Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
DÒ XOANG BÌ/ NANG BÌ Ở TRẺ EM<br />
Đặng Đỗ Thanh Cần*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: So sánh hiệu quả phẫu thuật trên bệnh lí dò xoang bì / u bì ở trẻ em trên hai nhóm mổ sớm trước<br />
khi có biến chứng nhiễm khuẩn và mổ trễ sau khi bị nhiễm khuẩn. Từ đó, rút ra kết luận việc phát hiện bệnh sớm<br />
và phẫu thuật kịp thời giúp cải thiện tiên lượng bệnh nhân.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thu thập và trình bày những ca phẫu thuật dò xoang bì /u bì vùng<br />
cột sống và não tại khoa chúng tôi từ tháng 06 năm 2012 đến tháng 06năm 2014. Tất cả các dữ kiện về lâm sàng,<br />
hình ảnh học, kết quả phẫu thuật được phân tích với phần mềm SPSS phiên bản 19.0.<br />
Kết quả: Có 22 trường hợp BN bị bệnh lí dò xoang bì / u bì cả cột sống và sọ não được thống kê. Trong đó,<br />
tỉ lệ bệnh lí tập trung ở vùng thắt lưng cùng gặp nhiều nhất với 85%, còn lại 15% ở vùng sọ não. Tuổi trung<br />
bình 12,8 tháng (0,5 – 60 tháng). Tỉ lệ nam / nữ là 2/3. Triệu chứng khiến bệnh nhân nhập viện chỉ có tổn<br />
thương trên da đơn thuần 29,9%, nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân 20%, khiếm khuyết thần kinh là 61,8%.<br />
Sự khác biệt rất lớn về tỉ lệ bị tổn thương thần kinh nếu phát hiện trước 1 tháng tuổi 4,3% so với sau 12 tháng<br />
tuổi là 43,2%, trước khi bị nhiễm khuẩn 14,5% so với sau khi bị nhiễm khuẩn 91,4%.<br />
Kết luận: Bệnh lí dò xoang bì / u bì khá phổ biến ở trẻ em. Việc phát hiện bệnh rất sớm ngay từ sau sanh<br />
hoặc những tháng đầu sau sanh rất quan trọng. Phẫu thuật cắt toàn bộ đường dò và nang bì là điều trị triệt<br />
để.Bệnh tiên lượng tốt nếu được mổ sớm nhất có thể trước khi bị nhiễm khuẩn và có biến chứng thần kinh.<br />
Từ khoá: Dò xoang bì, nang bì, u bì.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
DERMAL SINUS TRACT / DERMOID CYST IN CHILDREN<br />
Dang Do Thanh CanDiep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 6 - 2014: 134 - 137<br />
Objective: To compare the results of early and late surgery that is before and after complicated dermal sinus<br />
tract. The outcome of the patient will be improved dramatically by early diagnosis and resection of these lesions.<br />
Methods: We collected and presented all cases of spinal and cranial dermal sinus tract /dermoid cyst in our<br />
department from June 2012 to June 2014. We surveyed all consecutive profiles with preoperativeclinical signs,<br />
images and post-op results with statistic sofware SPSS version 19.0.<br />
Results: There are 22 patients suffered from dermal sinus tract and dermoid cyst in both spine and cranium.<br />
The lesions are predominant in lumbosacral region with 85% and 15% in cranium. The age of the patients are<br />
range from 0,5 to 60 months with medium 12.8 months. Male/female is 2/3. The chief signs and symptoms are<br />
just only skin stigmata 29.9%, local infection and meningitis 20%, neurological deficits 61.8%. The outcome of<br />
the patients is very different between early and late diagnosis 4.3% versus 43.2%, before and after infected<br />
complication 14.5% versus 91.4%.<br />
Conclusions: The dermal sinus tract /dermoid cyst is rather common in children. The importance of early<br />
diagnosis in neonates is determined. The best treatment is en bloc removal of all dermal sinus tract and dermoid<br />
cyst. The early operation as soon as possible before any infected and/or neurological deficits complication will get<br />
the better outcome.<br />
Key words: Dermal sinus tract, dermoid cyst, dermoid tumor.<br />
.<br />
* Bệnh viện Nhi Đồng 2.<br />
Tác giả liên lạc: Bs. Đặng Đỗ Thanh Cần, ĐT: 0919168345, Email: drthanhcan@gmail.com.<br />
<br />
134<br />
<br />
Y Học TP.Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014<br />
MỞ ĐẦU<br />
Dò xoang bì được mô tả là một đường dò<br />
được lót bởi biểu mô gai như biểu mô bề mặt da.<br />
Đôi khi trong đường dò phình to một vài đoạn<br />
tạo thành nang bì chứa các tế bào bong tróc của<br />
biểu mô xoang bì, chất keratin, các cấu trúc phần<br />
phụ của da như tóc, chất bã.Nguyên nhân hình<br />
thành xoang bì được cho là do tự tách không<br />
hoàn toàn của biểu mô da và biểu mô thần kinh<br />
từ ngoại bì phôi trong giai đoạn tạo ống thần<br />
kinh ở tuần thứ 3 của phôi thai. Bệnh có thể xuất<br />
hiện bất kì vị trí nào dọc theo trục ống thần kinh.<br />
Tuy nhiên, vị trí phổ biến nhất là ở hai đầu của<br />
ống thần kinh vùng thắt lưng cùng và sọ não.<br />
Dò xoang bì cột sống chiếm khoảng 85%, có thể<br />
biểu hiện bằng một cái hố lỏm nhỏ trên da, kích<br />
thước 1 – 2 mm, có hoặc không có kèm theo<br />
lông. Bề mặt da xung quanh hố lõm này có thể<br />
bình thường nhưng đôi khi những vết thay đổi<br />
sắc tố, u máu. Đôi khi hố lõm này bị kéo dãn<br />
hoặc di lệch sang bên do có một khối tổn thương<br />
dưới da kèm theo. Vị trí hố lõm trường nằm trên<br />
mỏm cụt, đặc biệt là nằm trên nếp gian mông để<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
phân biệt với hố lỏm của mỏm cụt là một dạng<br />
biến thể nhưng không kèm theo dò xoang bì.<br />
Đường dò luôn bắt đầu từ một diểm trên bề mặt<br />
da đi vào trong xuyên qua lớp cân cơ cạnh sống,<br />
qua khoảng liên gai giữa hai đốt sống bình<br />
thường hoặc có kèm theo tật cột sống chẻ đôi,<br />
sau đó có thể dừng lại ở ngoài màng cứng tuỷ<br />
hoặc tiếp tục xuyên qua màng cứng tuỷ đi vào<br />
trong vùng chóp tuỷ và nội tuỷ. Sau đó nó tiếp<br />
tục đi hướng lên trên và có thể kéo dài đến hành<br />
tuỷ. Trên đường đi của nó có thể phình to ra ở<br />
bất cứ điểm nào tạo thành những “khối u” gọi là<br />
nang bì (nếu chứa các phần phụ của da) hoặc<br />
nang thượng bì (nếu chỉ chứa keratin, tế bào<br />
biểu mô, không có lông và chất bã). Những nang<br />
bì hay nang thượng bì trong tuỷ sống nếu chưa<br />
nhiễm khuẩn sẽ biểu hiện như một u tuỷ với<br />
khiếm khuyết thần kinh tiến triển và rối loạn cơ<br />
vòng. Nếu xoang bì phát hiện trễ bị biến chứng<br />
nhiễm khuẩn thường tạo thanh áp xe nội tuỷ kéo<br />
dài và thường để lại di chứng thần kinh nặng nề<br />
.<br />
<br />
Hình 1: Dò xoang bì/u bì cột sống trên hình MRI và phẫu thuật.<br />
khuẩn hay nhiễm khuẩn hoặc áp xe não.<br />
Dò xoang bì vùng nọ não chiếm khoảng<br />
Những trường hợp nang bì vùng hố sau rất<br />
15%, thường tập trung ở vùng tiếp hợp sàn sọ<br />
nguy hiểm có thể gây dãn não thất cấp tính,<br />
trước (vùng mũi – trán) và vùng chẩm. Hố lõm<br />
tăng áp lực nội sọ, tụt hạnh nhân tiểu não,<br />
trên bề mặt da đôi khi dễ nhận thấy và có tiết<br />
thậm chí gây tử vong.<br />
dịch, mủ nhưng đôi khi khó nhận biết vì có tóc<br />
che lấp nên dễ bỏ sót. Xoang bì có thể dò vào<br />
trong sọ, trong não và thường tạo thanh những<br />
nang bì trong sọ như một khối u não. Và<br />
những nang này có thể gây viêm màng não vô<br />
<br />
135<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014<br />
Bảng 1. Tổn thương phối hợp.<br />
Tổn thương phối hợp<br />
Dò xoang bì<br />
Nang bì / nang thượng bì<br />
U mỡ chóp tuỷ<br />
Rỗng tuỷ<br />
Tuỷ bám thấp<br />
Dị dạng mạch máu tuỷ<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
75%<br />
47,<br />
9,5<br />
9,5<br />
75<br />
4,8<br />
<br />
Bảng 2. Triệu chứng nhập viện.<br />
Triệu chứng<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Tổn thương da đơn thuần<br />
<br />
29<br />
<br />
Viêm màng não tái phát không rõ NN<br />
<br />
14,4<br />
<br />
Nhiễm khuẩn tại chỗ<br />
<br />
9,6<br />
<br />
Khiếm khuyết thần kinh<br />
<br />
61,8<br />
<br />
Bảng 3. Tổn thương thần kinh.<br />
Tổn thương thần kinh<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Liệt hai chi dưới<br />
Liệt tứ chi<br />
Rối loạn cơ vòng<br />
Ngưng thở<br />
<br />
23,8<br />
9,5<br />
19<br />
9,5<br />
<br />
Hình 2: U bì sọ não vùng thóp trước trên hình CT<br />
scan và phẫu thuật.<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
So sánh hiệu quả phẫu thuật trên bệnh lí dò<br />
xoang bì/u bì ở trẻ em trên hai nhóm mổ sớm<br />
trước khi có biến chứng nhiễm khuẩn và mổ trễ<br />
sau khi bị nhiễm khuẩn.Từ đó, rút ra kết luận<br />
việc phát hiện bệnh sớm và phẫu thuật kịp thời<br />
giúp cải thiện tiên lượng bệnh nhân.<br />
<br />
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Chúng tôi nghiên cứu hồi cứu 22 hồ sơ đã<br />
được chẩn đoán dò xoang bì/u bì tại bệnh viện<br />
Nhi Đồng 2 từ tháng 06/2012 đến tháng 6/2014.<br />
Các dữ kiện lâm sàng, cận lâm sàng được thống<br />
kê trên phần mềm SPSS 19.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Bảng 4. Dấu hiệu trên da<br />
Dấu hiệu trên da<br />
Hố lõm<br />
U<br />
Khối u dưới da<br />
Tiết dịch, mủ<br />
Áp xe dưới da<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
66,7<br />
14,3<br />
9,4<br />
4,8<br />
4,8<br />
<br />
Bảng 5. Tương quan giữa tuổi và tỉ lệ nhiễm khuẩn.<br />
Tuổi<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Tỉ lệ nhiễm khuẩn (%)<br />
<br />
< 1 tháng<br />
<br />
9,5<br />
<br />
0<br />
<br />
< 3 tháng<br />
<br />
29,5<br />
<br />
0<br />
<br />
< 12 tháng<br />
<br />
47,5<br />
<br />
4,8<br />
<br />
> 12 tháng<br />
<br />
52,5<br />
<br />
28,8<br />
<br />
Bảng 6. Tương quan giữa tuổi và khiếm khuyết thần<br />
kinh<br />
Tuổi<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Tỉ lệ nam/nữ là 2/3.Cho thấy bệnh hơi có<br />
khuynh hướng biểu hiện ở bé gái.<br />
<br />
< 1 tháng<br />
<br />
9,5<br />
<br />
Tỉ lệ khiếm khuyết<br />
thần kinh (%)<br />
4,8<br />
<br />
< 3 tháng<br />
<br />
29,5<br />
<br />
14,5<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
< 12 tháng<br />
<br />
47,5<br />
<br />
24<br />
<br />
> 12 tháng<br />
<br />
52,5<br />
<br />
43,2<br />
<br />
Giới tính<br />
<br />
Phân bố từ 0,5 tháng đến 60 tháng tuổi,<br />
trung bình là 12,8 tháng tuổi.<br />
Vị trí<br />
Phân bố tập trung ở vùng thắt lung cùng là<br />
85%, chỉ có 15% ở vùng sọ não.<br />
<br />
136<br />
<br />
Kết quả sau mổ<br />
Chúng tôi có 22 trường hợp được phẫu thuật<br />
bóc tách lấy đường dò xoang bì và u bì. Trong<br />
đó có 7 trường hợp bị nhiễm trùng hoặc tại chỗ<br />
hoặc có áp xe nội tuỷ. Có đến 5 trường hợp<br />
không thể phẫu thuật cắt bỏ triệt để vì mô viêm<br />
<br />
Y Học TP.Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014<br />
gây dày dính toàn bộ chùm đuôi ngựa. Chúng<br />
tôi quyết định lấy bán phần xoang bì, lấy phần u<br />
bì trong bao, rửa sạch mủ, không cố gắng bóc<br />
tách lấy hết bao u do nguy cơ tổn thương thần<br />
kinh sau mổ. Có một trường hợp tử vong do<br />
xoang bì vùng hố sau nhiễm khuẩn gây tụt hạnh<br />
nhân tiểu não và một trường hợp tử vong sau<br />
mổ áp xe toàn bộ tuỷ bệnh nhân thở máy kéo<br />
dài, nhiễm khuẩn bệnh viện. Tỉ lệ phục hồi sau<br />
mổ trong nhóm bị nhiễm khuẩn về khiếm<br />
khuyết vận động là 72%, về rối loạn cơ vòng<br />
48%. Tỉ lệ phục hồi rất cao chủ yếu trong nhóm<br />
có u bì nhưng chưa bị nhiễm khuẩn.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Bệnh lí dò xoang bì chưa được chú ý nhiều<br />
bởi các bác sĩ nhi khoa, sản khoa và ngoại thần<br />
kinh nhi. Do đó tỉ lệ bỏ sót, chẩn đoán trễ sau 3<br />
tháng tuổi còn rất cao khoảng 70%. Trong giai<br />
đoạn sớm sau sanh thường trẻ không có biểu<br />
hiện thần kinh gì ngoài những dấu hiệu bất<br />
thường trên da. Việc chú ý những hố lõm trên<br />
da, đặc biệt là hố lõm kích thước lớn > 5 mm<br />
nằm trên nếp gian mông và có kèm nhiều bất<br />
thường khác như có nhiều lông, dịch tiết, mủ, u<br />
máu dưới da. Chỉ định chụp cộng hưởng từ là<br />
tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định dò xoang bì<br />
và những tổn thương phối hợp nếu có. Siêu âm<br />
có thể được dùng để tầm soát ở trẻ < 3 tháng nếu<br />
có nghi ngờ. Bệnh sử viêm màng não tái phát<br />
nhiều lần không rõ nguyên nhân cũng là một<br />
trong những dấu hiệu nghi ngờ.<br />
Phẫu thuật bóc trọn khối dò xoang bì / u bì là<br />
chọn lựa tốt nhất. Tuy nhiên, trong một số<br />
trường hợp không phải lúc nào cũng có thể thực<br />
hiện được nếu khối u bì dính nhiều với các cấu<br />
trúc thần kinh – mạch máu quan trọng, việc cố<br />
gắng bóc tách trọn khối có thể gây tai biến sau<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
mổ cao. Trong trường hợp dò xoang bì bị nhiễm<br />
khuẩn hoặc có áp xe thường gây phản ứng viêm<br />
dày dính các cấu trúc xung quanh nên không<br />
nên cố gắng bóc tách bao u bì hay bao áp xe. Tỉ lệ<br />
cấy vi khuẩn dương tính thấp khoảng 50%,<br />
thường gặp là Staphylococcus aureus và E Coli.<br />
Kháng sinh đường tĩnh mạch kéo dài 4 – 6 tuần<br />
sau mổ trong trường hợp xoang bì nhiễm khuẩn.<br />
Phẫu thuật sớm trong những tháng đầu sau<br />
sanh cho thấy tỉ lệ khiếm khuyết thần kinh rất<br />
thấp, thậm chí là không có khiếm khuyết thần<br />
kinh và phẫu thuật trước khi dò xoang bì bị<br />
nhiễm khuẩn có tiên lượng rất tốt trong khi nếu<br />
đã bị nhiễm khuẩn thường để lại di chứng thần<br />
kinh nghiêm trọng. Dò xoang bì vùng sọ não<br />
thường khó được phát hiện sớm, thường khi<br />
bệnh nhân đã có triệu chứng thần kinh hoặc bị<br />
nhiễm khuẩn mới nhập viện.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Bệnh lí dò xoang bì /u bì khá phổ biến ở trẻ<br />
em. Việc phát hiện bệnh rất sớm ngay từ sau<br />
sanh hoặc những tháng đầu sau sanh rất quan<br />
trọng. Phẫu thuật cắt toàn bộ đường dò và nang<br />
bì là điều trị triệt để. Bệnh tiên lượng tốt nếu<br />
được mổ sớm nhất có thể trước khi bị nhiễm<br />
khuẩn và có biến chứng thần kinh.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
Greenberg M (2010), Dermal sinus. Hand book of<br />
Neurosurgery, 7th edition, pp 252 – 253.<br />
Holly A. Zywick, Curtis J. Rozelle (2011), Sacral dimples.<br />
Pediatric in review 32:pp 109.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo<br />
<br />
12-10-2014.<br />
<br />
Ngày phản biệnđánh giá bài báo<br />
<br />
14-10-2014.<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
14-11-2014.<br />
<br />
137<br />
<br />
Y Học TP.Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
THE USE OF THE PAVLIK HARNESS THIGH FRACTURES IN INFANTS UNDER 6 MONTHS OF AGE<br />
114<br />
Le Thi Dao, Nguyen Thi Ngoc Nga, Kieu Thi Thu Thao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 6 - 2014: 114 - 117<br />
114<br />
PANCREATIC TUMOR IN CHILDREN<br />
118<br />
Dinh Viet Hung, Vu Minh Truong, Phan Ngoc Duy Can,Nguyen Huu Dung, Dao Trung Hieu * Y Hoc TP. Ho Chi<br />
Minh * Vol. 18 - No 6 - 2014: 118 - 121<br />
118<br />
TRICHOBEZOARS IN CHILDREN: THREE CASE REPORTS AND LITERATURE REVIEW<br />
122<br />
Nguyen Huu Chi, Le Uyen Phuong, Nguyen Phuc Thinh, Nguyen Tien Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 No 6 - 2014: 122 - 126<br />
122<br />
THE CHARACTERISTICS OF PEDIATRIC POLYTRAUMA AT THE CHILDREN’S HOSPITAL 2 HO CHI MINH<br />
CITY 2012-2014<br />
127<br />
Nguyen ThiHoa ,Doan Thi Ngoc Diep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 6 - 2014: 127 - 133<br />
127<br />
DERMAL SINUS TRACT / DERMOID CYST IN CHILDREN<br />
134<br />
Dang Do Thanh Can Diep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 6 - 2014: 134 - 137<br />
134<br />
<br />
129<br />
<br />