intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định nghĩa chủ nghĩa xã hội

Chia sẻ: Nguyen AAA | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

120
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ nghĩa xã hội bao gồm các tư tưởng chính trị ủng hộ một hệ thống kinh tế-xã hội mà trong đó các sở hữu và các tài sản là thuộc quyền điều khiển của toàn thể cộng đồng nhằm mục đích tiến đến sự công bằng trong xã hội và trong kinh tế cũng như tiến đến một sự hợp tác tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định nghĩa chủ nghĩa xã hội

  1. Chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội bao gồm các tư tưởng chính trị ủng hộ một hệ thống kinh tế-xã hội mà trong đó các sở hữu và các tài sản là thuộc quyền điều khiển của toàn thể cộng đồng nhằm mục đích tiến đến sự công bằng trong xã hội và trong kinh tế cũng như tiến đến một sự hợp tác tốt hơn[1]. Quyền điều khiển có thể là trực tiếp qua một tập thể như hình thức công đoàn hay gián tiếp qua hình thức nhà nước. Nhìn theo khía cạnh kinh tế thì chủ nghĩa xã hội có đặc tính là sự sở hữu của các phương tiện sản xuất đã được "cộng đồng hóa". Phong trào xã hội hiện nay bắt đầu từ phong trào của giai cấp lao động trong cuối thế kỷ 19. Trong thời gian đó, cụm từ "chủ nghĩa xã hội" thường được dùng để nói về những phê phán của các nhà phê bình xã hội châu Âu khi họ phê bình về chủ nghĩa tư bản và về khái niệm sở hữu riêng. Đối với Karl Marx, người đã đóng góp một phần lớn trong việc xây dựng phong trào xã hội hiện đại, thì chủ nghĩa xã hội sẽ là một hệ thống kinh tế-xã hội sau khi một cuộc cách mạng đã nổ ra để chuyển quyền điều khiển các phương tiện sản xuất từ tay của một số ít sang tay của một tập thể. Sau đó, xã hội đó sẽ tiến sang chủ nghĩa cộng sản. Có rất nhiều tư tưởng và phong trào được gọi, hay tự gọi, là theo chủ nghĩa xã hội. Nhưng từ thế kỷ 19 đến nay, những người theo chủ nghĩa xã hội đã không thể đưa ra một tư tưởng hay một kế hoạch chung cho họ. Trái lại, những người theo chủ nghĩa xã hội tự chia họ ra nhiều nhánh khác nhau và đôi khi đối nghịch nhau, nhất là giữa những người theo nhánh chủ nghĩa xã hội cải cách và những người theo chủ nghĩa cộng sản. Kể từ thế kỷ 19 những người theo chủ nghĩa xã hội đã có những lối nhìn khác nhau cho chủ nghĩa này dưới góc độ của một hệ thống về cách tổ chức kinh tế. Một số
  2. người muốn quốc hữu hóa hoàn toàn các phương tiện sản xuất, trong khi những người dân chủ xã hội đề nghị chỉ quốc hữu hóa một số kỹ nghệ chính trong phạm vi của một nền kinh tế hỗn hợp giữa thị trường và nhà nước. Những người theo chủ nghĩa Stalin, kể cả những người có ấn tượng về mô hình phát triển kinh tế của Liên Xô, đã kêu gọi cho một nền kinh tế tập trung được chỉ định bởi một nhà nước nắm tất cả quyền sản xuất. Những người khác, trong đó có nhiều người tự gọi mình là Cộng sản tại Nam Tư và Hungary trong thập niên 1980 và thập niên 1990, nhiều người Cộng sản Trung Quốc sau thời kỳ cải cách và một số nhà kinh tế học phương Tây, đã đề nghị nhiều dạng của chủ nghĩa xã hội thị trường nhằm mục đích tìm được hòa giải giữa hai lợi thế của quốc hữu hóa và của sức mạnh thị trường[2]. Trong khi đó, nhiều người trong công đoàn không tin tưởng vào hình thức chính phủ (chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ - anarcho-syndicalism; anarchy = vô chính phủ, syndicate = công đoàn), các người theo chủ nghĩa Luxemburg như Đảng Xã hội Hoa Kỳ (Socialist Party USA) cũng như nhiều thành phần của phong trào "New Left" (Cánh tả Mới) của Mỹ lại muốn phân quyền của các sở hữu cộng đồng tại trung ương để trao cho các hợp tác xã hay các hội đồng của các nhóm lao động. Vì các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản hay sử dụng các từ "xã hội chủ nghĩa" và "chủ nghĩa xã hội" để tự gọi họ nên đã có nhiều nhầm lẫn[cần dẫn nguồn]. Sự khác biệt giữa hai chủ nghĩa là: theo lý thuyết của những người theo chủ nghĩa Mác- Lênin chủ nghĩa xã hội là giai đoạn nằm giữa trong quá trình từ chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa Cộng Sản hay những người theo trường phái chủ nghĩa xã hội khác đưa ra chủ nghĩa xã hội là hình thái kinh thái kinh tế - xã hội không phải chủ nghĩa tư bản, và không đưa ra mục tiêu tiến đến chủ nghĩa cộng sản. Một số trường phái chủ nghĩa xã hội vẫn chấp nhận đa nguyên về kinh tế và chính trị. Chủ nghĩa này tạo ra sự bình đẳng xã hội bằng chính sách thuế và an sinh xã hội thay vì kinh tế tập thể bắt buộc.
  3. Theo các nhà kinh điển chủ nghĩa Marx - Lenin thì nguyên tắc phân phối Xã hội chủ nghĩa: "Làm theo năng lực, hưởng theo lao động"; xã hội Cộng Sản chủ nghĩa: Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.[cần dẫn nguồn] Mục lục  1 Tiền lệ lịch sử  2 Chủ nghĩa Marx và phong trào xã hội o 2.1 Quan niệm về chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Marx: (góc độ lý luận)  3 Các trường phái chủ nghĩa xã hội  4 Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản  5 Các nước xã hội chủ nghĩa  6 Xem thêm  7 Đọc thêm  8 Chú thích Tiền lệ lịch sử Trong lịch sử các tư tưởng chính trị, các nhân tố nhất định của một quan điểm chủ nghĩa xã hội hay cộng sản đã xuất hiện trước khi được khái quát lại thành hệ thống lý luận của chủ nghĩa xã hội trong nửa đầu thế kỷ 19.
  4. Ví dụ, tác phẩm Cộng hòa (tiếng Hy Lạp: Πολιτεία Politeia) của Plato hay tác phẩm Utopia (Thế giới không tưởng) của Thomas More là hai dẫn chứng[3]. Phong trào Mazdak trong thế kỷ thứ 5, diễn ra ở vùng mà bây giờ là Iran, đã được tả là "có tính chất cộng sản" do đã thách thức nhiều quyền lợi của tầng lớp quý tộc và tăng lữ, đồng thời đấu tranh cho một xã hội quân bình[4]. William Morris cho rằng John Ball, một trong những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Anh vào năm 1381, là người theo chủ nghĩa xã hội đầu tiên[5]. John Ball được công nhận là đã nói câu nói nổi tiếng sau đây: "When Adam delved and Eve span, Who was then the gentleman?" (Khi Adam đào đất, và Eve quay sợi, Thì ai là chủ [để họ phải trả tiền cho] đây?[6]) Trong cuộc Nội chiến Anh vào giữa thế kỷ 17, các phong trào được mô tả là có dáng dấp xã hội chủ nghĩa gồm Phong trào san bằng (Levellers) và Phong trào đào sâu (Diggers), phong trào sau tin rằng đất đai nên được giữ chung. (to level = san bằng; to dig = đào; có nghĩa là Diggers chú trọng là phải đào sâu hơn, hay san bằng nhiều hơn, Levellers.) Suốt thời kỳ Khai sáng trong thế kỷ 18, sự phê bình về bất bình đẳng đã xuất hiện trong tác phẩm của những nhà lý luận như Jean Jacques Rousseau ở Pháp, tác phẩm Du contrat social (Hợp đồng xã hội) của ông bắt đầu với "Con người được sinh ra tự do, và đâu đâu anh ta cũng ở trong xiềng xích"[7]. Sau Cách mạng Pháp năm 1789, François Noël Babeuf ủng hộ mục tiêu quyền sở hữu chung về đất đai và sự bình đẳng toàn diện về kinh tế và chính trị giữa các công dân. Chủ nghĩa Marx và phong trào xã hội Quan niệm về chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Marx: (góc độ lý luận)
  5.  Là tổng hợp các tư tưởng phản ảnh các cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột giữa giai cấp bị áp bức, bóc lột và giai cấp bóc lột đang là giai cấp thống trị.  Là tổng hợp các tư tưởng phản ảnh những ước mơ, nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của con người mà trước hết là những người lao động nghèo khổ về một xã hội tương lai tốt đẹp không có áp bức bóc lột.  Là tổng hợp những (phương pháp, cách thức, con đường) giải pháp khả thi để đi đến xã hội mong muốn đó. Các trường phái chủ nghĩa xã hội Mục tiêu của tất cả các phong trào theo chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội công bằng hơn chủ nghĩa tư bản, nhưng họ thường bất đồng trong các quan điểm về chủ nghĩa xã hội, cách thức cải tạo chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội, mô hình nhà nước, vai trò nhà nước trong nền kinh tế, mô hình quản lý sản xuất. Khác với những người theo chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ hay vô chính phủ, chủ nghĩa xã hội tự do cá nhân, hầu hết các trường phái chủ nghĩa xã hội đều đề cao vai trò của Nhà nước. Hai trường phái chủ nghĩa xã hội cơ bản là trường phái chủ nghĩa xã hội dân chủ và chủ nghĩa cộng sản. Mục tiêu của những người cộng sản không chỉ đề cao vai trò của Nhà nước, sở hữu Nhà nước mà tiến tới một xã hội cộng sản. Theo lý luận của những người cộng sản, nhất thiết cần tiến hành cách mạng vô sản để xóa bỏ chủ nghĩa tư bản. Sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản đặc biệt là sự đa dạng hóa trong sở hữu và quản lý gây khó khăn và làm phân hóa thêm những người theo chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
  6. Thông tin trong bài này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào. Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. Chủ nghĩa xã hội thường được hiểu là hệ tư tưởng hay hệ thống kinh tế đối lập với chủ nghĩa tư bản. Cuộc chiến về lí luận và thực tế giữa những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội là trung tâm của các sự kiện thế giới trong suốt thế kỷ XX. Những người theo chủ nghĩa xã hội hay ủng hộ chủ nghĩa xã hội công kích chủ nghĩa tư bản đã gây ra bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo, chế độ đẳng cấp, nạn bóc lột lao động, lối sống thực dụng, tha hoá con người. Họ cũng công kích những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản dung dưỡng, dung túng cho nhiều chế độ quân chủ, thần quyền (như một số nước Trung Đông và một số nước khác hiện nay), cho chủ nghĩa phong kiến và địa chủ, các hủ tục, cho các chế độ phân biệt chủng tộc (như Nam Phi). Chủ nghĩa tư bản theo họ là cha đẻ cho chủ nghĩa thực dân (chủ nghĩa đế quốc), hay thao túng kinh tế các nước nghèo đói. Chủ nghĩa tư bản được xem là góp phần dựng nhiều chế độ độc tài hay cai trị độc đoán, chuyên chế ở Mỹ Latin (Haiti, Nicaragua,Paraguay, Chile, Argentina, Peru, El Salvador...), ở Philippines, Nam Triều Tiên, Nam Việt Nam, Indonesia trước đây, chế độ quân phiệt và độc đoán Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc và Đài Loan, ở một số nước châu Phi, chế độ độc đoán trước đây ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
  7. Những người theo chủ nghĩa tư bản hay ủng hộ chủ nghĩa này đổ lỗi cho chủ nghĩa xã hội gây ra nhiều cuộc nội chiến, các cuộc cách mạng (mà họ thường gọi là đảo chính hay nổi loạn), sự cưỡng ép các mô hình kinh tế tập thể hay nhà nước gây nghèo đói, tham nhũng, tước đoạt quyền tư hữu. Họ cho các nạn đói trên diện rộng ở Trung Quốc, Campuchia,... một số nước châu Phi trước đây là hậu quả của kinh tế hợp tác cưỡng ép. Những người theo chủ nghĩa tư bản cũng cho chủ nghĩa xã hội cản trở cho tự do kinh doanh của người dân, để nhà nước thao túng toàn bộ kinh tế (bao gồm cả truyền thông, giáo dục, y tế...) gây bất bình đẳng, chậm phát triển. Đường lối chống tôn giáo của một số phái chủ nghĩa xã hội bị xem là cực đoan. Nhiều người theo chủ nghĩa tư bản cũng đổ lỗi cho chủ nghĩa xã hội gây ra các chế độ cai trị độc đoán ở Bắc Phi và một số nước châu Phi khác (Zimbabwe,...), Syria, Iraq, Miến Điện trước đây, các chế độ độc đoán của Stalin (Liên Xô), Mao Trạch Đông (Trung Quốc), Nicolae Ceauşescu ở Romania,... chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia. Cả hai phía ủng hộ chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội đều đổ lỗi cho nhau trong sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít. Sự phát triển của các phong trào Hồi giáo cực đoan được những người theo chủ nghĩa xã hội đổ lỗi cho sự khuyến khích của chủ nghĩa tư bản để chống lại chủ nghĩa xã hội, nhưng bản thân những người này có khi cũng chống cả chủ nghĩa tư bản. Những người ủng hộ cho chủ nghĩa tư bản hay theo chủ nghĩa tư bản thường dựa trên lập trường của chủ nghĩa cá nhân, vì thế họ thường coi trọng các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Chủ nghĩa tư bản hỗ trợ cho quá trình xóa bỏ nhà nước quân chủ thần quyền ở châu Âu, tuy nhiên do những khuyết tật vốn có của nó nên các nền dân chủ đại nghị được xây dựng sau đó thường "méo mó" và chỉ được hoàn thiện thêm các giai đoạn sau này. Tuy nhiên chủ nghĩa tư bản đã hỗ trợ đắc lực cho
  8. chủ nghĩa đế quốc lần thứ nhất (sau các phát kiến địa lý) mà chủ yếu là ở các vùng đất mới như châu Mỹ, mặc dù nó được xem là hệ quả của chính sách các chính quyền quân chủ đương thời nhiều hơn. Các công ty tư bản còn lập ra các hải đội để xâm chiếm thưộc địa ở các vùng đất nghèo nàn, lạc hậu hơn như châu Á, châu Phi... Tuy nhiên các quá trình xâm chiếm chiếm thuộc địa bị gián đoạn trong giai đoạn châu Âu xảy ra nhiều cuộc cách mạng, chiến tranh đầu thế kỷ XIX. Chủ nghĩa tư bản một lần nữa góp phần tạo dựng lên chủ nghĩa đế quốc lần thứ hai nửa sau thế kỷ XIX, mặc dù nó hay được xem là hệ quả của chính sách quân phiệt, hay dân tộc nước lớn nhiều hơn. Quá trình thực dân hóa kết thúc vào khoảng những năm 1960. Nhìn chung chủ nghĩa tư bản đã hỗ trợ nhiều hơn cho các quá trình dân chủ hóa ở các chính quốc (và cả các tác động từ lực lượng cánh tả chủ yếu cánh tả ôn hòa), nhưng lại được xem là có lỗi khi cùng tư tưởng dân tộc nước lớn tạo dựng nên các thuộc địa cai trị hà khắc (trừ một số ít nơi), cho dù hệ quả gián tiếp là các tư tưởng dân chủ cũng xâm nhập vào các vùng đất này đi kèm với sự suy yếu của hệ thống phong kiến và quá trình hiện đại hóa bộ máy quản lý cai trị. Tuy nhiên đứng trước lo ngại của phong trào xã hội chủ nghĩa (chủ yếu là mang tính cấp tiến) hay cộng sản chủ nghĩa, hay các phong trào tôn giáo cực đoan chống tư bản, và các mong muốn có được ảnh hưởng ở các nước mới độc lập, đặc biệt là tạo điều kiện cho các tập đoàn tư bản đầu tư nên các nhà nước thực dân khi trao trả độc lập thường trao lại chính quyền cho các tổ chức dân tộc chủ nghĩa ôn hòa, hay các chính quyền bù nhìn tồn tại từ trước, hoặc các lực lượng chống cộng sản, hay chống tư tưởng tôn giáo cực đoan cho dù họ có vai trò trong đấu tranh giải phóng dân tộc hay không. Nhiều nơi, phong trào phi thực dân hóa chỉ được tiến hành từng bước theo mô thức như tự quản đến tự trị rồi độc lập. Một loạt các chế độ độc tài
  9. dựng lên dưới sự ủng hộ hay dung dưỡng của chủ nghĩa tư bản phương Tây ở nhiều nước mới thoát ra khỏi thực dân (tiêu biểu ở Mỹ Latinh và châu Phi), hoặc sự duy trì của các chế độ mang màu sắc phong kiến, hay quân chủ (ở những nước mà ảnh hưởng tôn giáo lớn, hay các chế độ quân chủ được một bộ phận khá lớn dân tin tưởng như ở Trung Đông), được xem là thành trì bảo vệ chủ nghĩa tư bản chống lại chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản hay tôn giáo cực đoan. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi có sự dung dưỡng của chủ nghĩa tư bản phương Tây, là tiền đồn chống lại các tư tưởng chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản phát triển ở miền nam châu Phi, bao gồm cả ở Nam Phi. Tuy phản đối các chế độ độc tài ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha một thời nhưng do các chính sách chống cộng sản nên các nhà nước này vẫn được sự chấp nhận phần nào ở phương Tây. Các quá trình dân chủ hóa ở các quốc gia này hết sức chậm chạp, ở một số nước đã nổ ra các cuộc cách mạng dù đa phần là khá ổn định nhờ vào các chính sách tư bản tạo một nền kinh tế tương đối "dễ thở" cho dù tồn tại khá nhiều bất công. Do bản chất chủ nghĩa tư bản rất thực dụng nên họ thường thỏa hiệp với các chính quyền phong kiến hay nửa phong kiến, các chế độ quân sự hay dân tộc chủ nghĩa phi dân chủ, hay các chính quyền của đảng cộng sản, hay các đảng mang màu sắc xã hội chủ nghĩa khác lãnh đạo, miễn là có lợi cho họ đầu tư. Các lý thuyết tự do, dân chủ thường bị những trùm tài phiệt của chủ nghĩa tư bản xao lãng. Tuy nhiên trong một vài thập kỷ gần đây những người theo đuổi chủ nghĩa tư bản ở phương Tây quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề tự do, dân chủ hay nhân quyền ở các nước kém phát triển, bao gồm cả các nước đồng minh của họ trong chiến tranh lạnh chống chủ nghĩa cộng sản trước đây. Ngược các lực lượng cánh hữu thường tập trung vào các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, hay quyền lợi dân tộc, mà ít coi trọng đến giải quyết các vấn đề về xã
  10. hội như phân hóa giàu - nghèo, tình trạng thất nghiệp, hay các vấn đề xã hội khác như giáo dục, y tế, an sinh xã hội, các lực lượng cánh tả các nước tư bản chú ý nhiều hơn đến các khía cạnh này, đấu tranh nhiều hơn cho các lĩnh vực bình đẳng giới hay bảo vệ môi trường,... và thường ít chú ý hơn đến các vấn đề về chống độc tài và vi phạm quyền cá nhân, mặc dù tôn trọng dân chủ đại nghị. Tuy nhiên sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu, xuất hiện các tư tưởng thiên hữu nhiều hơn trong các lực lượng cánh tả, họ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về dân chủ và nhân quyền, và chú trọng nhiều hơn vào các vấn đề kinh tế hơn là bình đẳng. Nhìn chung sự xích lại gần nhau của các lực lượng cánh hữu và cánh tả như sự chấp nhận nhiều hơn của cánh hữu trong vấn đề an sinh xã hội hay tạo việc làm, tạo điều kiện cho các tổ chức công đoàn hoạt động, hay cánh tả trong bảo vệ các quyền cá nhân, kể cả quyền tư hữu và kinh doanh đã làm cho chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội xích lại gần nhau hơn. Chia sẻ quan điểm về dân chủ nhưng bất đồng vai trò nhà nước là đặc điểm thường thấy ở các nước phát triển của cánh tả và hữu, cánh hữu không mấy tin tưởng ở nhà nước, tạo không gian lớn hơn cho thị trường tự điều tiết, còn cánh tả muốn nhà nước có vai trò lớn hơn trong điều tiết kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên các mô hình kinh tế của cánh tả thường chỉ thích nghi trong một số hoàn cảnh nhất định, và hay được xem cho năng suất lao động yếu, sự đặc quyền đặc lợi và tham nhũng do hệ thống quản lý yếu kém ở một số nước, cũng như can thiệp nhà nước thái quá gây bất bình đẳng trong cạnh tranh trên thị trường, xã hội hóa không thực hiện được và hay biến tướng thành nhà nước hóa tư liệu sản xuất, nên ảnh hưởng cánh tả nhiều nơi suy yếu. Song sự trỗi dậy của cánh hữu nhiều nơi đi kèm với toàn cầu hóa của chủ nghĩa tư bản đã gây ra nhiều hệ quả mới ở các nước như sự phân hóa xã hội ngày càng lớn, quan hệ "chủ - tớ" trong quan hệ sản xuất tư bản vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố bất bình đẳng chủ yếu do luật pháp yếu kém, các chính sách đầu tư nước
  11. ngoài ở các nước kém phát triển thường đem lại lợi ích trước mắt nhưng có thể gây tổn hại cho các lợi ích lâu dài (mà hay được xem là chủ nghĩa thực dân mới) , tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội gia tăng, sự suy đồi đạo đức..., các nền dân chủ đại nghị có nhiều ưu điểm nhưng vẫn không thể che hết những khuyết điểm, và tạo điều kiện cho tư tưởng cực đoan phát triển như tư tưởng vô chính phủ (chán ghét nhà nước bất kỳ, không tin tưởng các đảng phái)... hay là các phong trào chính trị tôn giáo cực đoan chống lại chủ nghĩa tư bản hay văn hóa, tôn giáo du nhập từ phương Tây (như phong trào Hồi giáo cực đoan). Các nước xã hội chủ nghĩa Các nước xã hội chủ nghĩa là một khái niệm gây tranh cãi. Một số quốc gia Hiến pháp tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội, hiện nay gồm có Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba và Lào có các đảng cộng sản cầm quyền và một số nước khác như Ấn Độ, Guyana, Bangladesh, Sri Lanka, Syria, Ai Cập, Libya, Tanzania, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Trung Hoa (Đài Loan), và không chính thức có Venezuela, Bolivia, Nicaragoa. Các nước Bắc Âu với nhiều năm được các đảng Dân chủ xã hội (một nhánh của học thuyết Marx) chiếm ưu thế tuyệt đối được nhiều người gọi là các nước xã hội chủ nghĩa nhưng nhiều người khác lại không cho là như vậy. Chế độ an sinh xã hội được thực hiện rất thành công ở các nước này cũng được hiểu khác nhau, nó có khi được xem như là một sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản trong hoàn cảnh mới, hay một yếu tố cấu thành của chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên đứng trước những khó khăn của nền kinh tế, một quá tư hữu hóa đã diễn ra trong thập niên 1990 đi kèm với sự chiến thắng của các lực lượng cánh hữu hoặc phái hữu trong các lực lượng cánh tả.
  12. Sự tranh cãi các nước xã hội chủ nghĩa về thực chất xuất phát từ sự hiểu khác nhau về khái niệm chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế thực tế các nước đó. Tất cả các nước này thể chế chính trị có sự khác nhau, kinh tế khác nhau và có khi bất đồng về cách hiểu xã hội chủ nghĩa, và mục tiêu không hoàn toàn giống nhau. Với một số nước không phải đảng cầm quyền nào cũng là đảng xã hội chủ nghĩa. Đối với những người theo các hệ tư tưởng khác nhau cũng có sự lý giải khác nhau về xã hội chủ nghĩa. Ngược lại những nước mà một số nước gọi là các nước tư bản chủ nghĩa thì Hiến pháp họ lại không quy định như vậy. Và thực tế nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tại nhiều nước đã chuyển hóa sang những mô hình mới mang nhiều yếu tố của chủ nghĩa xã hội và thường không có một đường lối rõ ràng trong tương lai. Nhìn chung các nước xã hội chủ nghĩa thường hay được hiểu là những nước ghi nhận trong Hiến pháp mục tiêu quốc hữu hóa, tập thể hóa tư liệu sản xuất, tuy nhiên cách thức và quy mô khác nhau. Một số quan điểm chủ nghĩa xã hội khác cho rằng chủ nghĩa xã hội có thể thông qua các chính sách nhà nước nhằm tạo một xã hội công bằng hơn. Song khái niệm này được nhiều người xem khá là mơ hồ, và bản thân những người không theo chủ nghĩa xã hội cũng có thể đưa ra một khái niệm công bằng mơ hồ, mang tính chủ quan, mà thường được xem xét trên khía cạnh công bằng tài sản hay công bằng lợi ích từ lao động. Trong các nước XHCN hiện nay mô hình Trung Quốc là mô hình điển hình nhất. Thời kỳ trước đổi mới, Trung Quốc chịu nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa Mao trong tư duy xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế hầu như được tập thể hóa và quốc hữu hóa, dưới sự điều hành tập trung của Nhà nước. Kinh tế được điều chỉnh bằng kế hoạch, nhà nước can thiệp vào tất cả các khâu của nền kinh tế, kể cả lao động và phân phối lợi ích. Do các cán bộ quản lý kinh tế (xí nghiệp, hợp tác xã,...) đều do nhà nước bổ nhiệm theo ý chí chủ quan, không qua cạnh tranh thị trường
  13. thường thấy ở kinh tế tư bản, nên không tận dụng được những người tài năng, lương hoặc phân phối lợi ích lao động theo quy chuẩn của nhà nước mang tính duy ý chí vừa có tính chất cào bằng vừa có tính chất tạo ra một sự phân cách không tính thực chất năng suất lao động hoặc chất xám và công sức bỏ ra, nên tuy là tạo ra một xã hội ít có sự phân hóa nhưng không hoàn toàn là công bằng. Tình trạng vi phạm sở hữu tài sản cá nhân cũng hay xảy ra. Sau ngày đổi mới, Trung Quốc khuyến khích nền kinh tế đa thành phần. Những tư duy thời bao cấp như "nghèo mới là đáng quý" hay "đạo đức chỉ có ở những người nghèo", "đời sống tinh thần phải được đề cao hơn đời sống vật chất", được thay thế bằng khuyến khích làm giàu cá nhân và lối sống hưởng thụ vật chất, văn hóa hướng vào kích thích tiêu dùng và ham muốn cá nhân ngày càng nhiều hơn. Những giá trị cũ trước được xem là tư tưởng phong kiến,... như Khổng giáo,... được khôi phục lại. Nhìn chung tuy vẫn hướng đến một xã hội xã hội chủ nghĩa, nhưng chịu ảnh hưởng nhiều hơn của trên một số phương diện chủ nghĩa bảo thủ hơn là chủ nghĩa tự do. Các tư tưởng chủ nghĩa dân tộc được đề cao thay cho vấn đề giai cấp, và nhằm hướng tới một xã hội đồng nhất và ổn định dù trên nền các "tư tưởng tư bản" hướng đến chủ nghĩa cá nhân phát triển mạnh. Sự đổi mới kinh tế nhanh hơn các đổi mới chính trị tạo ra một sự ổn định, nhưng bất bình đẳng ngày càng gia tăng. Phân hóa xã hội ở Trung Quốc hiện cao hơn nhiều so với nhiều nước tư bản châu Âu. Kinh tế nhà nước được ưu tiên, tạo một sự ổn định, chuyển dần sang kinh doanh kiểu chủ nghĩa tư bản nhà nước, tham gia đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều. Do kinh tế nhà nước được ưu tiên nên các thành phần kinh tế dân doanh chịu nhiều sức ép hơn của cơ chế thị trường và tạo một sự canh tranh không bình đẳng. Các thành phần kinh tế nhà nước được nhà nước ưu đãi, bao gồm cả độc
  14. quyền trên một số lĩnh vực, kinh doanh thua lỗ được nhà nước bù đắp, hoặc hay được bao cấp, do đó hoạt động kém hiệu quả. Tư duy "tư bản" ngày càng xâm nhập, vì thế tham nhũng là một vấn nạn. Các quá trình bổ nhiệm cán bộ quản lý, hay tuyển dụng lao động đều thiếu công bằng và minh bạch. Ngoài ra cơ chế trả lương của nhà nước không kích thích chất xám, hay năng suất lao động. Ngược lại, các thành phần kinh tế tư nhân do luật pháp lỏng lẻo, các hiện tượng làm giàu bất chính hay lạm dụng sức lao động, vi phạm luật pháp hay các nguyên tắc đạo lý cộng đồng cũng hay xảy ra. Nhiều công chức đảng viên tham gia vào kinh tế tư nhân, đầu tư vốn như là các nhà tư bản tài chính để thu lời, và do đó một số doanh nghiệp tư nhân được ưu ái. Các nguyên tắc nền kinh tế thị trường chỉ được áp dụng một cách "méo mó". Đứng trước một số vấn đề nhất là phân hóa xã hội (Trung quốc là một trong số những nước nhiều tỷ phú nhất), các chính kinh tế hướng giải quyết các vấn đề xã hội được khuyến khích, chính sách đánh thuế cá nhân (mà những người dân chủ xã hội hay khuyến khích) để điều chỉnh thu nhập cũng được áp dụng nhưng hiệu quả còn thấp do chống đối của một số người cho sự đánh thuế không công bằng, hay liên quan sự minh bạch của nhà nước. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn được xem là có một sự chuyển đổi kinh tế thành công dựa trên kinh nghiệm của các sự chuyển đổi trước đó, tận dụng những lợi thế rất nhiều sẵn có của đất nước. Một mô hình khác phát triển tại Mỹ Latinh. Các lãnh đạo XHCN tuyên bố chống "chủ nghĩa đế quốc kinh tế", toàn cầu hóa quyết liệt. Đây là một xu hướng ngược với Trung quốc, nơi khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, và tham gia toàn cầu hóa cạnh tranh kinh tế. Quá trình quốc hữu hóa ở các nước Mỹ latinh tuyên bố XHCN (không chịu ảnh hưởng chủ nghĩa Marx) theo các phương thức gây tranh cãi, nhất là liên hệ với chủ nghĩa xã hội dân chủ và được sự ủng hộ khá lớn dân
  15. chúng. Các nước này chưa phải là các nước XHCN, do kinh tế thành phần tư nhân vẫn chiếm một vai trò đáng kể, và tương lai các nước này không thật sự rõ ràng, do duy trì dân chủ đại nghị, bầu cử tự do theo nhiệm kỳ, sức ép đối lập, và sự thất thường tăng trưởng kinh tế. Theo một số nhà lý luận thì phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc nhiều hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2