Đồ án tốt nghiệp: Chọn lọc chất phụ gia tạo chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học từ Nuclear polyhedrosis virus (NPV) kiểm soát sâu khoang ăn tạp (Spodoptera litura Fab.)
lượt xem 10
download
Đồ án tốt nghiệp được thực hiện với mục tiêu nhằm tiến hành thử nghiệm hiệu lực diệt trừ sâu khoang của NPV có phối trộn chất phụ gia. Từ đó tìm ra chất phụ gia có tiềm năng cao để phối trộn với NPV tạo ra chế phẩm hoàn thiện có hiệu lực diệt trừ sâu tốt. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Chọn lọc chất phụ gia tạo chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học từ Nuclear polyhedrosis virus (NPV) kiểm soát sâu khoang ăn tạp (Spodoptera litura Fab.)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHỌN LỌC CHẤT PHỤ GIA TẠO CHẾ PHẨM THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC TỪ NUCLEAR POLYHEDROSIS VIRUS (NPV) KIỂM SOÁT SÂU KHOANG ĂN TẠP (Spodoptera litura FAB.) Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THỊ HAI Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THANH LÂM MSSV: 0851110110 Lớp: 08DSH2 TP. Hồ Chí Minh, 2012
- Đồ án tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Cô Nguyễn Thị Hai. Những kết quả và số liệu trong đồ án là trung thực và chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường và hội đồng về sự cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 07 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Thanh Lâm i
- Đồ án tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ sinh học của trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Con xin khắc ghi công ơn sâu sắc của cha, mẹ và những người thân trong gia đình đã luôn ủng hộ và động viên con trong suốt đoạn đường dài về tinh thần cũng như tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con học tập. Em xin gởi lời tri ân sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Hai, Cô đã chỉ dạy tận tình và tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập cũng như thực hiện đồ án tốt nghiệp. Em xin gởi lời cám ơn chân thành đến Thầy Hoàng Hưng, Thầy Nguyễn Tiến Thắng, Cô Nguyễn Hoài Hương, Cô Nguyễn Thị Sáu, Cô Đỗ Thị Tuyến, Thầy Bùi Đức Chí Thiện, Thầy Bùi Văn Thế Vinh, Thầy Phạm Minh Nhựt, Cô Trịnh Thị Lan Anh, Cô Nguyễn Thị Thu Hương cùng nhiều thầy cô đã cho em những giờ học lý thú và bổ ích. Em xin cám ơn Thầy Huỳnh Văn Thành, Thầy Nguyễn Trung Dũng tổ thí nghiệm khoa Môi trường và Công nghệ sinh học đã tạo điều kiện cho em tiến hành thực nghiệm nội dung nghiên cứu của đồ án. Xin gởi lời chia sẽ đến các bạn Trần Hữu Ý, Võ Thị Mai, Phạm Thị Thùy Dương, Hồ Hoàng Đăng Khoa, Nguyễn Thị Tiền, Mai Thị Huỳnh Trân, Trần Mộng Hương Duyên, Lê Thị Mận đã đồng hành trong quá trình học tập và thực hiện đồ án tốt nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 07 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Thanh Lâm ii
- Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................... 2 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2 3.1 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2 3.2 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................................... 4 1.2 Virus đa diện nhân NPV ........................................................................................... 9 1.2.1 Sơ lược về virus đa diện nhân NPV ..................................................................... 9 1.2.2 Vai trò của virus đa diện nhân NPV trong tự nhiên ............................................. 9 1.2.3 Cơ chế tác động của virus đa diện nhân NPV.................................................... 10 1.2.4 Ưu điểm và nhược điểm của virus đa diện nhân NPV ....................................... 11 iii
- Đồ án tốt nghiệp 1.3 Quy trình sản xuất chế phẩm virus đa diện nhân NPV........................................... 12 1.3.1 Nhân sâu hàng loạt ............................................................................................. 12 1.3.2 Lây nhiễm virus đa diện nhân NPV lên vật chủ tạo chế phẩm .......................... 12 1.4 Sơ lược về sâu khoang ............................................................................................ 14 1.4.1 Đặc điểm sinh học, sinh thái sâu khoang (Spodoptera litura Fab.) ................... 14 1.4.2 Tác hại và biện pháp phòng trừ sâu khoang ở Việt Nam ................................... 16 1.5 Những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về sử dụng chất phụ gia bảo vệ virus NPV ................................................................................................................ 18 1.5.1 Những nghiên cứu trên thế giới ......................................................................... 18 1.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................... 21 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian thực hiện đề tài ....................................................................................... 22 2.2 Địa điểm thực hiện đề tài ........................................................................................ 22 2.3 Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm ............................................................................... 22 2.3.1 Dụng cụ thí nghiệm .............................................................................................. 22 2.3.2 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................... 22 2.4 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 24 3.5 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 24 2.5.1 Dịch virus NPV bổ sung một lượng nhỏ thuốc trừ sâu ........................................ 24 2.5.2 Dịch NPV virus bổ sung Tween 80, rỉ đường ...................................................... 27 2.5.3 Dịch virus NPV bổ sung bột ngô, bột đậu nành................................................... 28 iv
- Đồ án tốt nghiệp 2.5.4 Dịch virus NPV bổ sung chất lọc tia cực tím dưới tác dụng động ánh sáng mặt trời ................................................................................................................................. 30 2.5.5 Dịch virus NPV bổ sung bột cao lanh và một số chất phụ gia ............................. 32 2.6 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 33 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tìm hiểu hiệu lực của virus NPV bổ sung hoạt chất hóa học ................................. 34 3.1.1 Đánh giá hiệu lực của virus NPV bổ sung thuốc trừ sâu nhóm Cypermethrin (Sherpa 25EC) ............................................................................................................... 34 3.1.2 Đánh giá hiệu lực của virus NPV bổ sung thuốc trừ sâu nhóm Abamectin (Alibaba 1.8EC) ............................................................................................................ 36 3.1.3 Đánh giá hiệu lực của virus NPV bổ sung acid boric .......................................... 37 3.2 Ảnh hưởng của Tween 80, rỉ đường tăng cường hiệu lực diệt sâu của virus NPV 40 3.2.1 Ảnh hưởng của Tween 80 đối với virus NPV ...................................................... 40 3.2.2 Ảnh hưởng của rỉ đường đối với virus NPV ........................................................ 40 3.3 Ảnh hưởng của bột ngô và bột đậu nành tăng cường hiệu lực diệt sâu của virus NPV ............................................................................................................................... 41 3.3.1 Ảnh hưởng của bột ngô đối với virus NPV tăng khả năng diệt sâu khoang ........ 41 3.3.2 Ảnh hưởng của bột đậu tương đối với virus NPV tăng khả năng diệt sâu khoang ....................................................................................................................................... 42 3.4 Tìm hiểu khả năng lọc tia cực tím bảo vệ virus NPV của trà xanh và rỉ đường duy trì hiệu lực diệt sâu của virus NPV ............................................................................... 42 3.4.1 Chọn lọc tỷ lệ rỉ đường thích hợp bảo vệ virus NPV ........................................... 42 3.4.2 Chọn lọc nồng độ trà xanh thích hợp bảo vệ virus NPV ..................................... 44 v
- Đồ án tốt nghiệp 3.5 Đánh giá hiệu lực của virus NPV khi bổ sung bột cao lanh và một số chất phụ gia ....................................................................................................................................... 45 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận ................................................................................................................... 47 4.2 Kiến nghị ................................................................................................................. 48 TÀI LIỆU THAM KHAO .......................................................................................... 49 PHỤ LỤC .................................................................................................................... -1- Phụ lục A: Các hình ảnh minh họa............................................................................... -1- Phụ lục B: Bảng xử lý thống kê Statgraphics .............................................................. -7- vi
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật. FAO : Tổ chức nông lương quốc tế . IPM : Quản lý dịch hại tổng hợp. LE : Sâu chết bệnh NPV (Larval equipveilent). NPV : Virus đa diện nhân ký sinh sâu. PIB : Hạt thể vùi đa diện. vii
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Ảnh hưởng của việc bổ sung hoạt chất Cypermethin vào chế phẩm NPV đến tỷ lệ chết bệnh của sâu khoang (Spodoptera litura Fab.)............................................. 34 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của việc bổ sung hoạt chất Abamectin vào chế phẩm NPV đến tỷ lệ chết bệnh của sâu khoang (Spodoptera litura Fab.) ................................................. 36 Bảng 3.3: Ảnh hưởng của việc bổ sung acid boric vào chế phẩm NPV đến tỷ lệ chết bệnh của sâu khoang (Spodoptera litura Fab.) ............................................................ 39 Bảng 3.4: Ảnh hưởng của việc bổ sung Tween 80 vào chế phẩm NPV đến tỷ lệ chết bệnh của sâu khoang (Spodoptera litura Fab.) ............................................................ 40 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của việc bổ sung rỉ đường vào chế phẩm NPV đến tỷ lệ chết bệnh của sâu khoang (Spodoptera litura Fab.) ............................................................ 41 Bảng 3.6: Ảnh hưởng của việc bổ sung bột ngô vào chế phẩm NPV đến tỷ lệ chết bệnh của sâu khoang (Spodoptera litura Fab.) ...................................................................... 42 Bảng 3.7: Ảnh hưởng của việc bổ sung bột đậu nành vào chế phẩm NPV đến tỷ lệ chết bệnh của sâu khoang (Spodoptera litura Fab.) ............................................................. 42 Bảng 3.8: Ảnh hưởng của việc bổ sung cao lanh vào chế phẩm NPV đến tỷ lệ chết bệnh của sâu khoang (Spodoptera litura Fab.) ............................................................. 46 viii
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ sản chế phẩm HaNPV phòng trừ sâu xânh ......................................... 14 Hình 1.2: Sâu khoang (Spodoptera litura Fab.) ............................................................ 15 Hình 3.1: Ảnh hưởng của việc bổ sung hoạt chất Cypermethrin vào chế phẩm NPV đến thời gian ủ bệnh của sâu khoang (Spodoptera litura Fab.) ........................................... 35 Hình 3.2: Ảnh hưởng của việc bổ sung hoạt chất Abamectin vào chế phẩm NPV đến thời gian ủ bệnh của sâu khoang (Spodoptera litura Fab.) ........................................... 37 Hình 3.3: Ảnh hưởng của việc bổ sung Acid boric vào chế phẩm NPV đến thời gian ủ bệnh của sâu khoang (Spodoptera litura Fab.) ............................................................. 39 Hình 3.4: Ảnh hưởng của việc bổ sung rỉ đường vào chế phẩm NPV đến tỷ lệ chết bệnh của sâu khoang (Spodoptera litura Fab.) ...................................................................... 41 Hình 3.5: Ảnh hưởng của việc bổ sung trà xanh vào chế phẩm NPV đến tỷ lệ chết bệnh của sâu khoang (Spodoptera litura Fab.) ...................................................................... 43 Hình 1: NPV dưới kính hiển vi với độ phóng đại 400 lần ........................................... -1- Hình 2: Chuẩn bị sâu khoang thí nghiệm ..................................................................... -1- Hình 3: Lá thầu dầu chuẩn bị sơ bộ ............................................................................. -2- Hình 4: Lá thầu dầu cảm nhiễm NPV bằng phương pháp nhúng lá ............................ -2- Hình 5: Mẫu thí nghiệm bổ sung rỉ đường lọc tia cực tím của ánh sáng mặt trời ...... -3- Hình 6: Mẫu thí nghiệm bổ sung bột ngô, Tween 80, rỉ đường tăng cường khả năng ăn của sâu khoang và tăng độ bám dính lên lá của NPV .................................................. -3- Hình 7: Mẫu thí nghiệm NPV bổ sung Sherpa 25EC .................................................. -4- Hình 8: Sâu khoang chết do NPV ................................................................................ -4- ix
- Đồ án tốt nghiệp Hình 9: Sâu khoang chết do vi khuẩn .......................................................................... -5- Hình 10: Sâu khoang chết Sherpa 25EC ...................................................................... -5- Hình 11: Sâu khoang mẫu đối chúng ........................................................................... -6- Hình 12: Nuôi giữ giống sâu khoang bằng lá thầu dầu ................................................ -6- x
- Đồ án tốt nghiệp 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của nước ta hiện nay với tổng sản lượng thu được hàng năm là rất lớn. Năm 2010, tổng diện tích gieo trồng ở nước ta vào khoảng 12,285,500 ha, trong đó cây có thời gian sinh trưởng hàng năm là 9,855,500 ha và cây lâu năm khoảng 2,431,000 ha (Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2002) (dẫn theo Hà Minh Tùng, 2005) [3]. Với điều kiện thuận lợi, nông nghiệp Việt Nam được hình thành và phát triển trong điều kiện khí hậu khác nhau làm cho đa dạng sịnh học nông nghiệp trở nên phong phú. Cùng với sự đa dạng của cây trồng thì sự đa dạng của sâu hại ở Việt Nam cũng rất lớn. Hàng năm, thiệt hại do sâu hại gây ra khoảng 25 – 30% thậm chí có khi lên đến 40 - 50%. Thành phần sâu hại khoảng 753 loài thuộc 99 họ và 10 bộ (Phan Kế Long, 2006) [21]. Sâu khoang (Spodoptera litura Fab.) là loài sâu hại nghiêm trọng trên nhiều loại cây trồng, chúng gây tổn thất lớn đến năng suất và sản lượng cây trồng. Theo quan sát của Nguyễn Thị Chắt (1998), trên cây đậu đỗ ở miền Tây Nam Bộ thì mật độ sâu khoang cao vào vụ Đông Xuân lên tới 100 con/m2 và có thể làm trụi lá đậu trong vài ngày, còn ở miền Bắc mật độ sâu non cao từ tháng 4 – 10 và thành dịch có thể vào tháng 5 [11]. Sâu khoang còn là đối tượng gây hại mạnh nhất trên cây lạc nước ta, khi mật độ cao có tới 70 - 80% diện tích lá bị hại, nhiều ruộng khi thu hoạch chỉ còn trơ trọi thân và cành (Ngô Thế Dân và cộng sự, 2000) [5]. Ngoài cây lạc và đậu đỗ loài sâu hại nguy hiểm này phá hoại trên nhiều loại cây trồng ở nước ta như rau cải, rau muống, cà chua…Nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời dễ phát triển thành dịch (Phạm Thị Hoa Lê, 2009) [19]. Theo Nguyễn Văn Huỳnh và cộng sự (2011), để quản lý tổng hợp sâu hại trên cây màu, các chuyên gia Trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu virus SpltNPV để quản lý sâu khoang ăn tạp [17]. 1
- Đồ án tốt nghiệp Nhưng khi phun NPV trừ sâu trên đồng ruộng, tia cực tím của ánh sáng mặt trời làm giảm hiệu lực của chúng. Để duy trì hiệu lực của NPV khi phun ngoài đồng ruộng, theo nhiều tác giả cần trộn thêm các chất phụ gia vào dịch virus để lọc tia cực tím của ánh sáng mặt trời, tăng sức ăn của sâu, tăng lượng NPV vào cơ thể sâu và khả năng bám dính vào lá cây. Xuất phát từ thực tế trên, sinh viên tiến hành: “Chọn lọc chất phụ gia tạo chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học từ Nuclear polyhedrosis virus (NPV) quản lý sâu khoang ăn tạp (Spodoptera litura Fab.)” nhằm chọn lọc ra chất phụ gia thích hợp kết hợp với NPV làm tăng cường hiệu lực diệt sâu khoang của chế phẩm. 2. Mục tiêu của đề tài Để có thể sản xuất và sử dụng NPV quản lý Spodopera litura có hiệu quả, phải chọn lọc những chất phụ gia thích hợp có khả năng bảo vệ virus ngoài tự nhiên, cũng như kích thích sự thèm ăn và tăng độ bám dính của NPV khi phung trên đồng. Bước đầu tiến hành thử nghiệm hiệu lực diệt trừ sâu khoang của NPV có phối trộn chất phụ gia. Từ đó tìm ra chất phụ gia có tiềm năng cao để phối trộn với NPV tạo ra chế phẩm hoàn thiện có hiệu lực diệt trừ sâu tốt. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập chung nghiên cứu các chất phụ gia có khả năng làm tăng hiệu lực diệt trừ sâu khoang, các chất có thể bảo vệ NPV trước tia UV, tăng độ bám dính, kích thích thèm ăn. 3.2 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu tập trung vào sâu khoang (Spodopera litura F.) và virus đa diện nhân ký sinh trên sâu khoang (Nucleo polyhedron virus). 2
- Đồ án tốt nghiệp - Các chất phụ gia như: cypermethrin, abamectin, acid boric, rỉ đường, trà xanh, Tween 80, bột cao lanh, bột ngô, bột đậu tương. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Cung cấp những số liệu ban đầu về khả năng diệt sâu khoang (Spodoptera litura Fab.) của NPV có bổ sung chất phụ gia, để làm cơ sở lựa chọn chất phụ gia thích hợp tạo chế phẩm NPV sử dụng ra đồng ruộng phòng trừ sâu hại cây trồng có hiệu quả cao. - Kết quả nghiên cứu nói trên thực sự cần thiết, góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu khoang có hiệu lực cao, tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp "sạch" không có sự hiện diện của các hoá chất BVTV độc hại. 3
- Đồ án tốt nghiệp 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài Sâu khoang (Spodopera litura Fab.) rất phổ biến còn được gọi là sâu thuốc lá, là một loài ăn tạp gây hại nghiêm trọng cho cây trồng (Trang và S. Chaudhari, 2002) [36]. Nó được ghi nhận lần đầu tiên ở huyện Nelson gây hại cho cây thuốc lá (Cottier & Gourlay 1955) [24]. Đến năm 1977, Lynette cho biết nó xuất hiện với số lượng lớn ở Northland và Auckland trong vườn nhà và trên các cây linh lăng, cải dầu [24]. Chúng phân bố rất rộng rãi, bên cạnh Ấn Độ còn hiện diện ở Thái Lan, Phillippines, Australia, Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Iran, Ai Cập, Bahrain, Fiji, và Formosa (Singh và Jalali, 1997) [37]. Nó sống trên 200 loài cây trồng khác nhau như cây khoai tây, cây bắp, cây bông vải, cây thuốc lá, cây cải, cây cà chua, các loại đậu đỗ… (Nguyễn Thị Chắt , 1998) [11] và bùng phát thành dịch hại sau khi mưa lớn hoặc trời nắng nóng kéo dài (Trang, S. Chaudhari, 2002) [32]. Kết quả nghiên cứu của Hill và Waller (1985), đã chỉ ra rằng trên cây lạc của vùng nhiệt đới có 8 loài sâu hại chính và 40 loài gây hại thứ yếu. Những loài gây hại đặc biệt nguy hiểm như sâu khoang (Spodoptera litura Fab.), sâu xám (Agrotis ypsilon), sâu xanh (Heliothis armigera) (dẫn theo Nguyễn Thị Thu, 2008) [14]. Tác giả Wightman, J. A. (1990), cho biết trên lạc tác hại của sâu khoang phụ thuộc vào mật độ và giai đoạn sinh trưởng của cây. Nếu sau gieo 10 ngày, mật độ là 1 con/cây, diện tích lá bị ăn là 47% thì năng suất sẽ giảm 22%. Nhưng nếu mật độ 10 con/cây thì năng suất sẽ giảm là 56%. Song ở giai đoạn cây hình thành củ, cũng với mật độ như trên thì năng suất giảm ít hơn nhiều (9% và 16% ứng với mật độ 1 con/cây và 10 con/cây). Còn theo Nguyễn Thị Chắt điều tra trên cây lạc tại Trảng Bàng, Tây Ninh, trong vụ Đông Xuân sớm 2004 – 2005 thì sâu khoang xuất hiện khi cây 20 ngày sau gieo và đạt cao nhất là 16 con/m2, sau đó mật độ giảm đi nhưng gây hại đến cuối vụ. Sâu xanh Heliothis spp. xuất hiện muộn hơn sâu khoang khi cây đậu được 30 ngày sau gieo, mật số thấp 0,2 con/m2 [13]. 4
- Đồ án tốt nghiệp Theo Hồ Khắc Tín (1982), sâu khoang là một trong 10 loài gây hại phổ biến trên đậu tương và đã gây thành dịch ở nhiều vùng trồng đậu tương (dẫn theo Nguyễn Thị Thu, 2008) [14]. Ngô Thị Lam Giang đã ghi nhận được 31 loài côn trùng gây hại trên đậu tương tại Trảng Bom, Đồng Nai trong vụ Thu Đông 2004, trong đó gây hại nặng nhất là sâu cuốn lá, sâu đo xanh, bọ trĩ và sâu khoang Spodoptera litura. Trong điều kiện canh tác của nông dân, sâu khoang phát triển và tạo 2 đỉnh cao về mật độ. Đỉnh thứ nhất vào 40 ngày sau gieo với mật độ 10,5 con/m2, đỉnh thứ 2 kéo dài tới 70 ngày sau gieo với mật độ 7 con/m2 [13]. Một tác hại lớn của thuốc hóa học trừ sâu mà hiện nay trên toàn thế giới quan tâm là: việc sử dụng thuốc hóa học trừ sâu liên tục đã làm tăng sự chọn lọc gen của quần thể sâu hại và làm cho sâu ngày càng chịu đựng với thuốc. Các nghiên cứu ở Mỹ đã cho biết có rất nhiều loài sâu ở Mỹ đã kháng thuốc hóa học trừ sâu (Burrows, T.M., 1983). Sâu khoang ở Ấn Độ và Ai Cập đã kháng hầu hết các loài thuốc hóa học trừ sâu (Ramakrishnan, N. và cộng sự, 1984). Tính đến năm 1986, trên thế giới đã có 447 loài sâu kháng thuốc, trong đó có 264 loài phá hại trong nông nghiệp (Nguyễn Công Thuật,1996) [7]. Tồn dư của thuốc hóa học trừ sâu đã gây ô nhiễm lớn cho nguồn nước, nhiễm độc cho thức ăn. Frisbie, R. và cộng sự (1997), cho biết sự phun thuốc hóa học trừ sâu ở Mỹ đã làm nhiễm độc nặng cho nguồn nước và thức ăn. Ở Việt Nam, Bùi Sĩ Doanh và cộng sự (1995), cũng cho biết dư lượng thuốc Cypermethrin trên các loài đậu đỗ đã lên tới 0,4 – 0,7 mg/kg, vượt xa so với mức tồn dư cho phép (dẫn theo Ngô Trung Sơn, 1998) [6]. Với những lý do trên, các nhà khoa học trên thế giới đều nhất trí rằng: để phòng trừ sâu hại, không thể chỉ sử dụng bất cứ một biện pháp đơn lẽ nào mà phải sử dụng hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Hội nghị tư vấn Châu Á – Thái Bình Dương 5
- Đồ án tốt nghiệp của FAO, năm 1992 đã khẳng định, “đấu tranh sinh học là nền tảng của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp” (dẫn theo Nguyễn Hoàng Nam, 2011) [8]. Trong biện pháp sinh học, virus gây bệnh cho sâu là tác nhân phòng trừ sâu hại vô cùng quan trọng. Ngoài tự nhiên, virus ký sinh hầu hết các loài sâu hại. Đến nay người ta đã phân lập, mô tả được bệnh virus ở 800 loài côn trùng, riêng Baculovius người ta đã phân loại được 300 loài ký sinh trên côn trùng bộ cánh phấn, cánh màng và hai cánh (Jayarajs, 1971). Theo Price D. và cộng sự (1972), virus côn trùng là nhân tố phòng trừ sinh học quan trọng vì phổ ký chủ của chúng hẹp, lại dễ dàng sản xuất với số lượng lớn và độ thuần khiết cao. Hơn nữa chưa có sự ghi nhận nào về sự truyền bệnh vào động vật có xương sống, mặc dù người ta đã tiêm rất nhiều virus vào các loài thú. Virus gây bệnh côn trùng đã được Philips mô tả từ năm 1720. Virus gây bệnh tằm đã được Louis Paster nghiên cứu từ năm 1861. Bệnh virus trên sâu xanh cũng đã được Mally phát hiện năm 1891 tại Nam Phi, song đến năm 1936 Parson mới xác định được nguyên nhân, từ đó việc nghiên cứu sử dụng virus trừ sâu phát triển mạnh (dẫn theo Ngô Trung Sơn, 1998) [6]. Từ những năm 1960 thế giới đã có những nghiên cứu về virus NPV, bao gồm các nghiên cứu cơ bản về tính độc hại của nó đối với môi trường, hiệu lực diệt sâu và quá trình sản xuất chúng (dẫn theo Dương Trình, 2003) [2]. Theo Rabindra và Jayaraj việc sử dụng NPV với nồng độ 250 – 500 LE/ha ở Ấn Độ cho kết quả diệt sâu tương đương thuốc hóa học thông dụng hoặc sau khi dùng NPV ở mức 250 LE/ha mà phun tiếp Endosulfan với một phần hai liều lượng khuyến cáo thì cho kết quả bằng hai lần phun NPV ở mức 500 LE/ha. 6
- Đồ án tốt nghiệp Còn ở Trung Quốc các nhà khoa học (1977), kết luận hiệu lực diệt sâu Heliothis của NPV cao hơn Parathion và khi thử nghiệm ở nồng độ 2x106 PIB thì hiệu lực diệt sâu là 98,6% (dẫn theo Dương Trình, 2003) [2]. Tại Mỹ, khi dùng NPV ở mức độ 300 LE/ha trên bông sẽ làm giảm giá thành hơn khi sử dụng thuốc hóa học (Anon, 1977 và Ignoffo 1979) [6]. Ở nước ta, các nghiên cứu về virus côn trùng để trừ sâu hại được bắt đầu từ những năm tám mươi. Trong thời gian này, các nghiên cứu tập trung vào nhóm virus đa diện nhân NPV. Năm 1985, Trung Tâm Nghiên Cứu Cây Bông Nha Hố đã thu thập mẫu từ đồng ruộng về phân lập và sản xuất thử nghiệm chế phẩm NPV sâu xanh. Kết quả cho thấy chế phẩm NPV có hiệu lực tương đương với Sherpa và có thể thay thế cho thuốc hóa học xử lý các ổ dịch bệnh. Sau thành công của chế phẩm NPV cho sâu xanh, gần đây các cơ quan nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo vệ thực vật đã tiến hành nghiên cứu chế phẩm NPV cho sâu xanh da láng, đến nay đã đưa ra phun thử nghiệm ở nhiều địa phương như: Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Sóc Trăng… (Nguyễn Thơ, 1999) [15]. Ưu điểm quý giá của NPV theo Zhu, G.K. và cộng sự (1990), là không ảnh hưởng xấu đến các loài thiên địch [6]. Qua kết quả nghiên cứu trên 18 loài động vật có xương sống, 36 loài động vật không xương sống và 24 loài cây trồng khác nhau. Ignoffo (1975), kết luận NPV trên Heliothis là an toàn để sử dụng cho các loài cây lương thực và an toàn cho người và gia súc. Bên cạnh đó qua theo dõi 25 thế hệ của He. zea và 22 thế hệ của He. armigera, các tác giả Inoffo và Allea (1972), Whilock (1977), đã thấy rằng các loài Heliothis là không kháng NPV (dẫn theo Dương Trình, 2003) [2]. 7
- Đồ án tốt nghiệp Ở Mỹ, các nguyên cứu trong phòng cũng cho thấy chuồn chuồn cỏ và các loài ong ăn thịt không bị nhiễm NPV (Heinz, K.M. và cộng sự,1995). Ngoài tác động diệt sâu tức thời, NPV còn có khả năng truyền sang thế hệ sau (Khaire, V.M. và cộng sự, 1986). Do đó có nhiều ưu điểm NPV đã được nghiên cứu để trừ sâu hại trên nhiều loại cây trồng (dẫn theo Ngô Trung Sơn, 1998) [6]. Mới đây tại Mỹ, người ta tìm ra được một loại virut đa diện nhân thu từ sâu đo hại cần tây, loại này có phổ ký chủ rộng, có khả năng lây bệnh cho 31 loài sâu hại thuộc 10 họ của bộ Lepidoptera (Hostetter, D.L.và cộng sự, 1991). Thành công này đã tạo điều kiện thuận lợi cho con người trong việc sản xuất và sử dụng NPV. Nhiều công trình nguyên cứu về nhân nuôi sâu ký chủ và pha trộn NPV với các loại thuốc trừ sâu khác, các chất phụ gia khác để trứ sâu cũng được tiến hành, bước đầu đã có kết quả trong việc hạ giá thành chế phẩm NPV, tăng hiệu lực diệt sâu và rút ngắn thời gian ủ bệnh của NPV, kết quả này sẽ góp phần quan trọng trong việc triển khai sử dụng NPV trừ sâu hại. Tại Việt Nam, sâu hại là một trong những đối tượng nghiêm trọng đối với cây trồng. Dó đó, để phòng trừ sâu hại con người đã dùng rất nhiều biện pháp, một trong những biện pháp được nông dân áp dụng nhiều nhất là biện pháp hóa học. Tuy nhiên, việc dùng thuốc hóa học thường xuyên và liên tục, không đúng cách sẻ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như hình thành các loài sâu kháng thuốc, đặc biệt là sâu khoang (Spodoptera litura Fab.), sâu xanh (Helicopverpa armigera) sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), xuất hiện nhiều loài sâu hại mới, tiêu diệt những loài thiên địch của sâu hại cây trồng và để lại dư lượng độc hại trong sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, gây ô nhiễm môi trường sống. Vì vậy, việc áp dụng hệ thống phòng trừ tổng hợp trong đó có biện pháp sử dụng NPV phòng trừ sâu khoang gây hại thay thế cho việc sử dụng đơn độc thuốc hóa học là con đường có triển vọng nhất. 8
- Đồ án tốt nghiệp 1.2 Virus đa diện nhân NPV 1.2.1 Sơ lược về virus đa diện nhân NPV Virus đa diện nhân Nuclear polyhedrosis virus (NPV) thuộc nhóm Baculovirus. Cấu tạo của NPV gồm nhiều hạt virus trong 1 polyhedron, hạt virus có hình gậy và gồm có một hoặc nhiều nucleocapsid được một lớp vỏ bao bọc quanh, nucleocapsid gồm một phức hợp AND – Protein (Deoxyribo nucleo protein – DNP) được một lớp vỏ protein bao quanh, lớp vỏ ấy gọi là capsid. Nếu bên trong vỏ chỉ có 1 nucleocapsid thì gọi là NPV một nucleocapsid (Single nucleocapsid NPV – SNPV). Nếu bên trong vỏ có nhiều nucleocapsid thì gọi là NPV nhiều nucleocapsid (Multiple nucleocapsid NPV – MNPV). Theo thống kê chưa đầy đủ, trên thế giới có 284 loài côn trùng bị NPV xâm nhiễm, chiếm 40% số lượng côn trùng bị nhiễm virus, trong đó có 243 loài thuộc bộ cánh vẩy, 21 loại thuộc bộ cánh màng, 9 loài thuộc bọ hai cánh, 4 loài thuộc cánh cứng, 4 loài thuộc cánh thẳng và 2 loài thuộc cánh nửa (dẫn theo Chu Thị Thơm, 2006) [1]. 1.2.2 Vai trò của virus đa diện nhân NPV trong tự nhiên [17] Kết quả nghiên cứu ở Thái Lan cho thấy NPV là nguyên nhân gây chết tự nhiên chủ yếu của sâu đo xanh Trichoplusia ni trên cải bắp. Tại Ấn Độ, sâu xanh H. armigera trên bông thường bị chết bệnh do NPV với tể lệ 6,9 – 24,5%. NPV được đánh giá là tác nhân sinh học quan trọng trong kìm hãm số lượng sâu xanh H. armigera ở Trung Quốc, Hoa Kỳ, Philippine (Bilipate, 1988; Coppel và cộng sự, 1977; Navasero và nnk, 1993; Tipvadee, 1983). Kết quả điều tra cho thấy NPV có mặt thường xuyên trong quần thể các loài sâu hại. Ở điều kiện miền Bắc Việt Nam chúng phát sinh gây bệnh cho côn trùng từ tháng 4 – 9 hàng năm. Sâu đo xanh Anomis flava hại đay thường bị nhiễm bệnh do NPV khá cao vào tháng 6 – 7 hàng năm. Tỷ lệ chết do NPV của sâu đo xanh đạt khoảng 11 – 54% và 8 – 68% tương ứng tại Thọ An (Hà Tây) và Châu Giang (Hưng Yên). Sâu 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế bảo vệ rơ le cho trạm biến áp
89 p | 1161 | 489
-
Đồ án Tốt nghiệp: Tìm hiểu một số phương pháp trích chọn đặc trưng cho nhận dạng chữ viết
53 p | 401 | 101
-
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế trạm biến áp trung gian 110/35/22 KV - 40 MW xã Ngọc Sơn - Gia Lộc - Hải Dương
90 p | 327 | 77
-
Đồ án tốt nghiệp Điện tự động công nghiệp: Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho Trạm lọc bụi tĩnh điện lò thổi 120 tấn
62 p | 36 | 17
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập Bacillus subtilis từ ruột cá
73 p | 78 | 15
-
Đồ án tốt nghiệp: Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ vi khuẩn Bacillus sp. trong thức ăn chăn nuôi thủy sản
124 p | 48 | 14
-
Đồ án Tốt nghiệp: Nghiên cứu tái sử dụng bùn thải khu công nghiệp Vĩnh Lộc TP.HCM để phục vụ mục đích năng lượng
121 p | 37 | 12
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập, chọn lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp thu CO2 và định hướng làm giảm hiệu ứng nhà kính
75 p | 41 | 12
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất trà túi lọc chức năng từ rong mơ
117 p | 42 | 10
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập, định danh, chọn lọc chủng nấm và ứng dụng sản xuất chao nhằm thay thế giai đoạn lên men chao truyền thống hiện nay
68 p | 37 | 10
-
Đồ án tốt nghiệp: So sánh và chọn lọc các quy trình PCR phát hiện vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây bệnh bạch hầu
46 p | 55 | 9
-
Đồ án tốt nghiệp: Ứng dụng nấm Trichoderma trong quản lý nấm gây bệnh đốm trắng trên thanh long tại Bình Thuận
91 p | 25 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá hiệu lực trừ sâu khoang của các dạng chế phẩm NPV (Nuclear Polyhedrosis Virus)
55 p | 29 | 7
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường: Tính toán thiết kế mô hình bãi lọc trồng cây để nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất mắm công ty Cổ phần Chế biến Dịch vụ Thủy sản Cát Hải
57 p | 67 | 7
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường: Xử lý nước thải bệnh viện bằng bể tự hoại kết hợp bãi lọc ngầm trồng cây dòng đứng và ứng dụng tính toán mô hình xử lý cho một bệnh viện
62 p | 81 | 7
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin: Kết hợp hai phương pháp biến đổi sóng nhỏ DWT/IWT và phương pháp trộn có chọn lọc cho phương pháp giấu ảnh trong ảnh
56 p | 46 | 6
-
Đồ án tốt nghiệp: Bước đầu nghiên cứu phân lập tuyển chọn vi khuẩn Bacillus spp. từ phụ phế phẩm có hoạt tính kháng nấm sinh aflatoxin
74 p | 27 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn