intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở

Chia sẻ: Tony Tony | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

78
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo đề xuất 5 biện pháp để đổi mới công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường trung học cơ sở: (1) nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vị trí, vai trò quan trọng của công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở; (2) lựa chọn và phân công giáo viên chủ nhiệm phù hợp với đặc điểm của từng lớp học trong nhà trường; (3) chú trọng bồi dưỡng năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở

L. H. Uyên / Đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở<br /> <br /> ĐỔI MỚI CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM<br /> TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ<br /> Lƣu Hồng Uyên<br /> Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh<br /> Ngày nhận bài 18/10/2017, ngày nhận đăng 23/12/2017<br /> Tóm tắt: Trên cơ sở làm rõ đặc trưng lao động sư phạm của giáo viên chủ<br /> nhiệm và thực trạng công tác chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở, bài báo đề xuất 5<br /> biện pháp để đổi mới công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường trung học cơ sở: (1)<br /> nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vị trí, vai trò quan trọng của công<br /> tác giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở; (2) lựa chọn và phân công giáo viên<br /> chủ nhiệm phù hợp với đặc điểm của từng lớp học trong nhà trường; (3) chú trọng bồi<br /> dưỡng năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở; (4)<br /> xây dựng và triển khai thực hiện quy chế phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các<br /> lực lượng giáo dục khác; (5) đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; thực hiện tốt các<br /> chế độ, chính sách đối với giáo viên chủ nhiệm.<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là nhà<br /> giáo được giao trách nhiệm quản lý, giáo<br /> dục một lớp học sinh (HS) ngoài giờ lên<br /> lớp của GV bộ môn trong trường trung<br /> học cơ sở (THCS). Vì thế GVCN được<br /> xem là “linh hồn của lớp học, là người cố<br /> vấn đáng tin cậy dẫn dắt, định hướng,<br /> giúp HS vươn lên tự hoàn thiện và phát<br /> triển nhân cách” [2]. Trong bối cảnh đổi<br /> mới giáo dục phổ thông (GDPT) hiện nay,<br /> khi vai trò của người GV có sự thay đổi<br /> căn bản, từ chỗ là “người truyền thụ tri<br /> thức có sẳn” sang đóng vai trò của người<br /> trọng tài, cố vấn cho hoạt động nhận thức<br /> của HS thì vai trò của người GVCN<br /> trường THCS cũng có những thay đổi căn<br /> bản. GVCN trở thành người chịu trách<br /> nhiệm chính trong “phát triển trí tuệ, thể<br /> chất, h nh thành ph m chất, năng lực công<br /> dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu,<br /> định hướng nghề nghiệp cho HS” [1; tr.<br /> 123]. Khi triển khai thực hiện chương<br /> trình và sách giáo khoa mới, GVCN còn<br /> là người tổ chức các hoạt động trải<br /> Email: luuhonguyen@yahoo.com<br /> <br /> 74<br /> <br /> nghiệm sáng tạo cho HS. Những thay đổi<br /> trong vai trò dẫn đến những thay đổi trong<br /> lao động sư phạm (LĐSP) của người<br /> GVCN và đặt họ trước những thách thức<br /> lớn. Vì thế, nâng cao năng lực và ph m<br /> chất của người GVCN trường THCS có ý<br /> nghĩa quan trọng.<br /> 1. Đặc trƣng lao động sƣ phạm của<br /> ngƣời giáo viên chủ nhiệm trƣờng<br /> trung học cơ sở<br /> 1.1. Tổ chức sự phát triển của học<br /> sinh lứa tuổi từ 12-15 tuổi<br /> Lứa tuổi HS THCS là một giai đoạn<br /> phát triển phức tạp và quan trọng của mỗi<br /> cá nhân. Đây là giai đoạn có một vị trí đặc<br /> biệt - giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thơ<br /> sang tuổi trưởng thành. Sự chuyển tiếp tạo<br /> nên nội dung cơ bản và sự khác biệt đặc<br /> thù về mọi mặt ở lứa tuổi HS THCS. Sự<br /> biến đổi của cơ thể, của tự ý thức, của<br /> kiểu quan hệ với người lớn và bạn cùng<br /> tuổi, của hoạt động học tập, hoạt động xã<br /> hội đã làm xuất hiện những yếu tố mới<br /> của sự trưởng thành; đồng thời xuất hiện<br /> <br /> Trường Đại học Vinh<br /> <br /> cả tình trạng “khủng hoảng” của tuổi<br /> “dậy thì”. Hơn ai hết, GVCN cần phải<br /> nắm bắt những đặc điểm tâm, sinh lý của<br /> HS để tổ chức đúng đắn sự phát triển của<br /> các em.<br /> 1.2. Thường xuyên tháo gỡ những<br /> tình huống “xung đột” trong các nhóm<br /> học sinh<br /> Ở trường THCS, những tình huống<br /> “xung đột” trong các nhóm HS có khi chỉ<br /> bắt nguồn từ những lý do rất đơn giản của<br /> tuổi học trò (không muốn bạn trai ở các<br /> lớp khác chơi thân với bạn gái của lớp<br /> mình; sở thích của người khác không<br /> giống với sở thích của mình; bạn chơi trội<br /> hơn m nh; được thua vì một lời thách<br /> đố…). Nếu GVCN không kịp thời tháo gỡ<br /> những tình huống này thì dễ dẫn đến sự<br /> u đả lẫn nhau, dùng Facebook để nói xấu<br /> nhau trong các nhóm HS.<br /> 1.3. Định hướng dư luận tập thể học<br /> sinh trung học cơ sở<br /> Dư luận tập thể có vai trò to lớn trong<br /> đánh giá và điều chỉnh hành vi của con<br /> người; nó được ví như “bộ luật không<br /> lời”. Nhiều khi, người ta còn sợ “búa rìu<br /> của dư luận” hơn cả pháp luật. Vì thế,<br /> cách đây hơn một thế kỉ, A.S.Macarencô<br /> đã đề xuất và thực hành nguyên tắc “giáo<br /> dục trong tập thể và bằng tập thể”.<br /> Nguyên tắc này xem tập thể vừa là môi<br /> trường giáo dục, vừa là phương tiện giáo<br /> dục.<br /> Đối với tập thể HS THCS, khi phát<br /> triển đến một giai đoạn nhất định sẽ hình<br /> thành dư luận tập thể. Trong tập thể HS<br /> THCS, dư luận có thể lành mạnh cũng có<br /> thể không lành mạnh. Do đó, GVCN phải<br /> là người định hướng dư luận để trong tập<br /> thể HS THCS luôn luôn tồn tại dư luận<br /> lành mạnh. Đó là dư luận cổ vũ cho<br /> những tấm gương học tập, rèn luyện tốt;<br /> cổ vũ cho những giá trị đạo đức, th m mỹ<br /> <br /> Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 3B (2017), tr. 74-81<br /> <br /> phù hợp với những giá trị cơ bản của xã<br /> hội; phê phán thái độ vô trách nhiệm đối<br /> với học tập, đối với những người xung<br /> quanh của một bộ phận HS…<br /> 1.4. Kết nối các lực lượng giáo dục<br /> nhà trường, gia đình và xã hội<br /> Tham gia vào quá trình giáo dục HS<br /> nói chung, giáo dục HS THCS nói riêng<br /> có ba lực lượng: nhà trường, gia đ nh và<br /> xã hội. Nếu như các lực lượng này không<br /> có sự phối hợp chặt chẽ với nhau rất dễ<br /> dẫn đến hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn<br /> thổi ngược” trong giáo dục. Đó là hiện<br /> tượng, ở trường trẻ được dạy một đường,<br /> về nhà trẻ được dạy một nẻo, ra xã hội trẻ<br /> lại được các “anh chị” dạy theo một cách<br /> khác nữa. Với những tác động trái chiều<br /> như vậy, khiến cho đứa trẻ hoang mang,<br /> chúng không biết phải nghe lời ai và hành<br /> động như thế nào mới đúng…Từ đó,<br /> GVCN phải là người kết nối các lực<br /> lượng giáo dục nhà trường, gia đ nh và xã<br /> hội để tất cả tác động từ các lực lượng này<br /> đến HS THCS cùng chiều và mang tính<br /> chất giáo dục cao.<br /> 1.5. Tư vấn tâm lý cho học sinh<br /> trung học cơ sở<br /> Do đặc điểm lứa tuổi “trẻ con chưa<br /> qua, người lớn chưa tới” nên trong đời<br /> sống tâm lý của HS THCS có nhiều diễn<br /> biến phức tạp, thậm chí xung đột nhau.<br /> Những diễn biến, xung đột này nếu không<br /> được tư vấn, “giải tỏa” kịp thời có khi<br /> dẫn đến sự “bế tắc”, “ức chế” trong tâm<br /> lý của HS THCS. Vì thế, GVCN phải biết<br /> “đọc tâm lý” của HS cả lớp cũng như của<br /> từng HS cụ thể để tư vấn cho các em, giúp<br /> các em vượt qua những khó khăn trên<br /> bước đường phát triển của mình.<br /> 2. Thực trạng công tác giáo viên<br /> chủ nhiệm ở trƣờng trung học cơ sở<br /> Công tác chủ nhiệm phụ thuộc rất lớn<br /> vào năng lực của GVCN. Nhưng hiện<br /> 75<br /> <br /> L. H. Uyên / Đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở<br /> <br /> nay, số GV có kinh nghiệm làm công tác<br /> chủ nhiệm ở các trường THCS còn ít,<br /> trong khi t nh h nh đạo đức của HS có<br /> một số biểu hiện xuống cấp, đáng lo ngại.<br /> Trong công tác chủ nhiệm, không ít GV<br /> vẫn còn thụ động, chạy theo các vụ việc<br /> mà chưa thể hiện sự chủ động của mình.<br /> Ban giám hiệu nhà trường không thể làm<br /> thay phần việc của GVCN, và cũng không<br /> thể lúc nào cũng nắm bắt kịp thời tình<br /> hình cụ thể của từng lớp, của từng đối<br /> tượng HS. Thực trạng đó đã dẫn đến một<br /> số tồn tại, khuyết điểm phổ biến trong<br /> công tác GVCN như: không kịp thời ngăn<br /> chặn các biểu hiện vi phạm kỷ luật của<br /> HS khi vụ việc còn trong “trứng nước”,<br /> cách thức xử lý HS vi phạm còn thiếu tính<br /> sư phạm làm ảnh hưởng đến đạo đức nhà<br /> giáo, xúc phạm nhân ph m HS và gây<br /> phản ứng đối với phụ huynh. Việc vận<br /> dụng yếu tố tâm lý trong giáo dục HS của<br /> GVCN còn hạn chế, không hài hòa giữa<br /> tình và lý, thậm chí mang nặng tính áp<br /> lực, răn đe buộc HS phải miễn cưỡng<br /> chấp hành. Có GVCN còn nóng vội và<br /> thiếu kinh nghiệm khi xử lý các vụ việc,<br /> thiên về xử phạt mà thiếu sự bao dung cần<br /> thiết. Đặc biệt, trong giáo dục HS cá biệt,<br /> không ít GVCN chưa hiểu rõ nguyên<br /> nhân sâu xa dẫn đến “sự cá biệt” của các<br /> em, chưa cùng các em chia sẻ, tháo gỡ<br /> những khó khăn, bế tắc, vướng mắc một<br /> cách chân tình, thực sự, chưa tin tưởng,<br /> mạnh dạn bố trí, giao việc để tạo điều<br /> kiện thuận lợi, qua đó đánh giá, động<br /> viên, khích lệ các em phấn đấu trở thành<br /> HS tốt.<br /> Một số GVCN còn chưa chú ý nắm<br /> bắt tình hình HS. Nhiều thông tin về HS<br /> không chính xác, còn áp đặt thông tin, sao<br /> chép sử dụng lại thông tin cũ của năm học<br /> trước, không còn phù hợp. Khả năng giao<br /> tiếp, phối hợp của GVCN với các thành<br /> viên khác trong nhà trường, với đoàn đội, phụ huynh, chính quyền địa phương<br /> 76<br /> <br /> còn hạn chế, dẫn đến phương pháp, biện<br /> pháp giáo dục HS không đồng bộ, gây<br /> mất niềm tin ở HS. Một số GV thiếu khả<br /> năng dự báo nên chưa xây dựng được kế<br /> hoạch chủ nhiệm phù hợp tình hình thực<br /> tế của lớp, vì thế công tác chủ nhiệm vừa<br /> không chủ động, vừa kém hiệu quả. Nội<br /> dung, hình thức tổ chức các buổi sinh hoạt<br /> lớp thiếu đầu tư, nghèo nàn, nặng về hành<br /> chính, không thu hút lôi cuốn HS, hiệu<br /> quả giáo dục thấp. Trong các buổi sinh<br /> hoạt tập thể lớp, ngoại khóa, GVCN còn<br /> chưa chủ động tổ chức cho HS thảo luận,<br /> tranh luận về một chủ đề thiết thực nào đó<br /> hoặc trải nghiệm thực tế để giáo dục<br /> ph m chất đạo đức và kỹ năng sống cho<br /> các em...<br /> Nguyên nhân của những hạn chế nói<br /> trên là do các lực lượng giáo dục chưa<br /> nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò quan<br /> trọng của công tác GVCN ở trường<br /> THCS; việc phân công GVCN chưa phù<br /> hợp với đặc điểm của từng lớp HS trong<br /> nhà trường; năng lực giáo dục của nhiều<br /> GVCN trường THCS còn bất cập; chưa<br /> xây dựng được quy chế phối hợp giữa<br /> GVCN với các lực lượng giáo dục khác;<br /> chưa có các chế độ, chính sách tạo động<br /> lực đối với GVCN... Từ thực trạng hạn<br /> chế của công tác GVCN, đòi hỏi phải đổi<br /> mới công tác này.<br /> 3. Các biện pháp đổi mới công tác<br /> giáo viên chủ nhiệm ở trƣờng trung học<br /> cơ sở<br /> 3.1. Nâng cao nhận thức cho các lực<br /> lượng giáo dục về vị trí, vai trò quan<br /> trọng của công tác giáo viên chủ nhiệm<br /> ở trường trung học cơ sở<br /> GVCN là người thay mặt nhà trường<br /> quản lý, giáo dục HS; tổ chức, hướng dẫn<br /> các hoạt động của lớp do mình phụ trách;<br /> phối hợp với GV bộ môn của lớp và các<br /> lực lượng giáo dục khác trong giáo dục<br /> HS. Ngoài việc giảng dạy và thực hiện<br /> <br /> Trường Đại học Vinh<br /> <br /> các nhiệm vụ thông thường khác của một<br /> GV bộ môn, GVCN còn phải đảm nhận<br /> rất nhiều vai trò đa dạng và phức tạp<br /> khác: Người tháo gỡ những “xung đột”<br /> trong các nhóm HS; người định hướng<br /> cho dư luận tập thể; người tư vấn tâm lý<br /> cho HS; người định hướng giá trị cho HS;<br /> người quan tâm toàn diện đến mọi hoạt<br /> động của HS... Cùng với sự chăm lo phát<br /> triển toàn diện nhân cách HS, GVCN còn<br /> phải chăm lo phát hiện và bồi dưỡng năng<br /> khiếu cho các em. Thực tế cho thấy rằng,<br /> năng khiếu của HS, nếu được phát hiện và<br /> bồi dưỡng sớm thì nó sẽ được bộc lộ, phát<br /> triển đúng hướng và đó chính là mầm<br /> mống của tài năng.<br /> GVCN trường THCS còn là người<br /> chịu trách nhiệm chính trong định hướng<br /> nghề nghiệp cho HS. Không phải đến lứa<br /> tuổi trung học phổ thông, HS mới cần<br /> định hướng nghề nghiệp mà ngay ở lứa<br /> tuổi THCS, HS đã cần được định hướng<br /> nghề nghiệp. Trên cơ sở những hiểu biết<br /> về đặc điểm cá nhân, năng khiếu, sở<br /> trường của từng HS, GVCN có thể đưa ra<br /> những tư vấn về định hướng nghề nghiệp<br /> cho các em. Nếu công tác giáo dục định<br /> hướng nghề nghiệp được làm tốt từ cấp<br /> THCS sẽ tạo điều kiện phân luồng HS<br /> sớm và hợp lý.<br /> Bởi vậy, công tác GVCN giữ một vị<br /> trí quan trọng trong nhà trường phổ thông,<br /> nhất là đối với cấp THCS - cấp học mà<br /> HS có sự “khủng khoảng” về phát triển<br /> tâm lý lứa tuổi. Công tác GVCN không<br /> chỉ có ảnh hưởng trong phạm vi nhà<br /> trường mà ở mức độ nào đó, còn ảnh<br /> hưởng đến cả gia đ nh và xã hội. Vì thế,<br /> chủ thể của các lực lượng giáo dục phải<br /> nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò quan<br /> trọng của công tác GVCN ở trường THCS<br /> để từ đó, tùy theo chức năng, nhiệm vụ<br /> của mình, có trách nhiệm đối với công tác<br /> GVCN.<br /> <br /> Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 3B (2017), tr. 74-81<br /> <br /> 3.2. Lựa chọn và phân công giáo<br /> viên chủ nhiệm phù hợp với đặc điểm<br /> của từng lớp học sinh trong nhà trường<br /> Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện<br /> nay, vai trò của GVCN có sự thay đổi căn<br /> bản, từ chỗ là người quản lý hành chính<br /> một lớp học, sang đóng vai trò của người<br /> chịu trách nhiệm chủ yếu trong sự phát<br /> triển toàn diện nhân cách HS. Với vai trò<br /> mới này, GVCN phải chăm lo sự phát<br /> triển toàn diện nhân cách HS lớp mình<br /> phụ trách để các em không chỉ được phát<br /> triển về trí năng mà còn được phát triển cả<br /> về thể năng và tâm năng; không chỉ được<br /> phát triển về mặt năng lực mà còn được<br /> phát triển cả về mặt ph m chất. Mỗi một<br /> lớp học có những đặc điểm riêng nhất<br /> định. Ngay trong một khối lớp, tuy cùng<br /> một lứa tuổi nhưng giữa lớp này với lớp<br /> kia cũng không giống nhau về đặc điểm.<br /> Vì thế, Hiệu trưởng nhà trường cần chú ý<br /> lựa chọn và phân công hợp lý GVCN cho<br /> từng lớp HS. Nếu kinh nghiệm và ph m<br /> chất cá nhân của GVCN phù hợp với đặc<br /> điểm của lớp HS thì công tác chủ nhiệm<br /> mới đem lại hiệu quả cao. Do đặc điểm<br /> lứa tuổi “trẻ con chưa qua, người lớn<br /> chưa tới” nên trong đời sống tâm lý của<br /> HS THCS có nhiều diễn biến phức tạp,<br /> thậm chí xung đột nhau. Những diễn biến,<br /> xung đột này nếu không được tư vấn,<br /> “giải tỏa” kịp thời có khi dẫn đến sự “bế<br /> tắc”, “ức chế” trong tâm lý của HS<br /> THCS. Vì thế, GVCN phải biết “đọc tâm<br /> lý” của HS cả lớp cũng như của từng HS<br /> để tư vấn cho các em, giúp các em vượt<br /> qua những khó khăn trên bước đường<br /> phát triển của mình. Những lớp HS “có<br /> vấn đề” hay có nhiều HS cá biệt, cần lựa<br /> chọn và phân công những GV có kinh<br /> nghiệm hơn làm công tác chủ nhiệm.<br /> Thực tế cho thấy rằng, nếu một GVCN cứ<br /> theo suốt một lớp HS từ đầu cấp học đến<br /> cuối cấp học, không phải trong trường<br /> hợp nào cũng đem lại sự thuận lợi, nhất là<br /> 77<br /> <br /> L. H. Uyên / Đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở<br /> <br /> khi giữa GVCN và HS càng ngày càng<br /> không tìm thấy “tiếng nói chung”, càng<br /> ngày càng có sự ngăn cách bởi “bức rào<br /> tâm lý”.<br /> 3.3. Chú trọng bồi dưỡng năng lực<br /> giáo dục cho đội ngũ giáo viên chủ<br /> nhiệm trường trung học cơ sở<br /> Năng lực giáo dục (NLGD) được hình<br /> thành và phát triển chủ yếu qua hoạt động<br /> thực tiễn hàng ngày của GVCN. Với vai<br /> trò là “linh hồn của lớp học”, GVCN<br /> thường xuyên phải “cọ xát” với những<br /> vấn đề sôi động của cuộc sống học đường,<br /> thường xuyên phải “đối mặt” với những<br /> vấn đề đòi hỏi họ vừa phải rất bản lĩnh<br /> nhưng lại vừa phải mềm mỏng, tế nhị…<br /> Chính những điều đó đã góp phần quan<br /> trọng vào việc hình thành và phát triển<br /> NLGD của GVCN. Tuy nhiên, để nâng<br /> cao NLGD cho GVCN, công tác bồi<br /> dưỡng đối với đội ngũ này cũng rất cần<br /> thiết. Việc bồi dưỡng NLGD cho GVCN<br /> cần tập trung vào các NL thành phần sau<br /> đây:<br /> - NL xây dựng kế hoạch giáo dục HS<br /> Để chủ động trong công tác, GVCN<br /> cần phải xây dựng kế hoạch giáo dục HS.<br /> Trong kế hoạch phải làm rõ đặc điểm tình<br /> hình của lớp chủ nhiệm trên tất cả các<br /> mặt; xác định rõ những nhiệm vụ cần tập<br /> trung giải quyết. Ngoài ra, trong kế hoạch<br /> còn phải nêu rõ hướng phấn đấu của lớp<br /> chủ nhiệm trong năm học bằng những con<br /> số cụ thể.<br /> - NL hiểu đối tượng giáo dục<br /> Trước đây, nhà giáo dục người Nga<br /> K.Đ. Usinxki đã từng nói: Muốn giáo dục<br /> con người một cách toàn diện, cần phải<br /> hiểu con người một cách toàn diện. Đối<br /> với GVCN cũng như vậy. Muốn hiểu HS,<br /> GVCN phải “trở lại thành HS” ở một<br /> mức độ nào đó, có như vậy mới tìm ra<br /> được những “chiếc chìa khóa thần kỳ” để<br /> đi vào thế giới tâm hồn của các em.<br /> 78<br /> <br /> GVCN không chỉ hiểu HS mà còn<br /> phải biết thuyết phục HS để các em thực<br /> hiện những yêu cầu của mình một cách tự<br /> nguyện, tự giác, nhất là đối với những HS<br /> cá biệt.<br /> - NL tổ chức các hoạt động giáo dục<br /> HS<br /> Giáo dục HS thông qua hoạt động và<br /> bằng chính hoạt động của các em là con<br /> đường đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất.<br /> Vì thế, ngoài hoạt động học tập, GVCN<br /> cần phải tổ chức cho HS của lớp mình<br /> tham gia các hoạt động giáo dục khác<br /> như: lao động; văn hóa - văn nghệ, thể<br /> dục - thể thao; hoạt động xã hội; sinh hoạt<br /> tập thể... Mỗi hoạt động, đòi hỏi cách thức<br /> tổ chức riêng. Cùng với tổ chức hoạt<br /> động, điều quan trọng hơn là GVCN phải<br /> biết thu hút HS tham gia vào các hoạt này<br /> một cách tích cực và tự giác.<br /> - NL xây dựng tập thể lớp<br /> Trước đây nhà giáo dục Xô viết A.X.<br /> Macacrencô đã nêu ra nguyên tắc “giáo<br /> dục trong tập thể và bằng tập thể”. Với<br /> nguyên tắc này, tập thể vừa là môi trường,<br /> vừa là phương tiện giáo dục HS. Ảnh<br /> hưởng của tập thể đến cá nhân HS rất lớn,<br /> nhất là khi trong tập thể đã h nh thành dư<br /> luận lành mạnh. Vì thế, muốn thành công<br /> trong công việc, GVCN phải xây dựng<br /> lớp học thành một tập thể đoàn kết, thân<br /> ái có tổ chức, có sức mạnh.<br /> - NL giải quyết các tình huống giáo<br /> dục<br /> GVCN luôn luôn đứng trước những<br /> tình huống giáo dục đa dạng và phong<br /> phú, nhiều khi rất “gay cấn”. Để giải<br /> quyết những tình huống đó, đòi hỏi<br /> GVCN phải có “hệ thống tri thức về tâm<br /> lý, sinh lý lứa tuổi, hiểu những vấn đề xã<br /> hội liên quan đến HS; biết thu nhận thông<br /> tin, xử lý thông tin, phân tích, rút ra nhận<br /> xét về từng HS và cả tập thể lớp” [3; tr.<br /> 5]. Đồng thời, GVCN phải có niềm tin<br /> vào HS và bản lĩnh sư phạm vững vàng.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1