intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới công tác bồi dưỡng thường xuyên ở trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Chia sẻ: DanhVi DanhVi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

58
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở có được một đội ngũ giảng viên đủ năng lực, với một tầm nhìn chiến lược, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã và đang tiến hành đồng bộ các giải pháp đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên theo hướng tập trung và thường xuyên. Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới công tác bồi dưỡng thường xuyên ở trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 424 (Kì 2 - 2/2018), tr 6-8<br /> <br /> ĐỔI MỚI CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN<br /> Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br /> Dương Thu Hằng, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên<br /> Ngày nhận bài: 21/10/2016; ngày sửa chữa: 26/10/2016; ngày duyệt đăng: 27/10/2016.<br /> Abstract: The article points out the key competences of teachers in teaching at high schools in<br /> current period. Based on the basis, the article proposes solutions to innovate the regular training<br /> for teaching staff at College of Education - Thai Nguyen University. This can be seen as the<br /> solution to improve quality of teaching staff at high schools in current period.<br /> Keywords: Solution, training, teaching staff, regular training.<br /> trường chính là một trong những yêu cầu bắt buộc đối<br /> với giáo viên các cấp khi triển khai thực hiện chương<br /> trình phổ thông mới theo Nghị quyết số 29-NQ/TW.<br /> - Năng lực tổ chức dạy học và đánh giá. Kế hoạch<br /> dạy học chi tiết của GV sư phạm hiện nay chưa thể hiện<br /> rõ được 4 hình thức dạy học cơ bản của giáo dục đại học<br /> như: diễn giảng (tương ứng với cách dạy học thuyết trình<br /> nêu vấn đề); tự học (bài tập); nghiên cứu khoa học (thực<br /> hành) và seminar (thảo luận). Vì vậy, nhà trường đã định<br /> hướng chỉ đạo GV việc phối hợp linh hoạt và sáng tạo<br /> trong triển khai các hình thức dạy học nêu trên để làm<br /> thay đổi chức năng của GV là người hướng dẫn học thay<br /> cho người truyền đạt kiến thức. Sự thay đổi chức năng<br /> này có ảnh hưởng quan trọng đối với giáo sinh sư phạm<br /> để trong tương lai, đội ngũ này cũng phải thể hiện chức<br /> năng “hướng dẫn, tổ chức học tập” cho học sinh theo<br /> định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.<br /> Nhà trường đã chỉ đạo cẩn thận và cụ thể việc xây dựng<br /> đề cương môn học (Syllabus) trong đào tạo theo hệ thống<br /> tín chỉ và phổ biến đến mọi GV.<br /> - Năng lực tự bồi dưỡng về học vấn giáo dục đại học.<br /> Hiện nay, chưa có phương án đào tạo GV sư phạm có tầm<br /> chiến lược. Các trường sư phạm vẫn làm theo cách cũ là giữ<br /> lại SV giỏi (vốn được đào tạo ra làm giáo viên phổ thông)<br /> để tự đào tạo và bồi dưỡng, học tiếp thạc sĩ và tiến sĩ và trở<br /> thành GV. Nhiều GV sư phạm được đào tạo “một mạch” từ<br /> cử nhân đến tiến sĩ, thiếu trải nghiệm thực tế nghề nghiệp.<br /> Mặc dù đội ngũ GV này có học vị, có kiến thức lí thuyết<br /> nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp là<br /> chuyên gia giáo dục đại học. Trước tình trạng khan hiếm<br /> người được đào tạo hệ thống và cơ bản về chương trình giáo<br /> dục và kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục, nhà trường<br /> đã cử hàng trăm lượt GV đi tập huấn trong nước và hàng<br /> chục GV tập huấn tại Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và<br /> Australia về phát triển chương trình; đồng thời giao nhiệm<br /> vụ mọi GV phải xuống trường phổ thông để tìm hiểu,<br /> nghiên cứu thực tế dạy học ở trường phổ thông.<br /> - Năng lực hợp tác trong giảng dạy và nghiên cứu.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày<br /> 10/07/2012 của Bộ GD-ĐT, công tác bồi dưỡng thường<br /> xuyên nhằm giúp cán bộ quản lí, giáo viên cập nhật kiến<br /> thức về chính trị, KT-XH, bồi dưỡng phẩm chất chính trị,<br /> đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng<br /> lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của<br /> chuẩn nghề nghiệp giáo viên; phát triển năng lực tự học,<br /> tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên phổ thông - những<br /> người đã thụ hưởng chương trình giáo dục theo hướng<br /> tiếp cận nội dung kiến thức. Theo TS. Phạm Thị Kim<br /> Anh (Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư<br /> phạm Hà Nội), khác với “người lái đò” trước đây, giáo<br /> viên trong thế kỉ hội nhập này cùng lúc phải đảm nhiệm<br /> 4 vai trò: vừa là nhà giáo dục, vừa là nhà nghiên cứu, vừa<br /> là người học và vừa là nhà văn hóa - xã hội [1; tr 25-32].<br /> Với vai trò “4 trong 1” đó, việc bồi dưỡng giáo viên trở<br /> thành một hoạt động không thể thiếu trong quá trình đào<br /> tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Các năng lực cần thiết đối với mỗi giảng viên trong<br /> bối cảnh mới<br /> - Năng lực phát triển chương trình giáo dục. Đây là<br /> năng lực cơ bản đối với giảng viên (GV) sư phạm. Mặc<br /> dù hiện nay, GV đã được trang bị những kiến thức cơ bản<br /> về chương trình giáo dục nhưng còn chưa có các kĩ năng<br /> cụ thể về xác định mục tiêu chương trình; lựa chọn nội<br /> dung học vấn cốt lõi để xây dựng chương trình; lựa chọn<br /> các mô hình giáo dục, các phương án giáo dục; phân tích<br /> bối cảnh, khảo sát nhu cầu của thị trường lao động… GV<br /> cũng còn hạn chế về triết lí chương trình dạy, chương<br /> trình học, kết cấu chương trình giáo dục, sự cân bằng<br /> giữa khối kiến thức, giữa lí thuyết với thực hành…<br /> Những hạn chế này thể hiện rõ nhất khi GV được giao<br /> xây dựng chương trình đào tạo. GV ít quan tâm đến phát<br /> triển chương trình đào tạo thì sẽ rất khó hình thành năng<br /> lực phát triển chương trình cho SV sư phạm mà năng lực<br /> xây dựng và phát triển chương trình giáo dục trong nhà<br /> <br /> 6<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 424 (Kì 2 - 2/2018), tr 6-8<br /> <br /> Thực tế qua nhiều thập kỉ, nhà trường sư phạm hình<br /> thành 2 nhóm GV: nhóm dạy các môn tâm lí, giáo dục,<br /> quản lí giáo dục, phương pháp dạy học bộ môn và nhóm<br /> giảng dạy nội dung khoa học cơ bản. Điều này rất cần<br /> hợp sức của nhà khoa học “sản xuất” ra các tri thức mới<br /> phù hợp với chuyên ngành đào tạo, lĩnh vực đào tạo, nhà<br /> sư phạm xem xét việc đưa vào chương trình nội dung gì<br /> để hình thành năng lực theo mục tiêu đầu ra của người<br /> tốt nghiệp. GV sư phạm có năng lực hợp tác tốt sẽ giải<br /> quyết được các mâu thuẫn trên đây. Dự án POHE<br /> (Profession-Oriented Higher Education) có tác dụng tốt<br /> trong việc triển khai 5 chương trình đào tạo của nhà<br /> trường, đồng thời cũng làm thay đổi chức năng nhiệm vụ<br /> của GV biết phối hợp với công giới, gắn với thị trường<br /> lao động, thường xuyên khảo sát nhu cầu thị trường, tăng<br /> cường thực hành nghề nghiệp cho SV.<br /> 2.2. Các giải pháp đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên<br /> Trên cơ sở có được một đội ngũ GV đủ năng lực, với<br /> một tầm nhìn chiến lược, Trường Đại học Sư phạm - Đại<br /> học Thái Nguyên đã và đang tiến hành đồng bộ các giải<br /> pháp đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên như sau:<br /> - Căn cứ vào sứ mệnh của Trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên “Là trung tâm đào tạo giáo viên và<br /> cán bộ quản lí trình độ đại học và sau đại học; là cơ sở bồi<br /> dưỡng và nghiên cứu khoa học có uy tín về các lĩnh vực<br /> khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn và khoa học<br /> giáo dục phục vụ đắc lực sự nghiệp giáo dục cả nước đặc<br /> biệt là vùng miền núi phía Bắc Việt Nam”, nhà trường xác<br /> định rõ mục tiêu đào tạo mới với sự thay đổi căn bản: “Từ<br /> mô hình đào tạo giáo viên dạy môn học cụ thể sang mô hình<br /> đào tạo chuyên gia giáo dục thuộc lĩnh vực chuyên môn, có<br /> học vấn nền tảng rộng và sâu, thành thạo về nghiệp vụ, có<br /> năng lực giảng dạy tích hợp và tổ chức các hoạt động giáo<br /> dục, năng lực phát triển chương trình và đánh giá, có phẩm<br /> chất tốt, đáp ứng yêu cầu mới của chương trình giáo dục<br /> nhà trường sau 2015” [2]. Nhiều hội thảo, hội nghị các cấp<br /> (Bộ môn, Khoa, Trường, Quốc gia, Quốc tế) đã được tổ<br /> chức và nhằm triển khai “Kế hoạch triển khai thực hiện<br /> Nghị quyết số 29-NQ/TW” của Đảng ủy Trường Đại học<br /> Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, trong đó, đổi mới công tác<br /> bồi dưỡng giáo viên phổ thông là một phần quan trọng của<br /> kế hoạch này.<br /> - Nghiên cứu, đánh giá lại chương trình đào tạo đã và<br /> đang sử dụng so với mục tiêu đổi mới giáo dục nói<br /> chung, sách giáo khoa sau 2015 nói riêng. Đặc biệt là<br /> phân tích kĩ những bất cập, hạn chế của chương trình đào<br /> tạo giáo viên hiện nay, cụ thể là: Chương trình đào tạo<br /> hiện hành vẫn mang nặng tính kinh nghiệm; quá coi trọng<br /> kiến thức hàn lâm; chưa làm rõ được mối quan hệ giữa<br /> chương trình đại học với kiến thức, năng lực cần đáp ứng<br /> yêu cầu giáo dục phổ thông nên đã gây ra khó khăn cho<br /> <br /> SV khi vận dụng trong dạy học; chưa chú trọng hình thành<br /> khả năng xây dựng, phát triển chương trình đối với SV;<br /> chưa có cấu trúc hợp lí giữa chương trình cơ bản và<br /> chương trình nghiệp vụ, thậm chí nếu có thì chương trình<br /> nghiệp vụ sư phạm vẫn còn mang tính hàn lâm, giáo<br /> điều,… Ngoài ra, chương trình đào tạo giáo viên lâu nay<br /> chưa chú trọng phát triển năng lực của SV, nhất là năng<br /> lực tự học, tự nghiên cứu; chưa đề cập đến năng lực dạy<br /> học tích hợp và phân hóa trong giảng dạy; SV chưa được<br /> trang bị một cách hợp lí các kĩ năng về giáo dục toàn diện,<br /> nhất là về kĩ năng nghề nghiệp, về tham vấn học đường,<br /> về các tổ chức hoạt động trải nghiệm…<br /> Trên cơ sở đó, Trường Đại học Sư phạm - Đại học<br /> Thái Nguyên đã tiến hành nghiên cứu khoa học giáo dục<br /> về các vấn đề cốt lõi của giáo dục phổ thông. Tiếp đó, nhà<br /> trường triển khai thiết kế khung chương trình bồi dưỡng<br /> theo hướng tiếp cận dựa vào năng lực dựa trên các nhóm<br /> năng lực cốt lõi. Cho đến nay, tất cả 13 khoa chuyên môn<br /> trong trường đều xây dựng được hệ thống các chuyên đề<br /> bồi dưỡng đã được thẩm định bởi các chuyên gia giáo dục<br /> và các Sở GD-ĐT trong khu vực .<br /> - Khảo sát thực trạng, lấy ý kiến phản hồi về chất lượng<br /> và năng lực mới (phát triển chương trình, đánh giá, tổ chức<br /> hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giao tiếp, quản lí,…) của<br /> đội ngũ giáo viên Ngữ văn tại các trường trung học phổ<br /> thông trong 8 tỉnh miền núi phía Bắc. Xa hơn một bước,<br /> Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tăng<br /> cường cử GV đi nghiên cứu thực tế tại các trường phổ<br /> thông, xây dựng mô hình bồi dưỡng tại chỗ “giúp đỡ đồng<br /> nghiệp” với các hoạt động cụ thể như: dự giờ, cùng sinh<br /> hoạt chuyên môn, nghiên cứu bài học, thiết kế bài giảng<br /> mẫu, tổ chức hội thảo chuyên đề cuối đợt,… Những hoạt<br /> động như thế hữu ích cho cả GV đại học và giáo viên phổ<br /> thông, giúp các trường phổ thông trên địa bàn 8 tỉnh miền<br /> núi phía Bắc xích lại gần nhau hơn, tạo nên sức mạnh để<br /> đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục hiện nay.<br /> - Đổi mới hình thức tổ chức bồi dưỡng. Nếu trước đây,<br /> hình thức bồi dưỡng thường xuyên chủ yếu là các lớp học tập<br /> trung ở các tỉnh vào dịp hè thì nay nhà trường đang nỗ lực đa<br /> dạng hóa và kết hợp nhiều hình thức bồi dưỡng như: Bồi<br /> dưỡng trực tuyến (cung cấp tài liệu cho giáo viên phổ thông<br /> tự nghiên cứu, tạo diễn đàn trao đổi trực tuyến giữa GV và<br /> giáo viên, chia sẻ tài liệu, bài giảng mẫu, khảo sát thêm nhu<br /> cầu bồi dưỡng,…), Bồi dưỡng tập trung (GV trực tiếp hướng<br /> dẫn giáo viên phổ thông thực hành….), Bồi dưỡng thường<br /> xuyên, liên tục (GV thường xuyên cung cấp tài liệu, học liệu<br /> có chất lượng giúp giáo viên phát triển chuyên môn hàng<br /> ngày hàng giờ, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục<br /> phổ thông mới, duy trì kết nối qua mạng, hoặc lấy trường học<br /> làm trung tâm của các hoạt động đổi mới giáo dục chung cho<br /> cả GV đại học và giáo viên phổ thông.<br /> <br /> 7<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 424 (Kì 2 - 2/2018), tr 6-8<br /> <br /> - Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả bồi dưỡng.<br /> Khi đã đa dạng hóa được các hình thức tổ chức bồi dưỡng,<br /> cũng cần đa dạng và linh hoạt trong đánh giá để thúc đẩy<br /> quá trình bồi dưỡng hiệu quả hơn, có ý nghĩa hơn. Đối với<br /> loại hình bồi dưỡng trực tuyến, giáo viên phổ thông tham<br /> gia các khóa học phải hoàn thành các module trả lời hệ<br /> thống câu hỏi trắc nghiệm trước khi chuyển sang các<br /> module kiến thức mới. Những giáo viên hoàn thành tốt<br /> khóa học trực tuyến sẽ được tiếp tục tham gia các khóa học<br /> tập trung tại các cơ sở để nâng cao trình độ. Đối với hình<br /> thức bồi dưỡng tập trung, ngoài đánh giá qua bài viết thu<br /> hoạch cá nhân hoặc sáng kiến kinh nghiệm, có thể đánh<br /> giá bằng các bài giảng, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các<br /> hoạt động mẫu,…<br /> 3. Kết luận<br /> Trên đây là một số nội dung xoay quanh việc đổi mới<br /> công tác bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo<br /> dục phổ thông của Trường. Tuy còn nhiều vấn đề cần bàn<br /> thêm, song, với vị thế là một trong các trường có vị trí quan<br /> trọng trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, Trường<br /> Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên luôn nỗ lực để<br /> hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo và chuẩn hóa đội ngũ giáo<br /> viên, cán bộ quản lí giáo dục để khẳng định vai trò cung cấp<br /> nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, xứng đáng<br /> là trường trọng điểm trong đào tạo giáo viên và cán bộ quản<br /> lí giáo dục đối với các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc.<br /> <br /> [5] Bộ GD-ĐT (2009). Phát triển chương trình đào tạo giáo<br /> viên trung học phổ thông đáp ứng chuẩn nghề nghiệp<br /> giáo viên trung học. Tài liệu hội thảo - tập huấn: Phát triển<br /> chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học phổ<br /> thông theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học,<br /> tháng 9/2013.<br /> MỘT SỐ HƯỚNG KHAI THÁC BÀI TOÁN…<br /> (Tiếp theo trang 36)<br /> 3. Kết luận<br /> Khai thác bài toán là vấn đề khá hứng thú đối với<br /> những HS ham mê học toán. Để truyền cảm hứng cho<br /> nhiều HS yêu thích toán thì trong chương trình phổ thông<br /> mới, khi khai thác bất cứ bài toán nào ngoài phần khai thác<br /> theo 4 hướng nêu trên thì cần lồng ghép phần tìm hiểu bài<br /> toán thực tế (hướng thứ 5), qua đó để HS thấy được những<br /> cái hay, cái đẹp và cả sự thiết thực của toán học.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ thông<br /> (Chương trình tổng thể).<br /> [2] Nguyễn Thái Hòe (2003). Rèn luyện tư duy qua việc<br /> giải bài tập toán. NXB Giáo dục.<br /> [3] Nguyễn Bá Kim - Vương Dương Minh - Tôn Thân<br /> (1998). Khuyến khích một số hoạt động trí tuệ của<br /> học sinh qua môn Toán ở trường trung học cơ sở.<br /> NXB Giáo dục.<br /> [4] Hoàng Kỳ (chủ biên) - Hoàng Thanh Hà (2004). Đại số<br /> sơ cấp và thực hành giải Toán. NXB Đại học Sư phạm.<br /> [5] Lê Xuân Trường (2011). Kinh nghiệm khai thác bài<br /> Toán trong dạy và học môn Toán ở trường phổ thông.<br /> Kỉ yếu Hội thảo Quốc gia về Giáo dục Toán học ở<br /> trường phổ thông. NXB Giáo dục, tr 428-435.<br /> [6] Phan Anh Tài - Nguyễn Ngọc Giang (2016). Dạy học<br /> khám phá bài toán tìm tham số để đường thẳng có<br /> phương trình chứa tham số cắt đồ thị hàm phân thức hữu<br /> tỉ tại hai điểm phân biệt với sự hỗ trợ của Maple. Tạp chí<br /> Giáo dục, số đặc biệt, tháng 12/2016, tr 157-159.<br /> [7] Nguyễn Lê Nguyên Thảo - Trần Kiêm Minh<br /> - Nguyễn Đức Hồng - Nguyễn Thị Hà Phương (2016).<br /> Khả năng biến đổi bài toán hình học từ chứng minh<br /> sang khảo sát của giáo viên Toán tương lai. Tạp chí<br /> Giáo dục, số đặc biệt, tháng 12/2016; tr 167-169, 166.<br /> [8] Nguyễn Văn Tuyến - Đào Thị Mỹ (2016). Xây dựng<br /> các bài toán về bất đẳng thức giải bằng phương pháp<br /> hàm số nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh<br /> khá, giỏi lớp 12. Tạp chí Giáo dục, số 406, tr 44-48.<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Phạm Thị Kim Anh (2015). Chương trình đào tạo giáo<br /> viên ở Việt Nam - Một số bất cập và định hướng phát<br /> triển. Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Teacher<br /> Training Curriculum Development - Opportunities and<br /> Challenges”, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái<br /> Nguyên tổ chức vào ngày 20 - 21 tháng 8/2015; tr 25-32.<br /> [2] Phạm Hồng Quang (2015). Đổi mới chương trình đào<br /> tạo phải bắt đầu từ nâng cao năng lực giảng viên sư<br /> phạm. Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Teacher<br /> Training Curriculum Development - Opportunities and<br /> Challenges” (Phát triển chương trình đào tạo giáo viên cơ hội và thách thức), Trường Đại học Sư phạm - Đại học<br /> Thái Nguyên tổ chức vào ngày 20-21 tháng 8/2015;<br /> tr 17-24.<br /> [3] Đảng ủy Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái<br /> Nguyên (2014). Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết<br /> số 29-NQ/TW.<br /> [4] Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên (2016).<br /> Bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục và đào tạo<br /> theo hình thức vừa làm vừa học đáp ứng yêu cầu đổi mới<br /> giáo dục phổ thông. Tài liệu hội nghị, tháng 4/2016.<br /> <br /> 8<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2