YOMEDIA
ADSENSE
Đối chiếu các loại dị hình mũi xoang và triệu chứng lâm sàng viêm mũi xoang
81
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xác định tỷ lệ các loại dị hình ở những bệnh nhân viêm mũi xoang, đối chiếu giữa dị hình và triệu chứng lâm sàng viêm mũi xoang mạn.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đối chiếu các loại dị hình mũi xoang và triệu chứng lâm sàng viêm mũi xoang
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
ĐỐI CHIẾU CÁC LOẠI DỊ HÌNH MŨI XOANG VÀ<br />
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VIÊM MŨI XOANG<br />
Dương Đình Lương, Phạm Thị Bích Đào<br />
Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Dị hình mũi xoang ảnh hưởng tới lưu thông không khí qua mũi và vận chuyển dịch trên vách mũi xoang<br />
do đó dị hình mũi xoang là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm xoang. Nghiên cứu nhằm đối<br />
chiếu các loại dị hình với các triệu chứng lâm sàng của viêm mũi xoang. 200 bệnh nhân được nghiên cứu mô<br />
tả tiến cứu có theo dõi dọc. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bị dị hình chiếm 71,3% những bệnh nhân viêm<br />
mũi xoang. Các hình thái dị hình bao gồm dị hình vách ngăn chiếm 54,1%, dị hình phức hợp lỗ ngách 21,9%,<br />
dị hình xoang 3,7%, dị hình phối hợp 20,3%. Dị hình cuốn giữa 38,7%, mỏm móc 29%, tế bào đê mũi 16,1%,<br />
bóng sàng 9,7%, tế bào Haller 6,5%. Loại dị hình tác động đến bệnh lý mũi xoang nhiều nhất là dị hình phức<br />
hợp lỗ ngách 82,4%. Vị trí dị hình gây viêm mũi xoang là tại vách ngăn tương ứng cuốn giữa chiếm 54,2%.<br />
Từ khóa: Viêm mũi xoang,dị hình, phức hợp lỗ ngách<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Dị hình mũi xoang là những thay đổi cấu<br />
trúc giải phẫu của các thành phần nằm trong<br />
hốc mũi và các xoang cạnh mũi [1]. Mức độ<br />
ảnh hưởng của dị hình tới bệnh lý viêm mũi<br />
xoang phụ thuộc vào sự ảnh hưởng tới lưu<br />
thông không khí qua mũi và vận chuyển dịch<br />
trên vách mũi xoang [2]. Xác định dị hình<br />
hiện nay dựa vào hai phương pháp: Nội soi<br />
xác định sự thay đổi cấu trúc giải phẫu thành<br />
ngoài hốc mũi, nhất là vùng phức hợp lỗ ngách<br />
vàchụp cắt lớp vi tính cho phép đánh giá cấu<br />
trúc xương của mũi và các xoang [3; 4]. Dị hình<br />
hốc mũi là một trong những nguyên nhân gây<br />
ra bệnh lý viêm xoang [5]. Trong nghiên cứu<br />
Nafi Aygun thấy cứ 100 bệnh nhân được chẩn<br />
Địa chỉ liên hệ: Phạm Thị Bích Đào, bộ môn Tai<br />
mũi họng, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
<br />
đoán viêm xoang có 48 bệnh nhân được phát<br />
hiện dị hình vách ngăn và dị hình khe giữa [6].<br />
Các loại dị hình vùng khe giữa có liên quan<br />
chặt chẽ đến bệnh lý viêm nhiễm các xoang [7;<br />
8]. Trong những trường hợp dị hình, nguyên<br />
nhân gây bệnh không phải do vi khuẩn trực<br />
tiếp tác động mà ở phức hợp lỗ ngách do các<br />
hình thái dị hình cản trở đường dẫn lưu dịch<br />
[9]. Những dị hình phối hợp của cấu trúc giải<br />
phẫu ở vùng mũi xoang là nguyên nhân chính<br />
dẫn đến thất bại trong điều trị nội khoa viêm<br />
mũi xoang mạn tính [10; 11]. Nghiên cứu được<br />
tiến hành với mục tiêu: xác định tỷ lệ các loại<br />
dị hình ở những bệnh nhân viêm mũi xoang,<br />
đối chiếu giữa dị hình và triệu chứng lâm sàng<br />
viêm mũi xoang mạn. <br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
<br />
Email: daoent@yahoo.com<br />
<br />
1. Đối tượng<br />
<br />
Ngày nhận: 05/06/2017<br />
<br />
- 200 bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi<br />
xoang mạn, được khám nội soi tai mũi họng<br />
<br />
Ngày được chấp nhận: 26/6/2017<br />
<br />
TCNCYH 108 (3) - 2017<br />
<br />
111<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
và chụp cắt lớp vi tính mũi xoang với hai lát<br />
cắt Axial và Coronal tại Khoa Khám bệnh Bệnh<br />
viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 4/2015 đến<br />
tháng 4/2016.<br />
- Cỡ mẫu được tính theo công thức:<br />
Cỡ mẫu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu<br />
cho nghiên cứu mô tả,<br />
<br />
Có thể có đau nhức sọ mặt, giảm hoặc mất<br />
ngửi.<br />
<br />
+ Triệu chứng thực thể: khe giữa có<br />
mủ hoặc và phù nề niêm mạc và không có<br />
polyp.<br />
<br />
+ Và / hoặc: chụp cắt lớp vi tính mũi<br />
xoang có mờ phức hợp lỗ ngách và / hoặc mờ<br />
các xoang.<br />
- Bệnh nhân phải đồng ý tham gia nghiên<br />
cứu.<br />
<br />
với p là tỷ lệ phát hiện được tỷ lệ dị hình là<br />
64,2%, độ chính xác mong muốn là 5%, tổng<br />
số mẫu cần thiết là 129 bệnh nhân.<br />
Phương pháp chọn mẫu sử dụng trong<br />
nghiên cứu này là phương pháp chọn mẫu<br />
toàn bộ những đối tượng có đủ tiêu chuẩn<br />
dưới đây.<br />
Số bệnh nhân đạt tiêu chuẩn tham gia<br />
nghiên cứu thực tế là 200 bệnh nhân.<br />
- Tiêu chuẩn chẩn đoán theo EPOS 2012<br />
gồm: viêm mũi xoang mạn tính không có polyp<br />
mũi được chẩn đoán khi:<br />
<br />
+ Thời gian: các triệu chứng kéo dài ><br />
12 tuần.<br />
<br />
+ Triệu chứng cơ năng: Chảy mũi,<br />
ngạt tắc mũi, đau nhức sọ mặt, giảm hoặc mất<br />
ngửi.<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán:<br />
- Có ít nhất 2 triệu chứng, phải có 1 triệu<br />
chứng chính là ngạt tắc mũi hoặc chảy mũi.<br />
- Hoặc có 1 triệu chứng chính là ngạt mũi<br />
hoặc chảy mũi và kèm theo 2 triệu chứng phụ.<br />
<br />
2. Phương pháp<br />
2.1. Thiết kế:<br />
Nghiên cứu mô tả từng ca tiến cứu dọc, có<br />
đối chứng.<br />
2.2.Các bước tiến hành<br />
Xây dựng bệnh án mẫu và thu thập số liệu<br />
theo các thông số nghiên cứu bao gồm: mô tả<br />
các triệu chứng và chẩn đoán viêm mũi xoang<br />
mạn tính (theo mẫu), các loại dị hình mũi<br />
xoang – đối chiếu với triệu chứng lâm sàng và<br />
phân tích mức độ ảnh hưởng.<br />
2.3. Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số<br />
liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.<br />
3. Đạo đức nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được sự đồng ý của các đối<br />
tượng tham gia. Không vi phạm các quy định<br />
về đạo đức trong nghiên cứu y học. Các thông<br />
tin cá nhân của bệnh nhân được bảo mật theo<br />
quy định. Bệnh nhân được tư vấn chuyên môn<br />
trong quá trình khám và điều trị.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ <br />
1. Dị hình mũi xoang<br />
1.1. Tỷ lệ dị hình mũi xoang ở những bệnh nhân viêm xoang mạn tính:<br />
Trong 200 bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính của nghiên cứu, tỷ lệ bị dị hình khá cao chiếm<br />
71,3% tổng số bệnh nhân.<br />
1.2. Các hình thái dị hình mũi xoang<br />
Các hình thái dị hình: Dị hình vách ngăn chiếm 54,1%, dị hình phức hợp lỗ ngách 21,9%, dị hình<br />
xoang 3,7%, dị hình phối hợp 20,3%.<br />
112<br />
<br />
TCNCYH 108 (3) - 2017<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
Biểu đồ 1. Các hình thái dị hình mũi xoang<br />
1.3. Phân loại các dị hình<br />
1.3.1. Dị hình vách ngăn<br />
Nghiên cứu đi sâu vào khảo sát tần suất xuất hiện và vị trí của các dạng dị hình vách ngăn.<br />
Bảng 1. Các dạng dị hình vách ngăn (n = 77)<br />
Lệch<br />
<br />
Mào<br />
<br />
Gai<br />
<br />
Dày chân<br />
<br />
Bóng hơi<br />
<br />
Đơn thuần<br />
<br />
19<br />
<br />
12<br />
<br />
5<br />
<br />
29<br />
<br />
3<br />
<br />
Phối hợp<br />
<br />
5<br />
<br />
DHVN<br />
<br />
4<br />
<br />
Chú thích: DHVN: dị hình vách ngăn<br />
Dị hình vách ngăn gặp chủ yếu là dày chân chiếm 38%, trong khi dị hình bóng hơi là ít gặp nhất<br />
(3%).<br />
Bảng 2. Vị trí và các loại dị hình vách ngăn<br />
Lệch<br />
<br />
Mào<br />
<br />
Gai<br />
<br />
Dày<br />
chân<br />
<br />
Bóng<br />
hơi<br />
<br />
Phối hợp<br />
Lệch - mào<br />
<br />
Dày chân - gai<br />
<br />
Vùng 1<br />
<br />
5<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
20<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Vùng 2<br />
<br />
12<br />
<br />
8<br />
<br />
3<br />
<br />
9<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
Vùng 3<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
3<br />
<br />
Vùng 4<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
Vùng 5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Dị hình vách ngăn đa số nằm ở vùng 1 và 2, chiếm 79,2%. Trong khi ở vùng 4 và vùng 5 rất<br />
hiếm gặp.<br />
1.3.2. Dị hình phức hợp lỗ ngách<br />
Dị hình phức hợp lỗ ngách gặp là dị hình cuốn giữa 38,7%, mỏm móc 29%, tế bào đê mũi<br />
TCNCYH 108 (3) - 2017<br />
<br />
113<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
16,1%, bóng sàng 9,7%, tế bào Haller 6,5%.<br />
Bảng 3. Dị hình phức hợp lỗ ngách<br />
Nhóm dị hình<br />
<br />
n = 31<br />
<br />
%<br />
<br />
Cuốn giữa<br />
<br />
12<br />
<br />
38,7<br />
<br />
Mỏm móc<br />
<br />
9<br />
<br />
29<br />
<br />
Bóng sàng<br />
<br />
3<br />
<br />
9,7<br />
<br />
Tế bào đê mũi<br />
<br />
5<br />
<br />
16,1<br />
<br />
Tế bào Haller<br />
<br />
2<br />
<br />
6,5<br />
<br />
1.3.3. Dị hình xoang <br />
Dị hình xoang 4/5 (80%) là dị hình xoang hàm, 1/5 (20%) là dị hình xoang trán.<br />
1.3.4. Các loại dị hình phối hợp<br />
Phối hợp khe giữa – vách ngăn 18/29 (62,1%), khe giữa – cuốn giữa – vách ngăn 9/29 (31%),<br />
khe giữa – xoang – vách ngăn 2/29 (6,9%).<br />
2. Đối chiếu giữa dị hình và triệu chứng lâm sàng<br />
Bảng 4. Đối chiếu giữa dị hình và triệu chứng lâm sàng viêm mũi xoang<br />
Lâm sàng<br />
VT<br />
<br />
HTDH<br />
<br />
Hắt hơi<br />
<br />
Chảy mũi<br />
<br />
Ngạt mũi<br />
<br />
DT<br />
<br />
DV<br />
<br />
1 bên<br />
<br />
2 bên<br />
<br />
Luân<br />
chuyển<br />
<br />
Đau<br />
đầu<br />
<br />
Dịch<br />
KG<br />
<br />
MN<br />
<br />
Lệch 19<br />
<br />
9<br />
<br />
9<br />
<br />
0<br />
<br />
9<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
19<br />
<br />
0<br />
<br />
Mào 12<br />
<br />
10<br />
<br />
8<br />
<br />
4<br />
<br />
0<br />
<br />
4<br />
<br />
8<br />
<br />
3<br />
<br />
12<br />
<br />
0<br />
<br />
Gai 5<br />
<br />
5<br />
<br />
5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
0<br />
<br />
DC 29<br />
<br />
8<br />
<br />
12<br />
<br />
17<br />
<br />
0<br />
<br />
29<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
29<br />
<br />
3<br />
<br />
BH 3<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
3<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
3<br />
<br />
3<br />
<br />
3<br />
<br />
0<br />
<br />
ĐC 4<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
4<br />
<br />
1<br />
<br />
BH 5<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
1<br />
<br />
CĐ 3<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
3<br />
<br />
0<br />
<br />
ĐC<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
QP<br />
<br />
5<br />
<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
2<br />
<br />
BH<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
BSQP 5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
0<br />
<br />
3<br />
<br />
0<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
2<br />
<br />
Có TBH 2<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
VN<br />
77<br />
<br />
CG<br />
12<br />
<br />
MM<br />
9<br />
<br />
114<br />
<br />
TCNCYH 108 (3) - 2017<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Lâm sàng<br />
VT<br />
<br />
HTDH<br />
<br />
Hắt hơi<br />
<br />
Chảy<br />
mũi<br />
DT<br />
<br />
Xoang<br />
5<br />
<br />
Phối hợp<br />
29<br />
<br />
Ngạt mũi<br />
<br />
Luân<br />
DV 1 bên 2 bên<br />
chuyển<br />
<br />
Đau<br />
đầu<br />
<br />
Dịch<br />
KG<br />
<br />
MN<br />
<br />
QS 2<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
TS 1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
Vách 2<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
KG-VN 6<br />
<br />
6<br />
<br />
2<br />
<br />
4<br />
<br />
4<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
6<br />
<br />
0<br />
<br />
KG-CG-VN 19<br />
<br />
7<br />
<br />
1<br />
<br />
18<br />
<br />
7<br />
<br />
12<br />
<br />
0<br />
<br />
KG-X_VN 4<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
0<br />
<br />
3<br />
<br />
0<br />
<br />
Chú thích: Vị trí: VT; Hình thái dị hình:<br />
HTDH; Dịch trong: DT; Dịch vàng xanh: DV;<br />
Khe giữa: KG; Mất ngửi: MN; Vách ngăn: VN;<br />
Cuốn giữa: CG; Dày chân: DC; Đảo chiều: ĐC;<br />
Bóng hơi: BH; Chẻ đôi: CĐ; Quá phát: QP;<br />
Mỏm móc: MM; Bóng sàng quá phát: BSQP;<br />
Có tế bào Haller: Có TBH; Quá sản: QS; Thiểu<br />
sản: TS; Khe giữa - vách ngăn: KG-VN; Khe<br />
giữa – cuốn giữa – vách ngăn: KG- CG- VN;<br />
Khe giữa – xoang – vách ngăn: KG – X – VN.<br />
Dịch khe giữa có trong 100% các trường<br />
hợp nghiên cứu.<br />
Các biểu hiện khác có tỷ lệ biểu hiện khác<br />
nhau tùy theo loại dị hình:<br />
77 trường hợp dị hình vách ngăn, lệch<br />
vách ngăn gây hắt hơi và chảy nước mũi trong<br />
47,4%, 83,3% các trường hợp mào vách ngăn<br />
gây hắt hơi, 66,7% có chảy nước mũi trong và<br />
ngạt mũi luân chuyển bên, 25% gây đau đầu,<br />
gai vách ngăn 100% gây hắt hơi, chảy dịch mũi<br />
trong và ngạt mũi luân chuyển bên. Dày chân<br />
vách ngăn có triệu chứng hắt hơi là 27,6%,<br />
chảy dịch mũi trong là 41,4%, chảy dịch vàng<br />
58,6%, 100% ngạt tắc mũi hai bên, 10,3%<br />
mất ngửi. Trường hợp có bóng hơi vách ngăn<br />
100% gây ngạt mũi luân chuyển và đau đầu.<br />
Dị hình cuốn giữa: đảo chiều: 1/4 các<br />
TCNCYH 108 (3) - 2017<br />
<br />
19<br />
4<br />
<br />
4<br />
<br />
1<br />
<br />
trường hợp có biểu hiện hắt hơi, 3/4 có chảy<br />
dịch mũi trong, 2/2 gây đau đầu và 1/4 mất<br />
ngửi. Trường hợp dạng bóng hơi thấy có biểu<br />
hiện 2/5 trường hợp hắt hơi, 5/5 chảy dịch<br />
vàng, 4/5 đau đầu và 1/5% có mất ngửi. Cuốn<br />
giữa chẻ đôi 1/3 có biểu hiện hắt hơi và 3/3<br />
chảy nước mũi trong.<br />
Dị hình mỏm móc: đảo chiều: 2/2 hắt hơi và<br />
dịch vàng. Quá phát: 5/5% hắt hơi, dịch vàng<br />
và 2/5 mất ngửi. Bóng hơi: 2/2 hắt hơi, dịch<br />
vàng, đầu và 1/2 mất ngửi.<br />
Bóng sàng quá phát: 5/5 chảy dịch vàng,<br />
3/5 ngạt mũi 2 bên, 4/5 đau đầu, 2/5 mất ngửi.<br />
Có tế bào Haller: 2/2 chảy dịch vàng và 1/2<br />
đau đầu<br />
Dị hình xoang: quá sản: 2/2 chảy dịch vàng,<br />
ngạt mũi 2 bên và đau đầu, ½ mất ngửi. Thiểu<br />
sản: 1/1 chảy dịch vàng, ngạt mũi 2 bên và đau<br />
đầu. Vách 2/2 chảy dịch vàng và ngạt mũi 1<br />
bên.<br />
Các dị hình phối hợp bao gồm: Khe giữa<br />
– vách ngăn: 6/6 hắt hơi, 2/6 chảy dịch trong,<br />
4/6 chảy dịch vàng, 4/6 ngạt mũi 1 bên. Dị hình<br />
khe giữa – cuốn giữa – vách ngăn: 7/19 hắt<br />
hơi, 1/19 chảy nước mũi trong, 18/19 chảy<br />
dịch vàng, 7/19 ngạt tắc mũi 1 bên, 12/19 ngạt<br />
mũi 2 bên. Khe giữa – xoang – vách ngăn: 1/4<br />
115<br />
<br />
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn