Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MÔN LỊCH SỬ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
lượt xem 42
download
Trong dạy học ngày nay, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng là một trong những biện pháp góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều, phát huy tính tích cực, sáng tạo, hợp tác, giảm thời gian lí thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, gắn bó chặt chẽ giữa học lí thuyết và thực hành, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MÔN LỊCH SỬ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
- Trần vinh lớp 992SD01 1 ĐT: 01635543326 I. TÊN ĐỀ TÀI “ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MÔN LỊCH SỬ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ” II. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong dạy học ngày nay, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy theo Chuẩn kiến thức , kĩ năng là một trong những biện pháp góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Khắc ph ục cơ bản lối truyền thụ một chiều, phát huy tính tích cực, sáng tạo, h ợp tác, giảm thời gian lí thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho h ọc sinh, gắn bó chặt chẽ giữa học lí thuyết và thực hành, rèn luy ện kĩ năng v ận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem l ại ni ềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Quan điểm chủ đạo trong chương trình lịch sử phổ thông nói chung, ở trường trung học cơ sở nói riêng là xuất phát từ nội dung, ch ức năng, nhiệm vụ và đặc trưng bộ môn, từ đặc điểm của quá trình nhận thức quá khứ của học sinh mà sử dụng những phương pháp, phương tiện, hình th ức dạy học phù hợp, nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh đã được đặt ra từ nh ững năm đầu của thập kỉ 60 của thế kỉ XX. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc dạy lịch sử trong nhiều trường trung h ọc c ơ sở ở vùng dân tộc thiểu số còn chịu tác động nặng n ề b ởi mục tiêu thi c ử, "chạy theo thành tích" học để thi, dạy để thi, đa s ố giáo viên ng ại áp d ụng phương pháp mới do nhiều rào cản tác động như lượng kiến thức và thời gian truyền đạt, cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, năng lực nhận thức của học sinh còn chậm, bất đồng ngôn ngữ, hoàn cảnh của địa phương (kinh tế khó khăn, giao lưu văn hóa, thiếu thông tin...). Vì vậy, làm thế nào để áp dụng phương pháp dạy học tích cực theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử cấp trung học cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số là vấn đề cần thiết. Xuất phát từ tầm quan trọng c ủa vấn đề nêu trên tôi xin đưa ra một số phương pháp dạy học tích cực môn lịch sử, một số ví dụ về việc lập kế hoạch bài học, cách kiểm tra đánh giá môn l ịch s ử ở trường trung học cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số để đồng nghiệp tham khảo, áp dụng nhằm góp từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. III. CƠ SỞ LÍ LUẬN Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI có đoạn viết "Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào t ạo. Đổi m ới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc bi ệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo
- Trần vinh lớp 992SD01 2 ĐT: 01635543326 đức lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghi ệp, ý thức trách nhiệm xã hội". Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm t ới giáo d ục nói chung và vấn đề đổi mới phương pháp dạy h ọc trong trường trung h ọc nói riêng. Vấn đề này đã được đề cập nhiều lần trong các văn kiện đại h ội Đảng, luật giáo dục. Đặc biệt, văn bản số 242- KL/TW ngày 15/4/2009 thông báo kết luận của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện ngh ị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới ph ương pháp d ạy và h ọc, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều, phát huy ph ương pháp d ạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian lí thuy ết, tăng thời gian t ự học, tự tìm hiểu cho học sinh, giáo viên; gắn bó chặt chẽ giữa học lí thuy ết và thực hành, đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống". Văn bản số 5358/BGDĐT- GDTrH về việc hướng dẫn th ực hi ện nhiệm vụ giáo dục trung học 2011- 2012 nêu rõ "Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa theo Chuẩn kiến th ức, kĩ năng c ủa ch ương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, trung học ph ổ thông giáo viên căn cứ vào hướng dẫn thực hiện chương trình và đi ều ch ỉnh nội dung dạy học của Bộ giáo dục đào tạo để sử dụng h ợp lí sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp, chủ động thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí hoạt động của giáo viên và học sinh; khắc phục lối dạy học thuần túy đọc- chép; chú trọng tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm h ợp lí; rèn luyện kĩ năng tự học, tạo điều kiện cho học sinh tự nghiên c ứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, phát huy tính tích cực hứng thú trong h ọc tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong tổ chức quá trình dạy học; xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí, phù hợp với các đ ối t ượng, t ập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải; bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất", " Đối với các môn ngữ văn, lịch sử, địa lí cần tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đặt câu h ỏi mở, đòi h ỏi h ọc sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức đã được học, hạn chế học sinh chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kĩ năng môn học". IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN Vấn đề áp dụng dạy học tích cực vào giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử cấp trung học cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số đã được đặt ra trong những năm gần đây. Nhưng nhìn chung việc áp dụng phương pháp mới của giáo viên vẫn còn hời h ợt, đa s ố giáo viên ch ưa bi ết kế thừa, phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm của các ph ương pháp dạy học truyền thống và cập nhật các phương pháp d ạy h ọc tích c ực sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy học của nhà trường, đ ịa phương. Giáo viên ngại áp dụng phương pháp mới vì phải chuẩn bị kế hoạch bài học, đồ dùng dạy học, tốn nhiều thời gian. Do ở vùng khó khăn cơ sở vật chất còn thiếu thốn, phần lớn giáo viên ph ải t ự làm đ ồ dùng d ạy học, trình độ nhận thức của học sinh quá y ếu, thụ động, kĩ năng t ự h ọc, t ự
- Trần vinh lớp 992SD01 3 ĐT: 01635543326 tìm hiểu của học sinh trước khi đến lớp như đọc trước bài mới, h ọc bài cũ...chưa được chuẩn bị kĩ, đa số là con em dân tộc thiểu số, bất đồng ngôn ngữ, năng lực tư duy kém là một trong những rào cản để đổi mới phương dạy học theo hướng dạy học tích cực. Việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử cấp trung học cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số tuy đã được áp dụng nhưng chỉ mang tính hình thức là chủ yếu. Do đó, việc dạy học chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, thông báo ki ến thức mang tính đồng loạt, thiên về lí thuyết, xa rời thực tiễn, tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng kiểm tra thi cử, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề... cho người học vì th ế ch ất lượng giáo dục chưa cao. Qua thống kê chất lượng môn lịch sử ở trường trung h ọc c ơ sở bán trú cụm xã Lý Tự Trọng năm học 2009- 2010 và 2010- 2011 là trường thuộc vùng dân tộc thiểu số cho thấy mặt dù chất lượng dạy học môn lịch sử có tăng lên nhưng vẫn còn thấp: Năm SLHS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém học SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 2009- 728 3 0,4 153 21,0 542 74,5 30 4,1 2010 2010- 709 7 1,0 170 24,0 514 72,5 17 2,4 1 0,1 2011 Ngoài chất lượng học tập như trên kĩ năng diễn đạt vấn đề của học sinh còn quá yếu. Học sinh mau quên kiến th ức cũ, h ọc sinh ch ưa làm ch ủ, tự lực chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng giải quy ết nh ững vấn đ ề nảy sinh trong cuộc sống chưa tốt. Hiện nay, điều kiện cơ sở vật chất( trường, lớp, đồ dùng dạy học, các phương tiện thông tin...) ở vùng dân tộc thiểu số đang dần dần đ ược kh ắc phục. Lượng kiến thức và thời gian dạy học trong một tiết dạy cũng đã được điều chỉnh cho phù hợp, đa số giáo viên đều đạt chuẩn hoặc trên chuẩn... đây là những thuận lợi lớn để giáo viên áp dụng mạnh mẽ, có hiệu quả hơn nữa phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy theo Chu ẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử cấp trung học cơ sở. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN DẠY MÔN LỊCH SỬ: Thứ nhất: Giáo viên bộ môn phải thực hiện đúng, nắm rõ h ướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử cấp trung học cơ s ở của Bộ giáo dục và đào tạo và hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn lịch sử cấp trung học cơ sở của Bộ giáo dục và đào tạo. Thứ hai: Phải hiểu định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử là không phải loại bỏ các phương pháp dạy học lịch sử truy ền
- Trần vinh lớp 992SD01 4 ĐT: 01635543326 thống mà là kế thừa những tinh hoa, giá trị của phương pháp dạy h ọc lịch sử truyền thống và vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học m ới trong một giờ học lịch sử sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, phù hợp với đối tượng học sinh. Thứ ba: Phải nắm vững quy trình thực hiện việc vận dụng các phương pháp dạy học môn lịch sử theo định hướng đổi mới như ph ương pháp trực quan, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống, phương pháp vấn đáp, phương pháp thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy, ... Thứ tư: Phải nắm vững định hướng đổi mới đánh giá kết quả h ọc tập của học sinh trong chương trình lịch sử ở trường trung học cơ sở, cách đánh giá không gây áp lực nặng nề, tránh kiểm tra theo h ọc thu ộc lòng, ghi nhớ máy móc, phải nắm được các mức độ nhận thức của h ọc sinh nh ư nhận biết, thông hiểu, vận dụng để ra đề kiểm tra trong đánh giá. Thứ năm: Giáo viên bộ môn cần tìm hiểu đối tượng h ọc sinh l ớp mình dạy để lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp hay nói cách khác là để "Dạy học vừa sức, đúng đối tượng học sinh, tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả". Thứ sáu: Giáo viên bộ môn cần phải có tâm huy ết, có s ự đ ầu t ư trong việc lập kế hoạch bài học, tự làm đồ dùng dạy học. Thứ bảy: Giáo viên bộ môn cần hình thành thói quen tự học, phương pháp tự học cho học sinh ở trên lớp cũng như ở nhà bằng cách nêu câu h ỏi, ra bài tập, hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Giúp h ọc sinh ghi nhớ theo ghi nhớ lôgíc, ghi nhớ tích cực trong quá trình h ọc t ập bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy. B. ĐỐI VỚI HỌC SINH. - Hình thành thói quen tự học lịch sử (tự học ở trên lớp, tự học ở nhà). - Thay đổi thói quen học tủ ( học để thi), h ọc lệch, h ọc vẹt. Nghĩa là h ạn chế việc học tái hiện lại tri thức mà chú trọng kh ả năng v ận d ụng tri th ức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. - Cần có đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút. - Học sinh cần tự học sách giáo khoa theo các bước: + Đọc và tự ghi tóm tắt, ngắn gọn những vấn đề cơ bản của bài viết. + Ghi lại những nội dung khó hiểu, đặc biệt là những thuật ngữ, khái ni ệm lịch sử. + Hoàn thành bài tập câu hỏi trong sách giáo khoa. + Tự làm việc với bản đồ, tranh ảnh. + Tìm đọc các tài liệu tham khảo. + Chổ nào chưa hiểu thì yêu cầu giáo viên giúp đỡ. - Học sinh ghi bài giảng trên lớp: + Ghi dàn bài bài học của giáo viên và đối chiếu khi theo dõi sách giáo khoa để ghi những sự kiện chính. + Vẽ lại những hình vẽ giáo viên trình bày trên bảng đen.
- Trần vinh lớp 992SD01 5 ĐT: 01635543326 + Ghi lại các số liệu, niên đại quan trọng, lập niên biểu, đồ thị. + Ghi các tài liệu lịch sử gốc, câu nói nổi tiếng. + Ghi từ mới, các thuật ngữ. + Ghi lời hướng dẫn, dặn dò của giáo viên. C. MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC MÔN LỊCH SỬ. 1. Phương pháp trực quan. a) Bản chất. Phương pháp dạy học trực quan (hay còn gọi là phương pháp trình bày trực quan) là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài li ệu m ới, khi ôn tập, củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Phương pháp dạy học trực quan thể hiện dưới hai hình thức minh h ọa và trình bày : - Minh họa thường là trình bày những đồ dùng trực quan như bản mẫu, bản đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng…nhằm bổ sung cho nội dung bài học. - Trình bày là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình nh ận th ức h ọc t ập c ủa học sinh, là cầu nối giữa lý thuyết và th ực tiễn. Thông qua s ự trình bày c ủa giáo viên mà học sinh không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp h ọc sinh học tập được những thao tác mẫu của giáo viên, từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo. b) Quy trình thực hiện - Giáo viên treo đồ dùng trực quan có tính chất minh họa hoặc giới thiệu về các đồ dùng trực quan đó, nêu yêu cầu để định hướng sự quan sát của h ọc sinh. - Giáo viên trình bày các nội dung trong sơ đồ, lược đồ, bản đồ... - Giáo viên yêu cầu một hoặc một số học sinh trình bày lại, giải thích nội dung sơ đồ, biểu đồ, trình bày những gì thu nhận được qua quan sát. - Từ những chi tiết, thông tin thu được từ phương ti ện trực quan, giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh rút ra kết luận khái quát về vấn đ ề mà phương tiện trực quan cần chuyển tải. c. Ưu điểm. Trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học, nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình ảnh các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp ph ần t ạo biểu tượng lịch sử cho học sinh, cụ th ể hóa các sự ki ện và kh ắc ph ục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của học sinh. Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để học sinh hiểu sâu s ắc bản ch ất c ủa sự kiện lịch sử, là phương tiện có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử, giúp học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội. Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp h ọc sinh nh ớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại
- Trần vinh lớp 992SD01 6 ĐT: 01635543326 vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh học sinh thu nhận được bằng trực quan. Vì vậy, cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí t ưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Khi quan sát bất cứ đồ dùng trực quan nào, học sinh cũng có thể nêu nhận xét, phán đoán, hình dung quá kh ứ lịch sử được phản ánh, minh họa như thế nào. Các em suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua. Ý nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mĩ của đồ dùng trực quan cũng rất lớn. Quan sát một bức tranh diễn tả cuộc đấu tranh cách mạng...học sinh sẽ có tình cảm mạnh mẽ về lòng yêu mến những anh hùng, chiến sĩ cách mạng, lòng quý trọng lao động và nhân dân, căm thù xâm lược và chiến tranh. d) Nhược điểm. Phương pháp trực quan đòi hỏi nhiều thời gian, giáo viên c ần tính toán kĩ cho phù hợp với thời lượng đã quy định. Nếu sử dụng đồ dùng đồ dùng trực quan không khéo sẽ làm phân tán sự chú ý của học sinh, học sinh không lĩnh hội những nội dung chính của bài học. Khi sử dụng đồ dùng trực quan, đặt biệt là khi quan sát tranh ảnh… nếu không định hướng cho học sinh quan sát s ẽ dễ d ẫn đ ến tình tr ạng h ọc sinh sa đà vào những chi tiết nhỏ lẻ, không quan trọng. e) Một số lưu ý. Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử cần chú ý đ ến các nguyên tắc sau: - Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan thích hợp. Vì vậy cần xây dựng một h ệ th ống đ ồ dùng tr ực quan phong phú với từng loại bài lịch sử. - Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan. - Phải đảm bảo được sự quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan của học sinh. - Phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan. - Đảm bảo kết hợp việc trình bày kênh chữ với việc giới thiệu các đồ dùng trực quan, đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của học sinh khi xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan (vẽ bản đồ, tường thuật trên bản đồ, miêu tả hiện vật…). - Tùy theo yêu cầu của bài học và loại đồ dùng trực quan mà có nhi ều cách sử dụng khác nhau. Loại đồ dùng trực quan treo tường được sử dụng nhiều nhất trong dạy học lịch sử hiện nay là bản đồ, lược đồ, sơ đồ, đồ th ị,… Trước khi sử dụng chúng cần chuẩn bị thật kĩ (nắm nội dung, ý nghĩa c ủa từng loại phục vụ cho nội dung nào của giờ học…). Trong khi giảng, cần xác định đúng thời điểm để treo bản đồ. Không nên trêu bảng vì còn dùng để viết, mà nên treo cao ở góc bên phải bảng, nơi có ánh sáng cho tất cả
- Trần vinh lớp 992SD01 7 ĐT: 01635543326 học sinh nhìn thấy rõ. Giáo viên cần đứng bên phải bản đồ, dùng que ch ỉ các địa điểm cho thật chính xác. - Loại đồ dùng trực quan cỡ nhỏ được sử dụng riêng cho từng học sinh trong giờ học, trong việc tự học ở nhà, giáo viên nên hướng dẫn học sinh sử dụng tốt loại đồ dùng trực quan này: quan sát kĩ, tìm hiểu sâu s ắc n ội dung, hoàn thành các bài tập, tập vẽ bản đồ. Khi sử dụng tranh, ảnh chân dung các nhân vật lịch sử, giáo viên không nên chú ý nhi ều đ ến miêu t ả hình dáng bên ngoài của nhân vật mà nên hướng dẫn học sinh phân tích n ội tâm, tài đức, quan điểm thể hiện ở hành động của nhân vật. Tóm lại, trong dạy học học lịch sử ở trường phổ thông, việc kết hợp chặt chẽ giữa lời nói sinh động với sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những điều quan trọng nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. g) Ví dụ. - Ví dụ 1: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV: Treo lược đồ chiến thắng - HS trả lời: Bạch Đằng năm 1288 và nêu câu + Tiêu diệt đoàn thuyền lương của hỏi: Dựa trên cơ sở nào mà Trần giặc. Hưng Đạo xác định kế hoạch + Giặc lâm vào thế lúng túng. phản công ? - HS đọc SGK và trả lời: Trần - GV trình bày: Hưng Đạo quyết định phản công Giặc sẽ rút theo hai đường thủy, và tiến hành bố trí trận địa mai bộ: quân bộ theo đường Lạng phục trên sông Bạch Đằng. Sơn; quân thủy theo đường sông - Trần Hưng Đạo đã chọn và Bạch Đằng. chuẩn bị trận địa ở sông Bạch Vậy Trần Hưng Đạo có kế hoạch Đằng vì: gì? + Tại đây, Ngô Quyền đã chiến - GV cho học sinh xem lược đồ. thắng quân Nam Hán năm 938. Hỏi: Vì sao Trần Hưng Đạo đã + Địa thế hiểm trở. chọn và chuẩn bị trận địa mai + Mực nước lên xuống rõ rệt. phục ở sông Bạch Đằng? - Yêu cầu học sinh dựa vào lược đồ để trả lời câu hỏi. - Ví dụ 2: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Yêu cầu học sinh đọc đoạn - HS: Đọc SGK. chữ nhỏ trong SGK nói về vùng đất Hoa Lư. GV: Cho HS quan sát ảnh H. 19 -HS: Quan sát. Toàn cảnh cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) GV: Tại sao Đinh Tiên Hoàng đóng - HS: Suy nghĩ và trả lời.
- Trần vinh lớp 992SD01 8 ĐT: 01635543326 đô ở Hoa Lư? + Là quê hương của Đinh Tiên Hoàng, đất hẹp, nhiều đồi núi nên thuận lợi cho việc phòng thủ. 2. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. a) Bản chất. Dạy học nêu vấn đề là một p hương pháp dạy học dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động một cách sáng t ạo, nhờ vậy nó đảm bảo cho học sinh lĩnh hội vững chắc những cơ s ở khoa học, phát triển tính tích cực, tính tự lực và năng l ực sáng t ạo, hình thành c ơ sở và thế giới quan khoa học cho học sinh. Bản chất của dạy học nêu vấn đề là tạo nên một chuỗi những tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động của h ọc sinh đ ể h ọc sinh t ự l ực giải quyết vấn đề đó. b) Quy trình thực hiện. Quy trình giải quyết vấn đề gồm các bước: - Nhận biết vấn đề. - Đề xuất giả thuyết. - Lập kế hoạch. - Đánh giá, kết luận, vận dụng. c) Ưu điểm. - Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề có nh ững nét c ơ bản c ủa sự tìm tòi khoa học vì học sinh phải tiến hành ho ạt động trí tuệ, tự lĩnh hội tri thức mới bằng cách giải quyết những vấn đề học tập, nh ờ vậy mà đ ảm bảo tính vững chắc của tri thức. - Với phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, h ọc sinh có th ể th ể hiện tính tích cực cao. - Dạy học nêu vấn đề đảm bảo mối tương quan giữa lĩnh h ội tri th ức m ột cách sáng tạo và lĩnh hội có tính chất tái hiện khi tăng c ường hoạt động nhận thức sáng tạo của học sinh. Chính những đặc điểm này, làm cho dạy học nêu vấn đ ề khác v ới dạy học truyền thống ở chổ: nó được xây dựng lại trên cơ s ở phát tri ển t ư tưởng, năng lực nhận thức sáng tạo của học sinh, nh ờ đó mà giáo viên th ực hiện đầy đủ hơn nguyên tắc phát huy tính tích cực, tự lực nh ận th ức của học sinh. d) Hạn chế. - Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, giáo viên cần tính toán kĩ đ ể phù hợp với thời lượng đã quy định. - Xây dựng tình huống có vấn đề phải phù hợp và vừa sức nếu không s ẽ không động viên được học sinh tham gia một cách tích cực vào quá trình nhận thức tri thức mới. e) Một số lưu ý.
- Trần vinh lớp 992SD01 9 ĐT: 01635543326 - Dạy học nêu vấn đề không phải chỉ tạo ra những tình huống vấn đề rời rạc mà phải là một hệ thống có vấn đề có tính tuần tự. - Cần phải làm cho học sinh có ý thức rõ vấn đề học t ập đó và t ổ ch ức hoạt động nhận thức, nhằm giúp cho học sinh tự giải quyết vấn đề. - Phải dạy cho học sinh biện pháp phân tích những tình huống có vấn đề, cách tạo ra các tình huống có vấn đề bằng cách so sánh, đối chiếu những sự kiện, hiện tượng lịch sử. g) Ví dụ. Ví dụ 1: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Vì sao quân Nguyên đã bị thất bại -Nhận nhiệm vụ, tìm hiểu sách giáo nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm khoa, đề xuất các giả thuyết, lược Đại Việt lần thứ hai, chúng nguyên nhân. lại quyết tâm xâm lược Đại Việt - Lập nhóm, lên kế hoạch. lần thứ ba ? -Thảo luận nhóm, thực hiện kế hoạch. - Các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - Kết luận: + Chưa từ bỏ ý đồ bành trướng xuống phương Nam. + Quân Nguyên muốn trả thù, rửa nhục. Ví dụ 2: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV: Tại sao nói cuộc tập kích - HS: Suy nghĩ và trả lời. tháng 10 – 1075 của Lý Thường + Vì ta chỉ tấn công các căn cứ quân Kiệt vào đất Tống là cuộc tấn công sự, kho lương thảo đó là những nơi để tự vệ mà không phải là cuộc tấn quân Tống tập trung lực lượng, công xâm lược? lương thực, vũ khí để xâm lược Đại Việt. + Khi hoàn thành mục đích, quân ta rút về nước. 3. Phương pháp trường hợp (phương pháp tình huống) a) Bản chất. Đây là một phương pháp dạy học, trong đó trọng tâm của quá trình dạy học là việc phân tích và giải quyết các vấn đề của một trường h ợp (tình huống) được lựa chọn trong thực tiễn, tức là học sinh tự nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đó đặt ra. b) Quy trình thực hiện.
- Trần vinh lớp 992SD01 10 ĐT: 01635543326 Các trường hợp được lựa chọn từ những tình huống thực hiện hoặc những tình huống có thể xảy ra. Khi xây dựng một trường hợp c ần tuân theo các bước sau: - Phần mô tả trường hợp: + Các trường hợp cần được mô tả rõ ràng. + Trường hợp cần chứa đựng vấn đề và xung đột. + Trường hợp có thể có nhiều cách giải quyết. + Cần tạo điều kiện cho người học có thể trình bày theo cách hi ểu c ủa mình. - Phần nhiệm vụ : xác định những nhiệm vụ học sinh cần giải quy ết khi nghiên cứu trường hợp. Các nhiệm vụ cần xác định rõ ràng, vừa sức v ới trình độ của học sinh và nhằm đạt được mục tiêu của bài học. - Phần yêu cầu về kết quả : cần đưa ra những yêu cầu sẽ phải thực hiện trong khi nghiên cứu. Việc đưa ra những yêu cầu này nhằm định hướng cho việc nghiên cứu tiếp theo. c) Ưu điểm. - Phương pháp trường hợp tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực tiễn. - Phương pháp trường hợp tạo điều kiện để phát triển các năng lực thăng chốt như năng lực quyết định, năng lực giải quyết vấn đề, tư duy h ệ thống, tính sáng tạo, khả năng giao tiếp và tinh thần phối hợp cộng tác. d) Nhược điểm. - Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, giáo viên cần tính toán kĩ cho phù hợp với thời lượng đã quy định về những trường hợp định giải quyết trong bài học. - Nếu không xác định được những trường hợp cần giải quyết, vừa sức, phù hợp với điều kiện, thời gian của học sinh và có thể giải quyết được trên cơ sở kiến thức, kĩ năng của họ thì sẽ không kích thích được tính tích cực và sáng tạo của người học. e) Một số lưu ý. - Các trường hợp cần được mô tả rõ ràng, có chứa đựng vấn đề và xung đột. - Trường hợp cần vừa sức, phù hợp với điều kiện thời gian và kh ả năng người học nhằm đạt mục tiêu bài học. g) Ví dụ. Ví dụ 1: - Mô tả trường hợp: Bà Lương Thị Minh Nguyệt ở làng Chuế Cầu (Ý Yên, Nam Định) lập quán bán rượu, thịt ở thành Cổ Lộng để điều tra tình hình quân gi ặc và tìm cách dùng mưu giết chúng. Bà cùng với dân làng có nhiều hoạt động giết giặc và chuẩn bị phối hợp với nghĩa quân vây hãm thành C ổ L ộng. Sau khi bà mất, dân làng lập đền thờ bà. Cô gái người làng Đào Đặng (Phù Tiên, Hưng Yên) đã dùng nhan sắc, lời ca tiếng hát của mình để giết giặc trong những buổi tiệc. Thông thường
- Trần vinh lớp 992SD01 11 ĐT: 01635543326 sau những buổi tiệc, ca hát, quân giặc trong thành nhiều kẻ chui vào bao vải ngủ. Cô cùng trai làng bí mật khiêng chúng quẳng xuống sông. - Nhiệm vụ: Đọc đoạn văn trên trong SGK Lịch sử 7 và nêu dẫn ch ứng v ề sự ủng h ộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426. - Yêu cầu: Khi thảo luận về nội dung trên, cần phân tích và hiểu được sự ủng hộ nhiệt tình về mọi mặt của nhân dân đối với nghĩa quân Lam S ơn. Có nhi ều tấm gương yêu nước xuất hiện. Ví dụ 2: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV: Thời Lý có câu: “Thời vua - HS: Nghiên cứu SGK suy nghĩ và Thái tổ, Thái Tông lúa gạo đầy trả lời: đồng trâu chẳng buồn ăn” câu nói + Phát triển vì: Nhà lý rất quan tâm đó chứng tỏ nông nghiệp thời Lý tới sản xuất nông nghiệp và đề ra phát triển hay không phát triển? Em nhiều biện pháp phát triển nông hãy chứng minh về điều đó?. nghiệp như các vua nhà Lý thường về các địa phương cày tịch điền, khuyến khích khai khẩn đất hoang...nhiều năm mùa màng bội thu... 4. Phương pháp vấn đáp. a) Bản chất. Vấn đáp là phương pháp mà giáo viên khéo léo đặt h ệ th ống câu h ỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho học sinh những vấn đề mới, tự khám phá những tri thức mới bằng sự tái hi ện những điều đã học hoặc những kinh nghiệm đã tích lũy được trong cuộc sống, giúp học sinh củng cố, mở rộng đào sâu, tổng kết, hệ thống hóa những tri th ức đã ti ếp thu đ ược, t ừ đó có thể đánh giá việc lĩnh hội tri thức của mình. b) Quy trình thực hiện. - Giáo viên nêu câu hỏi. - Học sinh suy nghĩ. - Giáo viên gọi học sinh trả lời. - Giáo viên đặt câu hỏi phụ ( câu hỏi gợi mở ) nếu h ọc sinh ch ưa trả l ời đúng, đủ câu hỏi chính. - Giáo viên đưa ra nhận xét và kết luận. c) Ưu điểm. - Điều khiển có hiệu quả hoạt động tư duy, kích thích tính tích c ực hoạt động nhận thức của học sinh. - Bồi dưỡng năng lực diễn đạt những vấn đề khoa học một cách chính xác, đầy đủ, súc tích.
- Trần vinh lớp 992SD01 12 ĐT: 01635543326 - Giúp giáo viên và học sinh thu được những thông tin ng ược đ ể đi ều ch ỉnh hoạt động dạy và học của cả thầy và trò. d) Nhược điểm. - Nếu vận dụng không khéo sẽ dễ làm mất thời gian, biến vấn đáp thành cuộc đối thoại giữa giáo viên với một vài học sinh, không thu hút đ ược toàn lớp tham gia. đ) Một số lưu ý. Để phát huy mặt mạnh và hạn chế những điểm yếu của phương pháp vấn đáp, cần chú ý : - Phải đặt câu hỏi cho toàn lớp rồi mới chỉ định học sinh trả lời. Khi h ọc sinh trả lời xong, giáo viên nên yêu cầu những h ọc sinh khác b ổ sung tr ước khi nêu kết luận. - Khi học sinh trả lời, giáo viên cần lắng nghe và khi cần có th ể hỏi thêm câu hỏi phụ để dẫn dắt, gợi mở cho học sinh trả lời câu hỏi chính. - Có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời sai hoặc thiếu chính xác. - Chú ý rèn luyện cho học sinh cách diễn đạt. - Cần tạo cho học sinh một hành lang an toàn khi nêu thắc mắc. g) Ví dụ. Ví dụ 1: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV treo bảng đồ các quốc gia - Nghiên cứu sách giáo khoa. cổ đại phương Đông. - Thảo luận nhóm. - Hướng dẫn cho học sinh quan - Quan sát tranh và thảo luận câu hỏi. sát, thảo luận về nội dung bức Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau: tranh khắc trên tường đá một lăng Tên các Thời Đặc Nghề mộ ở Ai cập. quốc gian điểm chính - Làm bài tập: Điền vào chỗ gia cổ hình và địa chấm (...) trong sơ đồ sau: đại thành bàn phương Đông ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ............ ............ ............ ............. . . . Ví dụ 2: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK HS: Đọc SGK. GV: Đời sống vật chất của cư dân HS: Dựa vào SGK, suy nghĩ và lần Văn Lang ra sao? lược trả lời những câu hỏi nhỏ mà GV: Gợi ý những câu hỏi nhỏ. giáo viên đã gợi ý. - Nhà ở? - Họ ở nhà sàn mái cong hình thuyền - Thức ăn? hay mái tròn hình mui thuyền làm - Trang phục? bằng gỗ, tre,...
- Trần vinh lớp 992SD01 13 ĐT: 01635543326 - Đi lại bằng gì? - Thức ăn chính là cơm nếp, cơm GV: Nhận xét, bổ sung. tẻ... - Nam đóng khố, mình trần,...Nữ mặc váy, áo xẻ giữa,... - Đi lại chủ yếu bằng thuyền. 5. Dạy học bằng bản đồ tư duy. a. Bản chất và lợi ích của bản đồ tư duy. Bản đồ tư duy hay còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy là phương pháp chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,...bằng cách sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Học sinh tự ghi chép kiến thức trên bảng đồ tư duy bằng từ khóa và ý chính, cụm từ viết tắt và các đường liên kết, ghi chú,...bằng các hình ảnh màu sắc và chữ viết. Khi tự ghi theo cách hi ểu của mình, học sinh sẽ chủ động hơn, tích cực học tập và ghi nh ớ b ền v ững hơn, dễ mở rộng, đào sâu ý tưởng. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài nhớ lâu thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học vẹt. b. Cách tiến hành. - Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một t ừ khóa th ể hi ện m ột ý tưởng hay khái niệm, chủ đề, nội dung chính. - Từ trung tâm sẽ được phát triển nối với các hình ảnh hay từ khóa, ti ểu chủ đề cấp một liên quan bằng các nhánh chính. - Từ các nhánh chính tiếp tục phát triển phân nhánh đến các hình ảnh hay từ khóa, tiểu chủ đề cấp hai có liên quan đến nhánh chính. - Cứ thế sự phân nhánh tiếp tục và các khái niệm, nội dung, vấn đ ề liên quan luôn được kết nối với nhau. Chính sự liên k ết này tạo ra m ột b ức tranh tổng thể để mô tả khái niệm, nội dung, chủ đề trung tâm một cách đầy đủ rõ ràng. c. Một số lưu ý. - Học sinh cần được giới thiệu nhiều cách tổ ch ức t hông tin dưới dạng sơ đồ tư duy: Sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ đồ chuỗi, sơ đồ quan hệ toàn bộ hoặc một phần. - Giáo viên đưa ra câu hỏi để gợi ý học sinh lập sơ đ ồ (th ấy đ ược quan h ệ giữa từ khóa với các từ thứ cấp hay chủ đề chính với các chủ đề nhỏ). - Khuyến khích học sinh phát triển, sắp xếp ý tưởng để hoàn thành sơ đồ. d. ví dụ: Ở bài 13 lịch sử 6 Nhà ở
- Trần vinh lớp 992SD01 14 ĐT: 01635543326 Đi lại Đời sống Thức ăn vật chất của cư dân Văn Lang Trang phục Nữ Nam D. LẬP KẾ HOẠCH BÀI HỌC. Lập kế hoạch bài học là một công việc quan trọng của người giáo viên, vì nó thể hiện sự thiết kế các hoạt động dạy học của th ầy và các hoạt động học của trò nhằm thực hiện mục tiêu bài học.Việc lập kế hoạch bài học giúp giáo viên tự tin hơn, chủ động giải quyết các tình huống s ư phạm nảy sinh trong quá trình dạy học, vận dụng phương pháp d ạy h ọc tích cực vào bộ môn, phát huy khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh. 1.Quy trình xây dựng kế hoạch bài học: - Thứ nhất: Xác định mục tiêu bài học, đây là vấn đề thăng ch ốt khi l ập k ế hoạch bài học vì nó quyết định tiến trình, nội dung, các phương pháp dạy học cùng các hoạt động của giáo viên và học sinh, nội dung và ph ương pháp đánh giá kết quả học tập. Mục tiêu bài h ọc cần dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và nội dung giảm tải do Bộ giáo dục và đào t ạo ban hành. Trong mục tiêu bài học cần xác định thêm những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học và những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành cho học sinh. - Thứ hai: Chuẩn bị đồ dùng dạy học (bản đồ, sơ đồ, mẫu vật, tranh ảnh, phiếu học tập, bảng phụ…) cho giáo viên và học sinh. - Thứ ba: Lựa chọn phương pháp thích hợp với nội dung, đối tượng và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt. - Thứ tư: Xem xét nội dung bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, giảm tải để trình bày những nội dung chủ yếu và xác định nội dung cho từng phần. - Thứ năm: Xác định nội dung củng cố bằng cách đặt câu hỏi hoặc cho h ọc sinh làm bài tập. - Thứ sáu: Phần dặn dò gồm: Yêu cầu học sinh về nhà học bài cũ, ra bài tập về nhà và nghiên cứu tiếp bài tiếp theo. 2.Cấu trúc kế hoạch bài học. - Tuần, ngày soạn: - Tiết,ngày dạy: - Phần,chương,bài,tên bài. - Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài h ọc và nh ững ki ến thức mới trong bài học cần được hình thành cho học sinh. - Phần mục tiêu gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ .
- Trần vinh lớp 992SD01 15 ĐT: 01635543326 - Phần chuẩn bị gồm: đồ dùng dạy học của giáo viên, h ọc sinh và ph ương pháp dạy học. - Phần tiến trình lên lớp gồm: ổn định, kiểm tra bài cũ, bài mới, giới thi ệu bài mới. - Phần các hoạt động gồm: thời gian, nội dung, hoạt động của giáo viên, hoạt động của học sinh, phương tiện. - Phần củng cố. - Phần dặn dò. - Phần rút kinh nghiệm. D. MỘT SỐ KẾ HOẠCH BÀI DẠY MẪU. 1. Lịch sử 6. Bài 11 NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI Những kiến thức học sinh đã biết Những kiến thức mới trong bài học có liên quan đến bài học. cần được hình thành cho học sinh. - Thuật luyện kim được phát minh. - Sự phân công lao động giữa nam - Nghề nông trồng lúa nước ra đời. và nữ. - Thị tộc mẫu hệ. - Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. - Sự hình thành làng bản ( chiềng, chạ). - Bộ lạc. - Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ. - Những vùng văn hóa lớn. Học xong bài này, học sinh đạt được: I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Do tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội nguyên thủy đã có nh ững biến chuyển trong quan hệ giữa người với người ở nhiều lĩnh vực. - Sự nảy sinh những vùng văn hóa lớn trên khắp ba miền đất n ước, chu ẩn bị bước sang thời dựng nước, trong đó đáng chú ý nh ất là văn hóa Đông Sơn. 2. Kĩ năng. - Bồi dưỡng kĩ năng biết nhận xét, so sánh sự việc, bước đầu sử d ụng b ản đồ. 3. Thái độ. - Bồi dưỡng ý thức về cội nguồn dân tộc. II. Chuẩn bị. 1. Đồ dùng dạy học. a. Giáo viên: - Công cụ bằng đá phục chế. - Công cụ bằng đồng phục chế. - Lược đồ một số di chỉ khảo cổ ở Việt Nam.
- Trần vinh lớp 992SD01 16 ĐT: 01635543326 - Lược đồ các nền văn hóa trên đất nước ta từ thế kỉ VIII TCN đến thế kỉ I TCN. - Bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập. - Phiếu học tập. b. Học sinh: - Đọc trước bài mới. - Sách giáo khoa, vở, bút. 2. Phương pháp dạy học. - Vấn đáp, tình huống, trực quan, thảo luận nhóm . III. Lên lớp. 1. Ổn định. (1` ) 2. Kiểm tra bài cũ.(4`). - Câu hỏi: Em hãy nêu những phát minh th ời Phùng Nguyên, Hoa L ộc? Những phát minh đó có ý nghĩa như thế nào? 3. Bài mới. - Giáo viên giới thiệu bài: Do tác động của sự phát tri ển kinh t ế, xã h ội đã có những biến chuyển trong quan hệ giữa người với người như thế nào? Ở nước ta đã xuất hiện những nền văn hóa nào? bài h ọc hôm nay chúng ta s ẽ tìm hiểu. Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự phân công lao đ ộng đã đ ược hình thành như thế nào? T HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS. NỘI DUNG g . 12’ - Yêu cầu HS nhận xét gì - Nhận xét :+ Đúc một - Thủ công về việc đúc một đồ dùng công cụ bằng đồng nghiệp tách bằng đồng so với việc làm phức tạp hơn, cần kĩ khỏi nông một công cụ bằng đá? thuật cao hơn. nghiệp. - Có phải trong xã hội ai - có sự phân cũng biết đúc đồng? - Chỉ có một số người, công lao động - Giảng giải: +Trồng trọt vì tất cả mọi người lao giữa nam giới chăn nuôi…là làm nông động không thể vừa lo và phụ nữ. nghiệp, còn đúc đồng, làm sản xuất ngoài đồng, đồ trang sức, dệt vải là làm vừa lo rèn đúc công cụ. nghề thủ công hay gọi là thủ công nghiệp và kết luận. - Làm việc nhà, sản - Phụ nữ thường làm những xuất nông nghiệp, làm công việc nào? đồ gốm, dệt vải… - Một phần làm nông -Nam giới thường làm việc nghiệp…một phần gì? chuyên hơn thì phụ - Giáo viên sơ kết và trách việc chế tác công
- Trần vinh lớp 992SD01 17 ĐT: 01635543326 chuyển ý: +Sự phân công cụ, đúc đồng, làm đồ lao động làm cho kinh tế trang sức… phát triển thêm một bước, tất nhiên cũng tạo ra sự thay đổi các mối quan hệ giữa người với người (quan hệ xã hội) chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu xã hội có gì đổi mới? T HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS. NỘI g DUNG . 13’ - Trước kia xã hội phân chia - Thị tộc. - Hình thành các theo tổ chức xã hội nào? làng bản - Nay cuộc sống của những - Đông đảo hơn, định (chiềng, chạ) ; cư dân ở lưu vực các sông cư hơn, từ đó hình Bộ lạc. lớn như thế nào? thành hàng loạt các làng - Chế độ phụ hệ bản (chiềng chạ) ; Bộ thay thế chế độ + Giải thích: Bộ lạc gồm lạc mẫu hệ. nhiều chiềng, chạ có quan - Theo dõi. - Xã hội phân hệ chặt chẽ với nhau. biệt giàu nghèo. Đứng đầu chiềng, chạ là già làng, đứng đầu bộ lạc là tù trưởng. - Trong lao động nặng nhọc - Nam giới. ( cày bừa, luyện kim) ai làm là chính? - Theo dõi. +Giảng: chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ - Đọc SGK. mẫu hệ. - Yêu cầu học sinh đọc đoạn: “ở các di chỉ thời kì này…đồ trang sức.’’ - Thảo luận nhóm. và thảo luận nhóm. - Trong xã hội có hiện Câu hỏi thảo luận: Em suy tượng người giàu, nghĩ gì về sự khác nhau người nghèo. giữa các ngôi mộ này? - Hướng dẫn, bổ sung, kết luận và chuyển ý. Hoạt động 3 : Bước phát triển mới về xã hội được n ảy sinh nh ư th ế nào? T HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS. NỘI DUNG g .
- Trần vinh lớp 992SD01 18 ĐT: 01635543326 10’ - Sử dụng lược đồ các nền - Lên bảng xác định. - Công cụ bằng văn hóa trên đất nước ta từ + Óc Eo (An Giang) ở đồng gần như thế kỉ VIII TCN đến thế kỉ Tây Nam Bộ. thay thế công cụ I TCN. Yêu cầu học sinh + Sa Huỳnh (Quảng bằng đá. lên bảng xác định các vùng Ngãi) ở Nam Trung Bộ. - Hình thành các văn hóa trên lược đồ. + Văn hóa Đông sơn ở nền văn hóa, + Hướng dẫn. Bắc Bộ và Bắc Trung đặc biệt là văn + Sửa sai. Bộ. hóa Đông Sơn - Yêu cầu học sinh quan sát - Quan sát. (Bắc Bộ và Bắc hình 31, 32, 33, 34. Trung Bộ). +Thời văn hóa Đông Sơn, + Đồng. - Cư dân thuộc các công cụ được chế tác văn hóa Đông bằng nguyên liệu gì? Sơn là người - Theo em, những công cụ - Lưỡi cày đồng, lưỡi Lạc Việt. nào góp phần tạo nên bước liềm, mũi giáo, dao chuyển biến trong xã hội? găm. - Sử cũ gọi chung cư dân thuộc văn hóa Đông Sơn là - Người Lạc Việt. người gì? - Sơ kết và kết luận. 4. Củng cố.(4’) - Sự phân công lao động được hình thành như thế nào? - Quan hệ xã hội có gì đổi mới? - Em hiểu gì về văn hóa Đông sơn? - Làm bài tập. *Trắc nghiệm. (Chọn câu trả lời đúng nhất). Câu1: Thời Phùng Nguyên, Hoa Lộc xã hội đổi mới ở chổ: a. Chế độ mẫu hệ xuất hiện. b. Chế độ phụ hệ thay thế chế độ mẫu hệ. c. Nam-nữ bình đẳng. d. Nữ giới làm công việc nặng nhọc hơn nam giới. Câu 2 :Thời Phùng Nguyên, Hoa Lộc có nhiều ngôi mộ không có chôn c ủa cải, có nhiều ngôi mộ chôn theo nhiều của cải điều này thể hiện : a. Xã hội bình đẳng. b. Xã hội phân hóa giàu nghèo. c. Xã hội toàn là người giàu. d. Xã hội toàn là người nghèo. Câu 3 : Văn hóa Đông sơn là ở: a. Tây Nam Bộ. b. Nam Trung Bộ. c. Đông Nam Bộ. d. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Câu 4 : Nhiều chiềng, chạ có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành:
- Trần vinh lớp 992SD01 19 ĐT: 01635543326 a. Làng bản. b.Thôn. c. Bộ lạc. d. xã. 5. Dặn dò.(1’) - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Đọc trước bài mới. *PHẦN RÚT KINH NGHIỆM 2. Lịch sử 7. Bài 9 NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH – TIỀN LÊ I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ Những kiến thức học sinh đã biết Những kiến thức mới trong bài học có liên quan đến bài học. cần được hình thành cho học sinh. - Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn xong 12 - Những việc làm của Đinh Bộ lĩnh sứ quân. sau khi dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. - Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê. - Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất. - Công lao của Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn. Học xong bài này, học sinh đạt được: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Thời Đinh –Tiền Lê, bộ máy nhà nước không còn đơn giảng nh ư th ời Ngô. - Nhà Tống tiến hành chiến tranh xâm lược và đã bị quân dân ta đánh bại. 2. Kĩ năng. - Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ trong quá trình học bài. 3. Thái độ. - Lòng tự hào, tự tôn dân tộc. - Biết ơn các vị anh hùng đã có công xây dựng đất nước. II. Chuẩn bị. 1. Đồ dùng dạy học. a. Giáo viên: - Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất. - Tranh ảnh di tích lịch sử về đền thời vua Đinh, vua Lê. - Tư liệu về nước Đại cồ Việt thời Đinh,Tiền Lê. - Bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập. - Phiếu học tập. b. Học sinh: - Đọc trước bài mới.
- Trần vinh lớp 992SD01 20 ĐT: 01635543326 - Sách giáo khoa, vở, bút. 2. Phương pháp dạy học. - Vấn đáp, tình huống, trực quan, thảo luận nhóm . III. Lên lớp. 1. Ổn định. (1` ) 2. Kiểm tra bài cũ.(4`). - Câu hỏi: Trình bày công lao to lớn của Đinh Bộ Lĩnh trong buổi đầu độc lập? 3. Bài mới. - Giáo viên giới thiệu bài: Sau khi dẹp yên 12 sứ quân, đất nước lại thanh bình, thống nhất. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, tiếp tục xây dựng một quốc gia vững mạnh mà Ngô Quyền đã đặt nền móng nh ư th ế nào? . Bài h ọc hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. Hoạt động 1 : Nhà Đinh xây dựng đất nước. T HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS. NỘI DUNG g 10’ - Yêu cầu học sinh đọc - Nghiên cứu SGK. - Năm 968 Đinh nghiên cứu SGK và thảo Bộ Lĩnh lên luận. ngôi hoàng đế. Câu hỏi: Sau khi thống nhất - Nhận phiếu học tập. - Đặt tên nước đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã - Thảo luận và trả lời. là Đại cồ việt. làm gì? + Đặt tên nước là Đại - Đóng đô tại - Hướng dẫn, gợi ý yêu cầu cồ việt. Hoa Lư ( Ninh nhóm khác nhận xét, GV + Đóng đô tại Hoa Lư ( Bình). nhận xét, bổ sung. Ninh Bình). - Đặt niên hiệu - Giải thích: +Tên nước + Đặt niên hiệu là Thái là Thái Bình. “Đại Cồ Việt’’ là nước Bình. - Những việc Việt lớn. + Những việc làm khác làm khác của +Tại sao đóng đô ở Hoa của Đinh Bộ Lĩnh. Đinh Bộ Lĩnh. Lư? Vì là quê hương của (SGK). Đinh Bộ Lĩnh, đất hẹp, nhiều đồi núi thuận lợi cho việc phòng thủ. + Việc không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc là khẳng định nền độc lập, ngang hàng với Trung Quốc, không phụ thuộc vào Trung Quốc. + Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào? Ổn định đời sống xã hội, cơ sở để xây dựng và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng: Nghiệp vụ lưu trữ (TS. Nguyễn Lệ Nhung) - Chương 6
37 p | 723 | 181
-
NGHĨA CỦA PHIM “ HỒ CHÍ MINH CHÂN DUNG MỘT CON NGƯỜI”
17 p | 454 | 57
-
Bài giảng Tập huấn Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
25 p | 198 | 27
-
Tiêu chuân lựa chọn các phương pháp dạy và học
4 p | 153 | 20
-
Áp dụng phương pháp dạy học dự án trong việc dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường cao đẳng Thủy sản
3 p | 149 | 13
-
Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học trong môn Lí luận dạy học ở trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Tp Hồ Chí Minh - Diệp Phương Chi
8 p | 71 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn