intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đôi điều suy ngẫm về các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

112
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp nhưng hàng hóa mà doanh nghiệp này “buôn bán” lại tồn tại dưới hình thái tiền tệ. Chính vì thế, bất kỳ một hoạt động của ngân hàng trên thị trường đều tiềm ẩn hoặc hàm chứa rủi ro. Những rủi ro tiền tệ của ngân hàng nếu không được đánh giá đúng hoặc quản lý, quản trị tốt sẽ gây ra những tổn thất không những về mặt tài chính mà có thể tổn hại về mặt thương hiệu trong tương lai Trên thế giới, các ngân hàng luôn chú trọng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đôi điều suy ngẫm về các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. Đôi điều suy ngẫm về các ngân hàng thương mại Việt Nam Ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp nhưng hàng hóa mà doanh nghiệp này “buôn bán” lại tồn tại dưới hình thái tiền tệ. Chính vì thế, bất kỳ một hoạt động của ngân hàng trên thị trường đều tiềm ẩn hoặc hàm chứa rủi ro. Những rủi ro tiền tệ của ngân hàng nếu không được đánh giá đúng hoặc quản lý, quản trị tốt sẽ gây ra những tổn thất không những về mặt tài chính mà có thể tổn hại về mặt thương hiệu trong tương lai Trên thế giới, các ngân hàng luôn chú trọng đến mảng quản trị rủi ro và đặt tầm quan trọng nó lên vị trí hàng đầu. Tuy nhiên công việc quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam liệu đã được đầu tư, chú trọng nhiều chưa lại là một câu hỏi không trùng câu trả lời ở tất cả các ngân hàng có quy mô khác nhau tại Việt Nam Một trong những rủi ro dễ gặp và dễ nhận biết nhất tại các ngân hàng thương mại là rủi ro tác nghiệp Ví dụ: Thông tin sai sự thật về khách hàng, về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, tính thanh khoản, quản trị điều hành của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp; cán bộ ngân hàng thông đồng với khách hàng lập hồ sơ khống để vay vốn; cán bộ ngân hàng nâng giá trị tài sản đảm bảo để cho vay mục đích nhận “thù lao”; cán bộ ngân hàng quản lý khách hàng vay vốn trực tiếp thu nợ gốc và lãi vay ngân hàng nhưng chỉ nộp lãi vào ngân hàng, nợ gốc giữ lại chi tiêu cá nhân. Những rủi ro này đôi khi được xếp vào rủi ro
  2. đạo đức, rủi ro phi tài chính. Tuy nhiên quản lý nó trên góc độ con người, chính sách là việc có thể là m được. Gần đây tại các NHTM đã diễn ra tình trạng cán bộ ngân hàng giả mạo chữ ký khách hàng, lập phiếu thu phiếu chi khống để thụt két ngân hàng, việc cán bộ sử dụng uy tín ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách, vụ cán bộ ngân hàng thông đồng khách hàng để cố tình làm sai hồ sơ cấp tín dụng. Một trường hợp khác tại một ngân hàng thương mại cổ phần: thanh toán viên chọn nhầm loại tiền từ VND thành AUD, dẫn tới khách hàng chuyển 4 triệu VND lại hạch toán thành 4 triệu AUD (tương đương 48,5 tỷ VND)... Tuy nhiên, một loại rủi ro cực kỳ nguy hiểm là rủi ro tín dụng và thanh khoản. Việc ngân hàng hiện nay nhiều khi đói vốn: huy động thường được ở kỳ hạn ngắn nhưng nhu cầu vay trung dài hạn của doanh nghiệp ở mức cao. Hơn nữa, khủng hoảng kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm, tất yếu không thu hồi được vốn để thanh toán trả nợ cho ngân hàng dẫn đến nợ xấu Một thực tế nữa hiện nay là việc lãi suất huy động bị đẩy lên quá cao, doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng cũng rất khó khăn: Và chỉ một số doanh nghiệp đủ tiềm lực, quan hệ với có thể vay được. Trong bối cảnh NHNN tiếp tục thắt chặt tín dụng, các ngân hàng 6 tháng cuối năm sẽ chỉ chú trọng việc thu hồi nợ và nhiều ngân hàng chủ trương không giải
  3. ngân nữa cũng dẫn tới nhiều doanh nghiệp đình đốn sản xuất, thất nghiệp tăng, và quay vòng lại là nền sản xuất không phát triển, lạm phát tăng và nguy cơ ngân hàng đối mặt với việc mất thanh khoản và tín dụng ngay cả đối với các khách hàng hiện tại. Bởi chúng ta nên nhớ, các doanh nghiệp trong nền kinh tế đều có mối liên hệ mang tính biện chứng với nhau, không tách rời. Việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ đứng trước nguy cơ phá sản về lâu dài sẽ trở thành hiệu ứng domino lan tỏa ra khắp nền kinh tế. Giải pháp nào cho các ngân hàng thương mại Theo các con số sơ kết 6 tháng đầu năm 2011, rất nhiều ngân hàng thương mại công bố con số lãi khủng. Ngân hàng lãi ít cũng được vài chục tỷ, nhiều là lên tới hàng trăm tỷ đồng. Con số lãi này nghe có vẻ bất hợp lý trong bối cảnh các doanh nghiệp đang chịu nhiều khó khăn, sản xuất thu hẹp, sa thải công nhân. Tuy nhiên sẽ là bất khả thi nếu dùng biện pháp chính sách để buộc ngân hàng “chia sẻ” lợi nhuận đối với doanh nghiệp. Bởi lẽ ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp: mà doanh nghiệp nào cũng chạy theo mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Ngân hàng là một đối tượng trung gian trong nền kinh tế: cái ngân hàng thu lại được là mức chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và đầu vào trừ đi những chi phí quản trị hệ thống. Theo nguyên lý tài chính, việc ngân hàng đạt được mức chênh lệch lãi suất 3,5% là đủ để ngân hàng lãi. Tuy nhiên đối với các ngân hàng lớn có lợi thế hấp thụ được nguồn vốn giá rẻ ký quỹ của ngân sách nhà nước hoặc các tổng công ty lớn thì mức chênh lệch lãi suất này có thể lên tới gần chục %. Các ngân hàng thương mại có quy mô thấp hơn, không tiếp cận được nhứng nguồn vốn giá rẻ sẽ bắt buộc huy động vốn giá cao, và cho vay ra giá cao. Hậu quả là doanh nghiệp (hầu hết là các doanh
  4. nghiệp vừa và nhỏ) sẽ phải chấp nhận vay cao và đối diện với mức lỗ hiển hiện tương lai. Để điều này tránh xảy ra, chính phủ và ngân hàng nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc điều tiết nguồn vốn vay giá rẻ và hơn nữa là xử lý được thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu một viễn cảnh 6 tháng cuối năm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam đổ vỡ phá sản thì khi đó, bức tranh kinh tế Việt Nam sẽ vô cùng ảm đạm, và khi đó chắc không một quan chức ngân hàng nào dám nói mạnh về vết rạn nứt thanh khoản của toàn hệ thống
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0