Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế
lượt xem 3
download
Bài viết đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 5 – 2023 ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ RENOVATING THE TRAINING AND FOSTERING OF TEACHERS AND EDUCATIONAL ADMINISTRATORS IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION VŨ TRÀ GIANG Trường Đại học Công đoàn, vutragiang79@gmail.com THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 14/3/2023 Hiện nay, hội nhập quốc tế đã và đang là xu thế khách quan, Ngày nhận lại: 20/3/2023 mở ra cơ hội cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam tích cực, Duyệt đăng: 24/4/2023 chủ động đón đầu những xu hướng mới của công nghệ, đem lại Mã số: TCKH-SĐBT4-B05-2023 những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực ISSN: 2354 – 0788 giáo dục và đào tạo. Những năm gần đây, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở nước ta đã đạt được những kết quả nổi bật, hầu hết đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, họ không ngừng nỗ lực cố gắng vươn lên hoàn thiện về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, mà còn là những người năng động, luôn thích ứng nhanh với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ thông tin, với sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, trong thực tế, chất lượng, cơ cấu đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa thực sự đáp ứng kỳ vọng của xã hội, thậm chí, ở một số mặt, lĩnh vực, giáo dục còn tụt hậu so với trình độ chung của thế giới. Từ thực trạng đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ khóa: ABSTRACT Đổi mới, đào tạo, bồi dưỡng, đội Today, international integration has been an objective trend, ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo opening up opportunities for countries, including Vietnam, to dục, hội nhập quốc tế. actively and proactively anticipate new trends in technololy and bring about great achievements in all fields, especially in the field of education and training. In recent years, the training 17
- VŨ TRÀ GIANG Key words: and fostering of teachers and educational administrators in Innovate, training, fostering, team our country has achieved outstanding results, most of which of teachers, education meet and exceed the standards of training qualifications, they administrators, international are constantly striving to improve in terms of professional integration. capacity, professionalism, and ethical qualities, but also dynamic people who always adapt quickly to the strong development of science and information technology, with the profession of education and training innovation. However, in reality, the quality and structure of the contingent of teachers and educational administrators have not really met the expectations of the society, and even, in some aspects, education has lagged behind the general level of the word. From that situation, we would also propose some solutions to innovate the training, fostering a team of teachers and educational administrators in the direction of standardization, ensuring sufficient quantity and reasonable structure, improve the quality, meet the requirements of fundamental and comprehensive innovation of education in training in the context of international integration. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ lý giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế là Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tri thức căn cứ thực tiễn quan trọng, từ đó đề xuất giải đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh pháp có tính cần thiết, hiệu quả cao. tế, xã hội, tạo ra của cải vật chất và nâng cao chất 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU lượng cuộc sống. Giáo dục và đào tạo chính là 2.1. Thực trạng đội ngũ nhà giáo và cán bộ chìa khóa cho sự thành công của mỗi quốc gia, quản lý giáo dục ở Việt Nam hiện nay dân tộc. Một trong chín nhiệm vụ của ngành giáo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích dục đặt ra để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng 29-NQ/TW là “Phát triển đội ngũ nhà giáo và người” [2, tr.222]. Người nói: “Nhiệm vụ của cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu dục và đào tạo” [1, tr.7]. Đội ngũ nhà giáo và cán không có thầy giáo thì không có giáo dục. bộ quản lý giáo dục các cấp học chính là chủ thể Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng của công cuộc đổi mới giáo dục. Đổi mới công không nói gì đến kinh tế văn-hóa” [3, tr.345]. tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ then chốt, cần Minh, những năm qua, đội ngũ nhà giáo và cán đặc biệt quan tâm, nhất là giai đoạn hiện nay, bộ quản lý giáo dục luôn bám sát quan điểm, chủ giai đoạn quá trình hội nhập quốc tế ở nước ta trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Về cơ cần được xây dựng và triển khai theo hướng mở, bản, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cho phép cập nhật thường xuyên về kiến thức phát triển nhanh về số lượng, hợp lý về cơ cấu trong và ngoài nước, sử dụng giáo trình, học liệu và phân bố khá toàn diện ở các cấp bậc học. một cách linh hoạt để giảng dạy và quản lý người Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính học. Việc nghiên cứu thực trạng công tác đào đến năm học 2021-2022, “Cả nước có gần 1,5 tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản triệu nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong 18
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 5 – 2023 đó đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chiếm Covid 19; đồng thời, tạo động lực thúc đẩy đội khoảng 10%” [4]. Như vậy, có thể thấy, đội ngũ ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục quyết nhà giáo là lực lượng đông đảo nhất trong tổng tâm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo số công chức, viên chức của tất cả các ngành, nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. lĩnh vực, có vai trò quan trọng trong sự phát triển Hầu hết, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý của đất nước. Đội ngũ nhà giáo hoạt động rộng giáo dục ở tất cả các cấp học đã đạt chuẩn và trên khắp trong các ngành, lĩnh vực, thuộc thẩm chuẩn trình độ đào tạo. Hiện nay, “tỷ lệ giáo viên quyền quản lý trực tiếp của nhiều cơ quan, đơn đạt chuẩn trình độ đào tạo, cấp mầm non là vị khác nhau. 91,7%; tiểu học là 74,8%; trung học cơ sở là Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phần lớn 86,1%; trung học phổ thông là 99,9%” [5, tr.20]. là những nhà giáo khá, giỏi được bổ nhiệm, điều Trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên đại động sang làm công tác quản lý, đa số là những học có sự thay đổi theo từng nhóm trình độ, tỷ lệ người năng động, thích ứng nhanh với sự nghiệp đạt chuẩn trình độ ngày càng được nâng cao. đổi mới giáo dục và đào tạo. Báo cáo của Bộ Theo kết quả số liệu thống kê của Tổng cục Giáo dục và Đào tạo, tính đến năm học 2021- Thống kê (tại Niên giám thống kê năm 2021 tính 2022 “Tỷ lệ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở đến 30/9/2021) khi khảo sát về số giảng viên các các cấp học như sau: Khoảng 18% ở giáo dục trường đại học phân theo trình độ chuyên môn mầm non, 65% ở giáo dục phổ thông và giáo dục cho thấy: “Năm 2015, cả nước có 78,52% giảng thường xuyên, 6% ở giáo dục cao đẳng, đại học, viên trình độ trên đại học; 21,41% giảng viên có 11% ở cơ quan quản lý giáo dục các cấp” [4]. trình độ đại học, cao đẳng. Năm 2020, số giảng Nhiều thầy, cô giáo, cán bộ quản lý giáo viên có trình độ trên đại học chiếm 91,44%, đội dục đã nỗ lực cố gắng vươn lên hoàn thiện về ngũ giảng viên có trình độ đại học, cao đẳng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ, là tấm gương sáng về chiếm 7,81%” [6]. Đây chính là cơ sở để Bộ đạo đức, sự tận tâm với nghề. Kết quả các kỳ thi Giáo dục và Đào tạo đề xuất nâng chuẩn trình độ olympic quốc tế của học sinh Việt Nam ở các đào tạo cho đội ngũ nhà giáo trong sửa đổi Luật môn đạt được thành tích rất đáng tự hào. Báo cáo Giáo dục. kết quả công tác tổ chức thi Olympic khu vực, Nhìn chung đội ngũ nhà giáo và cán bộ quốc tế năm 2022, “Các đội tuyển đều đạt thành quản lý giáo dục có lòng yêu nghề, có phẩm chất tích vượt trội và dư luận xã hội đánh giá cao. Cụ đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách thể: 39 lượt học sinh tham gia dự thi, có 37/39 nhiệm cao trong công việc, có ý chí vươn lên, học sinh đạt giải với: 12 Huy chương Vàng, 11 tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ Huy chương Bạc, 9 Huy chương Đồng; 05 Bằng chuyên môn, nghiệp vụ. Năng lực sư phạm của khen. Trong đó, đội tuyển Olympic Hóa học phần lớn nhà giáo được nâng lên, đáp ứng được quốc tế có 4/4 thí sinh dự thi đều đạt Huy chương yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo Vàng, xếp thứ 2 trên thế giới; Olympic Toán học dục. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đã tham quốc tế xếp thứ 4 trên thế giới; Olympic Vật lý mưu tích cực và hiệu quả cho cấp uỷ Đảng và quốc tế xếp thứ 5 trên thế giới. Đặc biệt, đội chính quyền các cấp trong việc xây dựng các tuyển Olympic Toán học Quốc tế, có một học chính sách cán bộ, giáo viên, học sinh phù hợp sinh đạt điểm tuyệt đối 42/42 điểm” [5, tr.11]. với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương. Những thành tích xuất sắc này đã khẳng định nỗ Với mục tiêu đổi mới mạnh mẽ phương lực vượt bậc trong học tập, rèn luyện của học thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên nền sinh, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo tảng số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, dục ở các nhà trường trong bối cảnh dịch bệnh hàng ngày đối với mỗi nhà giáo, đội ngũ cán bộ 19
- VŨ TRÀ GIANG quán lý giáo dục và mỗi người học. Toàn ngành ngữ 1, Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học, đã chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ Giáo dục thể chất, Nghệ thuật. Đối với cấp thông tin và thực hiện chuyển đổi số trong quản Trung học phổ thông, thừa giáo viên dạy các lý giáo dục. “100% các cơ sở giáo dục đào tạo môn văn hóa và thiếu hầu hết giáo viên dạy các đã kết nối internet tốc độ cao, 90% các trường môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Công nghệ, sử dụng phần mềm quản lý, trong đó hầu hết là Nghệ thuật, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, phần mềm quản lý theo mô hình trực tuyến” [5, Quốc phòng - An ninh, Tin học. Đặc biệt, tr.24]. Năm học 2021-2022, trong bối cảnh chịu thiếu giáo viên dạy nội dung giáo dục địa ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid19, đội ngũ phương để triển khai chương trình giáo dục phổ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã chủ động, thông 2018” [7]. kịp thời đề ra phương án phù hợp, vận dụng linh Hai là, chất lượng, cơ cấu đội ngũ nhà giáo hoạt, sáng tạo phương pháp và hình thức dạy và cán bộ quản lý giáo dục chưa đồng đều, chưa học, nhất là dạy học trực tuyến để các hoạt động hợp lý giữa các cấp học, các môn học và ngành giáo dục không bị ngưng trệ; tổ chức thành công nghề đào tạo. Năng lực lãnh đạo, quản lý, quản kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh trị, ngoại ngữ, tin học của nhiều nhà giáo và cán đại học, cao đẳng năm 2022 được nhân dân ghi bộ quản lý giáo dục còn thấp. Một bộ phận nhà nhận, xã hội đánh giá cao. giáo còn yếu về năng lực sư phạm, chưa đạt Bên cạnh những kết quả chuyến biến tích chuẩn trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp theo cực, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà quy định; thiếu tâm huyết, thậm chí có biểu hiện giáo và cán bộ quản lý giáo dục vẫn còn tồn tại thiếu trách nhiệm, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. nhiều khó khăn, bất cập. Ý thức tự bồi dưỡng, tự học tập để chuẩn hóa Một là, hệ thống các văn bản liên quan đến trình độ của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giáo dục các cấp học, bậc học đáp ứng yêu cầu chưa đồng bộ, kịp thời. Đội ngũ nhà giáo và cán đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào bộ quản lý giáo dục các cấp học, bậc học còn bất tạo chưa thật tốt. Công tác đánh giá, xếp loại nhà cập về số lượng, cơ cấu. Tình trạng thừa, thiếu giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp có nơi cục bộ giáo viên mầm non, phổ thông vẫn chưa chưa thực chất, chưa phản ánh đúng năng lực, được giải quyết triệt để. “Năm học 2021 - 2022, gây khó khăn cho việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cả nước có 378.678 giáo viên mầm non, giáo theo vị trí việc làm. Chương trình, giáo trình viên/lớp đạt 1.84 thiếu giáo viên nghiêm trọng; giảng dạy hầu hết do giáo viên, giảng viên trong cơ cấu giáo viên tiểu học các môn học không nước biên soạn, chưa được tiêu chuẩn hoá và đồng đều, thừa giáo viên dạy các môn văn hóa công nhận trên trường quốc tế. Dẫn đến việc (tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội; bằng cấp từ phổ thông đến đại học chưa được Lịch sử và Địa lý; Khoa học; Hoạt động trải công nhận và đánh giá theo chuẩn quốc tế. Điều nghiệm) nhưng lại thiếu giáo viên ở một số môn này khiến sinh viên Việt Nam gặp nhiều khó học mới (Tin học, Thể chất, Nghệ thuật, tiếng khăn khi tham gia các chương trình trao đổi, giao Anh). Đối với cấp Trung học cơ sở, hầu hết các lưu hàng năm với các trường đại học trên thế địa phương vừa thừa vừa thiếu giáo viên, đặc giới, hoặc chuyển ngang sang học tiếp ở các biệt có sự khác biệt rất lớn giữa các môn học để trường đại học quốc tế, hoặc xét học tiếp các cấp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, độ cao hơn đối với các học sinh đã tốt nghiệp thừa khá nhiều giáo viên dạy các môn Văn, trong nước. Toán, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý; Ba là, đội ngũ nhà giáo cốt cán, đầu ngành nhưng lại rất thiếu giáo viên dạy các môn Ngoại và cán bộ quản lý giáo dục ở một số cơ sở đào 20
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 5 – 2023 tạo chưa đủ mạnh. Đặc biệt, năng lực quản lý, Năm là, hạ tầng thiết bị công nghệ thông tin quản trị, điều hành của một số cán bộ quản lý và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo dục còn hạn chế. Không ít cán bộ, giáo viên đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn cốt cán còn tư duy theo lối mòn, có biểu hiện thấp. Công nghệ phát triển có ảnh hưởng lớn đến kinh nghiệm chủ nghĩa, thiếu chủ động, thiếu vai trò của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý sáng tạo; năng lực dự báo, xây dựng quy hoạch, giáo dục. Hệ thống quản lý trường học với sự hỗ chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục còn trợ của công nghệ có thể cung cấp hệ thống dữ khiêm tốn. Chuẩn trình độ kỹ năng nghề của nhà liệu giúp giáo viên theo dõi sự tiến bộ của mỗi giáo trong giáo dục nghề nghiệp còn chưa tương lớp học, qua đó, có những phản hồi ngay lập tức xứng để giảng dạy ở các ngành nghề nhận với những khó khăn mà người học đã và đang chuyển giao chương trình đào tạo tiên tiến từ gặp phải. Nhưng công nghệ dù hiện đại và quan nước ngoài. Nhiều cơ sở đào tạo giáo viên còn trọng đến đâu cũng không thể thay thế được vai kém về chất lượng và hiệu quả. Sự gắn kết giữa trò của giáo viên hoặc biến người giáo viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng với các địa phương, thành cỗ máy robot. Làm thế nào để tận dụng và cơ sở giáo dục chưa được như mong muốn, nhất làm chủ công nghệ, để công cụ này hỗ trợ và tạo là trong việc xác định nhu cầu đào tạo để xây ra sự tự do, sáng tạo trong giáo dục là một thách dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Khả thức lớn với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý năng sử dụng ngoại ngữ (chủ đạo là tiếng Anh) ở các cơ sở giáo dục. cũng là rào cản không nhỏ trong xu thế hội nhập 2.2. Giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi quốc tế của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo giáo dục hiện nay. dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế Bốn là, các điều kiện bảo đảm để đổi mới Với những hạn chế, khó khăn trong quá công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm giải quyết triệt trình hội nhập quốc tế nêu trên, Đảng và Nhà để tình trạng thừa, thiếu đội ngũ nhà giáo và cán nước ta cần có những giải pháp, chiến lược mang bộ quản lý giáo dục trong cả nước tính dài hạn, có lộ trình cụ thể như sau: còn thiếu đồng bộ, hạn chế nguồn lực triển khai. Thứ nhất, nâng cao nhận thức của đội ngũ Việc thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp, bố trí nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về tầm quan đội ngũ ở nhiều cơ sở giáo dục chưa phù hợp, trọng của việc chuyển đổi số trong giáo dục, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Dịch bệnh giúp cho từng giáo viên, giảng viên, cán bộ quản COVID 19 diễn biến phức tạp, khó lường và kéo lý giáo dục hiểu được tầm quan trọng của chuyển dài đã tác động không nhỏ đến tiến độ công tác đổi số và cùng nhau xây dựng văn hóa số trong đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên giáo dục. Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp môn, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo vụ trong việc ứng dụng công nghệ cho toàn thể và cán bộ quản lý giáo dục. Chương trình giáo giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý ở các cơ sở dục phổ thông 2018 có một số môn học mới như giáo dục nhằm hướng đến mục tiêu thực hiện “Môn tiếng Anh, Tin học và yêu cầu dạy học 2 thành công chuyển đổi số trong giáo dục. Đào buổi/ngày ở cấp tiểu học; môn Nghệ thuật ở tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý Trung học phổ thông”, nội dung có nhiều thay giáo dục có kiến thức, kỹ năng công nghệ thông đổi đang “mâu thuẫn” với ý thức và trách tin, an toàn thông tin cần thiết để tác nghiệp trên nhiệm thấp, ngại thay đổi của một bộ phận nhà môi trường số, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong quá toàn diện giáo dục và đào tạo. trình thực hiện đổi mới giáo dục. Thứ hai, hoàn thiện tiêu chí về phẩm chất, năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý 21
- VŨ TRÀ GIANG giáo dục đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Hội định rõ tầm nhìn chiến lược trong việc nâng cao nhập quốc tế ở nước ta đang diễn ra ngày càng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý sâu rộng và đã đem lại những thành tựu to lớn giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, khắc trên mọi lĩnh vực. Đổi mới căn bản, toàn diện phục tình trạng giáo viên môn thừa, môn thiếu giáo dục và đào tạo trong bối cảnh như vậy đặt không đồng bộ, đảm bảo đủ về số lượng, đồng ra yêu cầu rất cao về tiêu chí của đội ngũ nhà bộ về cơ cấu nhằm nâng cao hiệu quả và chất giáo và cán bộ quản lý trong hệ thống giáo dục lượng giáo dục. Đây là một trong các căn cứ để để khai thác yếu tố tích cực, vượt qua thách thức lập quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán và đào tạo ra “công dân toàn cầu” nhằm đưa đất bộ quản lý giáo dục giúp cho việc tuyển dụng, nước phát triển. Yêu cầu của sản phẩm giáo dục sử dụng và quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ càng cao thì tiêu chí của người thầy càng phải quản lý giáo dục đạt hiệu quả; 2) Đào tạo, bồi được nâng lên. Nhằm giáo dục con người toàn dưỡng năng lực quản lý, quản trị hiện đại cho diện (đức, trí, thể, mỹ), đội ngũ nhà giáo và cán đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở bộ quản lý giáo dục ngoài việc là điển hình của các cấp học về phương pháp xây dựng chương phương thức tiếp cận giáo dục và kỹ năng đào trình, tài liệu, đề cương bài giảng theo đào tạo tạo hiện đại thì vẫn phải lưu giữ và phát huy tính tín chỉ, quy chuẩn kiểm định chất lượng, xây điển hình của mẫu người toàn diện, tiêu biểu về dựng và triển khai chuẩn chương trình đào tạo đạo đức, trí tuệ của thời kỳ hội nhập và phát tiệm cận các chuẩn mực khu vực và quốc tế; đào triển. Chuẩn mực đạo đức của nhà giáo có tác tạo, bồi dưỡng các phương pháp và hình thức tổ động lớn tới chuẩn mực đạo đức của xã hội. chức dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính Người cán bộ quản lý giáo dục ngoài tiêu chuẩn độc lập, sáng tạo, tự chủ, tự nghiên cứu của chung của nhà giáo, phải là người có kiến thức người học. Bồi dưỡng khả năng ứng dụng khoa quản trị hiện đại, quyết đoán, dám nghĩ, dám học kỹ thuật, công nghệ thông tin và chuyển đổi làm, biết cách làm, làm có hiệu quả, vì lợi ích số trong quản lý, dạy và học; thực hiện việc chung. Trên cơ sở tiêu chí chung, ở mỗi cấp học chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu phát triển của xã bổ sung thêm tiêu chí riêng phù hợp. Chẳng hạn, hội nói chung, của các cơ sở giáo dục nói riêng; đối với giảng viên đại học, cần nhấn mạnh đến 3) Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học, thành thạo ít nhất cần cập nhật, linh hoạt, thiết thực, đáp ứng yêu một ngoại ngữ, giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, ứng cầu hội nhập quốc tế sâu rộng. Tập trung đầu tư dụng thành thạo công nghệ thông tin phục vụ phát triển một số trường đại học trở thành những giảng dạy, nghiên cứu. trung tâm đào tạo có uy tín trong khu vực và thế Thứ ba, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi giới, làm nòng cốt đào tạo nguồn nhân lực chất dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo lượng cao. Tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện dục trong bối cảnh hội nhập. Đào tạo, bồi dưỡng lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của là gốc để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và cán bộ quản lý giáo dục. Nội dung đào tạo, theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP bồi dưỡng phải toàn diện, bao gồm tư tưởng ngày 30/6/2020 của Chính phủ; chú trọng triển chính trị, đạo đức, kiến thức chuyên môn và kỹ khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng năng sống, kỹ năng sư phạm hiện đại. Hiện tại, cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên một số nội hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. dung chủ yếu sau: 1) Dự báo được nhu cầu về Thực hiện đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu để đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Xác bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng đáp 22
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 5 – 2023 ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Giải tạo hiện nay. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng quyết cho những nhà giáo và cán bộ quản lý giáo đào tạo trong nước, cần đẩy mạnh đưa đội ngũ dục yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ, về tư nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đi đào tạo tưởng chính trị, đạo đức, hạn chế về sức khỏe, bằng học bổng hay từ nguồn ngân sách nhà nước tuổi cao, không còn đủ điều kiện đứng lớp và ở các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, ở các công tác trong ngành giáo dục theo các chế độ, cơ sở giáo dục có uy tín đã được xếp hạng. Đây chính sách hợp lý. Giảng dạy và nghiên cứu là là giải pháp mang tính đột phá nhằm đổi mới nhiệm vụ chính của nhà giáo. Nâng cao chất công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và lượng giảng dạy, nghiên cứu là biện pháp quan cán bộ quản lý giáo dục, đưa giáo dục Việt Nam trọng nhằm nâng cao chất lượng nhà giáo. Trong hội nhập với khu vực và thế giới. điều kiện sự phát triển của cuộc Cách mạng công Thứ tư, đổi mới công tác tuyển dụng nhân nghiệp lần thứ tư, việc giảng dạy theo phương sự. Nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên pháp tích cực, bằng hình thức trực tuyến cứu qua khảo sát, quy hoạch lại số lượng, cơ cấu (online), dạy qua truyền hình, đòi hỏi phải hiểu đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục biết về kỹ thuật, một người khó có thể làm hết nhằm khắc phục hiện tượng thừa, thiếu giáo được mà cần thành lập “nhóm” để hỗ trợ, học viên cục bộ vẫn tồn tại trên phạm vi cả nước. tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ sư Tuyển dụng được người giỏi là một khâu quan phạm, phương pháp giảng dạy. Khoa học liên trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà ngành phát triển, một công trình lớn có chất giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Trong bối cảnh lượng cần có sự đóng góp ý tưởng của nhiều hiện nay, khâu tuyển dụng là rất quan trọng để người, do đó việc thành lập nhóm giảng dạy và tạo ra một thế hệ nhà giáo mới có chất lượng cao, nghiên cứu là rất cần thiết. Kết quả đó giúp cơ đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của nền sở giáo dục tăng thứ bậc xếp hạng và thu nhập giáo dục nước nhà. Để khâu tuyển dụng được cho các thành viên của nhóm, làm cơ sở cho khách quan, công bằng, tránh hiện tượng tiêu hoàn thiện cơ chế thu nhập của nhà giáo bằng cực, cần sử dụng các công cụ công nghệ để giám nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. sát, tiêu chí đầu vào phải cụ thể, rõ ràng, công Thứ năm, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính khai. Thiết kế đề thi các môn nghiệp vụ phải bám sách cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo sát nội dung ôn tập và có thể thi được trên máy dục tạo động lực nâng cao trình độ chuyên môn, tính để ứng viên biết kết quả khi kết thúc phần năng lực quản lý. Đồng thời, đổi mới quản trị, thi của mình. Việc giảng tuyển của ứng viên quản lý đào tạo, bồi dưỡng theo hướng tiệm cận trước hội đồng tuyển dụng cần được ghi lại bằng chuẩn quốc tế; đổi mới quản lý nhà nước theo hình ảnh để bảo đảm tính nghiêm túc và khách hướng quy định hệ thống chuẩn chất lượng; quy quan. Có như vậy, mỗi nhà giáo mới luôn nỗ lực định về trách nhiệm giải trình, công khai, minh trên con đường tự bồi dưỡng để hoàn thiện bản bạch thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng thân, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự và chất lượng thực tế; tăng cường kiểm định chất nghiệp giáo dục. Cùng với quá trình tuyển dụng lượng, thanh tra, kiểm tra và hoàn thiện hệ thống là thực hiện giải pháp cơ cấu lại, sắp xếp một chế tài, xử lý vi phạm. Đảng và Nhà nước luôn cách hợp lý, phù hợp nhằm giải quyết tình trạng quan tâm đến việc nâng cao đời sống vật chất, vừa thừa, vừa thiếu nhà giáo và cán bộ quản lý tinh thần cho những người làm công tác giáo dục giáo dục ở một số địa phương và các cơ sở giáo và đào tạo. Ngoài lương được hưởng theo quy dục. Thực hiện tinh giản biên chế đối với nhà định hiện hành, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo quy định của dục còn được hưởng thêm phụ cấp ưu đãi (với 23
- VŨ TRÀ GIANG các mức từ 25% đến 70%) và phụ cấp thâm niên 3. KẾT LUẬN (được tính gia tăng theo thời gian công tác). Cơ Với xu thế hội nhập quốc tế, đổi mới công chế phù hợp nhất giai đoạn hiện nay là thực hiện tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán tự chủ trong giáo dục. Nhà nước cần tập trung bộ quản lý giáo dục luôn là vấn đề chiến lược đầu tư có trọng tâm cho một số trường đại học của mỗi quốc gia, yếu tố hàng đầu quyết định trọng điểm trở thành những cơ sở giáo dục đại chất lượng giáo dục và đào tạo. Trước tác động học có uy tín trong khu vực và thế giới để đào của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là ở nhiều lĩnh vực và để đáp ứng được yêu cầu đặt những ngành, nghề có tác động mạnh mẽ đến ra đó, các cơ sở giáo dục Việt Nam cần phải tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình tăng nhanh chóng thay đổi phương thức đào tạo, bồi trưởng, phát triển kinh tế - xã hội. dưỡng cho phù hợp với xu hướng phát triển Các cơ sở giáo dục cần đẩy mạnh thực hiện chung của thế giới. Một trong những nhân tố chủ cơ chế tự chủ đối với đào tạo bậc đại học phù yếu quyết định sự thành công của các cơ sở giáo hợp với xu hướng chung của thế giới, chuyển đổi dục là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo trường đại học công lập kém hiệu quả sang mô dục. Họ là nguồn duy nhất đào tạo nguồn nhân hình hợp tác công - tư. Thực hiện cơ chế tự chủ lực có khả năng hiện thực hóa mọi kế hoạch, đặc một số trường phổ thông tại các đô thị lớn, các biệt trong thế kỷ XXI - thế kỷ của công nghệ nơi có điều kiện đáp ứng yêu cầu của cuộc cách thông tin và kinh tế tri thức. Đổi mới công tác mạng công nghiệp 4.0. Tự chủ giúp cho các cơ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ sở giáo dục hoạt động năng động, linh hoạt trong quản lý giáo dục được xem là khâu đột phá, môi trường cạnh tranh, là động lực to lớn cho sự trọng tâm của công cuộc đổi mới căn bản và toàn đổi mới và phát triển của cơ sở giáo dục. Bởi, diện giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục phổ chất lượng, uy tín của cơ sở giáo dục tự chủ có thông. Không có thầy giỏi về năng lực chuyên quan hệ mật thiết đến cuộc sống của nhà giáo và môn, năng lực quản lý và phẩm chất đạo đức tốt cán bộ quản lý giáo dục ở đó. Thu nhập của nhà thì không thể có nền giáo dục chất lượng. Do đó, giáo và cán bộ quản lý giáo dục được xây dựng cần thiết phải đổi mới công tác đào tạo, bồi trên uy tín và chất lượng của cơ sở giáo dục. Để dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo tồn tại và phát triển, các cơ sở giáo dục tự chủ dục, tạo môi trường thuận lợi, tự do sáng tạo và phải hoạt động theo cơ chế quản trị hiện đại, xây chính sách đãi ngộ phù hợp để tạo động lực cho dựng cơ chế đặc thù để tuyển dụng người tài, xây đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thu nhập của người triển. Không ngừng nâng cao chất lượng giáo lao động dựa trên sự đóng góp vào sự phát triển dục tại các cơ sở đào tạo giáo viên và quản lý của đơn vị. Đó là động lực để nhà giáo và cán bộ các hoạt động sư phạm của giáo viên theo chuẩn quản lý giáo dục nỗ lực trong việc nâng cao năng nghề nghiệp là những giải pháp quan trọng trong lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hiện nay. 24
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 5 – 2023 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết 29- NQ/TW của Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ VIII, khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội. [2] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011. [3] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011. [4] Phạm Quang Trung (2019), Các giải pháp hữu hiệu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, Báo Giáo dục và thời đại điện tử, ngày 12/8/2019. [5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2022), Báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 của ngành Giáo dục. [6] Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê (Niên giám thống kê năm 2021 tính đến 30/9/2021. [7] https://tuyengiao.vn/thieu-giao-vien-mam-non-pho-thong-thuc-trang-va-giai-phap [8] Văn phòng Trung ương Đảng (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [9] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số cơ sở đề xuất việc đổi mới công tác đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non ở Trường Đại học Phú Yên - ThS. Nguyễn Thùy Vân
3 p | 117 | 7
-
Báo cáo Đổi mới công tác đào tạo giáo viên tiểu học theo mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) - ThS. Huỳnh Thái Lộc
26 p | 136 | 5
-
Đổi mới công tác đào tạo ở trường Đại học Thủ Dầu Một – Mấy nhận thức và giải pháp thực tiễn
6 p | 38 | 4
-
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường chính trị tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay
5 p | 65 | 4
-
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng khu vực Tây nguyên
10 p | 77 | 4
-
Chương trình giáo dục phổ thông mới và những yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An hiện nay
5 p | 64 | 3
-
Bài giảng Những thay đổi trong công tác đào tạo ĐH - SĐH
19 p | 67 | 3
-
Đổi mới công tác đào tạo kế toán - kiểm toán trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới
4 p | 76 | 3
-
Phát huy truyền thống, tích cực đổi mới hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác đào tạo
4 p | 44 | 2
-
Từ thực tiễn dạy học tiếng Việt cho học sinh miền núi, đề xuất việc đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở trường sư phạm
8 p | 37 | 2
-
Dạy học văn học trung đại ở trường trung học cơ sở theo định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo
7 p | 40 | 2
-
Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới
11 p | 36 | 2
-
Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định
11 p | 29 | 2
-
Đổi mới công tác thông tin - thư viện tại Viện thông tin Khoa học xã hội từ năm 2011 đến nay
11 p | 85 | 2
-
Đổi mới công tác đào tạo liên thông, hệ vừa làm, vừa học đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong giai đoạn mới
2 p | 49 | 1
-
Đổi mới giáo dục đào tạo Việt Nam từ kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới
5 p | 2 | 1
-
Thực hiện đổi mới công tác bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cán bộ quản lý giáo dục
5 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn