intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp đại học: Sử dụng PLC S7-1200 để xây dựng hệ thống đo và giám sát các thông số từ nhà máy chế biến hạt điều

Chia sẻ: Tran DUc Hiep | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

52
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ án tốt nghiệp đại học "Sử dụng PLC S7-1200 để xây dựng hệ thống đo và giám sát các thông số từ nhà máy chế biến hạt điều" được hoàn thành với mục tiêu là thiết kế tủ điện đo các thông số của nhà máy chế biến hạt điều: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và tốc độ động cơ của các phân xưởng sấy và tách vỏ trong nhà máy chế biến hạt điều; Thiết kế phần mềm giám sát và quản lý giữ liệu trên Websever.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp đại học: Sử dụng PLC S7-1200 để xây dựng hệ thống đo và giám sát các thông số từ nhà máy chế biến hạt điều

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------------------------------------------- ĐA/ KLTN ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TÊN ĐỀ TÀI SỬ DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐO VÀ GIÁM SÁT CÁC THÔNG SỐ TỪ NHÀ MÁY HẠT ĐIỀU CBHD: TS. PHẠM VĂN NAM Sinh viên: NGUYỄN ĐỨC THẮNG – 2017600245 ĐẶNG HƯNG THỊNH – 2017605189 VŨ MINH CÔNG - 2017604872 KIỀU THỊ THẢO - 2017605341 ĐỖ ĐỨC THẮNG – 2017605496 Hà Nội – Năm 2021
  2. Đồ án tốt nghiệp Trang 2 ĐH Công Nghiệp HN LỜI GIỚI THIỆU Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tự động hóa là yếu tố không thể thiếu trong một nền công nghiệp hiện đại. Nói đến tự động hóa thì máy tính là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất và không thể thiếu được trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong đo lường, điều khiển và giám sát. Việc ứng dụng máy tính vào kỹ thuật đo lường, điều khiển và giám sát đã đem lại nhiều kết quả đầy tính ưu việt. Các thiết bị, hệ thống đo lường, điều khiển và giám sát ghép nối với máy tính có độ chính xác cao, thời gian thu thập dữ liệu ngắn. Nhưng điều đáng quan tâm nhất là mức độ tự động hóa trong việc thu thập và xử lý kết quả đo, kể cả việc lập bảng thống kê, đồ họa, cũng như in ra kết quả. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Sử dụng PLC S7-1200 để xây dựng hệ thống đo và giám sát các thông số từ nhà máy chế biến hạt điều”. Đề tài của chúng tôi nghiên cứu về Web Server để giám sát hệ thống. Đồng thời sử dụng mạng LAN thực thi ứng dụng thu thập dữ liệu của hệ thống đo qua các cảm biến và PLC trong nhà máy sản xuất hạt điều. Trong đó có một máy server kết nối với PLC giám sát trên giao diện WinCC, đồng thời có thể thu thập dữ liệu qua giao diện Website trên môi trường Internet. Trong quá trình làm đồ án mặc dù được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Phạm Văn Nam và các thành viên trong nhóm cũng đã cố gắng tham khảo tài liệu và tìm hiểu nhưng do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và nhận xét đánh giá quí báu của các thầy cô và các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của các thầy cô trong khoa đặc biệt giáo viên hướng dẫn TS Phạm Văn Nam đã giúp đỡ nhóm rất nhiều để nhóm tôi hoàn thành được đồ án này. Xin chân thành cám ơn. CBHD: TS. PHẠM VĂN NAM
  3. Đồ án tốt nghiệp Trang 3 ĐH Công Nghiệp HN MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................... 3 DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI ........................................................ 6 1.1. Tổng quan về đề tài và phương án thiết kế thi công...................................... 6 1.2. Sơ lược về hệ thống chế biến hạt điều ........................................................... 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TRUYỀN DỮ LIỆU ..................... 9 2.1. Phân tích tính toán và lựa chọn thiết bị ......................................................... 9 2.2. Tổng quan về Webserver ............................................................................. 19 2.3. ODBC Data Sources .................................................................................... 22 2.4. Mạng Xí nghiệp, mạng Công ty .................................................................. 24 2.5. SCADA – Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu...................... 25 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ........................... 27 3.1. Thiết kế phần cứng ...................................................................................... 27 3.2. Tạo Project với TIAPortal V16.0 ................................................................ 28 3.3. Thiết kế và cấu hình Webserver trên máy chủ ............................................ 38 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN ....................................................... 48 4.1. Kết quả thi công phần cứng ......................................................................... 48 4.2. Tóm tắt các kết quả lập trình ....................................................................... 49 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............................. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 55 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 55 CBHD: TS. PHẠM VĂN NAM
  4. Đồ án tốt nghiệp Trang 4 ĐH Công Nghiệp HN DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1-1: Sơ đồ khối hệ thống........................................................................ 7 Hình 1-2: Máy xát vỏ hạt điều ........................................................................ 8 Hình 1-3: Máy sấy hạt điều tự động ............................................................... 8 Hình 2-1: MCB LS 1P .................................................................................... 9 Hình 2-2: Cầu chì 3A .................................................................................... 10 Hình 2-3: Đấu dây PT100 ............................................................................. 12 Hình 2-4: Cảm biến nhiệt độ PT100 3 dây ................................................... 12 Hình 2-5: Module cảm biến độ ẩm, nhiệt độ DHT21................................... 13 Hình 2-6: Cảm biến độ ẩm PCE P18L ......................................................... 14 Hình 2-7: Cảm biến áp suất Autonics PSS-1V-R1/8.................................... 15 Hình 2-8: Cấu tạo của encoder ..................................................................... 16 Hình 2-9: Encoder RT3806-AB-100N ......................................................... 16 Hình 2-10: Nguồn tổ ong ............................................................................. 17 Hình 2-11: Sơ đồ mô tả hoạt động của website........................................... 21 Hình 2-12: Mô hình phân cấp mạng truyền thông công nghiệp.................. 24 Hình 2-13: Sơ đồ hệ thống điều khiển giám sát .......................................... 26 Hình 3-1: Sơ đồ khối phần cứng ................................................................... 27 Hình 3-2: Cài đặt giới hạn cảnh báo ............................................................. 37 Hình 3-3: Thời gian hoạt động ..................................................................... 37 Hình 3-4: Giao diện làm việc với SQL Server ............................................. 40 Hình 3-5: Mô hình MVC và các thành phần bên trong của MVC. .............. 40 Hình 3-6: Khung đăng nhập ........................................................................ 42 Hình 3-7: Trang theo dõi xưởng sấy khô...................................................... 43 Hình 3-8: Trang theo dõi xưởng tách vỏ ...................................................... 43 CBHD: TS. PHẠM VĂN NAM
  5. Đồ án tốt nghiệp Trang 5 ĐH Công Nghiệp HN Hình 3-9: Tạo chu kì lưu dữ liệu ở Scheludes task ...................................... 47 Hình 4-1: Giao diện đăng nhập WinCC ....................................................... 49 Hình 4-2: Giao diện giám sát tủ Sấy............................................................. 50 Hình 4-3: Giao diện giám sát tủ Tách vỏ...................................................... 50 Hình 4-4: Giao diện theo dõi thời gian hoạt động ........................................ 50 Hình 4-5: Giao diện cài đặt giới hạn cảnh báo ............................................. 51 Hình 4-6: Giao diện theo dõi cảnh báo ......................................................... 51 Hình 4-7: Giao diện Login web .................................................................... 51 Hình 4-8: Giao diện trang chủ web .............................................................. 52 Hình 4-9: Giao diện theo dõi xưởng sấy khô ............................................... 52 Hình 4-10: Giao diện theo dõi xưởng Tách vỏ............................................ 53 Hình 4-11: Dữ liệu xuất ra file Excel .......................................................... 53 CBHD: TS. PHẠM VĂN NAM
  6. Đồ án tốt nghiệp Trang 6 ĐH Công Nghiệp HN CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về đề tài và phương án thiết kế thi công 1.1.1. Yêu cầu của đề tài Trong cuộc sống hiện tại, khoa học và kỹ thuật phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa từng bước leo thang. Những công cụ tiên tiến ra đời giải quyết vấn đề lao động trí óc thay cho lao động chân tay. Mục tiêu của khoa học kỹ thuật là làm sao để nâng cao được chất lượng hiệu suất của công việc và tiếp theo đó là công nghệ tự động hóa ra đời đáp ứng nhu cầu đó cho nên em đã nghiên cứu đề tài: “Sử dụng PLC S7- 1200 để xây dựng hệ thống đo và giám sát các thông số từ nhà máy chế biến hạt điều”. Các bộ điều khiển PLC làm việc độc lập theo 1 chương trình lập sẵn sẽ điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu qua các thiết bị trường và thiết bị đo chuyển dữ liệu qua các giao tiếp mạng để người dụng có thể truy cập trực tiếp điều khiển và kiểm tra một cách dễ dàng. Mục tiêu đề tài: - Thiết kế tủ điện đo các thông số của nhà máy chế biến hạt điều: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và tốc độ động cơ của các phân xưởng sấy và tách vỏ trong nhà máy chế biến hạt điều. - Thiết kế phần mềm giám sát và quản lý giữ liệu trên Websever. 1.1.2. Hướng thực hiện đề tài Để thực hiện được đề tài chúng em sẽ thiết kế hệ thống với các tủ điện giám sát và đo nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và tốc độ bằng các cảm biến nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và enconder để đo tốc độ động cơ. Các thông số thu thập được sẽ hiện thị lên màn hình HMI và giao diện website trên môi trường mạng để người quản lý có thể dễ dàng theo dõi, giám sát được toàn bộ hoạt động của hệ thống tại bất cứ đâu chỉ với 1 kết nối Internet. CBHD: TS. PHẠM VĂN NAM
  7. Đồ án tốt nghiệp Trang 7 ĐH Công Nghiệp HN Sơ đồ khối của hệ thống. Hình 1-1: Sơ đồ khối hệ thống 1.2. Sơ lược về hệ thống chế biến hạt điều Để có hạt điều thành phẩm, hạt điều đã trải qua quy trình sản xuất, chế biến qua nhiều công đoạn:  Tập kết hạt điều.  Phơi khô hạt điều. Sau khi đã tiếp nhận hạt điều, xưởng sản xuất hạt điều sẽ tiến hành phơi nắng hạt điều đến khi đạt được độ ẩm dưới 11%.  Phân cỡ hạt điều.  Hấp hạt điều. Mục đích của bước này là làm cho vỏ hạt điều được mềm hơn, tách dần khoảng cách của lớp vỏ xốp và vỏ lụa.  Cắt tách hạt điều Hạt điều sẽ được cắt bằng dao chuyên dụng một cách khéo léo để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, sao cho có thể thao tác chính xác mà không làm CBHD: TS. PHẠM VĂN NAM
  8. Đồ án tốt nghiệp Trang 8 ĐH Công Nghiệp HN vỏ lụa bị gãy, vỡ, dao đâm. Ngày nay công việc này được hỗ trợ bởi máy móc nên năng suất và chất lượng hạt điều cũng cao hơn. Hạt điều bể, vỡ cũng giảm thiểu nhờ máy móc Hình 1-2: Máy xát vỏ hạt điều  Sấy hạt điều Hình 1-3: Máy sấy hạt điều tự động Khi sấy nhân điều, lớp vỏ lụa sẽ dần tách khỏi nhân điều và diệt tối đa các vi sinh vật có trong nhân điều thông qua sự gia nhiệt. Thời gian sấy hạt điều dao động từ 9 – 13 giờ đồng hồ. Hạt điều sau khi sấy có thể chuyển ngay vào các thùng hoặc được chuyển sang khâu bóc vỏ lụa nếu sản xuất hạt điều không vỏ lụa.  Phân loại và đóng gói hạt điều CBHD: TS. PHẠM VĂN NAM
  9. Đồ án tốt nghiệp Trang 9 ĐH Công Nghiệp HN CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TRUYỀN DỮ LIỆU 2.1. Phân tích tính toán và lựa chọn thiết bị 2.1.1. Thiết bị bảo vệ aptomat (MCB)  Thiết bị được chọn Aptomat có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện mà ở đây chúng ta thiết kế tủ điều khiển trong đó có các nguồn và dòng không quá lớn. Theo chúng em, chúng ta nên chọn loại aptomat sau:  MCB (aptomat) LS 1pha 10A 10kA BKN-b 1P Hãng LS Mã hàng BKN-b 1P 10A Điện áp (V) 220 Số cực 1 Pha Dòng định mức 10A Dòng ngắn cắt mạch 10kA Tiêu chuẩn IEC 60989-2 Hình 2-1: MCB LS 1P 2.1.2. Thiết bị bảo vệ cầu chì (FS)  Cấu tạo và nguyên lý hoạt động Thành phần không thể thiếu trong một cầu chì là một dây chì mắc nối tiếp với hai đầu dây dẫn trong mạch điện. Vị trí lắp đặt cầu chì là ở sau nguồn điện tổng và trước các bộ phận của mạch điện, mạng điện cần được bảo vệ như các thiết bị điện,... Các thành phần còn lại bao gồm: hộp giữ cầu chì, các chấu mắc, nắp cầu chì, v.v... được thay đổi tùy thuộc vào loại cầu chì cũng như mục đích thẩm mỹ. CBHD: TS. PHẠM VĂN NAM
  10. Đồ án tốt nghiệp Trang 10 ĐH Công Nghiệp HN  Thiết bị được chọn: Thông số cầu chì 3A Dòng định mức: 3A Điện áp định mức: 500V Dòng ngắt mạch: 100kA Kích thước: Φ10x38mm Hình 2-2: Cầu chì 3A 2.1.3. Bộ điều khiển PLC Có cấu trúc bao gồm : - Bộ phận kết nối nguồn - Các bộ kết nối dây của người dùng có thể tháo ra được - Các led trạng thái thể hiện cho các trạng thái vào/ra - Cổng kết nối profinet PLC S7-1200 cung cấp một lượng lớn các module tín hiệu để mở rộng dung lượng của CPU. Người dùng còn có thể lắp đặt thêm các module truyền thông để hỗ trợ các giao thức truyền thông khác. Đặc trưng CPU 1211C CPU 1212C CPU 1214C Kích thước 90*100*75 110*100*75 (mm) Bộ nhớ người dùng - Bộ nhớ làm việc 25 Kb - Bộ nhớ tải 1 MB - Bộ nhớ sự kiện 2MB Phân vùng I/Q - Digital I/Q 6 inputs/4 outputs 8 input/6 output 14 inputs/10 outputs - Analog I 2 inputs 2 inputs 2 inputs Tốc độ xử lý 1024 bytes (inputs) and 1024 bytes ảnh (outputs) Module mở none 2 8 rộng CBHD: TS. PHẠM VĂN NAM
  11. Đồ án tốt nghiệp Trang 11 ĐH Công Nghiệp HN Module tín hiệu 1 Module giao tiếp 3 Bộ đếm tốc độ cao 3 4 6 Trạng thái đơn Mạch ngõ ra 2 Thẻ nhớ Thẻ nhớ simatic Thời gian lưu 240h trữ profinet 1 cổng giao tiếp ethernet Bảng chức năng chung của dòng S7-1200 So sánh cơ bản giữa điều khiển PLC với điều khiển thông thường Chỉ tiêu so Rơ-le Mạch số Máy tính PLC sánh Giá thành Khá thấp Thấp Cao Thấp từng chức năng Kích thước Lớn Rất gọn Khá gọn Rất gọn vật lý Tốc độ Chậm Rất nhanh Khá nhanh Khá nhanh điều khiển Khả năng Xuất sắc Tốt Khá tốt Tốt chống nhiễu Lắp đặt Mất thời Mất thời Mất nhiều thời Lập trình và lắp gian thiết gian thiết gian lập trình đặt đơn giản kế lắp đặt kế Khả năng Không Có Có Có điều khiển tác vụ đơn giản Để thay đổi Rất khó Khó Đơn giản Khá đơn giản điều khiển Công tác Kém- Có Kém- Nếu Kém- Có nhiều Tốt- Các bảo trì nhiều công IC được mạch điện tử module được tắc hàn chuyên dùng tiêu chuẩn hóa CBHD: TS. PHẠM VĂN NAM
  12. Đồ án tốt nghiệp Trang 12 ĐH Công Nghiệp HN Với yêu cầu hệ thống chúng em chọn bộ điều khiển PLC S7-1200 CPU 1211C DC/DC/DC của hãng Siemens để thực hiện đề tài. 2.1.4. Cảm biến nhiệt độ  Nguyên lý hoạt động PT100 Còn được gọi là cảm biến cặp nhiệt, được cấu tạo bởi hai sợi kim loại khác nhau và được hàn dính vào một đầu, khi nhiệt độ thay đổi thì giá trị điện áp cũng sẽ thay đổi. Nghĩa là tín hiệu đầu ra của cảm biến nhiệt độ can nhiệt là tín hiệu điện áp (mV). Hình 2-3: Đấu dây PT100  Thiết bị được chọn Cảm Biến Nhiệt Độ PT100 WZP-187 Kiểu thành phần Loại K Giới hạn nhiệt 0- 600 độ C Đường kính đầu đo 4.7mm Độ dài cảm biến đầu 150mm đo Chiều dài dây cáp 2m Đầu ra Đầu ra 0-10V Hình 2-4: Cảm biến nhiệt độ PT100 3 dây CBHD: TS. PHẠM VĂN NAM
  13. Đồ án tốt nghiệp Trang 13 ĐH Công Nghiệp HN 2.1.5. Cảm biến độ ẩm  Cảm biến độ ẩm là gì ? Cảm biến độ ẩm là một thiết bị điện tử đo độ ẩm trong môi trường của nó và chuyển đổi các phát hiện của nó thành tín hiệu điện tương ứng. Hình 2-5: Module cảm biến độ ẩm, nhiệt độ DHT21  Phân loại theo ứng dụng phổ biến nhất: - Cảm biến độ ẩm đất - Cảm biến độ ẩm không khí  Nguyên lý hoạt động và sơ đồ đấu nối: Cảm biến độ ẩm nhiệt được sử dụng để đo độ ẩm tuyệt đối. Không giống như cảm biến RH, cảm biến độ ẩm nhiệt sử dụng hai đầu dò, một để đo nitơ khô và một để đo không khí của môi trường xung quanh. Khi độ ẩm được thu thập trên đầu dò tiếp xúc, sự khác biệt về độ dẫn nhiệt được cảm biến cảm nhận và AH được tính toán. ‘ CBHD: TS. PHẠM VĂN NAM
  14. Đồ án tốt nghiệp Trang 14 ĐH Công Nghiệp HN  Thiết bị được chọn Điện áp hoạt đông Điện áp nguồn: 19 V ... 30 V DC Khoảng đo độ ẩm 0-100% Sai số độ ẩm ±2% Hình 2-6: Cảm biến độ ẩm PCE Điện áp đầu ra 0-10V P18L 2.1.6. Cảm biến áp suất  Cấu tạo của cảm biến áp suất Cấu tạo gồm 2 phần chính: Cảm biến: là bộ phận nhận tín hiệu từ áp suất và truyền tín hiệu về khối xử lý. Tùy thuộc vào loại cảm biến mà nó chuyển từ tín hiệu cơ của áp suất sang dạng tín hiệu điện trở, điện dung, điện cảm, dòng điện … về khối xử lý. Khối xử lý: có chức năng nhận các tính hiệu từ khối cảm biến thực hiện các xử lý để chuyển đổi các tín hiệu đó sang dạng tín hiệu tiêu chuẩn trong lĩnh vực đo áp suất như tín hiệu ngõ ra điện áp 4 ~ 20 mA( tín hiệu thường được sử dụng nhất) , 0 ~ 5 VDC, 0 ~ 10 VDC, 1 ~ 5 VDC  Nguyên lý hoạt động Cảm biến áp suất có 3 loại hoạt động với ba nguyên lý khác nhau, cấu tạo khác nhau & dùng trong các môi trường khác nhau , ở đây chúng em giới thiệu một loại cảm biến áp suất với nguyên lý màng nằm bên trong cảm biến . Loại này được dùng nhiều nhất trong công nghiệp. CBHD: TS. PHẠM VĂN NAM
  15. Đồ án tốt nghiệp Trang 15 ĐH Công Nghiệp HN  Thiết bị được chọn Chất lỏng áp dụng Khí Cổng áp suất 1/8 Loại kết nối Loại cáp Loại áp suất Áp suất tiêu chuẩn Dải áp suất định 0 đến 1,000kPa mức Nguồn cấp 12-24 VDC Dòng tiêu thụ Max. 15mA Cấu trúc bảo vệ IP40 Hình 2-7: Cảm biến áp suất Autonics PSS-1V-R1/8 2.1.7. Enconder  Cấu tạo của enconder Encoder cấu tạo chính gồm: - Đĩa quang tròn có rảnh nhỏ quay quanh trục: Trên đĩa được đục lỗ (rãnh), khi đĩa này quay và chiếu đèn led lên trên mặt đĩa thì sẽ có sự ngắt quãng xảy ra. Các rãnh trên đĩa chia vòng tròn 360o thành các góc bằng nhau. Và một đĩa có thể có nhiều dãy rãnh tính từ tâm tròn. - Bộ cảm biến thu (photosensor) - Nguồn sáng (Light source) CBHD: TS. PHẠM VĂN NAM
  16. Đồ án tốt nghiệp Trang 16 ĐH Công Nghiệp HN Hình 2-8: Cấu tạo của encoder  Nguyên lý hoạt động của enconder Số xung Encoder được quy ước là số lần ánh sáng chiếu qua khe. Ví dụ trên đĩa chỉ có 100 khe thì cứ 1 vòng quay, encoder đếm được 100 tín hiệu.  Thiết bị được chọn Đường kính Ø6mm ngoài trục Tần số đáp 300kHz ứng tối đa Độ phân giải 100 xung/vòng Số pha tín 2 pha A và B hiệu Nguồn cấp 5-24VDC Loại kết nối Loại cáp trục Cấu trúc bảo IP50 vệ Hình 2-9: Encoder RT3806-AB-100N CBHD: TS. PHẠM VĂN NAM
  17. Đồ án tốt nghiệp Trang 17 ĐH Công Nghiệp HN 2.1.8. Nguồn cấp cho bộ điều khiển và cảm biên Ở đây chúng em đang sử dụng bộ điều khiển PLC S7-1200 và các con cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và enconder đều sử dụng nguồn cấp 24 VDC Nên ở đây chúng em sẽ chọn và sử dụng nguồn tổ ong 24V 5A Hình 2-10: Nguồn tổ ong 2.1.9. Máy chủ IPC (Industrial PC – industrial computer) được dịch sang nghĩa tiếng việt là “máy tính công nghiệp”. Máy tính công nghiệp là hệ thống máy tính chuyên dụng, được dùng trong vận hành công nghiệp đặc biệt ở những nhà máy, phân xưởng với áp suất không đồng đều. Máy tính sẽ vận hành với công suất liên tục 24/7 để đảm bảo hệ thống máy móc luôn được vận hành liên tục tùy theo nhu cầu của các nhà tích hợp. Máy tính công nghiệp được chế tạo để có thể chịu được những môi trường khắc nghiệt (không thân thiện với máy tính), chẳng hạn như môi trường nhiệt độ cao, các điều kiện môi trường bẩn, bụi và thậm chí là ẩm ướt, rung động mạnh, nguồn điện không ổn định. Phần mềm WinCC của Siemens là một phần mềm chuyên dụng để xây dựng giao diện điều khiển HMI (Human Machine Interface) cũng như phục vụ việc xử lý và lưu trữ dữ liệu trong một hệ thống SCADA (Supervisory Control And Data Aquisition) thuộc chuyên ngành tự động hóa. Cấu hình khuyến nghị nghị hệ thống chạy WinCC. CBHD: TS. PHẠM VĂN NAM
  18. Đồ án tốt nghiệp Trang 18 ĐH Công Nghiệp HN HARDWARE REQUIREMENT / SOFTWARE Processor Intel® Core™ i5-6440EQ (up to 3.4 GHz) RAM 16 GB (min. 8 GB, 32 GB for large projects) Hard disk SSD with 50 GB free storage space Network 1 Gbit (for multi-user) Monitor 15.6″ full HD display (1920 x 1080 or more) Operating Windows 10 (64-bit) system  Windows 10 Professional Version 1809, 1903  Windows 10 Enterprise Version 1809, 1903 CBHD: TS. PHẠM VĂN NAM
  19. Đồ án tốt nghiệp Trang 19 ĐH Công Nghiệp HN 2.2. Tổng quan về Webserver 2.2.1. Giới thiệu Webserver  Web Server là máy chủ lưu trữ Web Server (máy chủ web) là máy tính có dung lượng lớn và tốc độ rất cao để có thể lưu trữ và vận hành tốt kho dữ liệu trên internet, Mỗi máy chủ có một IP riêng và có thể đọc đa dạng ngôn ngữ như HTML, CSS, JAVASCRIPT,… được dùng để lưu trữ thông tin như một ngân hàng dữ liệu, chứa những website đã được thiết kế cùng với những thông tin liên quan khác.  WebPage là trang Web WebPage (trang web) có một địa chỉ duy nhất là URL (viết tắt của từ Uniform Resource Locator). Khi người dùng sử dụng máy tính (máy khách) nhập URL của website vào trình duyệt web (VD: sv.dhcnhn.vn). Máy khách sẽ gửi yêu cầu truy cập đến IP của Web server sẽ nhận được yêu cầu về việc xem nội dung trang web thông qua qua giao thức HTTP – giao thức được thiết kế để gửi các file đến trình duyệt web và các giao thức khác. Web server sẽ sẽ gửi nội dung web (text, hình ảnh, video,…) đến máy khách thông qua đường truyền Internet.  Website là tập hợp các trang Web Xét ở mức độ cơ bản nhất, toàn bộ các website cần một chương trình máy tính, phân phối các trang web khi có yêu cầu từ người dùng. Chiếc máy tính chạy chương trình này là Web Server. => Một Web Server có thể chứa nhiều Website, một Web Site có thể chứa nhiều Web Page. Máy chủ Web – Web Server phải hoạt động liên tục 24/24 giờ, 7 ngày một tuần và 365 ngày một năm, để phục vụ cho việc cung cấp thông tin trực tuyến. Vị trí đặt server đóng vai trò quan trọng trong chất lượng và tốc độ lưu chuyển thông tin từ server và máy tính truy cập. CBHD: TS. PHẠM VĂN NAM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2