Đo lường thanh khoản . . .<br />
<br />
ĐO LƯỜNG THANH KHOẢN CỔ PHIẾU THEO CHỈ SỐ<br />
THIẾU THANH KHOẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG<br />
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM<br />
Lê Thị Tuyết Hoa*, Lê Thị Phương Thảo**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Thanh khoản cổ phiếu là một trong những vấn đề lớn được các nhà đầu tư cũng như các<br />
nhà quản lý thị trường luôn quan tâm. Trong những năm gần đây, thanh khoản cổ phiếu trên thị<br />
trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam giảm sút mạnh, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng ổn định của<br />
thị trường. Nghiên cứu đầy đủ về thanh khoản cổ phiếu giúp các nhà hoạch định chính sách, các<br />
nhà quản lý và điều hành hoạt động TTCK có được những giải pháp thích hợp thúc đẩy TTCK Việt<br />
Nam phát triển bền vững.<br />
Bài viết tập trung nghiên cứu phương pháp đo lường thanh khoản cổ phiếu theo chỉ số thiếu<br />
thanh khoản và vận dụng để đo lường thanh khoản cổ phiếu trong điều kiện TTCK Việt Nam.<br />
Từ khóa: Thị trường chứng khoán, thanh khoản cổ phiếu<br />
<br />
MEASUREMENT SHARES LIQUIDITY RATIOS LIQUIDITY<br />
SHORTAGE IN VIETNAM STOCK MARKET<br />
ABSTRACT<br />
Liquidity of shares is one of the major matters the investors and the maket managers<br />
always pay attention to. Recently, the share liquidity in Vietnam stock market has been reduced<br />
significantly, influencing the growth stability of the market. The complete research in the share<br />
liquidity helps the stock market policy planners, managers and operators to create the appropriate<br />
solutions to promote its endurable development.<br />
The paper focuses on the solutions to measure the share liquidity based on the weak<br />
liquidity indicators and to apply them to measure the share liquidity in the Vietnam stock market<br />
condition.<br />
Keywords: The stock market, Liquidity of shares<br />
* PGS.TS. GV. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM<br />
** GV. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM<br />
<br />
31<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
1. Khái niệm và ý nghĩa của thanh<br />
khoản cổ phiếu<br />
Thanh khoản hay còn gọi là tính lỏng.<br />
Định nghĩa về thanh khoản, Prof. Dr. Peter<br />
Gomez (2004) quan tâm đến bốn khía<br />
cạnh: (i) thời gian giao dịch (Trading time):<br />
Khả năng để thực hiện một giao dịch ngay<br />
lập tức tại mức giá hiện hành. (ii) Độ chặt<br />
(Tightness): Độ chặt cho thấy chi phí liên<br />
quan đến giao dịch. (iii) Chiều sâu thị trường<br />
(Market depth): Khả năng mua bán một<br />
lượng tài sản nhất định mà không ảnh hưởng<br />
đến mức giá niêm yết. (iv)Khả năng phục hồi<br />
(Resiliency) là tốc độ mà giá cả có thể trở lại<br />
trạng thái cân bằng của nó sau một cú sốc<br />
ngẫu nhiên trong dòng giao dịch.<br />
Thanh khoản chứng khoán là khả năng<br />
giao dịch chứng khoán dễ dàng, (Amihud et<br />
al., 2005). Theo CFA Institute, thanh khoản<br />
chứng khoán là khả năng mua bán nhanh<br />
chóng chứng khoán mà không làm mất giá<br />
chứng khoán. Như vậy, thanh khoản cổ phiếu<br />
có thể được hiểu là khả năng mua bán lại cổ<br />
phiếu dễ dàng mà không làm mất giá cổ phiếu<br />
trên thị trường chứng khoán. Nhờ có TTCK<br />
mà các nhà đầu tư có thể chuyển đổi cổ phiếu<br />
họ sở hữu thành tiền mặt khi họ muốn.Thanh<br />
khoản chính là một trong những đặc tính hấp<br />
dẫn của cổ phiếu và cũng là rủi ro mà mọi nhà<br />
đầu tư trên thị trường luôn phải đối mặt.<br />
Thanh khoản cổ phiếu có ý nghĩa quan<br />
trọng đối với TTCK, là một trong những tiêu<br />
chí đánh giá mức độ phát triển của TTCK.<br />
Thứ nhất, thanh khoản cố phiếu là một yếu<br />
tố quan trọng để đánh giá tài sản trên TTCK.<br />
Khi một nhà đầu tư ra quyết định mua một tài<br />
sản, họ cần phải đánh giá được khả năng bán<br />
lại tài sản đó và khoản chiết khấu hoặc chi phí<br />
giao dịch trong tương lai.<br />
Thứ hai, thanh khoản cao làm tăng khả<br />
<br />
năng huy động vốn cho các doanh nghiệp trên<br />
TTCK. Khi cổ phiếu niêm yết của công ty<br />
có tính thanh khoản cao làm cho giá cả phản<br />
ánh thực chất cung cầu mà không bị bóp méo<br />
bởi các giao dịch thao túng, làm giá trên thị<br />
trường, do đó khả năng huy động vốn của<br />
TTCK tăng lên.<br />
Thứ ba, thanh khoản làm cho TTCK hoạt<br />
động hiệu quả hơn. Tính thanh khoản thể hiện<br />
sự an toàn và linh hoạt của nguồn vốn đầu tư,<br />
đối với nhà đầu tư thì TTCK còn đóng vai trò<br />
là một kênh đầu tư đem lại lợi nhuận, vì vậy<br />
thanh khoản cao đồng nghĩa với niềm tin của<br />
nhà đầu tư cao, hấp dẫn các nhà đầu tư, khi đó<br />
TTCK dễ dàng thực hiện chức năng phân bổ<br />
nguồn vốn hợp lý.<br />
2. Đo lường thanh khoản theo phương<br />
pháp chỉ số thiếu thanh khoản<br />
Thanh khoản được đo lường qua chỉ số<br />
thiếu thanh khoản. Phương pháp này được<br />
Amihud’s (2002) nghiên cứu lần đầu tiên và<br />
sau đó được sử dụng rộng rãi trong việc đo<br />
lường thanh khoản cổ phiếu do có thể dễ dàng<br />
tính được từ dữ liệu ngày của chứng khoán,<br />
trong đó có nhiều bài nghiên cứu về thanh<br />
khoản cổ phiếu tại Việt Nam đã sử dụng để đo<br />
lường tính thanh khoản trên TTCK Việt Nam.<br />
Tính thiếu thanh khoản - ILLIQ được đo<br />
lường bằng công thức:<br />
<br />
Diy: số ngày giao dịch trong tháng y của<br />
chứng khoán i<br />
Riyd: chênh lệch tuyệt đối giữa tỷ lệ lợi<br />
nhuận trong ngày d của chứng khoán i và lãi<br />
suất phi rủi ro trong ngày đó của tháng y<br />
VOLDiyd: giá trị giao dịch ngày d của<br />
chứng khoán i trong tháng y<br />
32<br />
<br />
Đo lường thanh khoản . . .<br />
<br />
Trong đó: Ny là số chứng khoán được<br />
giao dịch trong năm y.<br />
Sau đó, để hạn chế sự biến động của ILLIQ,<br />
ta sử dụng chỉ số ILLIQMAi,t điều chỉnh:<br />
<br />
Để đo lường giá trị giao dịch trong ngày,<br />
Amihud (2002) đã lấy giá đóng cửa nhân với<br />
khối lượng giao dịch (i). Chúng ta có thể xem<br />
xét thêm 02 cách tiếp cận khác trong việc xác<br />
định giá trị giao dịch trong ngày:<br />
(ii)<br />
<br />
Vậy ILLIQMAiy là chỉ số đo lường mức<br />
thiếu thanh khoản, chỉ số này càng lớn thì tính<br />
thanh khoản càng kém và ngược lại.<br />
<br />
<br />
(iii)<br />
<br />
3. Vận dụng trong điều kiện Việt Nam<br />
Vận dụng phương pháp đo lường thanh<br />
khoản theo chỉ số thiếu thanh khoản của<br />
Amihud (2002) được phân tích trong phần<br />
trên, tác giả đo lường được mức độ thiếu<br />
thanh khoản cổ phiếu (ILLIQMA) trên TTCK<br />
Việt Nam giai đoạn 2010-2014. Mức độ thiếu<br />
thanh khoản càng cao thì tính thanh khoản cổ<br />
phiếu càng thấp và ngược lại.<br />
Tác giả tập trung thu thập và nghiên cứu<br />
dữ liệu của 30 công ty được niêm yết trên<br />
HOSE, HNX. Các cổ phiếu có giá thấp hơn<br />
2.500 đồng và cao hơn 120.000 đồng hoặc<br />
có khối lượng giao dịch cổ phiếu thấp hơn<br />
5000 cổ phiếu trong một năm không được<br />
lựa chọn trong danh sách 30 cổ phiếu được<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Với Pt-1, Pt, PH, PL: lần lượt là mức giá<br />
đóng cửa ngày t-1, giá đóng cửa ngày t, giá<br />
cao nhất, giá thấp nhất trong ngày t và NTt là<br />
khối lượng giao dịch trong ngày t<br />
Lindqvist và Du Rietz (2010) đã kiểm tra<br />
độ chính xác của 03 phương pháp tính giá<br />
trị giao dịch trên thì thấy phương pháp (iii)<br />
có mức chính xác cao nhất với hệ số tương<br />
quan lần lượt của 03 phương pháp là: 0,9992;<br />
0,9990 và 0.9997. Vậy nên tác giả cũng sử<br />
dụng phương pháp (iii) để tính giá trị giao<br />
dịch chứng khoán i trong ngày d.<br />
Chỉ số ILLIQ trong năm y cho toàn<br />
thị trường là AILLQt, được đo lường bằng<br />
công thức:<br />
<br />
Biểu đồ 01: Mức thiếu thanh khoản thị trường cổ phiếu Việt Nam<br />
<br />
Nguồn: Tính toán của tác giả<br />
33<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
Thông qua diễn biến trên biểu đồ 01 cho<br />
thấy, mức thiếu thanh khoản cổ phiếu trên<br />
TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014<br />
đạt thấp nhất vào năm 2010 có nghĩa thanh<br />
<br />
khoản đạt mức cao nhất, sau đó năm 2014,<br />
những năm 2012, 2013 thị trường cổ phiếu<br />
có tính thanh khoản thấp hơn.<br />
<br />
Biểu đồ 02: Mức thiếu thanh khoản thị trường cổ phiếu và chỉ số VNIndex<br />
<br />
Nguồn: Tác giả tính toán, Bloomberg<br />
<br />
Nhìn vào giá trị thiếu thanh khoản và<br />
sự thay đổi chỉ số giá cuối mỗi tháng của<br />
VNIndex tại biểu đồ 02, ta thấy được mối quan<br />
hệ cùng chiều của lợi nhuận chứng khoán và<br />
tính thanh khoản cổ phiếu. Năm 2010 chỉ số<br />
VNIndex cao, có chiều hướng giảm, tính thiếu<br />
thanh khoản thấp, tương ứng với mức thanh<br />
khoản thị trường cao hơn. Những năm 2011,<br />
2012 chỉ số VNIndex biến động tính thiếu<br />
thanh khoản thị trường tăng, tương ứng mức<br />
thanh khoản thị trường giảm. Sang năm 2014,<br />
chỉ số VNIndex chiều hướng tăng, lợi nhuận<br />
<br />
thị trường chứng khoán được cải thiện, thanh<br />
khoản thị trường cổ phiếu được cải thiện.<br />
Thông tin trên biểu đồ 03, dễ dàng cho<br />
ta thấy được biến động ngược chiều của mức<br />
thiếu thanh khoản thị trường cổ phiếu và khối<br />
lượng giao dịch cổ phiếu. Khối lượng giao<br />
dịch biến động tăng thì tính thiếu thanh khoản<br />
có xu hướng giảm, ngược lại tính thanh khoản<br />
tăng. Khối lượng giao dịch được tính trung<br />
bình trong tháng. Những năm 2010, khối<br />
lượng giao dịch lớn hơn dẫn đến thanh khoản<br />
vào những năm này cao hơn.<br />
<br />
Biểu đồ 03: Mức thiếu thanh khoản và khối lượng giao dịch<br />
<br />
Nguồn: Tác giả tính toán, Bloomberg<br />
34<br />
<br />
Đo lường thanh khoản . . .<br />
<br />
Như vậy, biến động cùng chiều giữa lợi<br />
nhuận cổ phiếu và thanh khoản cổ phiếu, giữa<br />
khối lượng giao dịch và thanh khoản phù hợp<br />
với lập luận của Amihud (2002).<br />
Theo dữ liệu tính toán và thống kê của tác<br />
giả trong 05 năm qua đối với từng cổ phiếu<br />
trong nhóm 30 cổ phiếu được lựa chọn, tính<br />
thiếu thanh khoản đạt thấp nhất ở cổ phiếu<br />
SSI vào năm 2014, và giá trị lớn nhất là cổ<br />
phiếu ASP vào năm 2011.<br />
Nhóm cổ phiếu SSI, PVS, VNM, HPG,<br />
VIC, STB là những cổ phiếu có giá trị thiếu<br />
thanh khoản thấp, đồng nghĩa với tính thanh<br />
khoản cao. Điều này khá dễ hiểu do đa số cổ<br />
phiếu nhóm này là những cổ phiếu blue – chip,<br />
có mức vốn hóa thị trường lớn (trên 10.000 tỷ<br />
đồng) so với mức chung toàn thị trường.<br />
Nhóm cổ phiếu ASP, DBC, HOM, BCC là<br />
những cổ phiếu có tính thiếu thanh khoản cao,<br />
đồng nghĩa với tính thanh khoản của nhóm cổ<br />
phiếu này thấp. Bởi các cổ phiếu này đều thuộc<br />
nhóm cổ phiếu penny so với toàn thị trường,<br />
mức vốn hóa thị trường dưới 2.000 tỷ đồng.<br />
Năm 2010, tính thiếu thanh khoản lớn<br />
hơn 1 thuộc về các cổ phiếu: SD9 (1,25),<br />
MSN (2,32), HOM (3,41), PLC (3,43), DHG<br />
(3,71), BCC (4,28) và cao nhất ASP (4,74).<br />
Trong đó SD9, HOM, BCC, ASP đều thuộc<br />
nhóm cổ phiếu có qui mô vốn hóa thị trường<br />
dưới 2.000 tỷ đồng. Hai cổ phiếu DHG thuộc<br />
nhóm cổ phiếu có mức vốn hóa thị trường vừa<br />
và MSN thuộc nhóm cổ phiếu có vốn hóa thị<br />
trường lớn nhưng có tính thanh khoản khá<br />
thấp, do khối lượng giao dịch trong năm 2010<br />
của DHG, MSN tương đối nhỏ; chẳng hạn<br />
<br />
như tại ngày 09/07/2010 MSN chỉ có 340 cổ<br />
phiếu được giao dịch, ngày 12/10/2010 DHG<br />
chỉ có 100 cổ phiếu được giao dịch…<br />
Năm 2011, tính thiếu thanh khoản cao<br />
thuộc về các cổ phiếu ASP (13,38), PLC<br />
(6,22), HOM (4,06), BCC (1,76) bên cạnh<br />
đó DHG, SD9 với mức ILLIQMA là 0,96.<br />
Đặc biệt cổ phiếu ASP có khối lượng giao<br />
dịch chỉ 4.371.540 cổ phiếu cả năm, vì vậy<br />
tính thanh khoản của cổ phiếu này rất thấp<br />
vào năm 2011. Năm 2012, giá trị ILLIQMA<br />
của ASP (8), HOM (5.68), DHG (4.98), PLC<br />
(3.24), BCC (2.88), SD9 (1.69). Năm 2013,<br />
giá trị ILLIQMA của HOM (9,81), BCC<br />
(5,36), DBC (4,77), ASP (3,75), SD9 (1,73),<br />
PLC (1,54), DHG (0.98). Năm 2014, giá trị<br />
ILLIQMA của DBC (11.88), HOM (11.47),<br />
BCC (4.21).<br />
Như vậy, với việc vận dụng phương pháp<br />
đo lường thanh khoản theo chỉ số thiếu thanh<br />
khoản của Amihud (2002) đã đo lường được<br />
mức độ thanh khoản cổ phiếu trên TTCK Việt<br />
Nam. Các kết quả vận dụng phù hợp với thực<br />
tiễn biến động trên TTCK Việt Nam giai đoạn<br />
2010-2014. Điều đó cho thấy, việc vận dụng<br />
phương pháp này là có tính khả thi.<br />
Vậy những nhân tố nào đã tác động tới<br />
thanh khoản cổ phiếu? Phần tiếp theo của<br />
chuyên đề này, trong bài viết sau chúng tôi<br />
sẽ đề cập tới nội dung nghiên cứu liên quan<br />
tới việc nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến<br />
thanh khoản cổ phiếu trên TTCK Việt Nam.<br />
Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để đưa ra<br />
các giải pháp tăng thanh khoản cổ phiếu trên<br />
TTCK Việt Nam trong tương lai.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Amihud (2002), Illiquidity and stock returns: Cross-section and time series effects.<br />
[2]. Blooberg, http://www.bloomberg.com/quote/VNINDEX:IND<br />
[3]. Kho dữ liệu, http://www.cophieu68.vn/export.php<br />
[4]. Lê Đức Tú (2013), Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và tỉ suất sinh lợi chứng khoán.<br />
[5]. Nguyễn Thị Phương Thảo và Ming-Chin Lin (2014), Individual Stock Liquidity in Vietnam<br />
[6]. Tổng cục thống kê, www.gso.gov.vn/<br />
<br />
35<br />
<br />