intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỖ NGỌC DŨNG-HỌA SĨ MIỀN ĐẤT TỔ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

87
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

...để có được kết quả như hôm nay, với hàng trăm bức tranh khổ lớn, hàng chục giải thưởng các loại, có tranh lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng quân đội, sưu tập tư nhân trong và ngoài nước. Đỗ Ngọc Dũng phải có một quyết tâm lớn. Bên cạnh đó là người đứng đầu Hội VHNT tỉnh anh còn phải trăn trở cho sự nghiệp của Hội... ĐỖ NGỌC DŨNG- Một dáng chiều - Hơn 30 năm trước, khi còn sơn dầu khoác áo lính trong 1 đơn vị xe tăng đóng quân trên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỖ NGỌC DŨNG-HỌA SĨ MIỀN ĐẤT TỔ

  1. ĐỖ NGỌC DŨNG-HỌA SĨ MIỀN ĐẤT TỔ ...để có được kết quả như hôm nay, với hàng trăm bức tranh khổ lớn, hàng chục giải thưởng các loại, có tranh lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng quân đội, sưu tập tư nhân trong và ngoài nước. Đỗ Ngọc Dũng phải có một quyết tâm lớn. Bên cạnh đó là người đứng đầu Hội VHNT tỉnh anh còn phải trăn trở cho sự nghiệp của Hội... ĐỖ NGỌC DŨNG- Một dáng chiều - Hơn 30 năm trước, khi còn sơn dầu khoác áo lính trong 1 đơn vị xe tăng đóng quân trên vùng Đất Tổ này. Cùng Hoàng Hữu (Hoạ sĩ, nhà thơ của Phú Thọ) len lỏi trong những đồi cọ mượt mà in bóng trời xanh... Tay cầm bản đồ dã chiến địa hình, nhìn thấy hình thế đất này giống như cái phễu mà cuống phễu là Việt Trì, nơi hội tụ đủ 3 dòng sông, địa hình của nó có cả non cao, vực
  2. sâu, nước chảy cuồn cuộn... Tôi thầm nghĩ Hùng Vương chọn đất này đóng đô không phải không có cái lý của ông. Mà địa linh tất sinh nhân kiệt. Đất này quả lắm người tài, hình như nó được bắt rễ là cái nôi của Văn nghệ kháng chiến từ những năm 1947 khi mà các văn nghệ sĩ hàng đầu của đất nước như: Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Kim Lân,Văn Cao, Đỗ Nhuận, Tô Ngọc Vân, Thế Lữ... đã sống sáng tác ở đây. Đa tài có Hoàng Hữu vừa vẽ vừa làm thơ từng đạt giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ, Ngô Quang Nam vừa viết văn vừa vẽ... Mà cả các nhà làm công tác quản lý cũng làm văn nghệ. Đội ngũ nhà văn, nhà thơ của Phú Thọ cũng đáng nể trọng có đến 40 người, tiêu biểu có Phạm Tiến Duật lính Trường Sơn ngày nào cùng chúng tôi. Đặc biệt, xứ này còn sinh ra một nhà thơ dân gian độc nhất vô nhị của nước Nam mà dấu ấn của ông in đậm trong lòng mỗi người dân Việt: Nhà thơ Bút Tre. Đất này cũng là đất “hoạ”, nảy sinh nhiều người tài vẽ: Cố hoạ sĩ Lưu Công Nhân với những ký hoạ trung du bằng màu nước lừng danh. Cố hoạ sĩ Hoàng Hữu, Vương Chùy với lòng yêu nghề nồng nàn. Các hoạ sĩ Nguyễn Đài, Ngô Quang Nam, Nguyễn Thọ, Trần Đình Ninh... Đều là những người “bán mình cho hoạ nghiệp”... Họ đều đã để lại cho đời nhiều hoạ phẩm danh tiếng, trong các cuộc triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc. Thời gian trôi đi không chiều lòng người. Tôi trở lại Đất Tổ thắp hương nơi Vua Tổ của mình thì Việt Trì không còn là mấy quả đồi, đất đỏ hoang vu như trước. Bây giờ nó đã là thành phố sầm uất nhưng thanh bình. Người xưa cũng người còn người mất. Lớp hoạ sĩ trẻ kế tiếp đàn anh, đáng chú ý có hoạ sĩ Đỗ Ngọc Dũng, người gốc Đoan Hùng, chính
  3. tông Đất Tổ. Ta phải sòng phẳng ngay từ đầu với nhau một điều này: ở Việt Nam, khoảng cách giữa các hoạ sĩ Thủ đô với các hoạ sĩ địa phương về nghệ thuật là khá xa. Cũng phải thôi! Thông tin cập nhật từ thế giới vào ít. Thiếu va đập trong phê bình nghệ thuật để “biết mình là ai”. Không được các “bậc thầy” chỉ dẫn, ngọn “gió nóng” của sáng tạo ít khi thổi tới... sự tĩnh lặng của miền quê yên ả dễ làm lòng người an phận thủ thường... Đã thế Đỗ Ngọc Dũng lại còn gánh một trọng trách: Chủ tịch Hội văn nghệ Phú Thọ! Rất nhiều lần gặp anh trong các đám hiếu hỷ, ngồi chưa nóng chỗ mà đã có vài người đến báo họp và xin ý kiến..., một đống bài vở, ma két cho số tạp chí Văn nghệ Đất Tổ sắp in... điện thoại này nọ làm gián đoạn cuộc đàm đạo của 2 chúng tôi... tôi tự hỏi tay này không biết vẽ lúc nào? (ở ngay Hà Nội, nhiều vị bạn tôi làm công tác quản lý là bỏ vẽ luôn). Nhưng nhìn đống tranh ngập ngụa tầng 1, tầng 2 và cả tầng 3 (ở Hà Nội cũng ít ai có) tôi thấy sức lao động và lòng yêu nghề “dữ dội” của anh thật đáng nể. Bản chất thật thà, trung hậu, ý chí phi thường. Anh là người có trách nhiệm công dân cao. Ai cũng biết, người nghệ sỹ ai cũng có “2 cuộc đời”. Cuộc đời “Nghệ thuật” và cuộc đời “thường”. Nhiều anh tan nát vì để 2 cuộc đời “mâu thuẫn” với nhau. (Cảm hứng sáng tạo thường đến bất kỳ không hẹn trước) và “chạm súng” với nghĩa vụ viên chức, làm chồng, làm cha... Nhưng “biết mình là ai” mới thực là khó! Trời sinh ra “Cơ địa” chẳng ai giống ai. Có người vứt hết tất cả. . . chỉ để vẽ. Nhưng rốt cục không được gì ! Có người lại “chỉ làm tốt công việc - khi làm 2 việc một lúc”... Đỗ Ngọc Dũng có lẽ thuộc loại này. Cơ địa của anh hợp với “cái kiểu ấy, “kiểu nó thế”! Nó chết ở chỗ đấy! Tôi dám chắc là chân đi
  4. hiếu hỷ và tổ chức hoạt động phong trào của một Hội VHNT tỉnh nhưng đầu Dũng lúc nào cũng đau đáu về bố cục, màu sắc và những dự định.... Con người Đỗ Ngọc Dũng luôn luôn giằng xé giữa các “thức”. Tôi xin bỏ qua việc thống kê tên các tác phẩm tiêu biểu của anh và những lời khen mà các nhà phê bình mỹ thuật có tiếng đã làm. Chỉ kể ra ở đây vài phong cách của anh mà nó ngược nhau, nó chứng minh cho sự đa dạng, giằng xé, ham muốn đa chiều của anh khi anh vẽ Một dáng chiều tả một bà mẹ trung du, “Bầm” của chúng ta trong chiếc áo bông cũ nát liêu xiêu với cây gậy và chiếc nón mê theo lối cổ điển, ngay cạnh đó là bức Nhịp sống biển cả với xanh đỏ và các hình kỷ hà đan chen hiện đại. Hoặc như bức Quy luật nghiệt ngã, Cô gái Mường bằng lối vẽ tả thực truyền thống thì các bức Sức xuân, Ngày mùa lại thể hiện bằng một bút pháp mạnh mẽ, tung tẩy màu sắc dữ dội. Tôi biết để có được kết quả như hôm nay, với hàng trăm bức tranh khổ lớn, hàng chục giải thưởng các loại, có tranh lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng quân đội, sưu tập tư nhân trong và ngoài nước. Đỗ Ngọc Dũng phải có một quyết tâm lớn. Bên cạnh đó là người đứng đầu Hội VHNT tỉnh anh còn phải trăn trở cho sự nghiệp của Hội. Nghe nói từ ngày Đỗ Ngọc Dũng làm Chủ tịch, Hội Phú Thọ luôn được đánh giá là một Hội mạnh của cả nước. Mặc dù được lãnh đạo tỉnh Phú Thọ quan tâm, ủng hộ nhưng anh không thể không mất nhiều thời gian cho công việc quản lý. Hơn thế là người có quan hệ xã hội rộng rãi, bạn bè văn nghệ khắp cả nước, đặc biệt các thi sĩ, văn sĩ, nghệ sĩ... mà anh rất mến mộ lại thường ghé thăm đất Tổ. “Chiến công” của anh còn nổi bật hơn khi vừa vẽ, vừa quản lý, vừa làm tròn nghĩa vụ gìn giữ vững vàng gia
  5. đình nhỏ bé của mình với người vợ hiền và hai cô công chúa bé nhỏ. Tôi viết bài này với tấm lòng một người con một thời sống trên Đất Tổ. Trong nỗi khó khăn khi điện đàm với Đỗ Ngọc Dũng. Buổi tối và hai ngày nghỉ cuối tuần liên lạc với anh rất khó! Tôi biết tay này lại đóng cửa, cắt điện thoại để vẽ đây! Và tôi hoàn toàn thông cảm với anh, khi biết những ngày nghỉ anh không chỉ để vẽ mà còn đọc, nghiên cứu rất nhiều sách báo, tích lũy kiến thức, tìm hiểu cập nhật thông tin trên mạng... để không bị lạc hậu, để phục vụ cho công việc của mình. Chẳng thế mà mới đây được sự khích lệ của mấy ông nhà thơ cư dân mạng sành điệu: Trần Nhương, Văn Công Hùng, Xuân Thu. Anh đã có một Blogs riêng (dodungart.vnweblogs.com) giới thiệu hàng trăm tác phẩm của mình trên mạng giao lưu với bạn bè khắp mọi miền quả đất. Lê Trí Dũng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2