intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP "GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC TOÀN THẮNG"

Chia sẻ: Nguyen Tuan Kiet | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:104

290
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau hơn 5 năm thành lập và phát triển thành Cơ Sở CBLT Toàn Thắng đã từng bước kinh doanh thành công và ngày một mở rộng quy mô sản xuất. Năm đầu, cơ sở chủ yếu sây xát lúa gạo, nghiền cám gia công nhưng sau khoảng 3 năm thành lập cơ sở đã thu mua lúa để sản xuất gạo cung cấp cho thị trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP "GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC TOÀN THẮNG"

  1. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo PHẦN NỘI DUNG Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC TOÀN THẮNG 1.1. Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp Tên đơn vị : Doanh nghiệp tư nhân chế biến lương thực Toàn Thắng Địa chỉ : 57/2 Lợi Vũ A, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. Điện thoại : 07103.846.371 Mã số thuế : 1800576095 Tài khoản : 102010000283296 tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ. DNTN CBLT Toàn Thắng trước kia là Cơ Sở CBLT Toàn Thắng được thành lập ngày 16/05/2005. Sau hơn 5 năm thành lập và phát triển thành Cơ Sở CBLT Toàn Thắng đã từng bước kinh doanh thành công và ngày một mở rộng quy mô sản xuất. Năm đầu, cơ sở chủ yếu sây xát lúa gạo, nghiền cám gia công nhưng sau khoảng 3 năm thành lập cơ sở đã thu mua lúa để sản xuất gạo cung cấp cho thị trường. Vào này 15/05/2008, Cơ sở CBLT Toàn Thắng đã phát triển thành DNTN CBLT Toàn Thắng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1800576059 do sở kế hoạch và đầu tư cấp. Sau 3 năm hoạt động từ cơ sở chế biến lương thực đã phát triển thành doanh nghiệp tư nhân chế biến lương thực. Với sự phát triển đó, đầu năm 2009 doanh nghiệp đã đầu tư thêm 1 nhà máy sây xát lúa gạo mới với tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu đồng và nhà máy đã đi vào hoạt động vào nữa năm 2009. Hiện nay, doanh nghiệp có 2 nhà máy sây xát lúa gạo và 1 máy nghiền cám gia công đáp ứng nhu cầu sây xát lúa gạo và nghiền cám của khu vực trong quận và các GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn Kiệt 1
  2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo quận, huyện lân cận. Qua hơn 5 năm từ năm 2005 đến năm 2010, DNTN CBLT Toàn Thắng không ngừng phát triển và vững mạnh. Sản phẩm Gạo của doanh nghiệp ngày một chất lượng tốt hơn và được nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tin dùng như: Công ty TNHH XNK Thủy Sản Thiên Mã ở Ninh Kiều, TP. Cần Thơ; Công ty TNHH Bột Mì Đại Phong ở Bình Thủy, TP. Cần Thơ;… 1.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh DNTN CBLT Toàn Thắng có 2 ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu đó là: + Sản xuất gạo và các sản phẩm phụ như: tấm, cám và trấu. + Sây xát lúa gạo gia công, nghiền cám gia công. 1.3. Thị trường tiêu thụ Thị trường tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp tư nhân chế biến lương thực Toàn Thắng chủ yếu là các quận, huyện trong thành phố Cần Thơ và một số tỉnh lân cận như: Hậu Giang, Vĩnh Long,… 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 1.4.1. Sơ đồ tổ chức Sơ đồ1: Tổ chức bộ máy quản lý của DNTN CBLT Toàn Thắng 1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân và quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về công tác đối ngoại, điều hành các hoạt động của GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn Kiệt 2
  3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo doanh nghiệp theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phó giám đốc kinh doanh: Quản lý phòng kế toán, phòng hành chính và phòng kinh doanh, phụ trách về khâu lập kế hoạch kinh doanh, tuyển nhân sự, lập ra các chiến lược để cạnh tranh với các đối thủ khác, tìm đối tác tiêu thụ đầu ra và nguồn cung ứng đầu vào. Phó giám đốc sản xuất: Quản lý nhà máy 1, nhà máy 2 và phòng kỹ thuật, phụ trách về tình hình sản xuất sản phẩm, chất lượng sản phẩm, điều hành sản xuất và quản lý bộ phận trực tiếp sản xuất. Phòng kế toán: Đứng đầu là kế toán trưởng với nhiệm vụ thực hiện hoạch toán kinh doanh, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm tra chứng từ, hóa đơn. Tổ chức theo dõi tình hình vật tư, tài sản doanh nghiệp, lập báo cáo tài chính và các báo cáo nội bộ để trình lên Ban giám đốc. Phòng hành chánh: Chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng lao động, tiếp nhận, phát hành và lưu trữ công văn, giấy tờ, tài liệu, tổ chức tiếp đón khách đến liên hệ công tác, đồng thời quản lý con dấu của doanh nghiệp. Phòng kinh doanh: Làm đầu mối trong việc phối hợp giữa các phòng, nhà máy sản xuất trong doanh nghiệp để triển khai thực hiện một chính sách kinh doanh cụ thể, tìm đối tác cung ứng đầu vào cũng như khách hàng tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra, phòng kinh doanh phải tổng hợp, phân tích và l ập báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo tháng, quý, 6 tháng và cả năm cho Ban Giám đốc, từ đó lập ra kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp. Nhà máy 1 và nhà máy 2: Thực hiện chức năng sản xuất gạo, sây xát lúa gia công, lao bóng gạo gia công và nghiền cám gia công. Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất của nhà máy và các bộ phận khác trong doanh nghiệp, bảo hộ lao động, kỹ thuật sản xuất. GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn Kiệt 3
  4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo 1.5. Tổ chức công tác kế toán 1.5.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 1.5.1.1. Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 2 : Bộ máy kế toán của DNTN CBLT Toàn Thắng 1.5.1.2. Nhiệm vụ từng bộ phận Kế toán trưởng: Chỉ đạo chung, ký các lệnh, các chứng từ, công văn có liên quan đến tài chính, kiểm tra các bộ phận kế toán bên dưới, kiểm tra và xét duyệt các báo cáo tài chính cuối niên độ kế toán. Kế toán tổng hợp: Phụ trách toàn bộ các công việc còn lại của kế toán (ngoại trừ kế toán giá thành và xác định kết quả kinh doanh), tổng hợp sổ sách, kiểm tra các phần kế toán, lập các báo cáo tài chính để trình cho kế toán trưởng kiểm tra và duyệt để báo cáo cho Ban Giám đốc. Kế toán giá thành và kết quả kinh doanh: Chịu trách nhiệm theo dõi, hoạch toán các nghiệp vụ liên quan đến nhập, xuất kho nguyên vật liệu, vật tư, công cụ dụng cụ để thực hiện việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời theo dõi và hoạch toán các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, các dịch vụ cung ứng đ ể xác định kết quả kinh doanh. Thủ quỹ: Theo dõi và thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt phục vụ cho các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn Kiệt 4
  5. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo 1.5.2. Chế độ kế toán áp dụng Hệ thống tài khoản theo hệ thống tài khoản của quyết định số 15/2006-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tính giá trị xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Hình thức kế toán doanh nghiệp đang sử dụng là hình thức nhật ký chung. Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn Kiệt 5
  6. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo Ghi chú: Ghi hằng ngày; Ghi cuối tháng; Đối chiếu 1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN CBLT Toàn Thắng (Năm 2008 – 2009 – 2010) Đvt: đồngViệt Nam GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn Kiệt 6
  7. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo Chỉ tiêu STT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Doanh thu bán hàng 2.989.805.450 5.894.435.508 6.745.758.369 2 Giảm trừ doanh thu 3 Doanh thu thuần 2.989.805.450 5.894.435.508 6.745.758.369 4 Giá vốn hàng bán 1.943.373.543 3.890.327.435 4.519.658.107 5 Lãi gộp 1.046.431.908 2.004.108.073 2.226.100.262 6 Doanh thu tài chính 7 Chi phí tài chính 178.859.659 359.654.890 405.638.209 8 Chi phí quản lý kinh doanh 448.470.818 943.109.681 1.011.863.755 9 Lợi nhuận thuần 419.101.431 701.343.501 808.598.297 10 Thu nhập khác 3.758.697 5.839.674 4.587.492 11 Chi phí khác 1.543.950 3.673.578 2.478.509 12 Lợi nhuận khác 2.214.747 2.166.096 2.108.983 13 Lợi nhuận trước thuế 421.316.178 703.509.597 810.707.280 14 Chi phí thuế TNDN 105.329.045 175.877.399 202.676.820 15 Lợi nhuận sau thuế 315.987.134 527.632.198 608.030.460 (Nguồn: Phòng kế toán DNTN CBLT Toàn Thắng) Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm ta thấy lợi nhuận sau thuế của năm 2009 tăng khoảng 66,98% so với năm 2009, điều đó ta thấy năm 2009 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn năm 2008 khi doanh nghiệp đ ầu tư thêm một nhà máy và đã đi vào hoạt động nữa năm 2009. Riêng năm 2010 l ợi nhuận sau thuế tăng khoảng 15,24% so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lợi nhuận sau thuế năm 2010 so với năm 2009 tăng ít hơn nhiều năm 2009 so với năm 2008 là năm 2010 doanh nghiệp không có mở rộng thêm quy mô kinh doanh nữa. Tuy nhiên, nếu xét về quy mô sản xuất thì năm 2010 có quy mô cũng tương t ự năm 2009 mà mức tăng trưởng 15,24% như năm 2010 như vậy là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. 1.7. Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển 1.7.1. Thuận lợi Nhờ sự thống nhất trong lãnh đạo, bộ máy quản lý của doanh nghiệp hoạt động rất đồng bộ và hiệu quả. GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn Kiệt 7
  8. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo Lợi thế của doanh nghiệp là có nhà máy sây sát nằm gần đường thủy và đường bộ nên rất thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa trên đường bộ lẫn đường thủy để từ đó đáp ứng nhanh chóng nhu cầu cho các nhà máy. Một lợi thế nữa đó là doanh nghiệp nằm ở Cần Thơ thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long –là một vựa lúa lớn nhất nước. Từ đó, nguồn nguyên liệu cung c ấp cho doanh nghiệp là vô cùng phong phú. Mặc dù, doanh nghiệp được đăng ký và đi vào hoạt động vào năm 2005 nhưng các thành viên trong doanh nghiệp đã có nhiều năm làm nghề sản xuất và kinh doanh gạo cung cấp cho nhu cầu thiết yếu của người dân và các công ty chế biến l ương thực mà nguồn nguyên liệu đầu vào là gạo. Do đó, DNTN CBLT Toàn Thắng có một đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm trong ngành sản xuất và kinh doanh gạo. Từ đó, doanh nghiệp kinh doanh ngày một thành công và mở rộng thêm quy mô sản xuất. Chính vì thế, năm 2009 doanh nghiệp đã xây dựng thêm một nhà máy sây sát và đã đi vào hoạt động nữa năm 2009. Đội ngũ cán bộ công nhân có tinh thần trách nhiệm cao, luôn chấp hành nghiêm chỉnh mọi qui định của doanh nghiệp đề ra, có tinh thần giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau. Do các thành viên đã hoạt động lâu năm trong ngành nên tạo sự ổn định về chất lượng sản phẩm cũng như sự tín nhiệm của khách hàng với sự lãnh đạo của doanh nghiệp đã quan hệ kinh doanh trước đây. Từ đó, tạo ra nguồn khách hàng tương đ ối ổn định và đủ lớn trong hiện tại và tương lai. 1.7.2. Khó khăn Tuy nguồn nguyên liệu đầu vào tương đối nhiều nhưng doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. Vì doanh nghiệp mua nguyên liệu chủ yếu là các ghe thương nhân mua lúa của các nông dân rồi bán lại cho doanh nghiệp. Nguồn điện phục vụ cho việc sản xuất không ổn định do thường xuyên bị cúp điện. Nhân công chủ yếu là người địa phương chưa qua đào tạo. Nắm bắt thông tin kỹ thuật còn hạn chế. GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn Kiệt 8
  9. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo 1.7.3. Định hướng phát triển Trước những thuận lợi và khó khăn như đã nêu trên, doanh nghiệp đã đề ra định hướng, giải pháp để khắc phục khó khăn, phát huy những lợi thế sẵn có nhằm đạt được mục tiêu chung là đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển. Không ngừng cập nhật, tiếp thu và vận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất, cử cán bộ đi học tập cách vận hành hệ thống máy móc một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn. Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên môn cao, giỏi nghiệp vụ công tác, có hiệu quả chất lượng cao để từng bước kế thừa và tiếp thu kinh nghiệm từ đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm. Cải tiến chế độ, cách trả tiền lương, tiền thưởng nhằm khuyến khích người lao động làm việc tăng năng suất và chất lượng công việc, thu hút chất xám cho doanh nghiệp. Phát triển hơn nữa mối quan hệ khăng khít giữa các phòng ban, các cá nhân nhằm đạt được sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp. Đối với hoạt động sản xuất tại các phân xưởng, công ty đầu tư chiều sâu, giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, khai thác hết công suất thiết bị. Về thị trường chú trọng phát triển thị trường ra khắp các tỉnh lân cận như Hậu Giang, Vĩnh Long,…Ngoài ra doanh nghiệp cũng phấn đấu để sản phẩm có thể vươn ra thị trường các tỉnh xa trong nước. GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn Kiệt 9
  10. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo Chương 2 LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.1. Kế toán chi phí sản xuất 2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp thực tế đã bỏ ra đ ể ti ến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn Kiệt 10
  11. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo 2.1.2. Các khoản mục chi phí sản xuất Có nhiều tiêu thức phân loại chi phí, sau đây là một số tiêu thức phân loại c ơ bản: 2.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục chi phí sau: + Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ các chi phí NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế...dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán. Ngoại trừ các chi phí NVL sử dụng không hết trong kỳ chuyển lại cho kỳ sau, xuất cho xây dựng cơ bản, xuất bán ra ngoài,… + Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền lương phải trả cho công nhân, các khoản phải trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN của công nhân viên hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. + Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản sử dụng cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã chi trả về các dịch vụ mua ngoài như: tiền điện, nước, điện thoại, internet, bưu phí,… để phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp. + Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm toàn bộ số chi khác ngoài các yếu tố nói trên như chi phí tiếp khách tại phân xưởng,… 2.1.2.2. Phân loại chi phí theo mục đích công dụng của chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành như sau: + Chi phí NVLTT: Bao gồm chi phí về NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng cho mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm (không tính vào khoản mục này những chi phí về NVL sử dụng vào mục đích SXC và những hoạt động ngoài s ản xuất kinh doanh). GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn Kiệt 11
  12. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo + Chi phí NCTT: Là những chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN của NCTT sản xuất ra sản phẩm. Chi phí này tính trực tiếp cho sản phẩm sản xuất ra, không tính vào khoản mục này số tiền thưởng và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp và nhân viên bán hàng. + Chi phí SXC: là những chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất chung, bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí kh ấu hao TSCĐ, chi phí bằng tiền khác... 2.1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối tương quan giữa chi phí với khối lượng sản phẩm sản xuất ra Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành như sau: + Chi phí biến đổi (biến phí): Là những CP có quan hệ tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm sản xuất ra.Có nghĩa là các CP thay đổi cùng với sự thay đổi của số lượng sản phẩm sản xuất ra. Trong thực tế, những CP này thường là CP NVLTT, nhiên liệu, tiền lương NCTT sản xuất, hàng hoá đại lý... + Chi phí cố định (định phí): Là những CP không thay đổi về tổng số khi số lượng sản phẩm sản xuất ra thay đổi trong một phạm vi nhất định nào đó, CP cũng được xem như là một khoản CP chi ra một lần mà không rút về được như: chi phí khấu hao TSCĐ, tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị...trong phạm vi cho phép, khi số lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên thì chi phí cố định không thay đổi nhưng chi phí cho một đơn vị sẽ giảm đi. + Chi phí hỗn hợp: Là chi phí bao gồm cả các yếu tố của chi phí khả biến và chi phí bất biến, chi phí thuộc loại này gồm chi phí thuê bao đi ện tho ại, h ợp đ ồng thuê xe giới hạn Km,… 2.1.2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành như sau: + Chi phí trực tiếp: Là những chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm nhất định, những chi phí này kế toán căn cứ số liệu chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. + Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất ra nhiều loại sản phẩm cần phân bổ cho nhiều đối tượng kế toán theo tiêu chuẩn nhất định. 2.1.2.5. Phân loại chi phí theo nội dung cấu thành chi phí GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn Kiệt 12
  13. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành như sau: + Chi phí đơn nhất: Là chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành như chi phí NVL chính dùng trong sản xuất, tiền lương công nhân sản xuất. + Chi phí tổng hợp: Là chi phí do nhiều yếu tố khác nhau được tổng hợp lại theo cùng một công dụng như chi phí quản lý phân xưởng. 2.1.3. Hạch toán chi phí sản xuất 2.1.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí NVLTT là những khoản chi phí về NVL, vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu,… được sử dụng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm. Các chi phí này có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí nên có thể tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp căn cứ trên các chứng từ có liên quan đến NVLTT để ghi theo đúng đối tượng có liên quan. Chi phí NVLTT thường bao gồm chi phí NVL chính, chi phí vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. Để tính toán và tập hợp chi phí NVLTT chính xác kế toán phải kiểm tra số nguyên vật liệu đã xuất dùng, còn cuối kỳ chưa sử dụng sẽ được loại ra khỏi chi phí NVLTT trong kỳ. Công thức tính chi phí NVLTT sử dụng trong kỳ: Thông thường chi phí NVLTT có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí, do đó có thể tập hợp riêng chi phí này vào đối tượng hoạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành. GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn Kiệt 13
  14. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo Nếu liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí NVLTT nhưng không thể tập hợp riêng mà phải tập hợp chung thì có thể tập hợp chung rồi sau đó phân bổ theo phương pháp cơ bản sau: Công thức phân bổ như sau: Cuối kỳ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã được tập hợp theo từng đối tượng chịu chi phí sẽ được kết chuyển sang TK154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm. Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nội dung kết cấu TK621: + Bên nợ: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm trong kỳ. + Bên có: − Giá trị nguyên vật liệu không dùng hết trả lại kho − Kết chuyển CP NVLTT vào TK154 để tính giá thành sản phẩm. + Số dư : TK621 cuối kỳ không có số dư. Hệ thống chứng từ: Lệnh xuất kho, phiếu xuất kho, bảng phân bổ NVL, bảng kiểm kê nguyên vật liệu cuối kỳ, hóa đơn NVL dùng ngay cho sản xuất,... Sơ đồ kế toán: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí NVLTT (Sơ đồ 4, trang 34) GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn Kiệt 14
  15. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo 2.1.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí NCTT là những khoản phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra, chi phí NCTT còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào CPSX kinh doanh theo một tỷ l ệ nhất đ ịnh với s ố ti ền lương phát sinh của NCTT sản xuất. Chi phí NCTT đưa vào đối tượng chịu chi phí thì xác định chi phí NCTT có thể tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Trong trường hợp chi phí NCTT không thể tính trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí thì kế toán tập hợp chung r ồi ti ền hành phân bổ chi phí NCTT cho các đối tương chịu chi phí. Tùy theo điều kiện c ủa doanh nghiệp mà có thể chọn cách phân bổ hợp lý sau: + Theo định mức tiền lương + Theo hệ số phân bổ + Theo nguyên vật liệu + Theo sản phẩm hoàn thành nhập kho,… Cuối kỳ chi phí NCTT đã được tập hợp theo từng đối tượng chịu chi phí sẽ được kết chuyển sang TK154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đ ể tính giá thành sản phẩm. Để theo dõi các khoản chi phí NCTT, kế toán sử dụng TK622- Chi phí nhân công trực tiếp. Nội dung kết cấu TK622: + Bên nợ: Chi phí NCTT sản xuất sản phẩm + Bên có: KC CP NCTT vào TK154 để tính giá thành sản phẩm. + Số dư: TK622 cuối kỳ không có số dư. GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn Kiệt 15
  16. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo Hệ thống chứng từ: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH, phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng giao khoán,… Sơ đồ kế toán: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí NCTT (Sơ đồ 5, trang 35). 2.1.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí SXC là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí NVLTT và chi phí NCTT. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí SXC gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí NVL, chi phí công cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác. Cuối kỳ chi phí SXC đã được tập hợp theo từng đối tượng chịu chi phí s ẽ được kết chuyển sang TK154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đ ể tính giá thành sản phẩm. Chi phí SXC được tập hợp riêng cho từng đối tượng chịu chi phí. Nếu liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí nhưng không thể tập hợp riêng thì tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo các phương pháp cơ bản sau: + Phân bổ theo tỷ lệ với NVLTT: Phân bổ theo phương pháp này ta chỉ tính tổng NVLTT sản xuất các loại sản phẩm không tính NVL xuất dùng cho SXC, không tính NVL thừa nhập lại kho,... Công thức tính: GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn Kiệt 16
  17. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo + Phân bổ theo tỷ lệ với CP NCTT: Phân bổ theo phương pháp này ta chỉ tính tổng lương chính, lương phụ và phục cấp, không tính tiền ăn ca và các kho ản trích theo lương. Công thức tính: + Phân bổ theo số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ: Phân bổ theo phương pháp này ta chỉ tính tổng số lượng các loại sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ tính giá thành, không tính sản phẩm dở dang và bán thành phẩm. Công thức tính: Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627- Chi phí sản xuất chung. Nội dung kết cấu TK 627: + Bên nợ: Chi phí SXC thực tế phát sinh trong kỳ. + Bên có: Kết chuyển chi phí SXC vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm và lao vụ dịch vụ. + Số dư: TK 627 cuối kỳ không có số dư. TK 627 được chi tiết thành 6 TK cấp 2: + TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm chi phí tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng như quản đốc, phó quản đốc phân xưởng, thủ kho phân xưởng và nhân viên kế toán thống kê. + TK 6272 - Chi phí vật liệu: Bao gồm các loại vật liệu xuất dùng chung cho phân xưởng, dùng để sửa chửa tài sản cố định ở phân xưởng,... Tất cả công việc này do phân xưởng tự làm. GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn Kiệt 17
  18. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo + TK 6273 - Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng: Bao gồm các loại công cụ dụng cụ xuất dùng trong quá trình sản xuất như: kìm, đinh, búa,... + TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng: Bao gồm các chi phí khấu hao TSCĐ thuộc bộ phận sản xuất như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải,... + TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của phân xưởng: Bao gồm chi phí sửa chửa TSCĐ thuê ngoài, chi phí điện nước, điện thoại, các dịch vụ viễn thông,... + TK 6278 - Chi phí khác bằng tiền của phân xưởng: Gồm chi phí tiếp khách ở phân xưởng,... Hệ thống chứng từ: Phiếu xuất kho, bảng phân bổ NVL và công cụ dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương, bảng tính và phân bổ khấu hao, các hóa đơn phản ánh các khoản mua ngoài của phân xưởng và các chứng từ liên quan khác. Sổ sách kế toán: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí SXC (Sơ đồ 6, trang 36) 2.2. Kế toán giá thành sản phẩm 2.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao đ ộng sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra tính cho 1 đơn vị sản phẩm hoặc là công việc lao vụ sản xuất đã hoàn thành. Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong đó phản ánh kết quả sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn, các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích là sản xuất được nhiều sản phẩm nhưng tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm. 2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn Kiệt 18
  19. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo 2.2.2.1. Phân loại giá thành theo thời điểm phát sinh giá thành Theo cách phân loại này thì giá thành sản phẩm được chia thành: Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trên cơ sở chi phí kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch được tính trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch được coi là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện nhằm hoàn thiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Giá thành định mức: Là giá thành được tính trên cơ sở xác định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức được xem là căn c ứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất. Giá thành định mức cũng đ ược xác đ ịnh tr ước khi bắt đầu quá trình sản xuất. Giá thành thực tế: Là giá được tính trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế được xác định sau khi đã xác định được kết quả sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và xác định kết quả kinh doanh. 2.2.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi chi phí tập hợp Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành: Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Là giá thành tính theo các khoản mục chi phí. Giá thành này dùng để ghi nhận số sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc xuất giao trực tiếp cho khách hàng, là căn cứ để đánh giá giá vốn hàng bán và hàng tồn kho cuối kỳ. Giá thành toàn bộ: Gồm giá thành sản xuất cộng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm bán ra trong kỳ. Giá thành toàn bộ được xác định khi sản phẩm đã được tiêu thụ, là căn cứ để tính lãi trước thuế. 2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.2.3.1. Khái niệm GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn Kiệt 19
  20. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo Quá là quá trình phát sinh những chi phí về nguyên vật liệu, hao mòn tài sản cố định, chi phí tiền lương công nhân sản xuất và những chi phí khác liên quan đ ến sản xuất. Hạch toán quá trình sản xuất là tập hợp những chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp để tính giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành. 2.2.3.2. Tài khoản hạch toán Hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm chủ yếu sử dụng các tài khoản sau: + Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. + Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung. + Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. + Và một số tài khoản liên quan khác. 2.2.3.3. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất - Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh giá trị nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ tính giá thành sản phẩm. Nợ TK 621 Nợ TK 1331 (nếu có) Có TK 111-112-152-331 - Tập hợp chi phí NCTT: Phản ánh tiền lương phải trả cho NCTT sản xuất sản phẩm và những khoản trích theo lương tính vào chi phí theo quy định. Nợ TK 622 Có TK 334 (lương phải trả) Có TK 338 (trích theo lương) GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn Kiệt 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2