Đồ án "Tìm hiểu về các thiết bị mạng LAN”
lượt xem 251
download
Với thời đại công nghệ thông tin - khoa học máy tính được ưu tiên phát triển và lớn mạnh rất nhanh như ngày nay thì nhu cầu chia sẻ thông tin trong xã hội sao cho tiện lợi và nhanh chóng càng được chú trọng. Vì vậy mạng máy tính càng trở nên quan trọng và cần thiết và cần được biến đổi, nâng cấp sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế và mục đích sử dụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án "Tìm hiểu về các thiết bị mạng LAN”
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Lời nói đầu Với thời đại công nghệ thông tin - khoa học máy tính được ưu tiên phát triển và lớn mạnh rất nhanh như ngày nay thì nhu cầu chia sẻ thông tin trong xã hội sao cho tiện lợi và nhanh chóng càng được chú trọng. Vì vậy mạng máy tính càng trở nên quan trọng và cần thiết và cần được biến đổi, nâng cấp sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế và mục đích sử dụng. Hiện nay hạ tầng mạng máy tính là phần không thể thiếu trong các tổ chức, trường học và trong cuộc sống hằng ngày.Đa số các tổ chức có phạm vi sử dụng bị giới hạn bởi diện tích và mặt bằng đều triển khai xây dựng mạng LAN để phục vụ cho việc quản lý dữ liệu nội bộ tổ chúc của mình được thuận lợi, đảm bảo tính an toàn dữ liệu cũng như tính bảo mật của dữ liệu. Mặt khác mạng LAN còn giúp các cá nhân trong tổ chức truy nhập dữ liệu một cách thuận tiện với tốc độ cao.Ngoài ra, mạng LAN còn giúp cho người quản trị mạng phân quyền sử dụng tài nguyên cho từng đối tượng là người dùng một cách rõ ràng và thuận tiện, giúp cho những người có trách nhiệm của tổ chức dễ dàng quản lý các cá nhân và điều hành các hoạt động. Nhận thấy tầm quan trọng trong việc quản lý và khai thác trong mọi lĩnh vực nên để hiểu biết và sủ dụng hệ thống mạng là rất cần thiết.Chính vì tầm quan trọng của mạng LAN trong thời đại ngày nay nên nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài” Tìm hiểu về các thiết bị mạng LAN” Trong quá trình học chúng em đã được thầy giáo bộ môn mạng máy tính :TỐNG VĂN LUYÊN Tận tình giảng giải và giúp đỡ và chỉ bảo chúng em. Tuy nhiên với vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình làm bài.Nhóm chúng em rất mong được các thầy cô và các bạn giúp đỡ và đóng góp ý kiến để chúng em tiếp thu được vốn kiến thức và kinh nghiệm hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn đã hướng dẫn và góp ý tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm chúng em hoàn thành đề tài này! BÁO CÁO MẠNG MÁY TÍNH 1
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI CÁC THIẾT BỊ LIÊN KẾT MẠNG I- Định nghĩa II- Tổng quan 1- NIC(Network Interface Card- Car mạng) 2- Modem(Bộ điều hợp) 3- Repeater( bộ chuyển tiếp) 4- Hub(Concertrator- Bộ tập trung) 5- Bridge(Cầu nối) 6- Switch(Bộ chuyển mạch) 7- Router(Bộ định tuyến) 8- Gateway(Cổng nối) 9- Cáp mạng III- Chi tiết Lớp 3 Lớp mạng Lớp 2 Lớp vật lý Lớp 1 Lớp liên kết dữ liệu 1. Card mạng( NIC) BÁO CÁO MẠNG MÁY TÍNH 2
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Là thiết bị để kết nối giữa máy tính và cáp mạng để phát hoặc nhận dữ liệu với các máy tính khác thông qua mạng. Thiết bị này được cắm trực tiếp vào máy tính thông qua khe cắm ISA (hiện nay đã được loại bỏ ) hoặc PIC tích hợp trên bo mạch chủ. * Thông tin bổ xung - ISA (Industry Standard Architecture, kiến trúc tiêu chuẩn công nghiệp) là một kiến trúc bus tương kết tiêu chuẩn nguyên thủy có mặt trong máy tính IBM đầu tiên những năm 1981, có chức năng nối liền việc trao đổi dữ liệu giữa bộ vi xử lý và các thiết bị gắn thêm. Với chuẩn 16- bit, nó cho phép 16 bit dữ liệu cùng một lúc truyền tải giữa mạch BMC với card mở rộng và các thiết bị được gắn theo. Các card ISA Bus có hai dạng XT (8- bit) và AT (16- bit). Khi đó, máy tính rất nặng nề nguyên nhân một phần do những card ISA thường rất to và dài. - PCI (Peripheral Component Interconnect - tương kết thành phần ngoại vi) là bus tương kết thế hệ mới, ra đời năm 1992 như một sự thay thế cho ISA và các công nghệ bus khác thời đó. Nó có giao diện với kích thước ngắn hơn và đạt tốc độ truyền tải cao hơn. Dùng PCI, máy tính có thể hỗ trợ cả các card PCI mới trong khi vẫn tiếp tục hỗ trợ các card ISA. PCI gốc tương tự với bus cục bộ VESA Local Bus. Tuy nhiên, phiên bản PCI 2. 0 không còn có bus cục bộ (local bus) nữa và nó được thiết kế để độc lập với kiến trúc vi xử lý. PCI được thiết kế để đồng bộ hóa với tốc độ xung của CPU. Các đặc tả PCI xác định hai chiều dài card khác nhau. PCI nguyên thủy có kích thước dài khoảng 312 mm và PCI ngắn có kích thước dài khoảng 119- 167 mm. * Các yếu tố kĩ thuật của card mạng - Các giao thức hỗ trợ: Ethernet, Token Ring hay FDDI (mạng vòng chuyển thẻ bài tốc độ cao, sử ụng cáp quang). - Các loại cáp liên kết: Cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, không dây hay cáp quang. - Các loại khe cắm: PCI hay ISA. BÁO CÁO MẠNG MÁY TÍNH 3
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - Card ISA 8 bit hoặc 16 bit, PCI 32 bit và 64 bit. - Tốc độ bus mặc định của ISA là 8,33MHz( băng thông 16MB/s) của PCI là 33,33MHz(băng thông 133,33MB/s). - Mỗi card có 1 mã duy nhất gọi là địa chỉ MAC (Media Access Control). Địa chỉ MAC có 6 byte, 3 byte dầu là mã số nhà sản xuất, 3 byte sau là số serial của card. * Thành phần cấu tạo I/O Address: Địa chỉ bộ nhớ chính của máy tính, được dùng để trao đổi dữ liệu giữa máy tính với thiết bị (card mạng) Memory Address: Địa chỉ bộ nhớ chính của máy tính, là nơi bắt đầu vùng đệm dành cho các xử lí của card mạng DMA Channel: Cho phép thiết bị (card mạng) làm việc trực tiếp với bộ nhớ máy tính mà không cần thông qua CPU Boot PROM: Cho phép khởi động hệ thống và kết nối vào mạng MAC Address: Địa chỉ định danh duy nhất được IEEE cấp cho mỗi card mạng Đầu nối BNC: Nối card mạng với cáp qua đầu nối chữ T (10BASE2) Đầu nối RJ- 45: Nối card mạng với cáp qua đầu nối RJ- 45 (10BASE- T/100BASE- T) Đầu nối AUI: Nối card mạng với cáp (10BASE5) Khe cắm mở rộng: nơi cho phép gắn card mạng vào máy tính, có nhiều chuẩn: ISA, EISA, PCI, MCA,... IRQ (Interrupt Request): Chỉ số ngắt. Mỗi thiết bị trên máy tính, kể cả card mạng, đều được ấn định một chỉ số ngắt duy nhất để yêu cầu CPU phục vụ Ví dụ: IRQ=0: system timer IRQ=4: COM1 và COM3 IRQ=10: chưa ấn định BÁO CÁO MẠNG MÁY TÍNH 4
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 2. Modem Là thiết bị điều chế tín hiệu số sang tín hiệu tương tự để gửi theo đường điện thoại và ngược lại Có hai loại Modem là loại gắn trong (Internal) và gắn ngoài (External). * Các yếu tố kĩ thuật của modem Hiện nay modem cơ bản như định nghĩa hay còn gọi là modem quay số (diaup) ít được sản xuất và sử dụng do tốc độ cung cấp rất thấp (cỡ vài chục đến trăm kb). Các modem ADSL hoặc modem cáp hiện nay thực chất là sự tích hợp của các chuyển đổi thoại-số, 1 bộ định tuyến và Swicth. 3. Repeater (Bộ lặp tín hiệu) Là thiết bị là nhiệm vụ khuếch đại, phục hồi các tín hiệu đã suy thoái do tổn thất năng lượng trong khi truyền * Nguyên tắc hoạt động Repeater là một thiết bị ở lớp 1 (Physical Layer) trong mô hình OSI. Repeater có vai trò khuếch đại tín hiệu vật lý ở đầu vào và cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở đầu ra để có thể đến được những chặng đường tiếp theo trong mạng. Điện tín, điện thoại, truyền thông tin qua sợi quang… và các nhu cầu truyền tín hiệu đi xa đều cần sử dụng Repeater. BÁO CÁO MẠNG MÁY TÍNH 5
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Thiết bị cho phép mở rộng mạng vượt xa chiều dài giới hạn của 1 đường truyền * Các yếu tố kĩ thuật - Hoạt động ở lớp vật lý (Phisical). - Chỉ sử dụng để nối hai mạng có cùng giao thức truyền thông. Hiện nay có hai loại Repeater đang được sử dụng là Repeater điện và Repeater điện quang. - Repeater điện nối với đường dây điện ở cả hai phía của nó, nó nhận tín hiệu điện từ một phía và phát lại về phía kia. Khi một mạng sử dụng Repeater điện để nối các phần của mạng lại thì có thể làm tăng khoảng cách của mạng, nhưng khoảng cách đó luôn bị hạn chế bởi một khoảng cách tối đa do độ trễ của tín hiệu. Ví dụ với mạng sử dụng cáp đồng trục 50 thì khoảng cách tối đa là 2.8 km, khoảng cách đó không thể kéo thêm cho dù sử dụng thêm Repeater. - Repeater điện quang liên kết với một đầu cáp quang và một đầu là cáp điện, nó chuyển một tín hiệu điện từ cáp điện ra tín hiệu quang để phát trên cáp quang và ngược lại. Việc sử dụng Repeater điện quang cũng làm tăng thêm chiều dài của mạng. * !* Việc sử dụng Repeater không thay đổi nội dung các tín hiện đi qua nên nó chỉ được dùng để nối hai mạng có cùng giao thức truyền thông (như hai mạng Ethernet hay hai mạng Token ring) và không thể nối hai mạng có giao thức truyền thông khác nhau. 4. Hub (Bộ tập trung ) BÁO CÁO MẠNG MÁY TÍNH 6
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Hub được coi là một Repeater có nhiều cổng. Một Hub có từ 4 đến 24 cổng và có thể còn nhiều hơn. Trong phần lớn các trường hợp, Hub được sử dụng trong các mạng 10BASE- T hay 100BASE- T. Khi cấu hình mạng là hình sao (Star topology), Hub đóng vai trò là trung tâm của mạng. Với một Hub, khi thông tin vào từ một cổng và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác. Tạo ra điểm kết nối tập trung để nối mạng hình sao. * Các yếu tố kĩ thuật - Tín hiệu được phận phối đến tất cả các kết nối. Mỗi cổng hỗ trợ một bộ kết nối dùng cặp dây xoắn 10BASET từ mỗi trạm của mạng. Khi tín hiệu được truyền từ một trạm tới hub, nó được lặp lại trên khắp các cổng khác của. Các hub thông minh có thể định dạng, kiểm tra, cho phép hoặc không cho phép bởi người điều hành mạng từ trung tâm quản lý hub. * Nguyên tắc hoạt động Mỗi cổng hỗ trợ một bộ kết nối dùng cặp dây xoắn 10BASET từ mỗi trạm của mạng. Khi tín hiệu được truyền từ một trạm tới Hub, nó được lặp lại trên khắp các cổng khác của. Các Hub thông minh có thể định dạng, kiểm tra, cho phép hoặc không cho phép bởi người điều hành mạng từ trung tâm quản lý Hub. * Phân loại Hub + Phân loại theo phần cứng: - Hub đơn (stand alone Hub) - Hub modun (Modular Hub) rất phổ biến cho các hệ thống mạng vì nó có thể dễ dàng mở rộng và luôn có chức nǎng quản lý, modular có từ 4 đến 14 khe cắm, có thể lắp thêm các modun Ethernet 10BASET. - Hub phân tầng (Stackable Hub) là lý tưởng cho những cơ quan muốn đầu tư tối thiểu ban đầu nhưng lại có kế hoạch phát triển LAN sau này. + Phân loại theo khả năng thực thi: - Thụ động( Passive Hub): Đảm bảo chức năng kết nối, không xử lý lại tín hiệu. Không chứa các linh kiện khuếch đại tín hiệu BÁO CÁO MẠNG MÁY TÍNH 7
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Khoảng cách từ Hub tới máy tính không quá ½ khoảng cách tối đa cho phép với các máy tính trong mạng ( giữa các máy là 200m, máy và Hub là 100m) - Chủ động ( Active Hub): Có khả năng khuếch đại tín hiệu để chống suy hao. Chứa thêm các linh kiện có khả năng xử lý các tín hiệu dữ liệu giữa các thiết bị mạng Quá trình xử lý tín hiệu gọi là tái sinh tín hiệu, giúp cho mạng khỏe hơn, ít nhạy cảm với các lỗi, giúp tăng khoảng cách giữa các máy tính. - Thông minh( Intelligent Hub): Là Hub chủ động nhưng có thêm khả năng tạo ra các gói tin thông báo hoạt động của mình giúp cho việc quản trị mạng dễ dàng hơn. - Hub chuyển mạch(switching Hub): Nó bao gồm các mạch cho phép chon nhanh giữa các tín hiệu trên các cổng Hub. Thay vì chuyển tiếp 1 gói tin tới tất cả các cổng Hub thì nó chỉ chuyển tiếp các gói tin tới trạm đích, khả năng định hướng của thiết bị này là rất nhanh. 5. Bridge( Cầu nối) Là thiết bị mạng thuộc lớp 2 của mô hình OSI (Data Link Layer). Bridge được sử dụng để ghép nối nhiều mạng để tạo thành một mạng lớn duy nhất. Bridge được sử dụng phổ biến để làm cầu nối giữa hai mạng Ethernet. * Phương thức hoạt động Khi nhận được các gói tin Bridge chọn lọc và chỉ chuyển những gói tin mà nó thấy cần thiết. Điều này làm cho Bridge trở nên có ích khi nối một vài mạng với nhau và cho phép nó hoạt động một cách mềm dẻo. Để thực hiện được điều này trong Bridge ở mỗi đầu kết nối có một bảng các địa chỉ các trạm được kết nối vào phía đó, khi hoạt động cầu nối xem xét mỗi gói tin nó BÁO CÁO MẠNG MÁY TÍNH 8
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI nhận được bằng cách đọc địa chỉ của nơi gửi và nhận và dựa trên bảng địa chỉ phía nhận được gói tin nó quyết định gửi gói tin hay không và bổ xung bảng địa chỉ. Khi đọc địa chỉ nơi gửi Bridge kiểm tra xem trong bảng địa chỉ của phần mạng nhận được gói tin có địa chỉ đó hay không, nếu không có thì Bridge tự động bổ xung bảng địa chỉ (cơ chế đó được gọi là tự học của cầu nối). Khi đọc địa chỉ nơi nhận Bridge kiểm tra xem trong bảng địa chỉ của phần mạng nhận được gói tin có địa chỉ đó hay không, nếu có thì Bridge sẽ cho rằng đó là gói tin nội bộ thuộc phần mạng mà gói tin đến nên không chuyển gói tin đó đi, nếu ngược lại thì Bridge mới chuyển sang phía bên kia. Ở đây chúng ta thấy một trạm không cần thiết chuyển thông tin trên toàn mạng mà chỉ trên phần mạng có trạm nhận mà thôi. * Phân loại - Bridge vận chuyển: không có khả năng thay đổi cấu trúc các gói tin mà nó nhận được mà chỉ quan tâm tới việc xem xét và chuyển vận gói tin đó đi. - Bridge biên dịch: sử dụng để nối hai mạng cục bộ có giao thức khác nhau nó có khả năng chuyển một gói tin thuộc mạng này sang gói tin thuộc mạng kia trước khi chuyển qua. * Ưu điểm Hoạt động trong suốt, các máy tính thuộc các mạng khác nhau vẫn có thể gửi các thông tin với nhau đơn giản mà không cần biết có sự “can thiệp” của Bridge. Một Bridge có thể xử lý được nhiều lưu thông trên mạng như Novell, Banyan… cũng như là địa chỉ IP cùng một lúc. * Nhược điểm Chỉ kết nối những mạng cùng loại và sử dụng Bridge cho những mạng hoạt động nhanh sẽ khó khăn nếu chúng không nằm gần nhau về mặt vật lý. 7. Switch(chuyển mạch) BÁO CÁO MẠNG MÁY TÍNH 9
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Switch được mô tả như là một Bridge có nhiều cổng. Trong khi một Bridge chỉ có 2 cổng để liên kết được 2 segment mạng với nhau, thì Switch lại có khả năng kết nối được nhiều segment lại với nhau tuỳ thuộc vào số cổng (Port) trên Switch. *Nguyên tắc hoạt động Switch được mô tả cơ bản là hoạt động ở tầng liên kết dữ liệu, các loại cao cấp hơn hoạt động ở tầng mạng. Switch giữa bảng địa chỉ MAC của mỗi cổng và thực hiện giao thức Spanning- Tree. Switch cũng hoạt động ở tầng data link với các giao thức ở tầng trên. Cũng giống như Bridge, Switch cũng “học” thông tin của mạng thông qua các gói tin (Packet) mà nó nhận được từ các máy trong mạng. Switch sử dụng các thông tin này để xây dựng lên bảng Switch, bảng này cung cấp thông tin giúp các gói thông tin đến đúng địa chỉ. Ngày nay, trong các giao tiếp dữ liệu, Switch thường có 2 chức năng chính là chuyển các khung dữ liệu từ nguồn đến đích, và xây dựng các bảng Switch. Switch hoạt động ở tốc độ cao hơn nhiều so với Repeater và có thể cung cấp nhiều chức năng hơn như khả năng tạo mạng LAN ảo (VLAN). 8. Router (Định tuyến) BÁO CÁO MẠNG MÁY TÍNH 10
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Bộ định tuyến là thiết bị được sử dụng trên mạng để thực thi các hoạt động xử lý truyền tải thông tin trên mạng. Router là thiết bị mạng lớp 3 của mô hình OSI (Network Layer) * Vai trò Vai trò của bộ định tuyến trên mạng là đảm bảo các kết nối liên thông giữa các mạng với nhau, tính toán và trao đổi các thông tin liên mạng làm căn cứ cho các bộ định tuyến ra các quyết định truyền tải thông tin phù hợp với cấu hình thực tế của mạng. * Chức năng - Định tuyến (Routing): Là chức năng đảm bảo gói tin được chuyển chính xác tới địa chỉ cần đến. - Chuyển mạch các gói tin (Packet Switching): Là chức năng chuyển mạch số liệu, truyền tải các gói tin theo hướng đã định trên cơ sở các định tuyến được đặt ra. * Phân loại bộ định tuyến - Router có phụ thuộc giao thức: Chỉ thực hiện việc tìm đường và truyền gói tin từ mạng này sang mạng khác chứ không chuyển đổi phương cách đóng gói của gói tin cho nên cả hai mạng phải dùng chung một giao thức truyền thông. - Router không phụ thuộc vào giao thức: có thể liên kết các mạng dùng giao thức truyền thông khác nhau và có thể chuyển đổi gói tin của giao thức này sang gói tin của giao thức kia, Router cũng chấp nhận kích thước các gói tin khác nhau (Router có thể chia nhỏ một gói tin lớn thành nhiều gói tin nhỏ trước truyền trên mạng). * Cấu hình cơ bản của bộ định tuyến + CPU: điều khiển mọi hoạt động của bộ định tuyến trên cơ sở các hệ thống chương trình thực thi của hệ điều hành. + ROM: chứa các chương trình tự động kiểm tra và có thể có thành phần cơ bản nhất sao cho bộ định tuyến có thể thực thi được một số hoạt động tối thiểu ngay cả khi không có hệ điều hành hay hệ điều hành bị hỏng. BÁO CÁO MẠNG MÁY TÍNH 11
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI + RAM: giữ các bảng định tuyến, các vùng đệm, tập tin cấu hình khi chạy, các thông số đảm bảo hoạt động của bộ định tuyến khác. + Flash: là thiết bị nhớ có khả năng ghi và xoá được, không mất dữ liệu khi cắt nguồn. Hệ điều hành của bộ định tuyến được chứa ở đây. Tùy thuộc các bộ định tuyến khác nhau, hệ điều hành sẽ được chạy trực tiếp từ Flash hay được giãn ra RAM trước khi chạy. Tập tin cấu hình cũng có thể được lưu trữ trong Flash. + Hệ điều hành: đảm đương hoạt động của bộ định tuyến. Hệ điều hành của các bộ định tuyến khác nhau có các chức năng khác nhau và thường được thiết kế khác nhau. Mỗi bộ định tuyến có thể chạy rất nhiều hệ điều hành khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cụ thể, các chức năng cần thiết phải có của bộ định tuyến và các thành phần phần cứng có trong bộ định tuyến. Các thành phần phần cứng mới yêu cầu có sự nâng cấp về hệ điều hành. Các tính năng đặc biệt được cung cấp trong các bản nâng cấp riêng của hệ điều hành. *Các giao tiếp sử dụng Bộ định tuyến có nhiều các giao tiếp trong đó chủ yếu bao gồm: - Giao tiếp WAN: Đảm bảo cho các kết nối diện rộng thông qua các phương thức truyền thông khác nhau như leased- line, Frame Relay, X. 25, ISDN, ATM, xDSL...Các giao tiếp WAN cho phép bộ định tuyến kết nối theo nhiều các giao diện và tốc độ khác nhau: V. 35, X. 21, G. 703, E1, E3, cáp quang v. v... - Giao tiếp LAN: Đảm bảo cho các kết nối mạng cục bộ, kết nối đến các vùng cung cấp dịch vụ trên mạng. Các giao tiếp LAN thông dụng: Ethernet, FastEthernet, GigaEthernet, cáp quang. - Console/AUX: Là những cổng tuần tự được sử dụng chủ yếu cho việc khởi tạo cấu hình ban đầu của router. Những cổng này không phải là những cổng mạng. Chúng thường được dùng để cho phép máy tính có thể kết nối đến thông qua cổng COM trên máy tính hoặc thông qua modem. * Các phương thức hoạt động BÁO CÁO MẠNG MÁY TÍNH 12
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - Phương thức véc tơ khoảng cách: Mỗi Router luôn luôn truyền đi thông tin về bảng chỉ đường của mình trên mạng, thông qua đó các Router khác sẽ cập nhật lên bảng chỉ đường của mình. - Phương thức trạng thái tĩnh: Router chỉ truyền các thông báo khi có phát hiện có sự thay đổi trong mạng vàchỉ khi đó các Routerkhác ù cập nhật lại bảng chỉ đường, thông tin truyền đi khi đó thường là thông tin về đường truyền. Từ các phương thức hoạt động của bộ định tuyến sẽ có các giao thức hoạt động tương ứng: + RIP (Routing Information Protocol) được phát triển bởi Xerox Network system và sử dụng SPX/IPX và TCP/IP. RIP hoạt động theo phương thức véc tơ khoảng cách. + NLSP (Netware Link Service Protocol) được phát triển bởi Novell dùng để thay thế RIP hoạt động theo phương thức véctơ khoảng cách, mỗi Router được biết cấu trúc của mạng và việc truyền các bảng chỉ đường giảm đi.. + OSPF (Open Shortest Path First) là một phần của TCP/IP với phương thức trạng thái tĩnh, trong đó có xét tới ưu tiên, giá đường truyền, mật độ truyền thông... + IS- IS (Open System Interconnection Intermediate System to Intermediate System) là một phần của TCP/IP với phương thức trạng thái tĩnh, trong đó có xét tới ưu tiên, giá đường truyền, mật độ truyền thông... * Ưu điểm: - Router có thể kết nối với các loại mạng khác lại với nhau, từ những Ethernet cục bộ tốc độ cao cho đến đường dây điện thoại đường dài có tốc độ chậm. - Router có các phần mềm lọc ưu việt hơn là Bridge do các gói tin muốn đi qua Router cần phải gửi trực tiếp đến nó nên giảm được số lượng gói tin qua nó. Router thường được sử dụng trong khi nối các mạng thông qua các đường dây thuê bao đắt tiền do nó không truyền dư lên đường truyền. - Router có thể dùng trong một liên mạng có nhiều vùng, mỗi vùng có giao thức riêng biệt. - Router có thể xác định được đường đi an toàn và tốt nhất trong mạng nên độ an toàn của thông tin được đảm bảo hơn. BÁO CÁO MẠNG MÁY TÍNH 13
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - Trong một mạng phức hợp khi các gói tin luân chuyển các đường có thể gây nên tình trạng tắc nghẽn của mạng thì các Router có thể được cài đặt các phương thức nhằm tránh được tắc nghẽn. * Nhược điểm: - Router chậm hơn Bridge vì chúng đòi hỏi nhiều tính toán hơn để tìm ra cách dẫn đường cho các gói tin, đặc biệt khi các mạng kết nối với nhau không cùng tốc độ. Một mạng hoạt động nhanh có thể phát các gói tin nhanh hơn nhiều so với một mạng chậm và có thể gây ra sự nghẽn mạng. Do đó, Router có thể yêu cầu máy tính gửi các gói tin đến chậm hơn. - Các Router có đặc điểm chuyên biệt theo giao thức - tức là, cách một máy tính kết nối mạng giao tiếp với một Router IP thì sẽ khác biệt với cách nó giao tiếp với một Router Novell hay DECnet. Hiện nay vấn đề này được giải quyết bởi một mạng biết đường dẫn của mọi loại mạng được biết đến. Tất cả các Router thương mại đều có thể xử lý nhiều loại giao thức. Giá cả phụ thuộc vào các loại giao thức bộ định tuyến có thể xử lý. 9. Gateway Gateway cho phép nối ghép hai loại giao thức với nhau. Ví dụ: mạng của bạn sử dụng giao thức IP và mạng của ai đó sử dụng giao thức IPX, Novell, DECnet, SNA… hoặc một giao thức nào đó thì Gateway sẽ chuyển đổi từ loại giao thức này BÁO CÁO MẠNG MÁY TÍNH 14
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI sang loại khác. Qua Gateway, các máy tính trong các mạng sử dụng các giao thức khác nhau có thể dễ dàng “nói chuyện” được với nhau. Gateway không chỉ phân biệt các giao thức mà còn còn có thể phân biệt ứng dụng như cách bạn chuyển thư điện tử từ mạng này sang mạng khác, chuyển đổi một phiên làm việc từ xa… 10. Các loại cáp truyền Các định nghĩa ngoài: + Dung lượng: Là lượng dữ liệu đi qua đường truyền trong 1 đơn vị thời gian. Đơn vị MegaBit/giây(Mbps). + Băng thông: là địa lượng dùng để đo sự sai biệt giữa tần số lớn nhất và tần số nhỏ nhất của môi trường truyền. Thông thường băng thông là lượng dữ liệu thật sự đi qua đường truyền. Đơn vị đo là Hz. + Số nút mạng trên phân đọan càng nhiều sẽ làm suy giảm tín hiệu trên đường truyền càng nhiều qua mỗi nút mạng. + Độ trễ tín hiệu: là thời gian từ lúc tín hiệu được gửi đi đến khi nhận được tín hiệu. + Nhiễu điện từ: Các hệ thống cáp bị ảnh hưởng của nhiễu điện từ , càng nhiều nhiễu càng ảnh hưởng đến chất lượng đường truyền. Các yếu tố gây ra nhiễu là điện và do tần số sóng âm thanh. * Cáp đôi dây xoắn(Twisted Pair Cable) - Là cáp gồm hai dây đồng xoắn để tránh gây nhiễu cho các đôi dây khác, các cáp này có thể kéo dài vài km mà không cần khuếch đại, dải tần trên các cáp này có thể BÁO CÁO MẠNG MÁY TÍNH 15
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI đạt tới 300- 400 Hz, tốc độ truyền đạt có thế từ vài kbps đến Mbps. Nó bao gồm hai loại: + Loại có bọc kim là loại có vỏ kim loại bọc xung quanh để tăng cường chống nhiễu STP(Shield Twisted Pair),loại này có thể có nhiều đôi dây. Trên lý thuyết có thể đạt được tốc độ 500Mbps trên lạo cáp này, nhưng thực tế chỉ có thể đạt từ 100 – 155Mpbs. + Loại không có bọc kim UTP(UnShield Twisted Pair), chất lượng thấp hơn STP, nhưng rất rẻ. Loại này được chia ra làm 5 loại tùy theo tốc độ truyền. Trong đó loại 3 dùng cho điện thoại, lạo 5 dùng cho các mạng cục bộ với tốc độ truyền 100Mbps với giá thành rẻ. Loại 5 bao gồm 4 đôi dây trong cùng 1 vỏ bọc. * Cáp đồng trục (Coaxial cable) băng tần cơ sở. - Là loại cáp gồm 2 lõi lồng nhau, nó bao gồm 1 lõi ngoài là lưới kim loại, lõi trong là lõi đồng. Có thể sử dụng trong phạm vi vài trăm mét đến vài km. Có hai loại trở kháng 50 Ohm và 70 Ohm. Dải thông truyền tải của loại cáp này phụ thuộc vào chiều dài của cáp, với chiều dài 1km cáp có thể đạt tốc độ truyền từ 1- 2Gbps. Loại cáp đồng trục cơ sở thường dùng cho các mạng cục bộ. Các cáp này đấu nối với nhau bằng đầu nối chuẩn BNC hình chữ T. Ở Việt Nam loại này được gọi cáp gầy. Loại cáp khác (gọi là cáp béo) thường có màu vàng, loại này không dùng chuẩn đầu nối hình chữ T mà nối qua các kẹp bấm vào đây( các kẹp này được bấm cách nhau 2,5m), từ các kẹp đó người ta gắn các tranceiver (bộ chuyển đổi sang cổng nối tiếp hoặc cổng fastethernet) rồi nối vào máy tính. * Cáp quang Dùng để truyền các xung ánh sáng trong lòng 1 sợi thủy tinh phản xạ toàn phần. Môi trường truyền dẫn bằng cáp quang rất lý tưởng: + Xung ánh sáng truyền đi hàng trăm km mà độ suy giảm rất thấp. + Dải thông rất cao vì tần số ánh sáng dùng với cáp quang khoảng 1014- 1016 + An toàn và bí mật, miễn nhiễu với sóng điện từ. …Nhưng giá thành cao và kĩ thuật phức tạp. BÁO CÁO MẠNG MÁY TÍNH 16
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Có hai loại cáp quang: - Cáp đa mode(Multimode fiber): Là loại cáp dựa vào hiện tượng phản xạ toàn phần. Các cáp này thường có đường kính 50um. - Cáp đơn mode(Singlemode fiber): Khi đường kính dây dẫn bằng bước sóng thì cáp quang giống như 1 ống dẫn sóng, không có hiệ tượng phản xạ nhưng chỉ cho 1 tia đi. Loại này có đường kính 8um phải dùng diode laser. Cáp đơn mode cho phép truyền xa hàng trăm km mà không cần hệ thống khuếch đại. Bảng so sánh các loại cáp Cáp xoắn Cáp đồng Cáp đồng Các loại cáp Cáp quang cặp trục gầy trục béo Bằng đồng, Bằng đồng, Bằng đồng, 2 đường dây, Thủy tinh, 2 Chi tiết có 4 cặp dây 2 dây đường đường kính sợi (loại 3,4,5) kính 10mm 5mm Chiều dài 100m 185m 500m 1000m đọan tối đa Số đầu nối 2 30 100 2 tối đa/đoạn Chạy 10M Được Được Được Được bit/s Chạy 100M Được Không Không Được bit/s Chống Tốt Tốt Rất tốt Hoàn toàn nhiễu Bảo mật Trung bình Trung bình Trung bình Hoàn toàn Độ tin cậy Tốt Trung bình Tốt Tốt Lắp đặt Dễ dàng Trung bình Khó Khó Khắc phục Tốt Không tốt Không tốt Tốt lỗi Quản lý Dễ dàng Khó Khó Trung bình Chi phí cho Rất thấp Thấp Trung bình Cao 1 trạm BÁO CÁO MẠNG MÁY TÍNH 17
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO MẠNG MÁY TÍNH 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án môn Network : Tìm Hiểu Về Giao Thức Định Tuyến RIP
56 p | 999 | 386
-
Đồ án: Tìm hiểu về hệ điều hành Android (GVHD: Huỳnh Công Pháp)
14 p | 952 | 322
-
Thiết lập các thông số của máy tính cho việc quản lý màu sắc
14 p | 580 | 143
-
Báo Cáo Lập Trình Ứng Dụng Mạng - Đồ án : thiết kế trang Web bán CD qua mạng
23 p | 517 | 140
-
Đồ án: tìm hiểu về ổ cứng '
18 p | 432 | 136
-
Đồ án công nghệ W-CDMA và giải pháp nâng cấp mạng GSM lên
16 p | 366 | 130
-
Tìm hiểu về DHCP Server Security (phần 1)
7 p | 246 | 113
-
Tổng quan về virus file
22 p | 301 | 81
-
Đồ án: Tìm hiểu ngôn ngữ C# và viết một ứng dụng minh họa
251 p | 251 | 66
-
Tìm hiểu về tấn công Man-in-the-Middle – Chiếm quyền điểu khiển SSL
12 p | 215 | 60
-
Tìm hiểu về mẫu Virus.Win32.Sality.ag
9 p | 253 | 36
-
Đồ án Tìm hiểu về thuật toán RadixSort - Củng Công Minh
34 p | 265 | 18
-
C# - Tự học lập trình hướng đối tượng và lập trình CSDL: Phần 2
265 p | 90 | 16
-
Tìm hiểu siêu virus đang đe dọa công nghiệp toàn cầu
5 p | 93 | 8
-
Tìm hiểu về các bản vá lỗi
3 p | 89 | 5
-
Vấn nạn trong an toàn dữ liệu cá nhân: Quan sát từ quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
7 p | 6 | 2
-
Giáo trình Xử lý kỹ xảo với After Effect (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
46 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn