Tham khảo tài liệu 'do, bod, cod là gì?', tài liệu phổ thông, hóa học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: DO, BOD, COD là gì?
- DO, BOD, COD là gì?
DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước
(cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí
quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong n ước nằm trong
khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá
chất, sự quang hợp của tảo và v.v... Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước
giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự
ô nhiễm nước của các thuỷ vực.
BOD (Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết
để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng:
Vi khuẩn
Chất hữu cơ + O2 ố CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian
Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật
sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá
trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng
thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong
nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.
COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết
để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như
vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong
khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu c ơ dễ
phân huỷ bởi vi sinh vật.
- Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan trong
nước (DO). Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ
DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. Nước thải
hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân tạo ra các giá trị
BOD và COD cao của môi trường nước
Thành phần khoáng của đất bao gồm ba loại chính là khoáng vô cơ, khoáng hữu
cơ và chất hữu cơ. Khoáng vô cơ là các mảnh khoáng vật hoặc đá vỡ vụn đã và
đang bị phân huỷ thành các khoáng vật thứ sinh. Chất hữu cơ là xác chết của động
thực vật đã và đang bị phân huỷ bởi quần thể vi sinh vật trong đất. Khoáng hữu cơ
chủ yếu là muối humat do chất hữu cơ sau khi phân huỷ tạo thành. Ngoài các loại
trên, nước, không khí, các sinh vật và keo sét tác động tương hỗ với nhau tạo
thành một hệ thống tương tác các vòng tuần hoàn của các nguyên tố dinh dưỡng
nitơ, phôtpho, v.v...
Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ có hàm
lượng biến động và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Thành phần hoá học
của đất và đá mẹ ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất có quan hệ chặt chẽ
với nhau. Về sau, thành phần hoá học của đất phụ thuộc nhiều vào sự phát triển
của đất, các quá trình hoá, lý, sinh học trong đất và tác động của con người.
Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các quá trình
hình thành đất thành ba nhóm: Quá trình phong hoá, quá trình tích lu ỹ và biến đổi
chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và vật liệu hữu cơ trong
đất. Tham gia vào sự hình thành đất có các yếu tố: Ðá gốc, sinh vật, chế độ khí
hậu, địa hình, thời gian. Các yếu tố trên tương tác phức tạp với nhau tạo nên sự đa
dạng của các loại đất trên bề mặt thạch quyển. Bên cạnh quá trình hình thành đất,
địa hình bề mặt trái đất còn chịu sự tác động phức tạp của nhiều hiện tượng tự
nhiên khác như động đất, núi lửa, nâng cao và sụt lún bề mặt, tác động của nước
mưa, dòng chảy, sóng biển, gió, băng hà và hoạt động của con người.