intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đôi điều rút ra từ hoạt động của hệ thống đài cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

116
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

So với đài Trung ương và đài tỉnh, hệ thống đài cơ sở có ưu thế là thông tin sát thực, trực tiếp, cụ thể đến cuộc sống của cư dân trong địa bàn. Không chỉ là tiếng nói của chính quyền, đài cơ sở còn là diễn đàn của nhân dân địa phương, là tai mắt của chính quyền, là tiếng nói của tập thể nhân dân với Đảng, Nhà nước và với chính quyền cơ sở.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đôi điều rút ra từ hoạt động của hệ thống đài cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh

  1. Đôi điều rút ra từ hoạt động của hệ thống đài cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh So với đài Trung ương và đài tỉnh, hệ thống đài cơ sở có ưu thế là thông tin sát thực, trực tiếp, cụ thể đến cuộc sống của cư dân trong địa bàn. Không chỉ là tiếng nói của chính quyền, đài cơ sở còn là diễn đàn của nhân dân địa phương, là tai mắt của chính quyền, là tiếng nói của tập thể nhân dân với Đảng, Nhà nước và với chính quyền cơ sở. 1. Trong những năm gần đây, ở nước ta đã xuất hiện những ý kiến thể hiện sự hoài nghi về tính hiệu quả của hệ thống các đài cấp cơ sở (các đài cấp huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh và các đài cấp xã, phường, thôn bản…). Đây đó trên báo chí đã có những ý kiến đề nghị xóa bỏ sự tồn tại của hệ thống các đài xã, phường. Có người đã nêu ra tới “mười lý do cần thiết” để yêu cầu cần phải nhanh chóng dẹp bỏ đài phường. Có bài viết dẫn ý kiến của nhà báo nước ngoài nhận xét một cách giễu cợt, coi hệ thống loa truyền thanh l à “dấu vết còn lại của kiểu thông tin tuyên truyền thời chiến tranh”. Một số người khác cũng viện các lý do về kinh tế, về ô nhiễm tiếng ồn, về chất lượng cuộc sống… để yêu cầu cần phải nhanh chóng “xóa bỏ các đài xã, phường” v.v. Trong thực tế, hoạt động của nhiều đài cơ sở - nhất là của các đài phường trong các thành phố, các khu đô thị lớn thường gặp khó khăn sự phản ứng tiêu cực của người dân địa phương. Vậy, trong bối cảnh bùng nổ thông tin và các phương tiện truyền thông đại chúng như hiện nay, liệu hệ thống đài cơ sở còn có thể phát huy tác dụng nữa hay không? Để có thể trả lời câu hỏi này, cần phải có một cuộc điều tra lớn, toàn diện trên phạm vi cả nước. Trong khuôn khổ bài viết này, xin được phác thảo đôi nét về
  2. hoạt động của hệ thống truyền thanh cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) hiện nay. 2. Ngay sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/04/1975), các cấp lãnh đạo ở TPHCM đã rất quan tâm đến việc phát triển hệ thống phát thanh, truyền thanh trên địa bàn thành phố. Giai đoạn này, do diện tích sản xuất nông nghiệp vẫn còn khá lớn, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, báo in và truyền hình chưa phát triển nên phát thanh được chú trọng đầu tư. Toàn bộ 18/18 huyện, quận trên địa bàn TPHCM đều có đài truyền thanh cấp huyện, quận và tất cả đều có mạng lưới đài xã, phường là trạm truyền thanh qua hệ thống loa dây. Hoạt động của hệ thống đài truyền thanh cấp huyện, quận, xã, phường giai đoạn này chủ yếu là phát lại nội dung các chương trình Thời sự của Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM. Ngoài ra, hệ thống này còn tham gia tuyên truyền, cổ động trong các thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị lớn như ngày bầu cử, ngày hội tòng quân v.v. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật khi đó chủ yếu là máy truyền thanh và hệ thống dây - loa do Xí nghiệp truyền thanh thuộc Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM xây dựng. Kinh phí hoạt động do Ủy ban nhân dân thành phố cấp thông qua Đài tiếng nói Nhân dân TPHCM theo kế hoạch từng năm. Các trạm truyền thanh được đặt dưới sự quản lý của các Phòng Văn hóa - Thông tin, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quận. Đội ngũ nhân viên các Đài cơ sở do cấp huyện, quận quản lý... Từ sau năm 1986, tình hình kinh tế chính trị xã hội ở TPHCM có những thay đổi đáng kể: tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, đất nông nghiệp thu hẹp dần, đời sống nhân dân được nâng cao. Bên cạnh đó, báo in và truyền hình bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Thực tiễn đó buộc phát thanh, truyền thanh c ơ sở phải có những đổi mới kịp thời để thích ứng và tồn tại.
  3. Do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, báo in và báo hình có những bước đột phá, nhu cầu được thông tin của người dân đã được đáp ứng từ nhiều nguồn nên hệ thống truyền thanh cơ sở ở khu vực nội thị TPHCM bắt đầu bộc lộ những hạn chế và bị đào thải. Các đài truyền thanh quận (và hệ thống loa ở các phường trực thuộc) dần dần biến mất. Đài cơ sở chủ yếu chỉ còn tồn tại ở khu vực ngoại thành. Trong một đề tài nghiên cứu từ năm 2009 về “Hiện trạng phát thanh ở TPHCM”, các tác giả Bùi Thị Hồng Vân và Lê Ngọc Hường đã cho biết: trước 1997, ở TPHCM có 6 đài truyền thanh cấp huyện là các đài Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ, Thủ Đức. Tuy nhiên, từ ngày 01/04/1997, do TPHCM tiếp tục tách quận theo tiến trình đô thị hóa (huyện Thủ Đức tách thành 3 quận là Thủ Đức, quận 2 và quận 9; huyện Nhà Bè tách thành quận 7 và huyện Nhà Bè; huyện Bình Chánh tách thành quận Tân Bình và huyện Bình Chánh; huyện Hóc Môn tách thành quận 12 và huyện Hóc Môn) nên hệ thống đài cơ sở bị co hẹp. Ở các quận ven thành phố, quận mới thành lập chỉ còn một vài trạm truyền thanh phường tiếp tục hoạt động, hàng ngày tiếp âm chương trình thời sự của Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM và Đài Tiếng nói Việt Nam, phục vụ nhân dân trong khu vực qua hệ thống cụm loa không dây. Đến nay, tại 24 quận, huyện của TPHCM chỉ còn lại 5 huyện là Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ là còn hệ thống đài cơ sở (bao gồm đài huyện và hệ thống đài xã). Nhưng điều đáng chú ý là cơ chế tổ chức, nội dung hoạt động và hệ thống trang thiết bị của hệ thống này đã có những bước phát triển đáng kể so với giai đoạn trước năm 1990. Về cơ chế tổ chức và kinh phí hoạt động: Hiện nay, hai đài truyền thanh ở huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè vẫn còn thuộc vào Trung tâm Văn hóa (là Phòng Văn hóa - Thông tin trước đây). Gần đây, Đài truyền thanh huyện Cần Giờ đã được UBND huyện cho tách ra hoạt động độc lập, không thuộc Trung tâm Văn hóa huyện mà trực thuộc trực tiếp UBND huyện.
  4. Ba đài truyền thanh ở các huyện còn lại (Củ Chi, Bình Chánh và Hóc Môn) đều đã tách ra khỏi Trung tâm văn hóa và trở thành đài độc lập, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ UBND huyện, có con dấu riêng. Kinh phí mua sắm trang thiết bị của các Đài truyền thanh là do ngân sách huyện cấp. Số lượng cán bộ nhân viên mỗi Đài huyện ở TPHCM hiện nay bình quân khoảng từ 18 đến 20 người, bao gồm cả cán bộ phụ trách các trạm truyền thanh x ã. Cụ thể: Đài huyện Củ Chi hiện đang có 40 người; Đài Bình Chánh có 29 người; Đài Nhà Bè 16 người v.v. Về trình độ chuyên môn: tại các Đài đều có cán bộ nhân viên có trình độ cử nhân báo chí. Đài truyền thanh Củ Chi có 6 người đã tốt nghiệp cử nhân báo chí; 16 người tốt nghiệp trung cấp nghiệp vụ phát thanh, truyền h ình. Đài Nhà Bè có hai người có trình độ đại học, 7 người đã học cao đẳng và trung cấp, 4 người đang học đại học. Toàn bộ kinh phí hoạt động của các đài huyện ở TPHCM đều là từ ngân sách nhà nước, bình quân khoảng từ 1 đến 1,5 tỷ đồng/năm. Riêng Đài truyền thanh Củ Chi còn có nguồn thu từ tài trợ của các doanh nghiệp (khoảng 30 triệu đồng/năm). Các bộ viên chức của đài huyện được hưởng mức lương từ ngân sách nhà nước như đối với hệ hành chính sự nghiệp. Ngoài ra, họ còn có thu nhập thêm từ việc viết tin, bài. Tuy nhiên, mức thù lao hiện còn rất thấp, trung bình các đài chỉ trả được 10.000đ cho một tin, 40.000 – 50.000đ cho một bài. Hàng tháng các Đài huyện đều có họp giao ban toàn Đài (bao gồm nhân viên của Đài huyện và nhân viên được cử công tác tại các trạm truyền thanh xã). Ở mỗi đài đã hình thành cơ cấu tổ chức có tính chuyên môn hóa với các phòng: nội dung, phòng kỹ thuật.
  5. Về trang thiết bị kỹ thuật: Trước 1990, toàn bộ hệ thống đài cơ sở ở TPHCM là hữu tuyến thì nay đã chuyển đổi hoàn toàn sang vô tuyến. Các Đài huyện được trang bị máy vi tính, sử dụng phần mềm xử lý âm thanh, có máy phát hệ FM với sóng ngắn, công suất từ 0,5 đến 1KW (riêng Đài truyền thanh huyện Củ Chi còn có xe hơi riêng). Các chương trình của Đài huyện được phát trên sóng FM và các trạm truyền thanh xã sẽ thu lại để truyền thanh qua hệ thống loa không dây, phủ sóng 100% địa bàn. Trong quan hệ với các đài huyện, Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM chỉ hỗ trợ về chuyên môn và tư vấn lắp đặt, nâng cấp hệ thống kỹ thuật . Hàng quý, 5 Đài truyền thanh huyện đều có họp giao ban với lãnh đạo Đài tiếng nói nhân dân TPHCM để cùng trao đổi, học tập kinh nghiệm và qua đó, Đài tiếng nói nhân dân TP sẽ có những hướng hỗ trợ thích hợp đối với hệ thống này. Về nội dung các chương trình: Cũng theo nghiên cứu của các tác giả Bùi Thị Hồng Vân và Lê Ngọc Hường, nếu như trước 1990, tất cả các đài huyện chỉ làm truyền thanh và phát lại chương trình của đài thành phố thì nay đã chuyển mạnh sang phát thanh với những chương trình độc lập do chính đài thực hiện với thời lượng phát sóng ít nhất là 5 giờ/ngày. Riêng Đài huyện Nhà Bè đã phát tới 15 giờ/ngày (1). Nội dung phát thanh của các đài huyện ở TPHCM rất phong phú. Ngoài việc tiếp âm các chương trình Thời sự của Đài tiếng nói nhân dân TPHCM và Đài tiếng nói Việt Nam, các Đài còn có những chương trình riêng, bao gồm cả chương trình Thời sự, chương trình Văn nghệ và các chương trình Chuyên đề khác. Đài truyền thanh huyện Củ Chi, năm 2008 còn sản xuất được các tác phẩm tiểu phẩm thông qua hình thức đối thoại hoặc độc thoại (“Câu chuyện truyền thanh”, “Câu chuyện xóm làng”…) làm cho chương trình hấp dẫn, lôi cuốn người nghe.
  6. Với sự hướng dẫn, đào tạo về chuyên môn của Đài tiếng nói nhân dân TPHCM, năm 2009, Đài truyền thanh huyện Củ Chi đã thực hiện thêm chương trình trực tiếp: “Đối thoại cùng chính quyền”. Đài truyền thanh huyện Bình Chánh có các chuyên mục như “Xây dựng Đảng”, “Chính trị xã hội”, “Đời sống xã hội”, “Chân dung cuộc sống”… Các Đài còn thực hiện nhiều chương trình truyền thanh trực tiếp những sự kiện chính trị quan trọng ở địa phương như mít tinh, kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện và đọc các thông tin, thông báo của địa phương. Bên cạnh nhiệm vụ thực hiện các chương trình phát thanh, các Đài truyền thanh huyện còn đảm nhiệm luôn việc thực hiện và phát hành tờ tin của địa phương (1 tuần/kỳ). Số liệu thống kê năm 2008 cho thấy: - Đài Củ Chi đã thực hiện được 1095 chương trình Thời sự, 1.460 chương trình Văn nghệ. - Đài Bình Chánh đã thực hiện được 366 chương trình Thời sự (có 7 chương trình Thời sự đặc biệt trong Tết Nguyên đán), 366 chương trình Giải trí buổi trưa. - Đài Cần Giờ: thực hiện được 365 chương trình Thời sự (2). Do hoạt động có hiệu quả nên trong thời gian qua, các đài truyền thanh cơ sở ở TPHCM đã được nhiều ngành, nhiều cấp công nhận thành tích và khen tặng. Đặc biệt, Đài truyền thanh huyện Củ Chi đã nhận được Huân chương Lao động hạng II do Chủ tịch nước trao tặng vào năm 2007. Hiện nay, hệ thống đài cơ sở ở các huyện ngoại thành của TPHCM đang thích ứng và phát triển mạnh mẽ, thậm chí là có những tín hiệu khả quan cho thấy sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, hệ thống này vẫn đang phát huy tác dụng trong việc cung cấp thông
  7. tin cho nhân dân và đang có những bước phát triển, thích ứng để tồn tại, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương, ngày càng nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở. Như vậy là ngay tại một thành phố được đánh giá là một trong những trung tâm thông tin lớn nhất, năng động nhất của cả nước, hệ thống truyền thanh cơ sở vẫn đang “sống”, vẫn có tác dụng và hoạt động với hiệu quả rất lớn. Điều đó cho thấy chúng ta không cần phải quá lo lắng về sự tồn tại của các đài cơ sở. Chính nhu cầu đích thực của cuộc sống mới là cơ sở quyết định sự tồn tại, phát triển hay lụi tàn của hệ thống này. 3. Từ thực tế sự phát triển, biến đổi của hệ thống đài cơ sở ở TPHCM như trên cũng cho thấy: những ý kiến đòi xóa bỏ sự tồn tại của hệ thống các đài phường ở các quận nội thành của những thành phố lớn không phải là không có cơ sở. Trong những khu dân cư đông đúc – nơi mà hầu như gia đình nào cũng có đầy đủ tivi, radio, máy tính nối mạng… thì hệ thống loa phường và nhất là những thông tin mà nó phát ra thường gây ra nhiều phiền toái – thậm chí là ô nhiễm âm thanh đối với cư dân đô thị. Tuy nhiên, ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa thì hệ thống đài cơ sở vẫn đang thực sự là một kênh thông tin quan trọng trong đời sống của dân cư địa phương. Nó đã cùng hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình địa phương làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp phần xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường dân chủ hoá trong đời sống; thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, các đoàn thể xã hội với nhân dân... Vấn đề là ở chỗ: cần phải hiểu được nhu cầu đích thực của công chúng, phải nắm vững về thế mạnh và những hạn chế của loại hình thông tin này để từ đó có
  8. phương thức lãnh đạo, quản lý tốt, giúp cho hệ thống này phát huy sức mạnh của nó, trở thành người bạn gần gũi của thính giả địa phương. Cũng cần phải nói thêm rằng: hiện trạng nêu trên ở TPHCM có những khác biệt với Thủ đô Hà Nội. Kết quả của một đề tài nghiên cứu khoa học do Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện năm 2005 cho thấy: tại thời điểm đó, ở Hà Nội ngoài Đài PT & TH Hà Nội và 5 đài huyện ngoại thành (Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn), vẫn có một hệ thống truyền thanh xã, phường với tổng số 228 đài. Mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn, bất cập nhưng ở tất cả các phường thuộc 7 quận nội thành Hà Nội đều có đài truyền thanh phường hoạt động...(3) Nhìn rộng ra, ở nhiều địa phương nước ta đến nay vẫn chưa có hình thức thông tin nào có thể thay thế được hệ thống đài cơ sở. Tại nhiều thành phố, thị xã thuộc các địa phương khác trong cả nước, các đài cơ sở vẫn có vai trò không thể thiếu được trong việc kịp thời thông tin, thông báo những chủ trương, chính sách, những công việc lớn, nhỏ về kinh tế, xã hội, đời sống… đến các tầng lớp nhân dân. Tuy chỉ có quy mô nhỏ và bộ máy tổ chức nhân sự đơn giản, gọn nhẹ nhưng đài cơ sở luôn được coi là phương tiện có khả năng tiếp cận, phản ánh sát thực đời sống của người dân trên từng địa bàn hẹp với một phong cách ngôn ngữ và giọng điệu riêng. Không chỉ làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, đài cơ sở còn là diễn đàn của nhân dân ở mỗi địa phương. Hình thức thể hiện dưới dạng đối thoại trực tiếp giữa chính quyền và đông đảo thính giả tại một số địa phương làm truyền thanh tốt (như ở các đài huyện Củ Chi, Bình Chánh ở TPHCM) đã thể hiện sinh động xu thế đối thoại cởi mở của thời kỳ hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, hệ thống này cũng bộc lộ những nhược điểm nổi bật trên các mặt: nội dung thông tin, chất lượng âm thanh, kỹ thuật truyền dẫn,
  9. thời điểm, thời lượng, âm lượng… Ngoài ra còn có những khó khăn, bất cập khác về cơ chế tổ chức, quản lý, về chế độ, chính sách đối với những người làm phát thanh, truyền thanh cơ sở… Cho đến nay, phương thức quản lý hệ thống đài cơ sở ở nước ta nói chung vẫn chưa thực sự rõ ràng. Mỗi địa phương có những cách tổ chức, quản lý riêng. Việc tổ chức, quy mô, mô hình hoạt động cho hệ thống đài cơ sở rất tuỳ tiện, mỗi địa phương một cách khác nhau. Việc cấp phát kinh phí, biên chế, trang thiết bị vật chất - kỹ thuật... cho đài cơ sở cũng có những sự khác biệt rất lớn. Có nơi, đài xã, phường được UBND huyện, thị xã trả lương; có nơi không có lương mà chỉ hoạt động một cách tự phát… Ngay ở Hà Nội cũng chưa có một cơ chế quản lý, tổ chức, đãi ngộ cụ thể cho hoạt động của các đài truyền thanh cấp xã, phường. Tình hình này đã có những ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của hệ thống này. Từ kinh nghiệm làm phát thanh, truyền thanh cơ sở của TPHCM, theo chúng tôi, những khó khăn, bất cập của hệ thống đài cơ sở là hoàn toàn có thể khắc phục được nếu được lãnh đạo các địa phương có một quan điểm đúng về vị trí, vai trò của hệ thống này và có kế hoạch củng cố, phát triển nó gắn với những yêu cầu cụ thể của mỗi địa phương. So với đài Trung ương và đài cấp tỉnh, hệ thống đài cơ sở có những ưu thế nổi bật. Đó là khả năng thông tin nhanh, phục vụ kịp thời tất cả các tầng lớp nhân dân cư trú trong địa bàn. Thông tin của đài cơ sở thường sát thực, trực tiếp, liên quan đến cuộc sống cụ thể của cư dân trong địa bàn. Tại nhiều địa phương ở nước ta hiện nay, hệ thống đài cơ sở là công cụ của Đảng bộ và chính quyền địa phương trong công tác phổ biến tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, góp phần không nhỏ trong việc phổ biến, thực hiện các nhiệm vụ của địa ph ương về tất cả các mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh trật tự, sản xuất và đời sống của nhân dân trong địa bàn.
  10. Trong bối cảnh hiện nay, để củng cố và nâng cao chất lượng của hệ thống ở đài cơ sở, lãnh đạo các địa phương cần xác định cụ thể nhu cầu đích thực của thính giả ở mỗi địa phương, mỗi khu vực để quyết định có cần duy trì, phát triển hệ thống Đài cơ sở hay không? Nếu là ở những khu đô thị quá đông dân cư và có quá nhiều kênh thông tin (như ở các phường nội thành của những thành phố lớn), đài truyền thanh thường ít có tác dụng, thậm chí có khi còn trở thành một trong những tác nhân gây tiếng ồn, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, ở hầu hết những khu vực khác trong cả nước – kể cả các khu đô thị ở các địa phương có mật độ dân số không quá đông, hệ thống Đài cơ sở vẫn đang phát huy tácdụng một cách tích cực – thậm chí có nơi còn coi là một nguồn thông tin không thể thiếu được đối với cư dân trên địa bàn. Ở nhiều địa phương nước ta hiện nay, hệ thống các đài truyền thanh xã, phường, thị trấn, hợp tác xã, thôn bản… vẫn đang là một công cụ tuyên truyền sắc bén. Chuyện cấy cày, thời vụ, làng trên xóm dưới, rồi các hoạt động của địa phương như bầu cử, đại hội, tiêm chủng, hội họp, ma chay, hiếu hỷ... đều gắn bó với âm thanh quen thuộc của những chiếc loa công cộng. Thực tế cho thấy có những loại nội dung mà chỉ có đài truyền thanh xã, thôn bản, xóm ấp mới có, chẳng hạn như có đài đã thường xuyên thực hiện việc nhắc nhở nhân dân trong địa bàn: “Thưa bà con! Hiện nay đã 23 giờ. Các gia đình cần kiểm tra cổng, cửa, tắt bếp, tắt các thiết bị điện không cần thiết ...” Cũng theo nghiên cứu của Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền mà chúng tôi đã nêu trên, hệ thống đài cơ sở là công cụ của Đảng bộ và chính quyền địa phương trong công tác phổ biến tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá và an ninh xã hội.
  11. Về chính trị: phổ biến các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, của nước có liên quan trực tiếp đến người dân thuộc từng địa ph ương, phục vụ các cuộc bầu cử các cấp. Về kinh tế: đối với các phường trong nội thành, đài phường phục vụ đắc lực công tác thu thuế. Đối với ngoại thành, đài truyền thanh còn có nhiệm vụ tham gia điều hành sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế (phổ biến kh oa học kỹ thuật nuôi, trồng, chuyển đổi vật nuôi cây trồng). Về văn hoá: nêu các truyền thống văn hoá, tập quán của địa phương để các lớp trẻ nghe, nói theo. Nếp sống văn hoá còn thể hiện các qua giọng nói, cách phát âm của phát thanh viên địa phương. Đồng thời, đài còn thường xuyên nêu các gương người tốt, việc tốt của địa phương. Về trật tự an ninh xã hội: đài là công cụ phổ biến các quy định của địa phương, đồng thời có thể nêu công khai các thói hư tật xấu và tên tuổi của các cá nhân vi phạm trong địa bàn. Như vậy, so với đài Trung ương và đài tỉnh, hệ thống đài cơ sở có ưu thế riêng là thông tin sát thực, trực tiếp, cụ thể đến cuộc sống của cư dân trong địa bàn. Việc phổ biến các chủ trương, chính sách của địa phương trên hệ thống loa và việc giáo dục, răn đe có hiệu quả hơn so với cách phổ biến trong các cuộc họp (loa công cộng có thể nhắc đi nhắc lại nhiều lần). Không chỉ là tiếng nói của chính quyền, đài cơ sở còn là diễn đàn của nhân dân địa phương. Hình thức thể hiện dưới dạng đối thoại trực tiếp giữa chính quyền và thính giả tại một số địa phương làm truyền thanh tốt đã được số đông người dân quan tâm, hưởng ứng. Trong trường hợp đó, có thể thấy hệ thống đài cơ sở không chỉ là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân địa phương và mà nó còn là tai mắt của chính quyền, là tiếng nói của tập thể nhân dân với Đảng, với chính quyền cơ sở.
  12. Nếu chính quyền các địa phương muốn duy trì hệ thống thông tin này một cách có hiệu quả thì trước hết cần phải quan tâm đến quyền lợi của những người trực tiếp làm công tác này; phải coi trọng việc đầu tư về con người và cơ sở vật chất cho hệ thống đài cơ sở; thường xuyên chỉ đạo chặt chẽ về nội dung, đề ra các mục tiêu tuyên truyền cho từng thời điểm phù hợp. Bên cạnh đó là công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên để nâng cao trách nhiệm và trình độ nghiệp vụ cho những người làm phát thanh, truyền thanh cơ sở... Hy vọng đó sẽ là những biện pháp thiết thực và tích cực để hệ thống đài cơ sở phát triển một cách hợp lý, hợp lòng người, phát huy tác dụng là công cụ đắc lực của Đảng bộ và chính quyền địa phương trong công cuộc đổi mới quê hương, đất nước. Hà Nội 3/2010 PGS,TS. Đức Dũng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2