Tổng hợp nội dung tọa đàm<br />
15 /16 - 6 - 2015<br />
50 Đào Duy Từ, Hà Nội<br />
<br />
Lời tựa<br />
Cuộc tọa đàm này là hội thảo thứ ba trong chuỗi hội thảo<br />
do Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị (PADDI – cơ<br />
quan hợp tác giữa Vùng Rhône-Alpes và Thành phố Hồ<br />
Chí Minh) và Dự án hợp tác Phát triển đô thị Hà Nội –<br />
Île-de-France (IMV – cơ quan hợp tác giữa Vùng Île-deFrance và Thành phố Hà Nội) khởi xướng với sự hỗ trợ<br />
của Quỹ Tương trợ ưu tiên (FSP) dành cho di sản miền<br />
nam Lào (của Bộ Ngoại giao và Hợp tác châu Âu Cộng<br />
hòa Pháp). PADDI và IMV là hai cơ quan hợp tác cấp địa<br />
phương đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của<br />
TP Hồ Chí Minh và Hà Nội để soạn thảo và áp dụng các<br />
chính sách bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản bên<br />
cạnh nhiều hoạt động trong các lĩnh vực hợp tác khác<br />
liên quan đến đô thị. Hai cuộc tọa đàm trước đã được tổ<br />
chức vào tháng 03 và tháng 11/2014 tại TP HCM. Hội<br />
thảo thứ nhất nhằm mục tiêu đánh giá vai trò của di sản<br />
tại các thành phố lớn của các nước đang phát triển và<br />
trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng với tiêu đề<br />
« Dung hòa giữa bảo tồn di sản và phát triển : những<br />
công cụ nào phục vụ cho việc bảo tồn di sản tại TP<br />
HCM ? ». Hội thảo thứ hai đi sâu hơn vào các công cụ<br />
thống kê, xếp hạng và quản lý pháp quy với tiêu đề<br />
« Bảo tồn di sản : xếp hạng, các công cụ pháp quy<br />
và quá trình thực hiện ». Loạt hội thảo này phản ánh<br />
thực tiễn ở các thành phố lớn của Việt Nam hiện đang<br />
lập và áp dụng các chính sách bảo tồn di sản trong<br />
những lĩnh vực giàu tiềm năng. Các hội thảo có nội dung<br />
khác nhau đều tổng kết kinh nghiệm của các đô thị ở<br />
Việt Nam và Đông Nam Á, nhất là trong khuôn khổ các<br />
dự án hợp tác cấp địa phương. Vì vậy, những hội thảo<br />
này tạo thuận lợi cho các chuyên gia trao đổi kinh nghiệm<br />
và thúc đẩy hình thành mạng lưới kết nối giữa các đại<br />
biểu tham gia.<br />
Mục tiêu của cuộc tọa đàm lần thứ ba với chủ đề « Di<br />
sản phương Tây ở Đông Nam Á : các phương pháp<br />
– công cụ và dự án thực tiễn » là so sánh những kinh<br />
nghiệm cụ thể tại nhiều thành phố khác nhau trong khu<br />
vực Đông Nam Á. Việc chia sẻ các cách làm hay nhằm<br />
hiểu rõ hơn những tiến bộ trong các dự án bảo tồn di sản<br />
kiến trúc phương Tây và từ những cách làm tốt sẽ đánh<br />
giá những công cụ cần áp dụng để thực hiện được một<br />
chính sách phát huy giá trị những di sản này. Đó có thể<br />
là các công cụ kỹ thuật hay hành chính, pháp lý, học<br />
thuật, ...<br />
<br />
Một số dự án được giới thiệu sẽ phát huy giá trị kinh<br />
nghiệm của các chuyên gia Pháp trong lĩnh vực quản lý<br />
di sản kiến trúc, đô thị và cảnh quan, đặc biệt qua các dự<br />
án hợp tác cấp địa phương (Lyon/TP HCM, Hà Nội/Toulouse, Hà Nội/Île-de-France), công cụ thực sự để phát<br />
triển đô thị, từ đó xây dựng những dự án thí điểm và<br />
những hoạt động mà các cơ quan đối tác Việt Nam<br />
thường gặp khó khăn nếu không có sự hỗ trợ của<br />
chuyên gia quốc tế.<br />
<br />
en Asie<br />
<br />
du Sud-Est<br />
<br />
Patrimoine<br />
occidental<br />
Méthodes-outils<br />
et projets opérationnels<br />
<br />
Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015<br />
<br />
2<br />
<br />
Bối cảnh<br />
Tại Việt Nam, ngay sau khi giành độc lập, những tòa nhà<br />
được xây dựng thời thuộc địa đã được bố trí dành cho<br />
các cơ quan của chính quyền mới. Một sự tiếp nối về<br />
công năng sử dụng theo phương châm thực dụng và<br />
kinh tế thời chiến. Do đó, các trường học thời Pháp vẫn<br />
tiếp tục được sử dụng làm trường học, Tòa đốc lý trở<br />
thành trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, nhà<br />
bưu điện vẫn giữ nguyên chức năng, Phủ Toàn quyền<br />
trở thành Phủ Chủ tịch… Việc duy trì công năng trong<br />
các tòa nhà như vậy đã tạo thuận lợi cho việc các công<br />
trình được nhìn nhận như một yếu tố riêng trong văn hóa<br />
của người Việt. Kiến trúc phương Tây thời thuộc địa<br />
không bị trở thành một đối tượng phải phá bỏ theo hệ tư<br />
tưởng mà trái lại, trong một giai đoạn cần phải củng cố<br />
tinh thần dân tộc, sự hiện diện của kiến trúc phương Tây<br />
đã trở thành một phương tiện thể hiện sự khác biệt nhất<br />
định so với những quốc gia láng giềng trong quá khứ<br />
không phải trải qua thời thuộc địa của một cường quốc<br />
châu Âu. Do đó, giá trị kiến trúc và quy hoạch đô thị<br />
của thời kỳ thuộc địa là những ưu điểm không cần<br />
phải chứng minh. Tuy nhiên, việc bảo vệ những giá<br />
trị này vẫn còn mang tính sơ khai và vẫn chịu ảnh<br />
hưởng nhiều từ những lợi ích kinh tế của các nhà<br />
đầu tư bất động sản.<br />
Với cách làm hợp lý và có phương pháp, các cơ quan<br />
chức năng ở cấp trung ương và địa phương đã chỉ đạo<br />
phân loại và bảo vệ những công trình tiêu biểu của văn<br />
hóa Việt Nam như đình, đền, chùa, những quần thể kiến<br />
trúc có giá trị… Di sản này chủ yếu là những công trình<br />
xây dựng bằng gỗ, chịu ảnh hưởng rất nhiều của « nền<br />
văn minh thực vật » mà các nhà nhân chủng học đã xác<br />
định tại khu vực Đông Nam Á. Những kiến thức và hiểu<br />
biết liên quan đến kiến trúc truyền thống của Việt Nam<br />
đã được phát triển tới một trình độ rất cao với việc tiếp<br />
thu các kỹ thuật và hình thái truyền thống của khung nhà<br />
gỗ, các chi tiết và cách thức lắp dựng. Nếu đâu đó còn<br />
có những dự án trùng tu chưa đúng với những kinh<br />
nghiệm đó thì chủ yếu chỉ do công tác quản lý kém, chỉ<br />
đạo kém hoặc do những hạn chế về kinh phí.<br />
Vả lại, những kiến thức và hiểu biết về kiến trúc và<br />
quy hoạch đô thị thời thuộc địa chưa đạt được trình<br />
độ tương ứng như đối với kiến trúc truyền thống<br />
Việt Nam. Có rất nhiều cuốn sách viết về kiến trúc cổ<br />
Việt Nam như về các ngôi chùa, đình hay phủ điện.<br />
Những nghiên cứu về kiến trúc bản xứ cũng không kém<br />
<br />
phần phong phú như nghiên cứu về loại hình nhà ở<br />
nông thôn, kiến trúc gỗ với các dạng khung nhà phức<br />
tạp, các phong cách và hình thái khác nhau với những<br />
trường hợp tham chiếu rất tiêu biểu. Trong khi đó vẫn<br />
còn thiếu rất nhiều nghiên cứu về kiến trúc thời thuộc địa<br />
của các chuyên gia Việt Nam (ngoài một số cuốn sách<br />
của Đặng Thái Hoàng, Trần Hùng và Nguyễn Quốc Thông) và cả chuyên gia Pháp (tuy cũng có một vài tên tuổi<br />
như Christian Pédelahore, Arnaud Le Brusq, France<br />
Mangin và Caroline Herbelin).<br />
Ngoài những kiến thức khoa học liên quan đến di sản<br />
thời thuộc địa, các cơ chế hành chính và kỹ thuật cần<br />
thiết để triển khai các dự án trùng tu đối với loại hình<br />
di sản này cũng vẫn còn rất sơ sài và chưa đủ hiệu<br />
quả. Ví dụ, không phải tất cả những công trình lịch sử đã<br />
được xếp hạng và thuộc quyền quản lý của Bộ Văn hóa<br />
– Thể thao – Du lịch đều được lập hồ sơ một cách đầy<br />
đủ (vẽ ghi kiến trúc, đánh giá kết cấu, hiện trạng…).<br />
Cuối cùng, những hiểu biết và kỹ thuật nghiên cứu cũng<br />
như bảo tồn các công trình xây dựng bằng vật liệu gạch<br />
đá chưa phát triển mạnh như với những công trình xây<br />
dựng bằng gỗ : các phương pháp thống kê và vẽ ghi<br />
không được kiểm soát tốt, các chương trình đào tạo<br />
chuyên ngành chưa có, khó xác định được các chuyên<br />
gia trong lĩnh vực này, vẫn còn ít doanh nghiệp có khả<br />
năng cung cấp những vật liệu phù hợp cho các dự án<br />
trùng tu và việc tìm kiếm ngân sách cho những nghiên<br />
cứu sơ bộ thực hiện dự án trùng tu chưa thực sự được<br />
chính quyền cũng như các nhà đầu tư tư nhân chú ý.<br />
Tuy nhiên, đã có nhiều dự án được triển khai cho<br />
thấy nhận thức về những cơ hội liên quan đến di sản<br />
kiến trúc phương Tây hoặc thời kỳ thuộc địa. Tại Hà<br />
Nội, dự án trùng tu Nhà hát Lớn năm 1997 nhân dịp Hội<br />
nghị Thượng đỉnh Pháp ngữ cho đến nay vẫn là một dự<br />
án tiêu biểu và mẫu mực. Tại TP HCM, những tranh luận<br />
gần đây về tòa nhà Tax Center cũng cho thấy di sản kiến<br />
trúc thời thuộc địa đã có một vị thế mới trong mắt người<br />
dân cũng như chính quyền thành phố. Đà Lạt hiện vẫn<br />
là một trường hợp tương đối đặc thù ở Việt Nam, nơi mà<br />
di sản kiến trúc thời thuộc địa có vị trí trung tâm trong số<br />
những lợi thế phát triển du lịch của thành phố với những<br />
Méthodes-outils<br />
ví dụ về cải tạo biệt thự thành các khách sạn hết sức<br />
et projets opérationnels<br />
thành công.<br />
<br />
en Asie<br />
<br />
du Sud-Est<br />
<br />
Patrimoine<br />
occidental<br />
<br />
Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015<br />
<br />
3<br />
<br />
Chương trình và các diễn giả<br />
Với mục đích so sánh kinh nghiệm về bảo tồn, cuộc tọa<br />
đàm « Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : các<br />
phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn » được tổ<br />
chức thành ba phiên riêng biệt.<br />
Phiên thứ nhất tập hợp những tham luận về các công<br />
cụ phân tích và phương pháp thống kê, xếp hạng di<br />
sản. Cách tiếp cận này mang tính học thuật nhằm chứng<br />
minh việc cần thiết phải xây dựng một hệ thống kiến<br />
thức về di sản thời thuộc địa và những đối tượng cần<br />
bảo tồn. Từ việc thống kê trên quy mô toàn thành phố<br />
hay một khu vực, điều kiện tiên quyết cho mọi chính<br />
sách bảo tồn, tiếp theo cần soạn thảo một tài liệu chi tiết<br />
cho từng công trình được xếp hạng cần bảo tồn hoặc<br />
trùng tu. Dạng tài liệu này đòi hỏi phải có những năng<br />
lực chuyên môn đặc thù mà các kiến trúc sư chưa được<br />
trang bị đầy đủ. Những khóa đào tạo bổ sung sẽ đóng<br />
vai trò cơ bản, song những dự án thí điểm cũng là một<br />
phương thức để hoàn thiện hoặc thu nhận được những<br />
năng lực nói trên. Trong phiên tọa đàm thứ nhất sẽ có<br />
nhiều tham luận giới thiệu những trường hợp cụ thể về<br />
phương pháp thống kê, phân loại và nghiên cứu giá trị di<br />
sản của các công trình kiến trúc.<br />
Thống kê di sản tại TP Hồ Chí Minh : trường<br />
hợp các biệt thự thời Pháp<br />
Nguyễn Trọng Hòa (Viện Nghiên cứu Phát triển TP<br />
HCM – HIDS) và Ngô Quốc Hùng (Trung tâm<br />
Nghiên cứu Kiến trúc thuộc Sở Quy hoạch – Kiến<br />
trúc TP HCM – DUPA-ARC)<br />
Di sản kiến trúc Hà Nội : vai trò của thời kỳ<br />
thuộc địa qua các tư liệu lưu trữ<br />
(Trường Viễn đông Bác cổ Pháp – EFEO)<br />
Các đặc điểm của kiến trúc thời thuộc địa tại Hà<br />
Nội và các giải pháp bảo tồn bền vững<br />
Trần Quốc Bảo (Đại học Kiến trúc Hà Nội)<br />
Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và kết cấu các<br />
công trình kiến trúc phương Tây tại Hà Nội<br />
Nicolas Viste (kiến trúc sư)<br />
Trường Chaillot và việc đào tạo kiến trúc sư<br />
chuyên ngành di sản kiến trúc, đô thị và cảnh<br />
quan tại Pháp và ở nước ngoài<br />
Natacha Pakker (Trường Kiến trúc Chaillot – Paris)<br />
<br />
© IMV<br />
<br />
Sau phiên tọa đàm thứ nhất dành cho các tham luận<br />
và thảo luận, một chương trình tham quan thực địa<br />
đã được tổ chức nhằm tìm hiểu cụ thể các dự án và<br />
những kết quả ban đầu của các chính sách bảo tồn<br />
di sản tại Hà Nội. Với vị thế của một thủ đô có lịch sử<br />
lâu đời (hơn 1000 năm phát triển từ kinh đô đến đô thị),<br />
có vai trò quan trọng trong văn hóa Việt Nam (nằm giữa<br />
vùng châu thổ sông Hồng, cái nôi của nền văn minh<br />
người Việt) ngày càng ý thức được tầm quan trọng của<br />
việc bảo tồn di sản kiến trúc và đô thị của thành phố,<br />
đồng thời cũng tạo nhiều thuận lợi cho các dự án phát<br />
huy giá trị di sản, trong đó có cả những di sản thời thuộc<br />
địa.<br />
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà<br />
Nội (Di sản văn hóa thế giới) và tòa nhà VAXUCO<br />
giới thiệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng kỹ thuật<br />
và kết cấu của Nicolas Viste<br />
<br />
en Asie<br />
<br />
du Sud-Est<br />
<br />
Khu Phố cổ<br />
giới thiệu các hoạt động trùng tu và phát huy giá trị<br />
do Ban quản lý Phố cổ Hà Nội thực hiện<br />
<br />
Patrimoine<br />
occidental<br />
<br />
Khu Phố cũ và biệt thự ở góc đường Trần Hưng<br />
Đạo / Hàng Bài<br />
Giới thiệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng kỹ thuật<br />
Méthodes-outils<br />
và kết cấu của Nicolasprojets opérationnels<br />
et Viste<br />
<br />
Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015<br />
<br />
4<br />
<br />
© IMV<br />
<br />
Phiên tọa đàm thứ ba có chủ đề về sự cần thiết phải<br />
có những công cụ hành chính cho phép chuyển từ<br />
phân tích và tìm hiểu di sản sang các dự án thực<br />
tiễn. Với những ví dụ về việc thành lập các cơ quan<br />
quản lý như Ban quản lý Phố cổ Hà Nội, chúng tôi sẽ đề<br />
cập đến những mối liên hệ cơ bản giữa các dự án thực<br />
tiễn với chính quyền địa phương. Quả thực một chương<br />
trình bảo tồn di sản đương nhiên phải có sự hỗ trợ của<br />
chính quyền và các cơ quan chức năng tại địa phương.<br />
<br />
Ngôi nhà di sản Luang Prabang<br />
Sengaloun Thongsavath (Ngôi nhà di sản Luang<br />
Prabang)<br />
Phát huy giá trị các biệt thự tại Đà Lạt, một cơ<br />
hội về kinh tế và du lịch<br />
Trần Đức Lộc (Phòng Quy hoạch – Kiến trúc thuộc<br />
Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng)<br />
Ban quản lý Phố cổ Hà Nội, một công cụ thực<br />
tiễn và hành chính<br />
Phạm Tuấn Long (Ban quản lý Phố cổ Hà Nội)<br />
<br />
en Asie<br />
<br />
du Sud-Est<br />
<br />
Patrimoine<br />
occidental<br />
Méthodes-outils<br />
et projets opérationnels<br />
© IMV<br />
<br />
Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015<br />
<br />
5<br />
<br />