trong những tuyến đường hàng hải sôi động nhất trên thế giới; gần với khu vực Ðông Bắc Á đang là tiên phong trong tăng trưởng xanh của thế giới (Nhật Bản, Hàn Quốc); (2) Nền chính trị ổn định, xã hội thân thiện, dân số đông. Riêng yếu tố chính trị ổn định đã là một lợi thế so sánh của ta đối với các nước trong khu vực; (3) Vị trí địa hình tự nhiên và tính đa dạng sinh học cao mở ra cơ hội phát triển một số ngành kinh tế xanh mũi nhọn, đồng thời phát triển và sử dụng các loại năng lượng tái tạo; (4) Cảnh quan thiên nhiên phong phú với nhiều khu vực được công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới, truyền thống văn hóa lịch sử đậm đà bản sắc dân tộc mở ra cơ hội để phát triển du lịch giải trí và xây dựng một nền công nghiệp văn hóa; (5) Quá trình hội nhập thành công của đất nước trong những 202
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG năm qua cũng tạo ra nội lực để thúc đẩy tăng trưởng xanh và chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế; mặt khác, chúng ta đi sau các nước trong việc tiếp cận nền kinh tế xanh nên có thể học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của các nước đã thành công; đồng thời có được sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế trong việc nghiên cứu phát triển xây dựng mô hình; (6) Trong khu vực FDI, hầu hết các tập đoàn nổi tiếng thế giới về công nghệ cao đều đã vào Việt Nam. Nếu chúng ta có chính sách phù hợp hơn nữa thì các tập đoàn này sẽ đẩy mạnh đầu tư công nghệ cao, góp phần nâng cao năng lực khoa học công nghệ của đất nước và kết nối với mạng sản xuất xanh toàn cầu. Tăng trưởng xanh thúc đẩy tạo việc làm và thu nhập cho người dân thông qua đầu tư của Nhà nước và tư nhân, mở mang các ngành nghề thân thiện với môi trường… đang là một xu thế mới mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. Trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, việc lựa chọn và thực hiện tăng trưởng xanh cũng đang trở thành con đường tất yếu trong định hướng phát triển bền vững mà Ðảng và Nhà nước ta đã xác định. Cuộc CMCN 4.0 mà chúng ta vừa bước vào sẽ tạo ra một thế giới mà ở trong đó các hệ thống ảo và vật lý của chuỗi sản xuất trên toàn cầu có thể hợp tác với nhau một cách linh hoạt. CMCN 4.0 không đơn thuần chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử. Nó đang và hứa hẹn sẽ tạo ra các lợi ích hết sức to lớn và tác động mạnh mẽ tới kinh tế thế giới cũng như tới kinh tế Việt Nam. Lý thuyết về t ng trƣởng xanh và cách mạng cộng nghiệp 4.0 1. T ng trƣởng xanh Nhận thức về “tăng trưởng xanh” là gì và nội hàm của tăng trưởng xanh bao gồm những nội dung nào còn là vấn đề tranh cãi. Có quan niệm cho rằng tăng trưởng xanh gần đồng nghĩa với GDP xanh, là tăng trưởng kinh tế trừ đi những thiệt hại môi trường, hay lấy chỉ số GDP trừ đi những thiệt hại môi trường do hoạt động kinh tế gây ra. Mặt khác cũng có quan niệm coi tăng trưởng xanh là sự đầu tư vào các ngành, lĩnh vực nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, đầu tư phục hồi hệ sinh thái, sử dụng năng lượng tái tạo, xây dựng nền kinh tế Cac bon thấp, giảm phát thải khí nhà kính nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậụ Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) định nghĩa "kinh tế xanh" là một nền kinh tế nhằm cải thiện hạnh phúc con người và công bằng xã hội và giảm thiểu đáng kể những nguy cơ kiệt quệ về môi sinh. Chuyển dịch sang nền kinh tế xanh sẽ làm chậm lại sự gia tăng của hàm lượng các-bon và ngăn chặn biến đổi khí hậu. Sẽ có lợi cho sức khỏe con người, đảm bảo tính chịu đựng của hành tinh và sự sống còn của nhân loại. Thị trường toàn cầu hóa sẽ đi theo những chuỗi giá trị cung cầu xanh, với các dòng chảy mậu dịch và đầu tư được quy định nghiêm ngặt theo những nguyên lý bền vững. Tăng trưởng xanh là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế hệ này cũng như cho những thế hệ mai sau. Những chính sách tăng trưởng xanh là một phần của những cải cách chính sách cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và đùm bọc hơn. Đối với Việt Nam, trong dự thảo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đệ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quan điểm tăng trưởng xanh thể hiện trong chiến lược cho rằng: “- Tăng trưởng xanh là một nội dung của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế theo hướng nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu. - Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. 203
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG - Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế. - Tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, nguồn nhân lực chất lượng cao, kết hợp giữa nội lực với mở rộng hợp tác quốc tế. - Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân”. Tăng trưởng xanh ở Việt Nam, được hiểu là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm khí thải nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. 2. Sự cần thiết của t ng trƣởng xanh trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam Nền kinh tế phổ biến hiện nay là nền kinh tế nâu, là nền kinh tế gắn liền với khai thác và sử dụng tài nguyên hóa thạch. Tuy cũng tạo được phát triển tăng trưởng nhất định nhưng nền kinh tế nâu lại là một nền kinh tế không bền vững. Đó là do hai yếu tố môi trường và xã hội không được quan tâm. Với nền kinh tế nâu chúng ta phải đối mặt với những hiểm họa về môi trường do ô nhiễm gây ra như biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu, … Để khắc phục biện pháp này, Chương trình môi trường liên hợp quốc đưa ra mô hình kinh tế xanh. Là mô hình kinh tế bền vững. Việt Nam Là một quốc gia đang phát triển nhưng tài nguyên chưa được coi là nguồn lực đặcbiệt quan trọng, vai trò, giá trị của tài nguyên còn chưa được nhận thức đầy đủ, sử dụng tài nguyên bị lãng phí, thất thoát nghiêm trọng bên cạnh cạnh các vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên bức xúc trong bối cảnh tác động biến đổi khí hậu tăng nhanh và diễn biến hết sức phức tạp vì thế việc lựa chọn chiến lược phát triển xanh là rất thích hợp, đóng góp vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong tiến trình hội nhập với thế giới của Việt Nam, việc áp dụng mô hình kinh tế xanh và thúc đẩy tăng trưởng xanh có nhiều điểm phù hợp và thuận lợi: (1) Nước ta nằm ở khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới (Ðông - Nam Á), hướng ra Biển Ðông - một trong những tuyến đường hàng hải sôi động nhất trên thế giới; gần với khu vực Ðông Bắc Á đang là tiên phong trong tăng trưởng xanh của thế giới (Nhật Bản, Hàn Quốc). (2) Nền chính trị ổn định, xã hội thân thiện, dân số đông. Riêng yếu tố chính trị ổn định đã là một lợi thế so sánh của ta đối với các nước trong khu vực. (3) Vị trí địa hình tự nhiên và tính đa dạng sinh học cao mở ra cơ hội phát triển một số ngành kinh tế xanh mũi nhọn, đồng thời phát triển và sử dụng các loại năng lượng tái tạo. (4) Cảnh quan thiên nhiên phong phú với nhiều khu vực được công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới, truyền thống văn hóa lịch sử đậm đà bản sắc dân tộc mở ra cơ hội để phát triển du lịch giải trí và xây dựng một nền công nghiệp văn hóa. (5) Quá trình hội nhập thành công của đất nước trong những năm qua cũng tạo ra nội lực để thúc đẩy tăng trưởng xanh và chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế; mặt khác, chúng ta đi sau các nước trong việc tiếp cận nền kinh tế xanh nên có thể học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của các nước đã thành công; đồng thời có được sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế trong việc nghiên cứu phát triển xây dựng mô hình. (6) Trong khu vực FDI, hầu hết các tập đoàn nổi tiếng thế giới về công nghệ cao đều đã vào Việt Nam. Nếu chúng ta có chính sách phù hợp hơn nữa thì các tập đoàn này sẽ đẩy 204
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG mạnh đầu tư công nghệ cao, góp phần nâng cao năng lực khoa học công nghệ của đất nước và kết nối với mạng sản xuất xanh toàn cầu. 3. Kinh nghiệm của một số nƣớc t ng trƣởng xanh Đến nay, thực tế cho thấy tăng trưởng xanh đã được xác định là trọng tâm trong chính sách phát triển quốc gia của nhiều nước trên thế giới trong nỗ lực đạt được sự phát triển bền vững. Trong đó, đáng chú ý nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản ở châu Á, Đức, Anh, Pháp, Hà Lan... ở châu Âu đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh. Còn tại các nước trong khu vực, ví dụ như Lào cũng đang trong quá trình xây dựng một lộ trình tăng trưởng xanh quốc gia. Campuchia cũng đang nỗ lực xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết sau khi ban hành lộ trình tăng trưởng xanh quốc gia. Trung quốc cũng đã có kế hoạch phát triển quốc gia nhấn mạnh vào nền kinh tế tuần hoàn trong khi Thái Lan nhấn mạnh vào nền kinh tế đầy đủ với những đặc điểm chính của nền kinh tế xanh… Ở Đức, lĩnh vực công nghệ môi trường có thể sẽ phát triển gấp 4 lần và chiếm 16% ngành sản xuấtcông nghiệp từ nay đến năm 2030. Đáng chú ý là nó sẽ mang lại nhiều việc làm hơn cả lĩnh vực sản xuất xe hơi và máy móc - hai ngành công nghiệp mũi nhọn của Đức - cộng lại. Tại Hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) bế mạc ngày13/11/2011 quyết định 45% c ... Ngân hàng Thế giới đã tính toán:148 tỉ USD đã được đầu tư vào các ngành công nghệ sạch vào năm 2007, tức tăng 60% so với năm 2006. Ở Mỹ, những ngành công nghệ tốt cho môi trường đứng hàng thứ ba trong các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư, sau viễn thông và công nghệ sinh học.Thị trường sản xuấtvà dịch vụ môi trường ước tính mỗi năm mang lại 1.370 tỉ USD. Con số này sẽ tăng gấp đôi từ nay đến năm 2020, nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Xanh như xây dựng, năng lượng, vận tải ở các nướcđang phát triển có thể lên tới 563 tỷ USD vào năm 2030 cùng với 100 tỷ USD để thích nghi với biến đổi khí hậu. Những dữ liệu thực tế này cho thấy, gieo mầm Kinh tế Xanh, tạo nên tăng trưởng xanh là chiếnlược cho phát triển bền vững ở tương lai. Kinh nghiệm của Hàn Quốc- một trong những quốc gia đi đầu về tăng trưởng xanh cho thấy, ngay từ năm 2008, Hàn Quốc đã dành 80% trong gói kích cầu kinh tế khoảng 38,1 tỷ USD để dùng cho sự chuyển dịch từ nền kinh tế nâu sang nền kinh tế xanh. Chiến lược quốc gia về “tăng trưởng xanh, các-bon thấp” của Hàn Quốc xác định tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng là 2,7% (năm 2009), 3,78% (năm 2013) và hơn gấp đôi lên đến 6,08% (năm 2020); đồng thời đề ra mục tiêu trung hạn giảm phát thải khí nhà kính dự kiến sẽ xuống còn 30% vào trước năm 2020 (đây là mức cắt giảm phát thải cao nhất do IPCC đề xuất). Tại các nước trong khu vực, ví dụ như Lào cũng đang trong quá trình xây dựng một lộ trình tăng trưởng xanh quốc gia. Campuchia cũng đang nỗ lực xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết sau khi ban hành lộ trình tăng trưởng xanh quốc gia. Để tăng trưởng xanh, Trung Quốc cũng tiến hành những cuộc cách mạng sạch, cách mạng xanh, cách mạng công nghệ cao... Chỉ riêng trong lĩnh vực tái chế và năng lượng tái tạo, mỗi năm, Trung Quốc đã kiếm được 17 tỷ USD và tạo công ăn việc làm cho 10 triệu người. Tại Hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC tại đảo Hawaii, Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua Tuyên bố Honolulu, trong đó, APEC xác định cần phải giải quyết các thách thức môi trường và kinh tế của khu vực bằng cách hướng đến nền kinh tế xanh, carbon thấp, nâng cao an ninh năng lượng và tạo nguồn mới cho tăng trưởng kinh tế và việc làm. Năm 2012, APEC phát triển danh mục hàng hóa môi trường (hàng hóa xanh) và giảm thuế quan đối các mặt hàng này vào cuối năm 2015. APEC sẽ xóa bỏ rào cản phi thuế quan bao gồm các yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa đối với các dịch vụ và hàng hóa môi trường. Để thúc đẩy các mục tiêu tăng trưởng xanh, APEC sẽ thực hiện các biện pháp như giảm 45% cường độ sử dụng năng lượng của APEC vào năm 2035 so với năm 2005, kết hợp các chiến lược phát triển về thải carbon thấp vào các kế hoạch tăng trưởng kinh tế thông qua dự án Thành phố mẫu carbon thấp... 205
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 4. Cách mạng công nghiệp 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số, là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Năm 2013, một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp tục nhắc tới Industrie 4.0 tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos tháng 1/2015. Công nghiệp 4.0 tạo ra những “nhà máy thông minh” (tiếng Anh: Smart factory). Trong các nhà máy thông minh với cấu trúc kiểu mô-đun, hệ thống thực-ảo giám sát các quy trình thực tế, tạo ra một bản sao ảo của thế giới thực và đưa ra các quyết định phân tán. Qua Internet Vạn Vật, các hệ thống thực-ảo giao tiếp và cộng tác với nhau và với con người trong thời gian thực, và với sự hỗ trợ của Internet Dịch vụ, dịch vụ nội hàm và dịch vụ xuyên tổ chức được cung cấp cho các bên tham gia chuỗi giá trị sử dụng. Nhìn lại lịch sử, con người đã chứng kiến 3 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (từ 1784) xảy ra khi loài người phát minh động cơ hơi nước, tác động trực tiếp đến các ngành nghề như dệt may, chế tạo cơ khí, giao thông vận tải. Động cơ hơi nước được đưa vào ôtô, tàu hỏa, tàu thủy, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (từ 1870) đến khi loài người phát minh ra động cơ điện, mang lại cuộc sống văn minh, năng suất tăng nhiều lần so với động cơ hơi nước. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (từ 1969) xuất hiện khi con người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với nhau. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là những công nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng là từ cuộc cách mạng này. Hiện nay, Công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ dự án của Đức với sự tham gia của nhiều nước và trở thành một phần quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thực trạng định hƣớng t ng trƣởng xanh ở Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0 Thành tựu - Tăng trưởng xanh thúc đẩy tạo việc làm và thu nhập cho người dân thông qua đầu tư của Nhà nước và tư nhân - Thúc đẩy phát triển các ngành nghề thân thiện với môi trường và - các dịch vụ sinh thái . - Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống con người và công bằng xã hội, - Giảm đáng kể những rủi ro về môi trường và những tác động tiêu cực về sinh thái do hoạt động của con người. - Nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh của nền kinh tế, giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó có hiệu quả với những tác động của biến đổi khí hậu. Mục tiêu chung của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh là tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, mục tiêu cụ thể là tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó, nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phác thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi 206
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh. Mục tiêu cụ thể, giai đoạn 2011 - 2020: giảm cường độ phát thải nhà kính 8 -10% so với năm 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 1 - 1,5% mỗi năm. Giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10% đến 20% so với phương án phát triển bình thường. Trong đó, mức tự nguyện khoảng 10%, 10% còn lại mức phấn đấu khi có thêm hỗ trợ quốc tế. Định hướng đến năm 2030: giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm ít nhất 1,5 - 2%, giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 20% đến 30% so với phương án phát triển bình thường. Trong đó, mức tự nguyện khoảng 20%, 10% còn lại mức khi có thêm hỗ trợ quốc tế. Định hướng đến năm 2050: giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm từ 1,5-2%. Xanh hóa sản xuất: Thực hiện một chiến lược “công nghiệp hóa sạch” thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm. Những chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 gồm: Giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP là 42 - 45%; tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường là 80%, áp dụng công nghệ sạch hơn 50%, đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu vốn tự nhiên phấn đấu đạt 3 - 4% GDP. Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững: Kết hợp nếp sống đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại để tạo nên đời sống tiện nghi, chất lượng cao mang đậm bản sắc dân tộc cho xã hội Việt Nam hiện đại. Thực hiện đô thị hóa nhanh, bền vững, duy trì lối sống hòa hợp với thiên nhiên ở nông thôn và tạo lập thói quen tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới toàn cầu. Những chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 gồm: Tỷ lệ đô thị loại III có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn quy định: 60%, với đô thị loại IV, loại V và các làng nghề: 40%, cải thiện môi trường khu vực bị ô nhiễm nặng 100%, tỷ lệ chất thải được thu gom, xử lý hợp tiêu chuẩn theo Quyết định số 2149/QĐ-TTg, diện tích cây xanh đạt tương ứng tiêu chuẩn đô thị, tỷ trọng dịch vụ vận tải công cộng ở đô thị lớn và vừa 35 - 45%, tỷ lệ đô thị lớn và vừa đạt tiêu chí đô thị xanh phấn đấu đạt 50%. Là một quốc gia đang phát triển, trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng còn thấp, tăng trưởng kinh tế vẫn còn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Cùng với đó, tài nguyên chưa được coi là nguồn lực đặc biệt quan trọng, vai trò, giá trị của tài nguyên còn chưa được nhận thức đầy đủ, đánh giá đúng tầm. Điều đó dẫn đến hiệu quả sử dụng tài nguyên bị lãng phí, thất thoát nghiêm trọng bên cạnh cạnh các vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên bức xúc trong bối cảnh tác động biến đổi khí hậu tăng nhanh và diễn biến hết sức phức tạp. Cùng với những tác động tiêu cực từ những biến động nền kinh tế thế giới thời gian qua cũng như các vấn đề nội tại, nền kinh tế Việt Nam lại càng gặp nhiều thách thức, khó khăn.Trong bối cảnh này, Việt Nam đã xác định rõ rằng không có con đường nào khác ngoài lựa chọn thúc đẩy tăng trưởng xanh. Điều này cũng đã được nhấn mạnh trong những văn kiện quan trọng nhất của đất nước và đang được hiện thực hoá khi chính phủ chính thức giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Chiến lược phát triển xanh quốc gia. Giải pháp n o cho định hƣớng t ng trƣởng xanh tại Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0? Trước hết, về nhận thức, hiểu thế nào là một nền “kinh tế xanh” hiện nay ở Việt nam vẫn còn hết sức mới mẻ, đòi hỏi phải có những nghiên cứu và phổ biến rộng rãi kiến thức trong tầng lớp lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và người dân. Nếu 207
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG không nhận thức đầy đủ, tính đồng thuận trong xã hội sẽ không đạt được, do vậy sẽ khó thực hiện. Dưới tác động của cuộc cách mạng này, công tác điều hành của Chính phủ của Việt Nam cũng sẽ có được sức mạnh công nghệ mới để tăng quyền kiểm soát, cải tiến hệ thống quản lý xã hội. Song cũng như các chính phủ khác trên thế giới, Chính phủ Việt Nam cũng sẽ ngày càng phải đối mặt với áp lực phải thay đổi cách tiếp cận hiện tại của mình để hoạch định và thực hiện chính sách, trong đó quan trọng nhất là phải nâng cao vai trò của người dân trong quá trình này. Điều này sẽ càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam đang tiến vào giai đoan phát triển mới rất quan trọng đòi hỏi đổi mới mạnh mẽ về tư duy, quyết tâm cao của Chính phủ nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tập trung tuyên truyền, giáo dục định hướng thay đổi nhận thức trước đây của xã hội từ nền “Kinh tế nâu” sang nền “Kinh tế xanh” để tạo ra một sự đồng thuận cao trong xã hội từ lãnh đạo đến người dân và doanh nghiệp, từ đó thay đổi quan niệm và nhận thức về một “Nền kinh tế xanh”. Trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, đổi mới giáo trình, bài giảng theo hướng tiếp cận phát triển “Nền kinh tế xanh”. Nâng cấp nội dung “Kinh tế môi trường” và “Kinh tế tài nguyên thiên nhiên” truyền thống theo hướng giảng dạy “Kinh tế xanh” Thứ hai, về cách thức tiến hành, so với nền kinh tế truyền thống-“Nền kinh tế nâu”, xây dựng mô hình mới-“Nền kinh tế xanh”, thay đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế có sự khác biệt như thế nào và bắt đầu từ đâu trong bối cảnh phát triển kinh tế Việt nam hiện nay. Thứ ba, nền kinh tế xanh gắn với sử dụng năng lượng tái tạo, cac bon thấp, tăng trưởng xanh, đầu tư khôi phục hệ sinh thái, giải quyết sinh kế gắn với phục hồi môi trường…. Thực tế công nghệ sản xuất ởViệt nam hiện nay so với thế giới phần lớn là công nghệ cũ, tiêu hao năng lượng lớn, việc thay đổi công nghệ mới phù hợp với nền kinh tế xanh là thách thức không nhỏ nếu không có trợ giúp của các nước cócông nghệ cao trên thế giới. Nhiều vùng nông thôn và khu vực miền núi, sinh kế người dân còn gặp nhiều khó khăn. Đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ trong nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các lĩnh vực ngành nghề trong nội hàm của “Nền kinh tế xanh” như sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ sản xuất tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít năng lượng, công nghệ giảm thiểu phát thải khí nhà kính; hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường; Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên. Thứ tư, về huy động nguồn vốn cho thực hiện mục tiêu “Xây dựng nền kinh xanh”, mặc dù Việt nam đã thoát khỏi ngưỡng của nước nghèo nhưng tích luỹ quốc gia so với các nước đã phát triển còn quá thấp,điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình triển khai hướng tới “Nền kinh tế xanh”. Đổi mới quy hoạch sử dụng đất cho phát triển đô thị, phát triển giao thông, khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình phúc lợi xã hội theo hướng dành quỹ đất đủ cho phát triển cây xanh, hồ nước và các công trình hạ tầng kỹ thuật môi trường theo quy định tiêu chuẩn quốc tế. Cải cách lại hệ thống thuế tài nguyên và xem xét lại thuế môi trường hướng tới phát triển nền kinh tếxanh được điều chỉnh thông qua công cụ tài chính và thuế khóa nhằm khuyến khích tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên, nhất là tài nguyên quý hiếm, bảo vệ môi trường. Rà soát, xem xét lại cơ chế chính sách đã có liên quan đến dịch vụ hệ sinh thái và đầu tư cho phát triển rừng thời gian vừa qua, gắn phát triển rừng với xóa đói giảm nghèo trên cơ sở phát huy hiệu quả thể chế “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, những ưu thế của công cụ kinh tế liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng, bổ sung và hoàn thiện công cụ này triển khai trong cả nước. Dựa vào tiêu chí quốc tế như đã dự tính của UNEP, đầu tư công toàn cấu 2% GDP cho phát triển kinh tế xanh, tổng kết thời gian vừa qua mức độ đầu tư cho môi trường ở Việt nam còn thiếu hụt bao nhiêu để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Tích cực hợp tác quốc tế trong nỗ lực xây dựng “Nền kinh tế xanh” ở Việt nam, huy động các nguồn lực hỗ trợ của quốc tế, nhất là nguồn vốn đầu tư 2% GDP toàn cầu. Thứ năm, Cơ chế chính sách hướng tới thực hiện “Nền kinh tế xanh” ở Việt Nam hiện nay gần như chưa có, trong khi trên thế giới cũng mới đề xuất hướng tiếp cận. Việc rà soát lại cơ chế chính sách liên quan và sửa đổi bổ sung cho phù hợp với mô hình phát triển mới theo 208
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG hướng cơ cấu lại ngành kinh tế và hướng tới nền “kinh tế xanh” là thách thức không nhỏ. Về cơ chế chính sách, trên cơ sở cương lĩnh định hướng Chiến lược phát triển kinh tế-xã Việt nam giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Cơ chế chính sách cần tập trung vào tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới mô hình tăng trưởng, trọng tâm là cơ cấu lại ngành nghề,ưu tiên phát triển các ngành có công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường; Sử dụng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên; Không gây ô nhiễm môi trường; Phục hồi tài nguyên và hệ sinh thái Lời kết Tùy vào điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn mà Việt nam có thể lựa chọn định hướng tăng trường xanh cho phù hợp. Chính vì lẽ đó trong cuộc CMCN 4.0 lần này với đặt ra nhiều thách thức mới đối với các nước đang phát triển như Việt Nam - Đó là thách thức tụt hậu xa hơn, lao động chi phí thấp mất dần lợi thế, khoảng cách công nghệ và tri thức nới rộng hơn dẫn đến phân hóa xã hội sẽ sâu sắc hơn... thì Chính phủ, các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu và cơ sở giáo dục tại Việt Nam cần phải nhận thức được và sẵn sàng thay đổi và có chiến lược phù hợp cho việc phát triển công - nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế hay nguồn nhân lực trong thời kỳ Internet vạn vật và cuộc CMCN 4.0. Điều này đòi hỏi Việt Nam cũng cần phải có cách tiếp cận phù hợp với điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế, trình độ phát triển cùng các các vấn đề xã hội và môi trường. Trong những năm tới, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tôi cho rằng một số hướng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng xanh nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế hướng tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam trong những năm tới như sau: - Thay đổi nhận thức về tăng trưởng Xanh - Thay đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế - Thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế dựa trên các hệ sinh thái; - Đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng các bon thấp và ít chất thải; - Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; - Phát triển dịch vụ môi trường và ngành công nghiệp tái chế. 209
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Chính phủ, Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh Tài liệu tiếng Anh 2. Bill Lydon (2014), Only One – Tenth of Germany‟s High – Tech Stratery, Industry 4.0. 3. Hermann, Pentek, Otto (2015), Desigh Principles for Industrie 4.0 Scenarios. 4. Và một số website THE GREEN GROWTH RANK IN VIETNAM IN THE INDUSTRIAL NETWORK 4.0 SUMMARY Green growth is a necessary growth in times of economic crisis, ecological crisis across the world, as an optimum way that economists, the environment think to stop the challenges. of climate change is increasingly affecting people's lives. Green growth has been chosen by many countries as a new development model to tackle complex ongoing problems: the world's resources are dwindling, biodiversity depleted, Environmental pollution continues to increase, climate change is increasingly clear. In Vietnam, the Ministry of Planning and Investment (MPI) has announced the "National Strategy for Green Growth for 2011-2020 and Vision to 2050". However, in order to realize and be effective, there must be synchronous solutions. The industrial revolution 4.0 (CMCN 4.0) is considered to bring great opportunities for our country, when first joined a "playground" without borders, no gap, after three times missed rhythm CMCN mechanical, electrification and automation before. If we do not light the golden opportunity, forecasting the risks and challenges that we face will be very fierce. The article is based on the available advantages of Vietnam, combined with lessons learned. Many other countries around the world are in the process of implementing green growth and the opportunities and challenges that the 4.0 CMC has set out to propose solutions that are hopeful of contributing to the cause. Orientation of green growth in our country today. Key words: green growth, green growth model, green growth direction, growth, industrial networks 4.0. 210
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn