intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định hướng văn hóa tiêu dùng hàng nội.

Chia sẻ: Ho Truc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

92
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo nhiều chuyên gia, học giả, để văn hóa tiêu dùng hàng Việt Nam được định hình trong cộng đồng người Việt Nam, việc định hướng văn hóa tiêu dùng hàng Việt Nam là rất cần thiết. Có nhiều cách để định hướng văn hóa tiêu dùng, nổi bật là những cách định hướng qua chuyên gia, qua người tiêu dùng đã từng dùng sản phẩm, qua các sản phẩm văn hóa khác hay qua hệ thống giải thưởng xếp hạng… ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định hướng văn hóa tiêu dùng hàng nội.

  1. Định hướng văn hóa tiêu dùng hàng nội. Theo nhiều chuyên gia, học giả, để văn hóa tiêu dùng hàng Việt Nam được định hình trong cộng đồng người Việt Nam, việc định hướng văn hóa tiêu dùng hàng Việt Nam là rất cần thiết. Có nhiều cách để định hướng văn hóa tiêu dùng, nổi bật là những cách định hướng qua chuyên gia, qua người tiêu dùng đã từng dùng sản phẩm, qua các sản phẩm văn hóa khác hay qua hệ thống giải thưởng xếp hạng… Chọn rượu Việt Nam hay rượu Tây? Ảnh chụp tại một quầy rượu trên phố Trần Duy Hưng (Hà Nội)
  2. Định hướng qua chuyên gia Chuyên gia là những người có kiến thức chuyên sâu cả về lý thuyết và kinh nghiệm trong từng lĩnh vực. Bởi vậy, ý kiến của chuyên gia thường được người tiêu dùng tin tưởng nhiều hơn cả. “Khi nhận được thông tin sản phẩm chất lượng từ chuyên gia, người tiêu dùng đều tin tưởng về chất lượng sản phẩm, họ sẵn sàng cân nhắc hoặc mua liền”, PGS, TS Dương Thị Liễu (Trưởng bộ môn Văn hóa kinh doanh, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân) nói: “Không chỉ tin tưởng chuyên gia trong việc đánh giá chất lượng mà ngay cả khi nhận được thông tin sản phẩm kém chất lượng từ chuyên gia, đa số người tiêu dùng sẽ ngưng sử dụng ngay lập tức”. Sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với lời nói của các chuyên gia được khẳng định rõ nét qua việc xử lý một số vụ việc nổi cộm gần đây.
  3. Chẳng hạn, khi xuất hiện thông tin “ăn bưởi có thể bị ung thư”, người tiêu dùng lập tức quay lưng với sản phẩm này. Khi các chuyên gia khẳng định qua các phương tiện truyền thông đại chúng rằng các loại bưởi tại Việt Nam không có chứa chất gây ung thư, bưởi Việt Nam lại được người tiêu dùng đón nhận. Hay khi tiếp nhận được thông tin xuất hiện trứng gà giả trên thị trường, trứng gà hầu như lập tức bị người tiêu dùng tẩy chay khiến nông dân trong nước lao đao. Nhưng khi các chuyên gia lên tiếng khẳng định, giá thành sản xuất trứng gà giả cao hơn giá thành sản xuất trứng gà thật, nhiều người tiêu dùng mới dám tiếp tục tiêu thụ trứng gà. Bởi vậy, nhiều người cho rằng, nếu các chuyên gia thường xuyên lên tiếng khẳng định về những ưu thế nổi trội của hàng Việt Nam và những chuyên gia ấy cũng gương mẫu trong việc tiêu dùng hàng nội, thì cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sẽ thành công hơn. Định hướng qua người tiêu dùng
  4. Người tiêu dùng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo hiệu ứng đám đông để việc tiêu dùng hàng Việt Nam trở thành thói quen văn hóa. Vì thế, Nhà nước và các doanh nghiệp nên có chính sách khuyến khích người tiêu dùng quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nội địa cho người thân, bạn bè, nếu họ nhận thấy những sản phẩm ấy đủ tốt. Chẳng hạn, cứ giới thiệu thêm được một người khác tiêu dùng sản phẩm nội địa, người giới thiệu sẽ được cộng 1 điểm vào quỹ điểm “khách hàng thân thiện”. Định kỳ, các doanh nghiệp tổ chức tri ân, tôn vinh nhóm khách hàng thân thiện nhất. Dựa trên kết quả tôn vinh của doanh nghiệp, Nhà nước sẽ tôn vinh những người tiêu dùng tiêu biểu nhất trên cả nước trong việc quảng bá, giới thiệu hàng Việt Nam. Ngoài ra, trên từng cấp độ, từ doanh nghiệp cho tới Nhà nước, có thể khuyến khích người tiêu dùng là người nổi tiếng - chẳng hạn những vận động viên, diễn viên, ca sĩ, chính khách có sức ảnh hưởng lớn tới cộng đồng - gương mẫu tiêu dùng hàng nội địa. Khi ấy, nét đẹp văn hóa tiêu dùng hàng Việt Nam sẽ được cộng hưởng mạnh hơn.
  5. Trao đổi với các phóng viên về vấn đề này, nhà Sử học Dương Trung Quốc cũng đã từng nhấn mạnh: Nếu lãnh đạo không gương mẫu dùng hàng Việt Nam thì sẽ rất khó vận động người Việt Nam lựa chọn tiêu dùng hàng Việt Nam. Còn PGS, TS Lê Quý Đức (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) thì dẫn kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới: “Chúng ta biết rằng người Nhật Bản, người Hàn Quốc rất tự giác tiêu dùng hàng hóa của họ ở trong nước và cả khi ra nước ngoài. Các lãnh đạo, quản lý (các chính khách và chủ doanh nghiệp) gương mẫu tiêu dùng hàng nội địa. Chính phủ Hàn Quốc quy định các bộ trưởng, thứ trưởng và các công chức cao cấp phải tự giác sử dụng ô tô của nước mình sản xuất, đó là một tiêu chí đánh giá phẩm chất đạo đức công chức, đạo đức của người lãnh đạo, quản lý”. Định hướng văn hóa tiêu dùng qua nghệ thuật
  6. Hàn Quốc từng rất thành công trong việc quảng bá thương hiệu quốc gia cùng thương hiệu hàng hóa qua các tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình. Bởi vậy, các mẫu hàng hóa Hàn Quốc cũng như nét đẹp trong văn hóa Hàn Quốc có sức lan tỏa rất lớn không chỉ ở trong nước, mà còn trên cả thế giới. Trong khi đó, Việt Nam chưa thực sự chú trọng sản xuất những bộ phim để tôn vinh và quảng bá thương hiệu hàng hóa Việt Nam có hiệu quả cao như Hàn Quốc. Ngoài ra, Nhà nước cần quản lý và đứng ra tổ chức những đợt bình chọn, công nhận và công bố những thương hiệu hàng Việt Nam có chất lượng tốt, giúp người tiêu dùng có kênh thông tin chính thức để nhận diện và lựa chọn tiêu dùng. “Trong một thị trường phong phú, đa dạng, một rừng hàng hóa, người tiêu dùng không biết lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ như thế nào phù hợp với nhu cầu, bảo đảm chất lượng và an toàn, thì họ có thể dựa vào những thông tin hữu ích từ những giải thưởng, danh hiệu có uy tín”, PGS,TS Dương Thị Liễu nói.
  7. Như vậy, để định hình và phát triển thói quen văn hóa tiêu dùng hàng Việt Nam, đưa cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sớm về đích thành công, thì cả Nhà nước, các doanh nghiệp, toàn xã hội và từng người dân phải cùng vào cuộc. Nếu chỉ kêu gọi người tiêu dùng “ưu tiên dùng hàng Việt”, nhưng các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm được yêu cầu và nhu cầu của “thượng đế” thì sẽ không hiệu quả. Ngược lại, nếu doanh nghiệp chỉ sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ tốt mà không biết cách quảng bá, giới thiệu sản phẩm thì người tiêu dùng sẽ không biết đến. Nhà nước cũng không thể đứng ngoài cuộc trong việc gắn kết giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chính vì thế, nhiều chuyên gia nhận định: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cần có những chiến lược dài hơi và khó có thể thành công trong ngày một, ngày hai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1