ĐỐI CHIẾU BIỆN PHÁP TU TỪ NGOA DỤ<br />
TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT<br />
NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN<br />
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Qua khảo sát 200 câu thành ngữ sử dụng biện pháp tu từ ngoa dụ, bài<br />
báo đã đối chiếu và đưa ra một số nhận xét về sự tương đồng và khác biệt của<br />
biện pháp tu từ ngoa dụ trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt trên các bình<br />
diện kết cấu, đặc điểm ngữ nghĩa nhằm giúp cho việc vận dụng trong nghiên<br />
cứu, giảng dạy và học tập tiếng Trung được tốt hơn.<br />
<br />
Từ khóa: thành ngữ, tu từ, ngoa dụ<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ngôn ngữ là tài sản lâu đời và vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Mọi tinh hoa về văn<br />
hóa, kinh nghiệm trong lao động sản xuất của mỗi đất nước đều được đúc kết và tái hiện<br />
thông qua ngôn ngữ. Sự độc đáo của ngôn ngữ không chỉ thể hiện thông qua tầng nghĩa<br />
của từng con chữ mà còn được thể hiện qua cách phối hợp sử dụng các phương tiện<br />
ngôn ngữ hay nói đúng hơn là các biện pháp tu từ. Có rất nhiều biện pháp tu từ, có thể<br />
kể đến như biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, ngoa dụ, đối xứng trong đó biện pháp tu từ<br />
ngoa dụ thường được nhắc đến như là đỉnh cao của việc sử dụng ngôn từ nhằm tạo ra tác<br />
dụng gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh, nổi bật ý nghĩa của lời nói. Hiện nay có rất nhiều<br />
công trình nghiên cứu biện pháp tu từ ngoa dụ trong các lĩnh vực đời sống hàng ngày,<br />
trong ngôn ngữ chính luận, trong ca dao hay văn thơ trữ tình; song chưa có công trình<br />
nghiên cứu về biện pháp tu từ ngoa dụ trong thành ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt<br />
theo phương pháp đối chiếu. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của bài báo này, chúng<br />
tôi tập trung “Đối chiếu sự tương đồng và khác biệt của biện pháp tu từ ngoa dụ trong<br />
thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt” trên bình diện cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa.<br />
2. BIỆN PHÁP TU TỪ NGOA DỤ TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT<br />
2.1. Biện pháp tu từ ngoa dụ trong tiếng Hán<br />
Trong tiếng Hán, biện pháp này gọi là khoa trương, tức cố ý nói quá sự thật, miêu tả<br />
khuyếch đại hay thu nhỏ đối với người hay sự vật khách quan. Biện pháp khoa trương<br />
được phân thành 3 loại cơ bản: khuyếch đại, thúc tiểu và siêu tiền[7].<br />
- Khoa trương khuyếch đại tức cố ý tả một sự vật bình thường trở nên lớn, nhiều, nhanh,<br />
cao, dài, mạnh. Ví dụ:<br />
隔壁千家醉,<br />
Cách vách thiên gia túy,<br />
开坛十里香 。<br />
Khai hũ thập lí hương.<br />
(Vị rượu đậm đà đến mức khiến người ngàn nhà đều say, hương rượu thơm đến mức<br />
vừa mở hũ đã khiến người trong mười dặm đều ngửi thấy). Như vậy, sự thơm ngon của<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 02(34)/2015: tr. 80-87<br />
<br />
ĐỐI CHIẾU SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ NGOA DỤ...<br />
<br />
81<br />
<br />
vị rượu và hương rượu ở đây được miêu tả một cách quá lời khi chưa uống mà đã có thể<br />
khiến người ngàn nhà đều say và người trong mười dặm đều ngửi thấy.<br />
- Khoa trương thúc tiểu tức cố ý tả một sự vật bình thường trở nên nhỏ, ít, chậm, thấp,<br />
ngắn, yếu. Ví dụ:<br />
可是当兵一当三四年,打仗总打了百十回吧,身上一根汗毛也没碰断。刘白羽<br />
《无敌三勇士》)<br />
Làm lính đã ba bốn năm rồi, chiến đấu đã hơn trăm trận rồi, trên người một sợi lông tơ<br />
cũng chưa hề đứt. (Lưu Bạch Vũ – Tam dũng sĩ vô địch) Cách miêu tả công cuộc đánh<br />
trận vô cùng gian nan, hàng trăm trận mà đến một sợi lông tơ cũng chưa hề đứt thì quả<br />
là vô cùng phi lý.<br />
- Khoa trương siêu tiền tức trong hai sự việc, cố ý nói sự việc xuất hiện sau thành sự<br />
việc xuất hiện trước hoặc đồng thời xuất hiện.<br />
农民们都说:看见这样鲜绿的苗,就嗅出白面包的香味儿来了。<br />
Người nông dân thường nói: trông thấy mạ xanh tươi như thế, đã ngửi thấy mùi thơm<br />
của bánh bao rồi. Cây mạ đang còn xanh, chưa phát triển thành cây lúa để gặt mà người<br />
nông dân đã ngửi thấy mùi thơm của bánh bao rồi. Đây chính là thủ pháp thể hiện cảm<br />
xúc liên tưởng của người nông dân khi nghĩ đến thành quả sau này.<br />
2.2. Biện pháp tu từ ngoa dụ tiếng Việt<br />
Trong tiếng Việt, biện pháp này còn được gọi là phóng đại, khoa trương hay thậm xưng.<br />
Tác giả Cù Đình Tú trong “Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt” cho rằng:<br />
khoa trương là cách tu từ dùng sự cường điệu qui mô của đối tượng được miêu tả so với<br />
những biểu hiện bình thường nhằm mục đích nhấn mạnh ý và làm nổi rõ bản chất của<br />
hiện tượng [5]. Ví dụ:<br />
“Bông chi thơm lạ thơm lùng<br />
Thơm cây thơm rễ, người trồng cũng thơm.” (Ca dao)<br />
Trong “Phong cách học Tiếng Việt hiện đại”, tác giả cho rằng khoa trương hay phóng<br />
đại là biện pháp nói giảm hay nói quá sự thật nhằm diễn tả sự vật hiện tượng dưới cái<br />
nhìn châm biếm hoặc hi vọng khách quan [2]. Ví dụ:<br />
Lỗ mũi mười tám gánh lông<br />
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho (Ca dao)<br />
Ngoa dụ có thể là nêu một sự vật, hiện tượng trái quy luật, phi thực tế để làm tăng sự<br />
phủ định:<br />
“Bao giờ cây cải làm đình<br />
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta.” (Ca dao)<br />
Ngoa dụ được sử dụng trong một hình thức cô đúc mà nói lên được những cảm xúc<br />
mạnh mẽ:<br />
“Đau lòng kẻ ở người đi,<br />
<br />
82<br />
<br />
NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN<br />
<br />
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm.”<br />
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)<br />
Sử dụng hình thức đối lập: giọt “lệ” - một chất lỏng, mềm mà có thể ngấm được vào<br />
“đá” – một vật rắn và cứng, tạo nên hình ảnh, sự liên tưởng mạnh mẽ về một nỗi đau<br />
thâm trầm, không thể nói nên lời.<br />
Ngoa dụ dùng để nói cho vui, cười trong chốc lát. Ví dụ như:<br />
“Cô gái Sơn Tây, yếm thủng tay giần,<br />
Răng đen hạt nhót, chân đi cù lèo.<br />
Tóc rễ tre chải lược bờ cào,<br />
Xù xì da cóc, hắc lào tứ tung.<br />
Trên đầu chấy rận như sung…”<br />
(Ca dao)<br />
Như vậy, ngoa dụ có thể được hiểu là một cách nói quá, cường điệu về quy mô, tính<br />
chất, mức độ của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm làm nổi bật ý cần diễn đạt. Tuy<br />
phi lý nhưng vẫn có thể chấp nhận được bởi mục đích chính là nhằm biểu đạt, chuyển<br />
tải nhận thức cũng như cảm xúc của người nói và người viết.<br />
3. SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ NGOA DỤ<br />
TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT<br />
3.1. Sự tương đồng<br />
3.1.1. Tương đồng về cấu trúc<br />
Biện pháp tu từ ngoa dụ trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có sự tương đồng khá<br />
lớn về mặt cấu trúc. Trong thành ngữ ngoa dụ thường xuất hiện hai sự vật, hiện tượng<br />
hay hành động trong một câu. Nếu như gọi A và B là những sự vật, hiện tượng hay hành<br />
động không cùng loại nhưng cùng tồn tại một dấu hiệu chung nào đó, ta có một số dạng<br />
cấu trúc mang nét tương đồng như sau:<br />
3.1.1.1. Thành ngữ ngoa dụ sử dụng kết cấu từ so sánh<br />
Thành ngữ ngoa dụ trong tiếng Hán thường dùng các từ so sánh 如 (như) hoặc 若<br />
(nhược), tạo thành biểu thức A 如/若 B<br />
(A như B)<br />
Ví dụ: 日月如梭 (Nhật nguyệt như thoi)<br />
: Ngày tháng như thoi<br />
泪如雨下 (Lệ như vũ hạ)<br />
: Nước mắt như mưa<br />
口若悬河 (Khẩu nhược huyền hà) : Miệng như nước chảy xiết<br />
寥若晨星 (Liêu nhược thần tinh)<br />
: Ít/ thưa như sao hôm<br />
Thành ngữ ngoa dụ trong tiếng Việt cũng thường dùng các từ so sánh như: như, bằng<br />
Ví dụ: Ngáy như sấm, Đẹp như tiên, Gan bằng sắt, Coi trời bằng vung…<br />
3.1.1.2. Thành ngữ ngoa dụ không sử dụng kết cấu từ so sánh<br />
Thành ngữ ngoa dụ tiếng Hán và tiếng Việt đều tồn tại loại thành ngữ mang ý so sánh<br />
nhưng không sử dụng từ ngữ so sánh để biểu thị. Ví dụ như:<br />
<br />
ĐỐI CHIẾU SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ NGOA DỤ...<br />
<br />
83<br />
<br />
Trong tiếng Hán thường có các câu như: 人山人海 (Nhân sơn nhân hải): Người nhiều<br />
như núi cao biển lớn, 人声鼎沸 (Nhân thanh đỉnh phế): Tiếng Người như nước réo<br />
trong vạc.<br />
Trong tiếng Việt ta cũng thường gặp những câu như: Đau đứt ruột, Đau xé ruột. Nỗi<br />
đau ở đây được cường điệu hóa khiến cho cảm xúc nhân lên gấp bội, ví nỗi đau tựa như<br />
đứt ruột, xé ruột vậy.<br />
Tuy những câu thành ngữ trên không dùng từ so sánh nhưng sắc thái ngoa dụ trong câu<br />
vẫn không hề giảm. Ta vẫn nhận thấy như có sự ngầm so sánh ở đây đồng thời mức độ<br />
biểu cảm vẫn được thể hiện rất cao, khiến người nghe vẫn cảm nhận được sự đau rất lớn.<br />
3.1.1.3. A và B đều là cụm chủ vị<br />
Ta có thể dễ dàng gặp dạng thành ngữ ngoa dụ loại này trong tiếng Hán, ví dụ: 地老天<br />
荒(Địa lão thiên hoang), 天翻地覆”(Thiên phan địa phúc). Trong thực tế chưa ai<br />
từng thấy đất già trời hoang hay trời chuyển đất lật. Tương tự, thành ngữ ngoa dụ trong<br />
tiếng Việt cũng có một số câu như: Mình đồng da sắt, Non mòn biển cạn. Cơ thể con<br />
người luôn bằng da bằng thịt chứ không thể bằng kim loại đồng hay sắt được, hay núi<br />
không thể mòn và biển cũng không bao giờ cạn. Đây chỉ là cách nói quá về sự vật hiện<br />
tượng nhằm truyền tải ý nghĩa của lời nói.<br />
3.1.1.4. A và B đều là cụm động tân (trong tiếng Hán) / động bổ (trong tiếng Việt)<br />
Một trong những dạng cấu trúc xuất hiện nhiều nhất trong thành ngữ ngoa dụ đó là dạng<br />
động từ kết hợp với tân ngữ ở tiếng Hán hay động từ kết hợp với bổ ngữ ở tiếng Việt.<br />
Ví dụ như: Thành ngữ tiếng Hán có các câu: 闭月羞花 (Bế nguyệt tu hoa): Trăng mờ<br />
hoa thẹn, 沉鱼落雁 (Trầm ngư lạc nhạn): Chim sa cá lặn. Trong thành ngữ tiếng Việt<br />
cũng thường có các câu như: Cháy ruột bầm gan, Đội mưa đội gió, Miệng ăn núi lở...<br />
3.1.1.5. Thành ngữ ngoa dụ có sử dụng con số<br />
Trong thành ngữ tiếng Hán có một số như: 罪该万死 (Tội cái vạn tử): Tội đáng muôn<br />
chết, 十年树木,百年树人 (Thập niên thụ mục, bách niên thụ nhân): Mười năm trồng<br />
cây, trăm năm trồng người… Ở đây từ “Vạn tử” cho thấy sự to lớn của tội ác, “Bách<br />
niên” cường điệu việc khó khăn “thụ nhân”. Tiếng Việt cũng có những thành ngữ tương<br />
tự như: Xa xôi nghìn trùng, trăm phát trăm trúng,... Có thể thấy, những con số “nghìn”,<br />
“trăm”, trong thành ngữ đa phần đều dùng để nói quá tính chất của sự vật. Ngoài ra, con<br />
số nhỏ cũng được dùng để khoa trương, ví dụ: (Nhất tự thiên kim): Một chữ ngàn vàng,<br />
寸步不离 (Thốn bộ bất li): Một tấc không rời. Thành ngữ tiếng Việt cũng có câu: Một<br />
chữ ngàn vàng, Một bước khó nhích, Một tay che trời, ...<br />
3.1.2. Tương đồng về đặc điểm ngữ nghĩa<br />
Xét 100 câu thành ngữ ngoa dụ tiếng Hán và 100 câu thành ngữ ngoa dụ tiếng Việt, ta<br />
thu được kết quả về đặc điểm ngữ nghĩa như sau: (Xem bảng sau)<br />
<br />
84<br />
<br />
NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN<br />
<br />
Bảng so sánh về tỉ lệ ngữ nghĩa của thành ngữ ngoa dụ tiếng Hán và tiếng Việt<br />
Đặc điểm ngữ nghĩa<br />
1. Hoạt động, hành vi<br />
2. Trạng thái tâm lý tình cảm<br />
3. Khác<br />
Các phạm trù ngữ nghĩa có các yếu tố<br />
ngoa dụ:<br />
- Bộ phận cơ thể<br />
- Con số<br />
- Hiện tượng tự nhiên<br />
<br />
Tiếng Hán (100 câu)<br />
Số lượng<br />
Tỉ lệ (%)<br />
38<br />
38<br />
40<br />
40<br />
22<br />
22<br />
<br />
15<br />
20<br />
31<br />
<br />
15<br />
20<br />
31<br />
<br />
Tiếng Việt (100 câu)<br />
Số lượng<br />
Tỉ lệ (%)<br />
43<br />
43<br />
48<br />
48<br />
09<br />
9<br />
<br />
56<br />
04<br />
19<br />
<br />
56<br />
4<br />
19<br />
<br />
Qua bảng thống kê trên, ta có thể thấy, thành ngữ ngoa dụ tiếng Hán và tiếng Việt đều<br />
có khả năng biểu thị nhiều tầng ngữ nghĩa như nhau, chủ yếu cùng biểu hiện qua 2<br />
phạm trù ngữ nghĩa chính: thành ngữ ngoa dụ biểu thị hoạt động, hành vi như: 死去活<br />
来 (Tử khứ hoạt lai): chết đi sống lại, 胆大包天 (Gan đại bao thiên): gan to ôm trời,<br />
Trẻ không tha, già không thương hay Giấu voi ruộng rạ; và thành ngữ ngoa dụ biểu thị<br />
trạng thái tâm lý tình cảm như: 十万火急 (Thập vạn hỏa cấp): vô cùng khẩn cấp, 千钧<br />
一发 (Thiên cân nhất phát): ngàn cân treo sợi tóc, Nóng lòng sốt ruột, Tay đứt ruột xót.<br />
Ngoài ra còn có ngữ nghĩa của các yếu tố trong thành ngữ ngoa dụ đó là: yếu tố chỉ bộ<br />
phận cơ thể, ví dụ:, 一手遮天 (Nhất thủ già thiên): một tay che trời, 一目了然 (Nhất<br />
mục liễu nhiên): Liếc qua hiểu liền, Bầm gan tím ruột, Gan đồng dạ sắt; yếu tố chỉ con<br />
số như: 三头六臂 (Tam đầu lục tí): ba đầu sáu tay, 千艰万难 (Thiên gian vạn nan):<br />
Muôn phần khó khăn, Ba bề bốn biển, Năm thê bảy thiếp; yếu tố chỉ các hiện tượng<br />
thiên nhiên như: 山穷水尽 (Sơn cùng thủy tận): Núi dừng nước cạn, 翻江倒海 (Phiên<br />
giang đảo hải): Lật sông đổ bể, Ăn gió nằm sương, Sông cạn đá mòn. Trong đó loại<br />
thành ngữ biểu thị trạng thái tâm lý tình cảm trong mỗi ngôn ngữ chiếm tỉ lệ nhiều nhất<br />
(tiếng Hán: 40%, tiếng Việt 48%), rồi đến thành ngữ biểu thị hoạt động, hành vi (tiếng<br />
Hán 38%, tiếng Việt 43%), và sau cùng là những thành ngữ khác (tiếng Hán 22%, tiếng<br />
Việt 9%).<br />
3.2. Sự khác biệt<br />
3.2.1. Sự khác biệt về cấu trúc<br />
Bên cạnh sự tương đồng bao giờ cũng tồn tại sự khác biệt. Tuy vậy, sự khác biệt về cấu<br />
trúc của hai loại thành ngữ ngoa dụ Hán và Việt thực tế không nhiều bởi cơ chế để tạo<br />
ra biện pháp ngoa dụ thông thường là phóng đại sự thật. Theo kết quả khảo sát có thể<br />
nhận thấy sự khác biệt về cấu trúc của loại thành ngữ ngoa dụ này trong tiếng Hán và<br />
tiếng Việt đó là: thành ngữ ngoa dụ trong tiếng Việt phần lớn sử dụng những từ ngữ vốn<br />
mang ý nghĩa phóng đại, có khả năng thay thế các phó từ rất, quá, lắm mà lại có thể kết<br />
hợp biểu thị sự đánh giá chủ quan và đồng thời gây tác động mạnh. Ví dụ như: vô cùng<br />
khẩn cấp, quý hơn vàng,… Thành ngữ ngoa dụ dùng những từ ngữ phóng đại (bao gồm<br />
cả đặc trưng, quán ngữ) phần lớn mang nội dung miêu tả các tác động trực tiếp tới tâm<br />
<br />