Lê Thị Ngân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
121(07): 3 - 8<br />
<br />
ĐỌC TIỂU THUYẾT SAU PHÚT SINH LY CỦA LÊ VĂN TRƯƠNG,<br />
NGHĨ VỀ RANH GIỚI MONG MANH GIỮA THỦY CHUNG VÀ PHẢN BỘI<br />
Lê Thị Ngân*<br />
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tiểu thuyết gia Lê Văn Trương (1906- 1964) đã tạo ra được nhân vật người hùng được một thời<br />
chấp nhận và say mê. Tiểu thuyết Sau phút sinh ly được nhà xuất bản Tân Dân in lần đầu vào<br />
năm 1942. Lê Văn Trương đã làm mới những vấn đề tưởng chừng đã cũ bằng cách thổi vào đó<br />
một luồng sinh khí mới và để nhân vật của mình thể hiện một cách sinh động triết lý “Người<br />
hùng” qua từng trang truyện. Trong tác phẩm, cái ranh giới mong manh giữa tình yêu cao thượng<br />
và dục vọng thấp hèn, giữa hi sinh và ích kỉ, giữa thủy chung và phản bội đã được tác giả thể hiện<br />
khá linh diệu. Con người, để giữ được đạo lý, nhiều khi đã phải đấu tranh quyết liệt và hi sinh hết<br />
sức đau đớn.<br />
Từ khóa: Lê Văn Trương, người hùng, tình yêu, đạo lý, thủy chung, phản bội<br />
<br />
Sau thời gian tiếp biến và chuyển mình, đến<br />
những năm 30 của thế kỉ XX, đời sống văn<br />
học Việt Nam thật sự chuyển sang đường ray<br />
của một nền văn học Việt Nam hiện đại. Sự<br />
tiếp xúc với văn học Pháp nói riêng và văn<br />
học phương Tây nói chung đã làm cho sinh<br />
hoạt văn học tiền chiến trở nên sôi nổi. Làn<br />
sóng văn minh Âu hóa lúc đó như sự đáp ứng<br />
đầy thách thức trước cơn chuyển dạ của văn<br />
học Việt Nam trong buổi giao thời. Một<br />
phong trào sáng tác rộng lớn trên tất cả mọi<br />
thể loại, và với sự kết tinh các thành tựu trong<br />
không ít tác giả - tác phẩm tiêu biểu. Các văn<br />
sĩ châu tuần quanh các tòa báo, các nhà xuất<br />
bản, kiếm sống bằng ngòi bút và được xã hội<br />
công nhận. Họ là Nhất Linh, Khái Hưng,<br />
Thạch Lam, Lê Văn Trương, Vũ Bằng,<br />
Nguyễn Tuân, Trần Huyền Trân, Vũ Trọng<br />
Phụng, Thâm Tâm, Nam Cao, Tô Hoài,<br />
Thanh Châu v.v… (Danh sách này còn có thể<br />
kéo dài hơn nữa). Trong đó, Lê Văn Trương<br />
là nhà văn ăn khách hơn cả. Với sức viết đặc<br />
biệt của mình (hơn 200 cuốn tiểu thuyết cho<br />
cuộc đời sáng tác, ông đã tạo ra được một<br />
kiểu nhân vật “người hùng” "được cả một<br />
thời chấp nhận và say mê”.[2]*<br />
Đã từng bị coi là huênh hoang tiên sinh, là<br />
hạng triết học nửa mùa, đã từng chịu những<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 022777, Email:lengandhkhtn@gmail.com<br />
<br />
lời khinh khi, đố kị của văn đoàn Tự lực<br />
nhưng Lê Văn Trương vẫn hồn nhiên là mình,<br />
dám là mình, dù có “nhàm chết người” cũng<br />
vẫn là mình một cách nhất quán trong suốt<br />
đời thực và đời văn. Ông đã coi viết văn là<br />
một nghề để sống và để tự ấn định mặt nạ<br />
nhân cách của mình trên sàn diễn cuộc đời.<br />
Không chịu “khép phòng văn hì hục viết”<br />
(thơ Chế Lan Viên) như Tự lực văn đoàn, Lê<br />
Văn Trương chường mặt ra giữa đời, xông<br />
pha và ngao du sang tận Xiêm, Cao Miên,<br />
Tàu mở điền, buôn bán, làm thầu khoán…và<br />
viết văn. Và tuồng như đi đến đâu, ông mang<br />
cả phong trần theo đến đấy. Con người ấy,<br />
với sức lao động của mình đã tạo nên một<br />
thành tựu, một bản sắc riêng trong đời văn.<br />
Xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945 là xã<br />
hội thuộc địa hỗn mang với quan niệm đạo<br />
đức bị đảo lộn, ranh giới để phân định các giá<br />
trị dường như rất mong manh. Nhưng một<br />
điều dễ nhận thấy nhất của thời buổi “Á – Âu<br />
tranh nhau, Đông - Tây lẫn lộn” là cuộc sống<br />
của người dân một nước nông nghiệp kiểu<br />
châu Á vốn luẩn quẩn, trì trệ, dù có xảy ra<br />
bao nhiêu cuộc “bể dâu” thì luân thường vẫn<br />
cứ được xem là “khuôn vàng thước ngọc”.<br />
Trung thành với quan điểm sáng tác của<br />
mình, Lê Văn Trương đã làm cho “xu hướng<br />
văn tải đạo mới đượm khí sắc thời đại mà đua<br />
nở với các xu hướng khác "[3]. Là luân lý mà<br />
3<br />
<br />
Lê Thị Ngân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
121(07): 3 - 8<br />
<br />
không giáo điều, là tải đạo mà không cứng<br />
nhắc chính bởi ông đã "chuyển ngòi bút nghệ<br />
thuật thức thời để phát huy những thứ không<br />
lỗi thời"[3]. Sau phút sinh ly là một trong<br />
những tác phẩm thể hiện được tính thức thời<br />
ấy của Lê Văn Trương. Trong tác phẩm, cái<br />
ranh giới mong manh giữa tình yêu cao<br />
thượng và dục vọng thấp hèn, giữa hi sinh và<br />
ích kỉ, giữa thủy chung và phản bội đã được<br />
tác giả thể hiện khá linh diệu. Con người, để<br />
được coi là sống có đạo lý, nhiều khi đã phải<br />
đấu tranh quyết liệt và hi sinh đau đớn như<br />
thế nào.<br />
<br />
văn hóa Tây và cái tinh thần thể thao của anh<br />
cũng đáng được xem là Tây lắm. Tuấn yêu vợ<br />
và hết lòng vun đắp cho cái gia đình nhỏ ấy<br />
của mình.<br />
<br />
Tiểu thuyết Sau phút sinh ly được nhà xuất<br />
bản Tân Dân in lần đầu vào năm 1942. Tình<br />
yêu nam nữ, đạo lý vợ chồng, tình người…<br />
luôn chạm được đến thẳm sâu trái tim mỗi<br />
người. Lê Văn Trương đã làm mới những vấn<br />
đề tưởng chừng đã cũ bằng cách thổi vào đó<br />
một luồng sinh khí mới và để nhân vật của<br />
mình thể hiện một cách sinh động triết lý<br />
“Người hùng” qua từng trang truyện.<br />
<br />
Cái nhìn vụng trộm khó giấu ấy đã khiến<br />
Tuấn chóng nhận ra. Trong Tuấn thấy “rộn<br />
ràng những ý nghĩ khác”. Tâm hồn Tuấn<br />
dường như bị lung lay, dao động. Nhất là khi<br />
biết Cẩm trộm ngắm mình trong bộ véc đẹp,<br />
trong anh thấy nhẹ nhõm, phơi phới lạ thường.<br />
Có một chút gì như thể sự tự hào của Tuấn khi<br />
được có một người con gái đẹp như thế để mắt.<br />
Lần đầu tiên trong đời, Tuấn sinh ra ý nghĩ so<br />
sánh vợ mình với người con gái khác.<br />
<br />
Xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945 đã bị<br />
lối sống tư sản hóa thâm nhập. Trong môi<br />
trường ấy, các tầng lớp và giai cấp xã hội ở<br />
thành thị - tư sản và công nhân, tiểu thương,<br />
tiểu chủ, công chức, dân nghèo thành thị, trí<br />
thức tân tiến và nhà nho “Nôm na phá nghiệp<br />
kiếm ăn xoàng” cho tới các cô sen, cậu bồi<br />
tuy rất khác nhau về mức sống và khả năng<br />
thực hiện ước mơ của mình, rất khác nhau,<br />
thậm chí đối lập nhau về thái độ đối với chế<br />
độ đương thời, vẫn gần nhau về những nét<br />
tâm lý, thị hiếu: thích đua đòi, ăn chơi hưởng<br />
lạc, muốn sống và giải trí trong môi trường<br />
náo nhiệt, khao khát cái lạ, cái luôn luôn đổi<br />
thay. Tức là, lối sống Âu hóa đã trở thành một<br />
thứ mốt thời thượng, một vòng quay tịnh tiến<br />
khiến con người phần nào thoát khỏi khuôn<br />
khổ chật hẹp của lễ giáo phong kiến phương<br />
Đông. Tinh thần này khúc xạ khá rõ nét trong<br />
Sau phút sinh ly của Lê Văn Trương.<br />
Tuấn là một công chức tiểu tư sản 26 tuổi, có<br />
vợ và hai con. Hơn hết Tuấn được coi là một<br />
trí thức Tây học vì anh biết tiếng Tây, hiểu<br />
4<br />
<br />
Cái nghĩa vụ làm cha, làm chồng của Tuấn sẽ<br />
hoàn hảo biết bao nếu vào một sớm mai kia<br />
trong lúc tập thể dục Tuấn không bắt gặp ánh<br />
mắt nhìn của Cẩm - con gái bà chủ nhà. Cái<br />
thân thể tráng kiện, một mình nhấc bổng cả<br />
giang sơn ấy của Tuấn đã làm xao động tâm<br />
hồn của Cẩm - một thiếu nữ mới 17 tuổi, e lệ,<br />
dịu dàng, gia giáo và nhất là nàng cũng là một<br />
người con gái đẹp!<br />
<br />
Bằng ấy chi tiết mở đầu tác phẩm đã giúp<br />
người đọc hình dung phần nào thiên cơ của<br />
truyện. Câu chuyện sẽ trở nên nhạt nhẽo nếu<br />
thiếu đi sự khập khiễng giữa Cẩm và Châm vợ Tuấn. Cẩm là một người con gái đẹp, “nói<br />
tiếng Tây rất đúng mẹo và có một giọng giống<br />
đầm lắm”[1], nàng lại còn biết thưởng thức<br />
cái đẹp và có gu thẩm mỹ nữa. Trong đó vợ<br />
anh là một người phụ nữ đảm đang, siêng cần<br />
nhưng chỉ là cô gái gốc gác quê mùa, không<br />
có cái Tây học như Cẩm. Tuấn so sánh, và, tự<br />
thấy cái suy nghĩ của mình thật lố bịch. Anh<br />
thấy phục vợ, nếu không nói là biết ơn vợ và<br />
thấy người con gái kia quá xa vời, chẳng thể<br />
so với người vợ tảo tần của mình được.<br />
Nhưng đó chỉ là suy nghĩ ban đầu. Cũng có<br />
thể đó là suy nghĩ tự răn mình của Tuấn.<br />
Cuộc đời là những chuỗi bất ngờ không ai<br />
lường hết được. Một ngày, mẹ con Cẩm đang<br />
tranh cãi với mấy người thợ mộc về việc họ<br />
đóng đồ không đúng yêu cầu. Đám thợ thấy<br />
mẹ con Cẩm toàn đàn bà con gái, cậy thế<br />
<br />
Lê Thị Ngân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
mạnh lấn tới. Sự việc đang đến hồi nguy nan<br />
thì Tuấn xuất hiện và dàn xếp êm đẹp trong<br />
tích tắc bằng chính cơ bắp và tài ăn nói của<br />
mình. Tuấn xuất hiện như một chàng hiệp sĩ.<br />
Cẩm quan sát không thiếu một hành động nào<br />
của Tuấn và Tuấn cũng vì muốn gây ấn tượng<br />
với Cẩm mà làm như thế. Chi tiết này là một<br />
cái cớ thật hợp lý để Tuấn có cơ hội gần Cẩm.<br />
Một sự vô tình đầy ngọt ngào.<br />
Luôn luôn dành một niềm ngưỡng mộ và biết<br />
ơn với vợ, đã từng cảm thấy “một hối hận<br />
chớm mọc trong linh hồn”[1] nhưng ngay sau<br />
cái lần ấy, Tuấn đã nghĩ nhiều hơn về Cẩm.<br />
Bởi vì Cẩm hơn Châm, mà cái sự hơn ấy lại<br />
hợp với Tuấn lắm. Được mẹ con bà Cả cảm<br />
ơn và dành cho niềm tri ân, Tuấn lại càng cảm<br />
thấy mình đang dần trở nên vĩ đại trong mắt<br />
Cẩm. Tuấn có cơ hội dạy Cẩm học võ, học<br />
đàn. Cái sự dạy dỗ ấy như một thứ “lửa gần<br />
rơm lâu ngày cũng bén”, mầm mống tình cảm<br />
yêu đương đang được nhen lên. Tình cảm ấy<br />
lại làm bà Cả nghĩ theo chiều hướng khác. Bà<br />
cảm động khi thấy Tuấn chăm lo cho Cẩm<br />
như anh lo cho em, săn sóc việc nhà như việc<br />
của mình thì đã nhận Tuấn làm con nuôi. Núp<br />
sau cái bóng ấy, quan hệ giữa Tuấn và Cẩm<br />
càng khiến người ta không thể nghi ngờ. Nó<br />
được bảo vệ kiên cố bằng lòng tin của cả<br />
Châm và bà Cả.<br />
Tuấn như được sống thêm một cuộc đời khác<br />
từ khi có được tình cảm của Cẩm dành cho,<br />
không lúc nào Tuấn thôi nghĩ về Cẩm và vô<br />
hình chung, anh đã đẩy Châm sang một bên.<br />
Người đọc dễ dàng nhận thấy, Tuấn chỉ thuộc<br />
về Châm phần xác còn phần hồn anh ký thác<br />
nơi Cẩm. Anh trở nên khao khát cái thân thể<br />
nõn nường của Cẩm, càng khát khao anh càng<br />
cảm thấy cái thân hình sồ sề của một người<br />
đàn bà đang bụng mang dạ chửa như Châm<br />
hoàn toàn không phù hợp với thân thể cường<br />
tráng và khổ người đẹp như anh. Người bố<br />
của hai đứa con ấy, trong lúc vợ về quê thu<br />
thóc nợ đã thả sức vui chơi đàn địch với<br />
người con gái khác cho thoả mãn với những<br />
khát khao trong tinh thần. Họ dạy nhau học,<br />
họ chăm sóc cho nhau từng li từng tí - “Mới<br />
<br />
121(07): 3 - 8<br />
<br />
hửng sáng, Cẩm đã xuống dựng Tuấn dậy lên<br />
gác sân tập võ. Rồi Cẩm pha sữa cho Tuấn<br />
uống”[1]. Họ thả mình trong những đêm<br />
trăng bát ngát cùng đàn và rượu Tây trong khi<br />
người vợ ở quê đang tất bật thu lúa.<br />
Tuấn đang lạm dụng lòng tin của Châm! Anh<br />
đã từng cho rằng cái ý nghĩ sánh vai cùng<br />
Cẩm là gian tà, đã từng hối hận, bứt rứt…<br />
nhưng rồi anh không vượt qua được. Từ khi<br />
Cẩm xuất hiện, Tuấn sống ngợp trong cái gọi<br />
là cảm xúc của tình yêu. Tình cảm mà Tuấn<br />
dành cho Châm lúc này đơn thuần chỉ vì trách<br />
nhiệm, tình nghĩa, lòng trung thành và những<br />
đứa con chung. Trong lòng Tuấn có trăn trở,<br />
chỉ là trăn trở bởi lòng chịu ơn với Châm. Lí<br />
trí luôn nhắc nhở Tuấn rằng mình đã có vợ,<br />
rằng vợ mình là một người hi sinh cho chồng<br />
con, cho gia đình, nhưng lí trí ấy không thắng<br />
sức hút mạnh mẽ và ghê gớm từ phía Cẩm.<br />
Dù tòa án lương tâm dằn vặt, sự tra tấn mình,<br />
anh vẫn cứ ao ước có được Cẩm.<br />
Những phút giây bên nhau ngọt như mộng<br />
ước, những cử chỉ trìu mến đong đầy yêu<br />
thương tưởng chừng như không có điểm dừng<br />
thì cái tin Châm thu thóc xong sắp ra đã làm<br />
“cả hai đều thấy quặn ruột” – “thôi thế là từ<br />
nay hết những giây phút thân mật mà người<br />
ta hòa cảm giác vào nhau”[1]. Cẩm cáo ốm.<br />
Mà nàng ốm thật. Còn Tuấn như người đã<br />
chết. Chàng sụt đi trông thấy. Trước ánh mắt<br />
xót xa của Châm, Tuấn đã dối vì nhớ Châm<br />
mà Tuấn sa sút! Giá mà Châm biết cái tin<br />
mình lên đã làm cho Tuấn thành ra như thế!<br />
Giá như Châm gắt gỏng, Châm lạnh nhạt với<br />
anh thì anh còn thấy dễ chịu hơn, đằng này<br />
người vợ quê mùa ấy, người vợ không biết<br />
tiếng Tây ấy lại lại rơm rớm nước mắt vì<br />
thương chồng ở nhà một mình, tuyệt nhiên<br />
không có một ý nghĩ lỉnh kỉnh nào hơn. Đọc<br />
tác phẩm ta thấy Châm là một người phụ nữ<br />
hiền đảm, rất mực cổ xưa. Một người vợ luôn<br />
dành một niềm tin tuyệt đối nơi đức ông<br />
chồng, lúc nào cũng chỉ thấy ở chồng mình<br />
“siêu thường như thể - trên đời này tốt nhất là<br />
anh”. Người mẹ ấy đã không chịu mặc tân<br />
thời, không chịu phấn sáp nước hoa chỉ muốn<br />
5<br />
<br />
Lê Thị Ngân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
để dành tiền cho con sau này ăn học. “Nàng<br />
đã được bảo vệ bằng một triết lý yêu đời do<br />
giáo dục của gia đình và hoàn cảnh của nàng<br />
trước kia gây nên, nàng chỉ thấy ở đời những<br />
góc đẹp”[1]. Ta tự hỏi tại sao trong tác phẩm<br />
này Lê Văn Trương lại để nhân vật Châm<br />
không biết một chút gì về mối quan hệ của<br />
Tuấn và Cẩm? Dù chỉ là mảy may nghi ngờ<br />
cũng không? Đàn bà thường giỏi linh cảm. Có<br />
thể chứng cớ chưa có, nhưng linh giác mách<br />
nước cho họ. Mà sự lúng túng của Tuấn, sự<br />
gượng gạo của Cẩm khi hàng ngày giáp mặt<br />
nhau, chả nhẽ Châm không hay? Đọc Lê Văn<br />
Trương, độc giả thấy nhân vật nữ chính của<br />
tiểu thuyết gia thường trong sáng đến tận<br />
cùng như thế. Tác giả không nỡ để “linh hồn<br />
trong sáng” của nàng vương phải những vẩn<br />
đục. Giá như Châm đời thường hơn một chút,<br />
nàng đã biết được mối quan hệ này. Và nếu<br />
chi tiết ấy có thật trong tác phẩm thì cũng rất<br />
có thể tinh thần của tác phẩm lại đi theo một<br />
hướng khác, tức là Tuấn đã thành người phản<br />
bội rồi.<br />
Từ ngày Châm lấy thóc ở quê ra, Tuấn và<br />
Cẩm không có những đêm trăng đẹp nữa. Cả<br />
hai đều có cảm giác như bị tù đày. Cẩm như<br />
chết mòn trong tinh thần vì từ nay sẽ không<br />
được làm nũng Tuấn nữa, sẽ không còn<br />
những cảm giác hồi hộp yêu đương. Tuấn đau<br />
khổ đến tận cùng bởi sự giằng xé giữa một<br />
bên là cảm xúc yêu đương với người tình,<br />
một bên là tình thương đối với người vợ.<br />
Tuấn biết bên kia vách, Cẩm cũng đang vật vã<br />
vì đau đớn, vì hờn ghen, vì cảm giác tội lỗi.<br />
Để thoát khỏi trạng thái này, Tuấn đã tự cho<br />
mình buông thả không cần biết ngày đêm –<br />
“Tuấn đi chơi vì chàng không chịu được cách<br />
mình một bức tường, có một người con gái<br />
đau đớn vì mình mà mình không có quyền<br />
được an ủi”[1]. Tuấn phát điên, Tuấn thấy<br />
nhục vì phải lừa dối. Và như một thông lệ của<br />
những kẻ đang bế tắc, con người bất đắc chí<br />
ấy tìm đến sự giải sầu giải uất trong men<br />
rượu. Nhưng cả rượu cũng chẳng làm cho anh<br />
vơi đi mà chỉ làm cho anh thêm thấm thía nỗi<br />
khổ sở đắng cay của mình. Mỗi một lần uống<br />
6<br />
<br />
121(07): 3 - 8<br />
<br />
là anh lại cảm thấy đau xót, hối hận, hổ<br />
thẹn… Anh vùi mình vào thế giới nửa người<br />
nửa ma chỉ để “ru ngủ một cơn buồn”. Đó<br />
không phải là thứ hối hận ồn ào hời hợt của<br />
kẻ lấy việc xỉ vả mình để khoe khoang cũng<br />
không phải là thứ hối hận có tính chu kỳ của<br />
những kẻ dùng để xoa dịu cái lương tâm rách<br />
nát của mình trong khi mình vẫn buông thả<br />
theo cái xấu. Với Tuấn đó là sự giằng xé chảy<br />
máu giữa hai thái cực: giữa một bên là sự ân<br />
hận của mình khi đã phụ lòng tin của Châm,<br />
đã gần như là phản bội Châm với một bên là<br />
cái khát khao trong tình yêu với Cẩm. Tuấn là<br />
loại nhân vật có tư tưởng, cũng là một kiểu<br />
“người hùng” mà Lê Văn Trương cất công<br />
xây dựng.<br />
Tuấn đã đóng dấu được suy nghĩ của mình<br />
rằng vĩnh viễn từ nay không thể có Cẩm từ<br />
sau buổi nói chuyện trên gác ấy. Họ đã nói<br />
hết cùng nhau, bộc bạch hết suy nghĩ trăn trở<br />
mà chỉ hai người mới hiểu. Cẩm yêu cầu<br />
Tuấn chấm dứt ngay lối sống hiện tại và<br />
“thương em với tấm lòng ân ưu của một<br />
người”[1] mặc dù Cẩm biết và mãi mãi biết<br />
một khi đã không thuộc về Tuấn thì cô sẽ<br />
không thuộc về ai. Cả hai đều thấy việc thuộc<br />
về nhau là hoàn toàn không thể. Mối quan hệ<br />
này sẽ không đến một cái đích nào cả bởi về<br />
bản chất đó là một cuộc tình mù quáng, nói gì<br />
thì nói cũng đã giẫm đạp phần nào lên gia<br />
pháp hôn nhân! Cẩm đã chọn cách chôn vùi<br />
những kỷ niệm đẹp đã có và sống như trước<br />
kia. Tuấn khác, để giải quyết dứt điểm cơn<br />
“bão tình” này anh quyết định sẽ kén chồng<br />
cho Cẩm tuy việc ấy không khác việc anh tự<br />
đem muối xát lòng mình.<br />
Cẩm đã không nghe theo sự sắp đặt ấy của<br />
Tuấn. Sau lần sát cánh cuối cùng cùng Tuấn<br />
trong chuyến thi đấu tại Hà Nội để tranh giải<br />
quán quân bóng bàn Bắc kì, Cẩm đã thú nhận<br />
đã nói dối Kế và Bằng trong bữa cơm hôm ấy.<br />
Nàng nói với hai người rằng nàng đã có người<br />
hỏi để họ dập tắt hi vọng có đựơc Cẩm. Nói<br />
ra điều này, Cẩm cũng đồng thời khẳng định,<br />
nàng chỉ muốn giữ nguyên một tấm lòng yêu<br />
<br />
Lê Thị Ngân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
với Tuấn mà thôi. Nhưng Tuấn đã quyết tâm.<br />
Ngày nào chưa cưới được chồng cho “cô<br />
Cẩm” ngày ấy “anh Cả” còn thấy bứt rứt<br />
trong lòng. Phải yên vị với cái ý nghĩ rằng<br />
Cẩm đã có chồng Tuấn mới không bị giày vò<br />
nữa. Giải pháp này cho thấy Tuấn đã thực sự<br />
“nhận chân lấy cái thiên chức của mình”, đã<br />
dừng lại một cách đúng lúc, đã nhận ra rằng<br />
chỉ có Châm mới là bến đỗ bình an nhất của<br />
cuộc đời mình. Anh phải giữ trọn một mối<br />
chung thủy với Châm, tin vào một hạnh phúc<br />
gia đình có thật mà trước kia mình luôn có,<br />
vào niềm tin son sắt của Châm.<br />
Đám cưới của Cẩm và Kế, Tuấn cố tình tránh<br />
mặt không đến dự. Dù rất cảm động tấm lòng<br />
của bà Cả nhưng Tuấn biết mình không thể làm<br />
khác, ở lại dự đám cưới - rất có thể chỉ chuốc<br />
lấy một chứng tích trong tâm hồn mà thôi.<br />
Cả nhà Tuấn rời Hải Phòng trong yên lặng và<br />
đêm tối. Với Tuấn nó không khác một cuộc<br />
chạy trốn. Khoảnh khắc ấy có hai con người<br />
lặng lẽ bước trong nhau, lòng rạo rực – “Hình<br />
như họ quên hết cả loài người. Họ bước mà<br />
cũng không biết rằng mình bước, lúc ấy chân<br />
họ chỉ có bản năng sai khiến”[1], họ không<br />
còn bận lòng về những lối đi ẩm ướt và cũ kỹ<br />
trong lòng nhau bởi thời gian khi ấy là một<br />
cái gì quá đỗi xa xỉ, và người bước cạnh nhau<br />
để tiếc thôi, chỉ tiếc thôi cũng vội vã lắm<br />
rồi… Người đọc có cảm tưởng như nhà văn<br />
muốn dẫn người đọc đi mãi hơn là muốn<br />
người đọc tưởng tượng sau chuyến tàu ấy,<br />
Tuấn sẽ thế nào khi mà trước “phút sinh ly”<br />
đó anh chỉ bước một bước nữa thôi là sang bờ<br />
bên kia của sự phản bội?<br />
Lê Văn Trương vẫn nổi tiếng với thế giới<br />
nhân vật người hùng của ông. Mỗi tác phẩm,<br />
tác giả lại đem đến cho người đọc sự trân quí<br />
một người hùng nào đó ở một khía cạnh nào<br />
<br />
121(07): 3 - 8<br />
<br />
đó trong cuộc đời cuộc đời của họ. Đó là<br />
Giáng Vân trong Cánh sen trong bùn, là<br />
Trọng Khang trong Trường đời, là Chí trong<br />
Trận đời, là Vượng trong Người anh cả, …<br />
Nhưng trong tiểu thuyết Sau phút sinh ly,<br />
người đọc thấy tác giả đã coi cả Tuấn, Châm<br />
và Cẩm đều có thể được trân trọng gọi là<br />
người hùng. Tuấn đã hi sinh cái cảm xúc<br />
thăng hoa của tình yêu, hi sinh cả cái cơ ngơi<br />
nếu lấy Cẩm có thể anh sẽ được thừa hưởng<br />
để thủy chung với người vợ tào khang của<br />
mình. Châm cả đời hi sinh cho chồng con,<br />
chưa có một chút gì dám tự mình thưởng<br />
hưởng. Cẩm đã dằn lòng quên đi mối tình đầu<br />
ngang trái nhưng cũng đầy ngọt ngào và nồng<br />
say của mình vì đạo lý và vì người mình yêu<br />
thương, vì nếu như nàng cố tình tranh giành,<br />
Châm có thể mất Tuấn lắm.<br />
Cả ba người cùng hi sinh vì nhau như thế,<br />
khiến cho phần kết của câu chuyện thật bâng<br />
khuâng, đầy lắng đọng. Ranh giới của thủy<br />
chung và phản bội mỏng manh biết bao nhiêu.<br />
Giữ được nó ở bên bờ này hay bị đổ sang bờ<br />
bên kia nhờ cả vào một sợi dây vô hình nhưng<br />
bền chắc vô cùng: đó là đạo lý.<br />
Hơn 70 năm đã qua, thiết nghĩ, câu chuyện về<br />
nghĩa tình vẫn không bao giờ xưa cũ. Trong<br />
giai đoạn xã hội sống đầy thực tế và có phần<br />
bản năng như bây giờ, nhắc lại chuyện đạo lý<br />
liệu có ai cho là giáo điều?<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Lê Văn Trương (1942), Sau phút sinh li, Hà<br />
Nội, Nhà in Tân Dân.<br />
2. Lan Khai (1940), Mớ tài liệu cho văn sử Việt<br />
Nam, Nhà xuất bản Minh Phương<br />
3. Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt<br />
Nam, Quyển hạ, Ba thế hệ của văn học mới (18621945), Trình bày xuất bản Sài Gòn.<br />
<br />
7<br />
<br />