intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đối chiếu sự tương đồng và khác biệt của biện pháp tu từ ẩn dụ trong thành ngữ Tiếng Hán và Tiếng Việt

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

188
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thành ngữ là sản phẩm tư duy của con người, nó góp phần tạo ra những nội dung, khái niệm mới trong tư duy ngôn ngữ. Các đơn vị thành ngữ đã đóng góp vào sự phong phú, đa dạng về ngôn từ và giá trị biểu hiện thông qua những biện pháp tu từ đặc sắc,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đối chiếu sự tương đồng và khác biệt của biện pháp tu từ ẩn dụ trong thành ngữ Tiếng Hán và Tiếng Việt

ĐỐI CHIẾU SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA BIỆN PHÁP<br /> TU TỪ ẨN DỤ TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT<br /> NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN<br /> Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế<br /> NGUYỄN THỊ BẠCH NHẠN<br /> Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Thành ngữ là sản phẩm tư duy của con người, nó góp phần tạo ra<br /> những nội dung, khái niệm mới trong tư duy ngôn ngữ. Các đơn vị thành<br /> ngữ đã đóng góp vào sự phong phú, đa dạng về ngôn từ và giá trị biểu hiện<br /> thông qua những biện pháp tu từ đặc sắc. Bài báo đưa ra một số nhận xét về<br /> sự tương đồng và khác biệt của biện pháp tu tư ẩn dụ trong thành ngữ tiếng<br /> Hán và tiếng Việt trên các bình diện kết cấu, đặc điểm ngữ nghĩa nhằm giúp<br /> cho việc vận dụng trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập tiếng Trung được<br /> tốt hơn.<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng và khác biệt về nguồn gốc,<br /> kết cấu, ngữ nghĩa. Các biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong thành ngữ tiếng Hán<br /> và thành ngữ tiếng Việt là: Biện pháp tu từ tỉ dụ (so sánh); Biện pháp tu từ tỉ nghĩ (ẩn<br /> dụ); Biện pháp tu từ khoa trương (ngoa dụ); Biện pháp tu từ đối chiếu (đối xứng). Tuy<br /> nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, bài báo chỉ tập trung “Đối chiếu sự tương đồng và<br /> khác biệt của biện pháp tu từ ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt” trên bình<br /> diện cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa.<br /> 2. BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT<br /> 2.1. Biện pháp tu từ ẩn dụ (tỉ nghĩ) tiếng Hán<br /> Biện pháp tu từ lấy vật tả thành người, lấy người tả thành vật hoặc lấy sự vật A tả thành<br /> sự vật B gọi là biện pháp tu từ ẩn dụ, bao gồm hai loại: biện pháp tu từ nghĩ nhân và<br /> biện pháp tu từ nghĩ vật. [5]<br /> 2.1.1. Biện pháp tu từ nghĩ nhân<br /> Xem vật như người, lấy ngôn ngữ, suy nghĩ, tình cảm của người để tả vật [5].<br /> Ví dụ :<br /> 矮小而年 高 的垂柳,用苍绿的叶子抚 摸 着快熟的庄稼;密集的芦苇,细 心 地护<br /> 卫着脚下偷偷开放的野花。(郭小川《团泊洼的秋天》)<br /> <br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 108-116<br /> <br /> ĐỐI CHIẾU SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ...<br /> <br /> 109<br /> <br /> Cây thùy dương thấp bé mà nhiều tuổi, dùng những tán lá xanh xanh xoa xoa vào<br /> những hoa màu sắp chín; hàng lau sậy chi chít, bảo hộ cẩn thận những bông hoa dại<br /> lén nở dưới chân (Quách Tiểu Xuyên – Mùa thu bên hồ).<br /> 2.1.2. Biện pháp tu từ nghĩ vật<br /> Xem người như vật, cũng tức là khiến cho người có động tác, tình thái như vật, hoặc<br /> biến vật A trở thành vật B [5]. Ví dụ :<br /> 那肥大的荷叶下面,有一个人的脸,下半截身 子 长 在 水 里 。那不是水生吗?<br /> (孙犁《荷花淀》)<br /> Dưới chiếc lá sen to kia, có khuôn mặt của một người, đoạn nửa dưới thân thể được<br /> lớn lên trong nước kia chẳng phải là thủy sinh sao? (Tôn Lê – Hồ sen).<br /> 2.2. Biện pháp tu từ ẩn dụ tiếng Việt<br /> Biện pháp tu từ ẩn dụ trong tiếng Việt còn được gọi là so sánh ngầm, ví ngầm. Tức là<br /> khi sự so sánh nghệ thuật chỉ còn vế B, mà ta vẫn nhận ra vế bị so sánh (ngầm) thì hình<br /> thức này gọi là ẩn dụ (còn gọi là so sánh ngầm). Hay nói cách khác, ẩn dụ là sự gọi tên<br /> một sự vật, một hiện tượng này bằng một tên của một sự vật hay hiện tượng khác, dựa<br /> trên sự liên tưởng tương đồng. [1]<br /> Ví dụ:<br /> <br /> “Ai làm cho bướm lìa hoa<br /> Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng” (Ca dao)<br /> <br /> Câu ca dao trên có 4 ẩn dụ : bướm, hoa, chim xanh, vườn hồng. Chỉ trong văn cảnh của<br /> câu ca dao này, chúng ta mới hiểu được các ẩn dụ đó nói về một chàng trai và một cô<br /> gái đang ở trong một nỗi chia li…<br /> Ở một trường hợp khác, người con gái không được so sánh với hoa, mà lại so sánh với<br /> bến để nói lên lòng chung thủy đợi chờ của người con gái :<br /> “Thuyền về có nhớ bến chăng<br /> Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” (Ca dao)<br /> Biện pháp tu từ ẩn dụ trong tiếng Việt gồm có 2 loại tương đương tiếng Hán đó là: Biện<br /> pháp tu từ vật hóa, biện pháp tu từ nhân hóa.<br /> 2.2.1. Biện pháp tu từ nhân hóa<br /> Biện pháp tu từ nhân hóa (hay còn gọi là nhân hóa cách). Ở đây, người ta chuyển những<br /> tính chất, những hoạt động của sinh vật, nhất là của người sang cho sự vật hay hiện<br /> tượng khác [1].<br /> Ví dụ:<br /> Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất?<br /> Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt trên vai?... (Ca dao)<br /> <br /> 110<br /> <br /> NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN – NGUYỄN THỊ BẠCH NHẠN<br /> <br /> Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài thơ Buổi sáng nhà em có câu:<br /> Ông Trời nổi lửa đằng đông<br /> Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay!…<br /> 2.2.2. Biện pháp tu từ vật hóa<br /> Vật hóa (còn gọi vật cách hóa) là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta dùng một<br /> hình thức di chuyển thuộc tính, dấu hiệu ngược lại với nhân hóa, tức là lấy những từ<br /> ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của loài vật, đồ vật để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của<br /> con người, nhằm mục đích châm biếm, đùa vui, và nhiều khi qua đó để thể hiện tình<br /> cảm, thái độ sâu kín của mình. [1]<br /> Ví dụ:<br /> <br /> “Gái chính chuyên lấy được chín chồng<br /> Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi<br /> Chẳng may quang đứt lọ rơi<br /> Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng. ” (Ca dao)<br /> <br /> 3. SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ TRONG<br /> THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT<br /> 3.1. Sự tương đồng<br /> 3.1.1. Tương đồng về cấu trúc<br /> Biện pháp tu từ ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có sự tương đồng khá lớn<br /> về mặt cấu trúc. Điều này cũng phản ánh sự giao thoa văn hóa giữa hai dân tộc. Có hai<br /> dạng chính là thành ngữ ẩn dụ nhân hóa và thành ngữ ẩn dụ vật hóa.<br /> Đối với ẩn dụ nhân hóa, thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán cũng như tiếng Việt đều cùng có<br /> dạng cấu trúc đối xứng giữa các vế. Ví dụ: thành ngữ tiếng Hán có câu:“燕妒莺惭”<br /> [Yến đố oanh tàm] (ý nói đến vẻ đẹp của người con gái khiến chim yến phải đố kị, chim<br /> oanh cũng thấy xấu hổ vì thua kém). Ở đây gồm cụm chủ - vị đối nhau: yến đố đối với<br /> oanh tàm. Thành ngữ tiếng Việt cũng có câu tương tự: Chim sa cá lặn (ca ngợi vẻ đẹp<br /> lộng lẫy của người phụ nữ). Ở câu này cũng gồm hai vế chủ - vị đối nhau: chim sa đối<br /> với cá lặn. Ngoài ra, thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán và tiếng Việt còn giống nhau ở kiểu cấu<br /> tạo gồm chỉ một cấu trúc chủ - vị. Ví dụ:“花枝招展”[Hoa chi chiêu triển] (Hoa lá<br /> đung đưa) hay“饿虎扑食”[Ngã hổ phốc thực] (Hổ đói vồ mồi). Ở đây ta có hoa chi<br /> là chủ ngữ, chiêu triển là cụm động từ, ngã hổ là chủ ngữ, phốc thực là cụm động từ.<br /> Tương tự, thành ngữ tiếng Việt cũng có những câu như: cá nằm trên thớt, chó cắn áo rách...<br /> 3.1.2. Tương đồng về đặc điểm ngữ nghĩa<br /> Thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng về đặc điểm ngữ<br /> nghĩa. Cả hai đều có chung 8 phạm trù ngữ nghĩa như sau: thành ngữ ẩn dụ chỉ hành<br /> vi, hoạt động: 拔苗助长 [Bạt miêu trợ trưởng] (kéo mạ giúp lớn), bắt cá hai tay;<br /> <br /> ĐỐI CHIẾU SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ...<br /> <br /> 111<br /> <br /> thành ngữ ẩn dụ chỉ trạng thái: 愁肠寸断 [Sầu trường thốn đoạn] (Đau đứt ruột),<br /> ngậm đắng nuốt cay; thành ngữ ẩn dụ chỉ ứng xử trong gia đình và xã hội: 忠臣孝子<br /> [Trung thần hiếu tử], ăn cháo đái bát; thành ngữ ẩn dụ có yếu tố chỉ động vật: 沉鱼落<br /> 雁 [Trầm ngư lạc nhạn] (Cá lặn nhạn rơi), ăn ốc nói mò; thành ngữ ẩn dụ có yếu tố chỉ<br /> thực vật: 百花齐放 [Bách hoa tề phóng] (Trăm hoa đua nở), ép liễu nài hoa; thành<br /> ngữ ẩn dụ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể: 愁眉苦脸 [Sầu mi khổ liễm], môi hở răng<br /> lạnh; thành ngữ ẩn dụ có yếu tố chỉ con số: 十死一生 [Thập tử nhất sinh], chia năm sẻ<br /> bảy; thành ngữ ẩn dụ có yếu tố chỉ hiện tượng thiên nhiên: 拔山超海 [Bạt sơn chiêu<br /> hải], dãi nắng dầm mưa.<br /> 3.2. Sự khác biệt<br /> 3.2.1. Sự khác biệt về cấu trúc<br /> Bên cạnh sự tương đồng về mặt cấu tạo, thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán và tiếng Việt còn có<br /> những nét riêng khác biệt. Trước hết là sự khác biệt về số lượng âm tiết. Thành ngữ ẩn<br /> dụ tiếng Hán đa phần có loại thành ngữ kết cấu 4 âm tiết, một số ít còn lại là năm âm<br /> tiết hoặc sáu âm tiết. Đối với thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt, chủ yếu là loại thành ngữ bốn<br /> âm tiết, ngoài ra, còn có khá nhiều loại sáu âm tiết (Ăn cây nào rào cây ấy) và tám âm<br /> tiết (Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời).<br /> Điểm khác biệt thứ hai là về cấu tạo: thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán gồm 3 kiểu cấu tạo:<br /> Danh + động + danh + động: 兔死狐悲 (thỏ chết cáo buồn), 龙飞凤舞(rồng bay<br /> phượng múa); Động + danh + động + danh: 闭月羞花 (bế nguyệt tu hoa: Hoa nhường<br /> nguyệt thẹn / Trăng mờ hoa thẹn), 飞鹰走狗 (phi nhạn tẩu cẩu: nhạn bay chó chạy);<br /> Danh từ + cụm động từ: 桃李争艳 (đào lê tranh sắc), 狗急跳墙 (chó cùng dứt giậu)<br /> [6]; còn thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt có 6 kiểu cấu tạo: nếu gọi A là yếu tố đứng đầu<br /> của vế thứ nhất, B là yếu tố đứng đầu của vế thứ hai, X là yếu tố đứng sau A, Y là yếu<br /> tố đứng sau B ta có hai kiểu cấu tạo sau: AX+AY: ví dụ như: nửa dơi nửa chuột, bẻ<br /> hành bẻ tỏi; AX+BY: ví dụ như: ăn gió nằm sương, dao to búa lớn; thành ngữ ẩn dụ<br /> có kết cấu là danh ngữ: anh hùng rơm, bạn nối khố; thành ngữ ẩn dụ có kết cấu là<br /> động ngữ: ăn cơm thiên hạ, ăn cướp cơm chim, thành ngữ ẩn dụ có kết cấu là tính ngữ:<br /> ngang cành bứa, trơ mắt ếch; thành ngữ ẩn dụ có kết cấu chủ - vị: Anh hùng mạt lộ,<br /> áo gấm về làng. [2]<br /> Như vậy, có thể thấy cấu tạo của thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt rất đa dạng và phong phú.<br /> Điều này cho phép tạo ra khối lượng thành ngữ ẩn dụ vô cùng đồ sộ. Về mặt cấu tạo,<br /> thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán và tiếng Việt đều có kiểu cấu tạo đối xứng và cấu tạo kiểu<br /> chủ - vị. Tuy nhiên, trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt còn có kiểu cấu tạo là kết cấu danh<br /> ngữ, kết cấu động ngữ và kết cấu tính ngữ. Điều này chưa thấy xuất hiện ở thành ngữ ẩn<br /> dụ tiếng Hán.<br /> 3.2.2. Sự khác biệt về đặc điểm ngữ nghĩa<br /> <br /> 112<br /> <br /> NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN – NGUYỄN THỊ BẠCH NHẠN<br /> <br /> Qua khảo sát, chúng tôi thu được rất nhiều kết quả thể hiện sự khác nhau về đặc điểm<br /> ngữ nghĩa của thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán và tiếng Việt. Kết quả đó được thể hiện qua<br /> bảng dưới đây:<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2