intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định nghĩa về tư duy suy luận

Chia sẻ: Cafe Sua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

306
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tư duy suy luận nghĩa là cách suy nghĩ đúng đắn trong việc theo đuổi với tri thức thích hợp và đáng tin cậy về thế giới. Miêu tả cách khác đó là lối suy nghĩ đầy kỹ năng, có trách nhiệm, có suy tư và hợp lý được tập trung vào việc quyết định xem nên tin tưởng hoặc thực hiện điều gì. Người có tư duy suy luận có thể hỏi nhiều câu hỏi phù hợp, thu thập thông tin liên quan, qua phân loại một cách hiệu quả và sáng tạo những thông tin này, rồi từ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định nghĩa về tư duy suy luận

  1. Định nghĩa về tư duy suy luận Tư duy suy luận nghĩa là cách suy nghĩ đúng đắn trong việc theo đuổi với tri thức thích hợp và đáng tin cậy về thế giới. Miêu tả cách khác đó là lối suy nghĩ đầy kỹ năng, có trách nhiệm, có suy tư và hợp lý được tập trung vào việc quyết định xem nên tin tưởng hoặc thực hiện điều gì. Người có tư duy suy luận có thể hỏi nhiều câu hỏi phù hợp, thu thập thông tin liên quan, qua phân loại một cách hiệu quả và sáng tạo những thông tin này, rồi từ đó suy luận có lô gich để đi đến những kết luận đáng tin cậy về thế giới mà trong đó giúp cho con người sống và làm việc được thành công. Sự tư duy suy luận không thể xử lý thông tin đủ tốt để biết được phải dừng khi có đèn đỏ hay liệu bạn đã nhận được đúng số tiền thừa ở siêu thị hay không. Sự suy nghĩ ở mức độ thấp như vậy, cho dù có thể nó quan trọng hay hữu dụng đi chăng nữa thì cũng chỉ phù hợp cho sự tồn tại cá nhân; Hầu hết mọi người đều nắm vững điều này. Tư duy suy luận thực sự là lối suy nghĩ ở mức độ cao hơn, ví dụ như giúp người ta đánh giá một cách có trách nhiệm những ứng cử viên chính trị, hoàn thành tốt nghĩa vụ trong bồi thẩm đoàn xét xử vụ giết người, khảo sát nhu cầu của xã hội đối với những nhà máy điện hạt nhân, và đánh giá những hậu quả của việc trái đất đang nóng lên. Cách tư duy suy luận giúp từng cá nhân trở thành người công dân có trách nhiệm góp phần xây dựng cho xã hội chứ không đơn thuần chỉ hưởng thụ những gì mà xã hội đem lại. Trẻ em khi sinh ra không có khả năng tư duy suy luận và chúng cũng không phát triển khả năng này theo lẽ tự nhiên vượt ra ngoài cách suy nghĩ ở mức độ tồn tại. Tư duy suy luận là khả năng phải trải qua công việc học tập và dạy dỗ mới có được. Hầu hết mọi người chẳng bao giờ chịu học điều đó cả. Đa số các bậc phụ huynh đều không thể dạy cho con em của mình cách tư duy suy luận. Rất cần có những người chỉ dẫn hiểu biết và được đào tạo để truyền đạt những kỹ năng và thông tin đúng đắn. Các giáo viên dạy Toán và khoa học có những kỹ năng và thông tin này một cách chính xác. Tại sao vậy? Cách tư duy suy luận có thể được miêu tả như phương pháp khoa học được áp dụng bởi những con người bình thường cho thế giới bình thường. Điều này là đúng bởi vì lối tư duy suy luận rất giống phương pháp điều tra khoa học nổi tiếng: nhận dạng câu hỏi, diễn giải rõ ràng giả thuyết, tìm kiếm và tập hợp cơ sở dữ liệu thích hợp, đánh giá và thử nghiệm giả thuyết một cách lô gich, và rút ra từ kết quả những kết luận đáng tin cậy. Tư duy suy luận bao gồm tất cả các kỹ năng của việc điều tra khoa học, chính vì vậy mà lối suy nghĩ đó không gì hơn là phương pháp mang tính khoa học được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày hơn là trong những sự nỗ lực hay nguyên tắc khoa học cụ thể. Tư duy suy luận là sự suy nghĩ có tính khoa học. Nhiều sách báo đã đưa ra những mục đích và phưng pháp của lối tư duy này giống như những mục đích và phương pháp khoa học tưng tự. Một người hiểu biết về khoa học chẳng hạn như giáo viên Toán hay khoa học, đã học cách tư duy suy luận nhằm đạt được mức độ nhận thức khoa học. Nhưng bất cứ ai có bằng cấp cao ở bất kỳ một trường đại học nào chắc chắn đã học được những kỹ năng tư duy suy luận.
  2. Tư duy suy luận là khả năng nghĩ cho bản thân ai đó và đưa ra quyết định đầy tính trách nhiệm có ảnh hưởng đến cuộc sống của người đó. Nó cũng là sự tìm hiểu cặn kẽ, vì vậy những người có lối tư duy như vậy thường xuyên tìm hiểu vấn đề, đặt ra những câu hỏi, đưa ra những câu trả lời mới phản biện lại tình trạng hiện thời, khám phá thông tin mới mà có thể đực sử dụng trong trường hợp tốt hay xấu, thắc mắc các học thuyết và những sự thừa nhận truyền thống, thách thức các học thuyết cũng như giáo điều đã được thừa nhận, và thường chấm dứt khả năng xử lý trong xã hội lớn hơn những con số của chúng. Có lẽ xã hội hay nền văn hoá mang tính thực dụng chỉ có thể chấp nhận một số ít những người có lối tư duy suy luận mà việc học tập, quy về bản chất và thực hiện cách suy nghĩ khoa học này lại không được khuyến khích. Hầu hết mọi người đều tuân theo những gì đã được công nhận: Hầu hết không đặt câu hỏi, không tò mò và cũng chẳng thắc mắc các học giả khi họ công bố vốn kiến thức đặc biệt sâu sắc. Vì vậy mọi người hầu như chẳng nghĩ cho bản thân mình nhưng lại phụ thuộc vào người khác để nghĩ cho mình. Hầu hết mọi người đều miệt mài theo lối suy nghĩ cảm xúc, hy vọng, mong muốn, cho rằng những gì họ tin tưởng là đúng bởi vì họ mong muốn, hy vọng hay cảm nhận đó là sự thật. Vì vậy, họ không tư duy một cách thấu đáo. Lối tư duy suy luận có nhiều yếu tố cấu thành. Cuộc sống có thể được miêu tả như là một trình tự các vấn đề mà mỗi cá nhân phải tự giải quyết. Các kỹ năng tư duy suy luận không gì hơn là những kỹ năng giải quyết vấn đề để dẫn tới tầm hiểu biết đáng tin cậy. Con người luôn luôn tiếp nhận thông tin. Lối tư duy suy luận là sự thực hiện xử lý thông tin trong cách thức điêu luyện nhất, chính xác nhất và nghiêm khắc nhất có thể, bằng cách đó nó sẽ dẫn tới những kết luận đáng tin cậy và lô gích, nhờ đó người ta có thể có được những quyết định đầy tính trách nhiệm về cuộc sống, cách cư xử và hành động của mình với kiến thức đầy đủ về các giả thiết và kết quả của những quyết định đó. Raymond S.Nickerson (1987) chuyên gia về cách tư duy suy luận, mô tả người có suy nghĩ suy luận tốt về lĩnh vực tri thức, khả năng, thái độ và hành vi theo thói quen. Sau đây là một số nét đặc điểm của người có lối tư duy này: • Sử dụng chứng cứ một cách công bằng và thành thục • Sắp xếp các ý tưởng và thực hiện chúng một cách cô đọng và mạch lạc • Phân biệt được những sự suy luận có giá trị và không có gía trị thật lô gich • Chưa đưa ra ý kiến khi thiếu bằng chứng thích hợp để hỗ trợ quyết định • Hiểu được sự khác nhau giữa suy luận và lý luận • Cố gắng tiên liệu trước được hiệu quả có thể xảy ra của những hoạt động thay thế • Hiểu được ý tưởng về mức độ thừa nhận • Nhận thấy sự khác nhau tương tự không hoàn toàn rõ ràng
  3. • Có thể tự học và thường xuyên quan tâm thực hiện điều đó • áp dụng những kỹ năng giải quyết vấn đề trong các phạm vi ngoài những gì đã biết • Có thể tổ chức những vấn đề tiêu biểu tuỳ ý bằng cách sử dụng các kỹ năng theo quy ước như dùng toán học để giải quyết • Có thể loại bỏ tranh cãi về những gì không thích hợp và diễn giải nó trong những phạm vi cần thiết • Thường xuyên đặt câu hỏi cho những quan điểm của một ai đó và cố gắng hiểu được cả những giả thiết phân biện và cả những ẩn ý trong những quan điểm đó • Nhạy cảm với sự khác biệt giữa tính hiệu lực của sự thừa nhận và cường độ cao mà được tổ chức cùng với chúng • Nhận thức được tầm hiểu biết của con người luôn luôn có giới hạn vì thế phải luôn có thái độ học hỏi • Nhận ra được những ý kiến của ai đó có thể là sai, xác suất thiên lệch trong những ý kiến đó, và nguy cơ về các bằng chứng mang nặng tính cá nhân. Nguon: chungta.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2