intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Độ cứng và tác hại của nước cứng

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

188
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chỉ số pH liên quan đến độ cứng và độ kềm của nước. Khi độ cứng và độ kềm ổn định, độ pH ít thay đổi. Cũng như độ pH, độ cứng của nước có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cá cảnh, đến bệnh tật, đến việc tạo màu sắc… Nước tự nhiên chứa trên ba mili đương lượng gam cation canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) trong một lít. Nước nhiều Mg2+ có vị đắng. Tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ đặc trưng cho tính chất cứng của nước. Ngày nay, người ta còn tính...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Độ cứng và tác hại của nước cứng

  1. Độ cứng và tác hại của nước cứng Chỉ số pH liên quan đến độ cứng và độ kềm của nước. Khi độ cứng và độ kềm ổn định, độ pH ít thay đổi. Cũng như độ pH, độ cứng của nước có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cá cảnh, đến bệnh tật, đến việc tạo màu sắc… Nước tự nhiên chứa trên ba mili đương lượng gam cation canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) trong một lít. Nước nhiều Mg2+ có vị đắng. Tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ đặc trưng cho tính chất cứng của nước. Ngày nay, người ta còn tính cả ion Fe2+ và Na+ vào độ cứng. Độ cứng của nước thiên nhiên dao động rất nhiều và đặc trưng lớn ở nước ngầm. 1. Độ cứng của nước Độ cứng của nước được quyết định bởi hàm lượng chất khoáng hòa tan trong nước, chủ yếu là do các muối có chứa ion Ca++ và Mg++. Độ cứng của nước được chia làm 2 loại: Độ cứng tạm thời hay độ cứng carbonat: Tạo bởi các  muối Ca và Mg carbonat và bicarbonat, trong đó chủ yếu là bicarbonat vì muối carbobat Ca và Mg hầu như không tan trong nước. Gọi là độ cứng tạm thời vì chúng ta có thể giảm được nó bằng nhiều phương pháp đơn giản. Trong tự nhiên, độ cứng tạm thời của nước cũng thay đổi thường xuyên dưới tác dụng của nhiều yếu tố, ví dụ như nhiệt độ ... Độ cứng vĩnh viễn: Tạo bởi các muối khác của Ca và Mg  như sulphat, clorua... chỉ có thể thay đổi bằng các phương pháp phức tạp và đắt tiền.
  2. Thông thường người ta chỉ quan tâm đến độ cứng tạm thời của nước vì nó có ảnh hưởng nhiều hơn là độ cứng vĩnh viễn. Có nhiều đơn vị đo độ cứng khác nhau, nhưng chủ yếu người ta dùng 3 đơn vị đo: độ dH, mg đương lượng/lít và ppm. Để đơn giản, khi đo độ cứng người ta thường quy về 1 loại muối là CaCO3. Nước có độ cứng tạm thời lớn hơn 100 ppm được coi là nước cứng, dưới mức đó được coi là nước mềm. 2. Tác hại của nước cứng Độ cứng vĩnh viễn của nước ít ảnh hưởng đến sinh vật trừ phi nó quá cao, ngược lại, độ cứng tạm thời lại có ảnh hưởng rất lớn. Nguyên nhân là vì thành phần chính tạo ra độ cứng tạm thời là các muối bicarbonat Ca và Mg: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2, chúng là các muối hòa tan hoàn toàn nhưng không ổn định, không bền. Chúng dễ dàng bị phân hủy thành CaCO3, MgCO3 là các muối kết tủa: Ca(HCO3)2 => CaCO3 + H2O + CO2 Mg(HCO3)2 => MgCO3 + H2O + CO2 Khi phản ứng phân hủy xảy ra trong cơ thể sinh vật, các muối này kết tủa trong cơ thể sinh vật sẽ gây hại không nhỏ. Ở con người, chúng là nguyên nhân gây ra sỏi thận và một trong các nguyên nhân gây tắc động mạch do đóng cặn vôi ở thành trong của động mạch. Lưu ý là các muối CaCO3 và MgCO3 là các muối kết tủa và chúng không thấm qua niêm mạc hệ tiêu hóa của chúng ta được, chỉ các muối hòa ta mới thấm được thôi. Vì vậy nước cứng chỉ có tác hại do các muối bicarbonat.
  3. Read more: Độ cứng và tác hại của nước cứng | Sinhvatcanh.org
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2